9. Kết cấu luận văn
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý khoa học và công nghệ
Tỉnh Bạc Liêu hiện đã tham mưu đề xuất tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; đã tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm cung cấp thông tin, luận cứ khoa học cho các cấp uỷ đảng, chính quyền hoạch định, xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh;
Trong nhiệm kỳ từ 7/2007 đến 2012 đã tổ chức xây dựng, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện 42 đề tài, dự án cấp tỉnh, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ thực hiện 5 dự án nông thôn miền núi với kinh phí hỗ trợ 5.880 triệu đồng; tổ chức thực hiện và quản lý 54 đề tài, dự án, trong đó đã nghiệm thu 24 đề tài, dự án. Việc tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài, dự án được thực hiện đúng quy định.
Đã có nhiều đề tài, dự án kết thúc được phổ biến nhân rộng hoặc ứng dụng vào thực tế đem lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, như: Dự án Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng, đã xây dựng mô hình áp dụng công nghệ nuôi lồng cá rô phi đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển bền; Dự án Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị xã Bạc Liêu, với việc ứng dụng hàng loạt các biện pháp tổng hợp, các yếu tố từ khâu quản lý đầu vào đến khâu tiêu thụ theo một chu trình khép kín và được kiểm soát chặt chẽ ở mỗi yếu tố hoạt động liên quan, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quy định, đã cung cấp sản phẩm rau an toàn, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng; Dự án xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến trong thực hiện chương trình "3 giảm 3 tăng”, đã giảm chi phí đầu tư, tăng năng
53
suất, chất lượng, kết quả dự án đã được đề xuất nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn tỉnh; dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng hầm khí sinh học BIOGA VACVINA trên địa bàn tỉnh, đây là một dự án có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa có hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất bền vững; đề tài Công tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người tại tỉnh Bạc Liêu: Đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu khoa học xã hội có liên quan đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Kết quả thực hiện đề tài làm cơ sở thực tế cho các cấp uỷ đảng trên địa bàn tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên nói chung và phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người nói riêng; đây cũng là nguồn tư liệu tốt phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập về công tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; Đề tài Nghiên cứu biên soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 1976-2005, kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu quý, phục vụ cho công tác nghiên cứu về lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam nói chung cũng như lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đây cũng là nguồn tài liệu dùng cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống các mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh…
Công tác quản lý công nghệ:
Đã tham gia ý kiến thẩm định công nghệ 29 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, tạo căn cứ khoa học góp phần tăng tính khả thi của các dự án.
Công tác thông tin khoa học và công nghệ:
Đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác thông tin khoa học và công nghệ, góp phần phục vụ sản xuất và đời sống. Đã xây dựng thành công Website tỉnh Bạc Liêu theo đúng kế hoạch phê duyệt: Ngày 14/11/2006 Website tỉnh Bạc Liêu chính thức được khai trương và phát hành trên mạng
54
Internet, cung cấp, phổ biến thông tin để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của các doanh nghiệp, nhân dân; thông tin, tuyên truyền quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thu hút các nhà đầu tư... góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội tỉnh Bạc Liêu.
Tổ chức thành công Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu lần thứ I (2007), lần thứ II (2009) với 79 giải pháp kỹ thuật, giải pháp tổ chức quản lý mới tham dự Hội thi. Nhiều giải pháp đã và đang được áp dụng trong sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổ chức thành công Hội thi phần mềm sáng tạo năm 2008 với 12 sản phẩm dự thi.
Tổ chức xuất bản 20 số bản tin KH&CN, số lượng 6.000 cuốn đăng tải các thành tựu nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Công tác quản lý sở hữu trí tuệ:
Đã tập trung hướng dẫn các đơn vị đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Từ năm 2005-2012, toàn tỉnh có 24 đối tượng thực hiện đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 15 văn bằng bảo hộ (14 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, 01 văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp). Đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 01 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (Dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Na Hang cho sản phẩm rượu ngô của tỉnh Bạc Liêu).
Công tác quản lý an toàn bức xạ:
Thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân. Phối hợp đo kiểm soát an toàn bức xạ 27 lượt phòng X-quang y tế. Hướng dẫn các cơ sở X-quang y tế khắc phục các thiếu sót, tồn tại trong công
55
tác đảm bảo an toàn bức xạ. Hướng dẫn các cơ sở X-quang lập hồ sơ, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho 14/22 cơ sở (đạt 64%). Thu 1.400.000 đồng lệ phí nộp ngân sách nhà nước.
Công tác thanh tra khoa học và công nghệ:
Tập trung tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại của nhân dân về Khoa học và Công nghệ, không có đơn thư tồn đọng; tiến hành 19 đợt thanh, kiểm tra về đo lường, chất lượng xăng dầu, gas, đồ điện dân dụng, thực phẩm thiết yếu, về ghi nhãn hàng hoá, chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy và thanh tra về an toàn và kiểm soát bức xạ, sở hữu công nghiệp tại 356 cơ sở kinh doanh, các bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh. Đã xử lý vi phạm hành chính phạt tiền 64 cơ sở. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 68.442.000đ.
Công tác quản lý tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng:
Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; hướng dẫn công bố tiêu chuẩn áp dụng. Hướng dẫn, theo dõi tình hình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn; Tổ chức thực hiện kiểm định 5.474 phương tiện đo các loại, thu phí kiểm định đo lường được 153.700.000 đồng (tính đến hết tháng 01/2010), thu phí kiểm định hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao. Nhân rộng mô hình tự quản về đo lường, lắp đặt thêm 12 điểm cân đối chứng, đưa tổng số điểm cân đối chứng toàn tỉnh lên 21 điểm. Tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; tiến hành biên dịch tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về quy chuẩn kỹ thuật và thông báo của Văn phòng TBT Việt Nam về hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tin cảnh báo hàng tuần về quy chuẩn kỹ thuật của các nước thành
56
viên WTO. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ngành chức năng tại địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, góp phần giữ ổn định thị trường, chất lượng hàng hoá, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng