1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề sử 2013

2 162 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chuyên đề MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác dụng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Bảo vệ môi trường hiện là một mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong việc dạy học mà Bộ giáo dục đã triển khai và thực hiện trong những năm học qua và hiện nay.Thông qua việc dạy học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường . Việc này đã được tích hợp trong các môn học trong trường THCS trong đó có bộ môn Lịch sử . Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Lịch sử sao cho vừa đảm bảo mục tiêu theo tinh thần của Bộ GD&ĐT và là vấn đề mà giáo viên dạy sử hiện nay đáng lưu tâm và suy nghĩ. Chính vì lẽ đó trong quá trình dạy học Lịch sử, bản thân tôi xin trao đổi cùng quý Thầy,Cô giáo về “ Một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường trong dạy học Lịch sử” 2. Thực trạng: a. Thuận lợi: Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử đã được các cấp quản lý chỉ đ ạo, triển khai thực hiện trong nhiều năm nay. Năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành trong tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường môn Lịch sử trung học cơ sở” b. Khó khăn: - Mặc dù đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm và được bộ giáo dục hướng dẫn cụ thể bằng văn bản song cách tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung trong từng mục để không làm cho việc dạy học bộ môn nặng nề, quá tải là v ấn đề không phải bất kỳ giáo viên nào cũng làm được, làm tốt. Đòi hỏi GV phải khéo léo và linh hoạt khi đề cập vấn đề này trong từng bài học cụ thể. - Môi trường là phạm trù bao la rộng lớn (Gồm môi trường sinh thái, môi trường xã hội học) việc xác định đúng nội dung cần lồng ghép trong từng mục không phải là vấn đề dễ dàng. - Việc cập nhật số liệu, thông tin về môi trường còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời. II./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Từ thực trạng trên theo chúng tôi để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học lịch sử chúng ta nhất thiết phải thực hiện theo các bước sau: 1. Bước 1: Xác định nội dung giáo dục thuộc loại môi trường gì (môi trường sinh thái hay môi trường học) xác định đúng nội dung này giúp giáo viên có thể định hướng đúng địa chỉ để tích hợp. Ví dụ ở bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Giáo viên cần phải xác định được nội dung giáo dục qua bài thuộc môi trường sinh thái đó là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, Vị trí địa thế mà Bà Trưng đã chọn làm nơi khởi nghĩa. 2. Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp (mục nào của bài, phần nào trong mục) làm tốt việc này sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng kiến thức, kĩ năng cần tích hợp phù hợp với nội dung kiến thức của bộ môn tạo mối lôgíc trong bài giảng. Ví dụ: Sau khi xác định nội dung giáo dục của bài cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) là những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa thì ở bước 2 giáo viên sẽ dễ dàng xác định đúng địa chỉ tích hợp: mục 2 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ,. Phần cần tích hợp đó là diễn biến cuộc khởi nghĩa. 3. Bước 3: Xác định nội dung giáo dục (kiến thức kĩ năng) có thể tích hợp Ví dụ: Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (lớp 7) Sau khi giáo viên xác định được nội dung cần giáo dục thuộc loại môi trường sinhthái (Những điều kiện tự nhiên của khu vực) và môi trường xã hội học (mối quan hệ kinh tế, văn hoá của các dân tộc trong khu vực) thì giáo viên sẽ dể dàng hướng học sinh vào phân tích những điều kiện tự nhiên, quan hệ kinh tế, văn hoá của từng nước trong khu vực từ đó giúp các em thấy được tầm quan trọng cc ủa điều kiện tự nhiên , tinh thần đoàn kết của các dân tộc là điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại . 4. Bước 4: Chọn phương pháp tích hợp (lựa chon phương pháp tối ưu nhất) Đây là bước quyết định sự thành công của tiết dạy, thể hiện năng lực của người giáo viên do vậy đòi hỏi phải cân nhắc khi lựa chọn phương pháp cho nội dung bài dạy. Ví dụ: Khi phân tích tác động ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển lịch sử của Ai Cập cổ đại giáo viên miêu tả, tạo biểu tượng cho học sinh về sự phì nhiêu về đất đai ở lưu vực sông Nin nên cư dân Ai Cập thời cổ đại tuy còn sử dụng đồ đồng – đá chưa sử dụng phổ biến đồ sắt mà vẫn hình thành nhà nước. Bởi vì đất đai mềm, xốp, phì nhiêu, dể cày cấy đem lại năng suất cao, có của cải dư thừa chế độ tư hữu hình thành và nhà nước xuất hiện. Trái lại ở vùng ven Địa Trung Hải, đất xấu , khó canh tác nên không thể tiến hành thuận lợi cho nông nghiệp. Vùng đất này lại hợp với việc trồng các loại cây lưu niên: Nho, ô liu…nền thủ công ng hiệpphát triển. Trời ở đây trong xanh ít có gió to, sóng lớn bão táp, thuyền có thể đi xa do đó việc buôn bán xa có thể thực hiện dễ dàng… đây là cơ sở cho chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Làm tốt 4 bước cơ bản trên giúp cho giáo viên thực hiện tiết dạy một cách nhẹ nhàng thoả mái nâng cao hiệu quả giờ dạy. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện, chúng ta cũng có thể vận dụng khi dạy các bài Lịch sử Lớp 7 về sự phát triển kinh tế ( thể loại hình thái Kinh tế-xã hội) sẽ tích hợp cụ thể và thiết thực nhất. III./ Kết luận: Để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử cấp trung học cơ sở, đối với mỗi giáo viên cần tuân thủ các bước cơ bản nói trên cácbước 1, 2, 3 là bước chuẩn bị ở nhà của giáo viên) trong đó bước 4 là yêu tố quyết định cho sự thành công của tiết dạy, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp và nội dung tích hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương và cuộc sống hiện tại . Cần định hướng cho học sinh tìm hiểu về những nội dung cần tích hợp như sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu, thực tế, quan sát cuộc sống xung quanh …. Trên đây là một số bước khai thác hiệu quả về giáo dục lồng ghép trong dạy học Lịch sử mà bản tân đã vận dụng trong quá trình dạy hoc. Bộ môn . chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh khi thực hiện chuyên đề này, rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp. Chân thành cám ơn ! Đại Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2013 Người viết Hồ Xuân Hải . Chuyên đề MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên. đó có bộ môn Lịch sử . Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Lịch sử sao cho vừa đảm bảo mục tiêu theo tinh thần của Bộ GD&ĐT và là vấn đề mà giáo viên dạy sử hiện nay đáng lưu. giáo dục lồng ghép trong dạy học Lịch sử mà bản tân đã vận dụng trong quá trình dạy hoc. Bộ môn . chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh khi thực hiện chuyên đề này, rất mong sự tham gia đóng góp

Ngày đăng: 11/02/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w