Phát triển tiềm lực thông tin khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bạc Liêu (Trang 65)

9. Kết cấu luận văn

3.2.7.Phát triển tiềm lực thông tin khoa học công nghệ

+ Phát triển nhân lực thông tin khoa học công nghệ.

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ chuyên viên thông tin khoa học công nghệ.

Quán triệt đến mọi cấp, mọi ngành quan điểm đội ngũ trí thức khoa học công nghệ là tài sản quý và là nguồn lực góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đội ngũ này bao gồm các chuyên viên thông tin khoa học công nghệ trong các tổ

66

chức nghiên cứu phát triển, các trường Cao đẳng, Dạy nghề, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội.

Các ngành, các cấp cần quan tâm đầu tư, tạo những điều kiện thuận lợi nhằm phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của đội ngũ này trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

+ Phát triển hệ thống thông tin về khoa học công nghệ:

Tỉnh cần tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin về khoa học công nghệ hiện có, phát triển hệ thống thông tin khoa học công nghệ của tỉnh liên thông với cả nước, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin khoa học công nghệ trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng lạc hậu về thông tin như hiện nay.

Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu về khoa học công nghệ, trước hết là thông tin liên quan tới các kết quả nghiên cứu được tỉnh cấp kinh phí, các thông tin về tiêu chuẩn, sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ.

Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin về khoa học công nghệ tới người sử dụng, chú trọng thông tin phục vụ doanh nghiệp, câu lạc bộ nông dân, phát triển nông thôn.

67

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy việc tạo nguồn tin KH&CN là việc làm có tính cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên các giải pháp để tổ chức thực hiện hiện nay còn nhiều bất cập. Có rất nhiều công việc cần được giải quyết để có được một hệ thống thông tin đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin. Nghiên cứu cho thấy, hiện nay ở Tỉnh Bạc Liêu thông tin KH&CN được triển khai ở nhiều tổ chức khác nhau của tỉnh tập trung là ở ngành nông nghiệp, khoa học và công nghệ. Việc tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động KH&CN hiện nay trong tỉnh được triển khai độc lập chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan. Do đó xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp, đơn vi thụ hưởng thì bị động do không có kế hoạch liên ngành. Từ đó cần tìm kiếm giải pháp để tăng cường công tác tạo nguồn tin KH&CN, thúc đẩy các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

Kết quả đạt được:

Để tạo nguồn tin phục vụ hoạt động KH&CN có hiệu quả cần thiết lập hệ thống thông tin có khả năng sau:

+ Về nội dung thông tin:

- Thông tin về chính sách, chủ trương của nhà nước, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, doanh nghiệp.

- Thông tin về khoa học và công nghệ. - Thông tin về kinh tế, giá cả, thị trường

Trong đó ngành khoa học và công nghệ chủ trì trong việc thông tin KH&CN gồm các nội dung sau:

- Thông tin về chính sách, chủ trương của nhà nước, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và nông dân do ngành KH&CN ban hành.

68 - Thông tin công nghệ

- Thông tin tiêu chuẩn - Thông tin sở hữu trí tuệ

- Tổ chức và quản lý chợ công nghệ

+ Về tổ chức triển khai cần có chiến lược, chính sách đầu tư dài hạn có

kế hoạch, quy chế phối hợp các ngành có liên quan, có nhân lực để có thể cung cấp được lượng thông tin hữu ích phục vụ hoạt động KHCN vận dụng vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội. Biến thông tin KH&CN thực sự là nguồn lực sản xuất phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn.

Vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu:

Cần có tiêu chí đánh giá thông tin KH&CN và cần có cơ quan chịu trách nhiệm về về nguồn tin này. Có như vậy thông tin mới đảm ảo độ tin cậy, người dùng tin mới yên tâm ứng dụng các thông tin KH&CN, tránh rủi ro khi thông tin bị nhiễu.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp - NXB Giáo dục

2. Khoa học và công nghệ thế giới - Kinh nghiệm và định hướng chiến lược - NXB Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường - 2002 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Khoa học và công nghệ Việt Nam 1996 - 2000. NXB Bộ Khoa học và công nghệ và môi trường 2001

