Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chính sách tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bạc Liêu (Trang 26)

9. Kết cấu luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899, chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1900. Năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.

Tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực phía Đông Bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 900’32 đến 9038’9độ vĩ Bắc và từ 105014’15 đến 105051’54 độ kinh Đông.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ;

+ Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; + Phía Đông Nam giáp biển Đông;

+ Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 258.246 ha, chiếm gần 0.8% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 7,33% diện tích. Tỉnh gồm có 6 huyện là: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu - trung tâm hành chính của tỉnh.

Về địa hình: Bạc Liêu cũng như các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,8 – 1,0m, trong đó vùng Nam Quốc lộ 1A có độ cao từ 0,4 - 0,8 m do những

27

giồng cát không liên tục tạo nên những dãy địa hình cao ven biển có hướng nghiêng thấp dần từ biển vào nội địa, vùng Bắc Quốc lộ 1A có độ cao thấp hơn khoảng từ 0,2 - 0,3 m, độ dốc trung bình trong toàn tỉnh từ 1 - 1,5 cm/km theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam tạo thành những vùng trũng nội địa như huyện Hồng Dân và một phần huyện Phước Long, mùa mưa nước ngập sâu và rút chậm hơn.

Là tỉnh Duyên Hải ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven bờ phong phú cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, với các cửa sông lớn như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật và kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh xáng Cầu Sập - Vĩnh Lộc là tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, là đầu ngõ giao thông thủy với các tỉnh bạn.

Một phần của tài liệu Chính sách tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bạc Liêu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)