4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.-H: CTQG, 2001

5. Thông tin thương mại phục vụ chuyển giao và đầu tư công nghệ/ Lương Mai Em// Báo cáo hội nghị Khoa học và công nghệ.- H:Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002

6. Cao Minh Kiểm, Nguồn tin của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công

nghệ Quốc gia phục vụ Nghiên cứu và Đào tạo

7. Vai trò của thông tin kinh tế trong việc khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường/ Đường Vĩnh Sường// Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ.- H: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000

8. Thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Bạc Liêu năm 2011 9. Thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Bạc Liêu năm 2012

10. Tổng hợp trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông (2012)

11. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, http://vi. Wikipedia. Org/wiki/ công nghệ thông tin

12. Bộ chính trị, Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

13. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Công văn số 491/BTTT-UDCNTT

hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015

70

14. Vũ Cao Đàm, chủ biên (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

15. Vũ Cao Đàm, (2011) Bài giảng Lý thuyết hệ thống trường Đại học khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội

16. Vũ Cao Đàm, (2011) Bài giảng Phân tích chính sách trường Đại học khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội

17. Nguyễn Hữu Hùng, 2005, Thông tin: Từ lý luận tới thực tiễn. H, NXB

Văn hóa Thông tin, 835tr.

18. Nguyễn Hữu Hùng, 2006, Vấn đề đào tạo cán bộ về khoa học thông tin và

quản trị thông tin.

19. Nguyễn Hữu Hùng, 2006, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của

việc hiện đại hóa hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

20. Nguyễn Hữu Hùng, 2006, Phân tích Hệ thống thông tin trường ĐH

KHXH&NV, Hà Nội.

21. Nguyễn Hữu Hùng, 2006, Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin

số hóa tại Việt Nam, Thông tin và Tư liệu số 1/2006.

22. Tạ Bá Hưng, 2006, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc Gia, Định hướng

phát triển giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2015, Thông tin và Tư liệu số 1/2006.

23. Nguyễn Công Uẩn, 2010, Giải pháp đưa thông tin Khoa học và Công nghệ

71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG NGUỒN TIN CẬP NHẬT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KH&CN

Nguồn thông tin KH&CN phục vụ cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói chung và các tổ chức, cá nhân nói riêng đang là một vấn đề cấp thiết đang được quan tâm.

Nhằm để xây dựng các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin khoa học và công nghệ

Mục tiêu của phiếu khảo sát này nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu kính đề nghị Quí Ông/Bà cung cấp các thông tin sau:

* Các thông tin chỉ được dùng trong mục đích nghiên cứu.

THÔNG TIN CHUNG:

Họ và Tên:... Địa chỉ liên lạc:... Điện thoại:... Học vị:

Chuyên môn nghiệp vụ:... Công tác chuyên môn chủ yếu hiện đang/ đã đảm nhiệm:  Quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN

Giảng dạy

Quản lý doanh nghiệp

 Khác (nêu rõ):...

Ông (Bà) đã từng chủ trì hoặc tham gia các đề tài, dự án KH&CN nào chưa? - Đã chủ trì.  - Số lượng: …………....

- Đã tham gia.  - Số lượng: ……… - Chưa chủ trì, tham gia. 

Theo Ông (Bà), trong công tác tổ chức, quản lý thông tin hoạt động khoa học và công nghệ, điều gì gây cản trở nhiều nhất đến các nhà khoa học khi triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án? (Lựa chọn 01 phương án trả lời)

Học hàm Học vị

72

- Thời gian chờ đợi lấy thông tin quá lâu.  - Các thông tin cung cấp cũ hơn . 

- Thủ tục rắc rối.  - Ý kiến khác: ... 

Ông (bà) hãy cho biết mức độ quan tâm của Lãnh đạo cơ quan đối với việc ứng dụng thông tin KH&CN vào tiến bộ KH&CN?

- Rất quan tâm  - Quan tâm ở mức khá 

- Quan tâm ở mức trung bình 

- Không quan tâm hoặc quan tâm rất ít 

Ông (Bà) hãy cho biết những khó khăn của cơ quan trong việc cung cấp thông tin KH&CN?

- Khó khăn về tài chính 

- Thiếu nhân lực quản lý KH&CN 

- Khác:... 

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bạc Liêu (Trang 65)