1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất cách mạng nhất là chủ nghĩa mác – lênin

16 10,6K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 36,58 KB

Nội dung

Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất 2.1.Vài nét về chủ nghĩa Mác-Lênin 2.1.1 Khái niệm chủ nghĩa Mác –Lênin : Hệ thống quan điểm và học thu

Trang 1

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin”.

ĐỀ CƯƠNG

I Một số quan điểm, tư tưởng

1.1.Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

1.2 Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu

1.3.Con đường cách mạng của Phan Châu Trinh

II Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất

2.1.Vài nét về chủ nghĩa Mác-Lênin

2.1.1 Khái niệm chủ nghĩa Mác –Lênin : Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học

- Thế giới quan

- Phương pháp luận biện chứng

- Khoa học và sự nghiệp giải phóng con người

2.1.2 Nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin

- Triết học Mác-Lênin

- Kinh tế chính trị Mác-Lênin

- Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin là chân chính nhất

- Chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, xã hội và con người

- Chỉ rõ lực lượng cách mạng: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động => Đem lại phương hướng và niềm tin cho giai cấp bị bóc lột

Trang 2

- Chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội => tìm ra quy luật về

sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội

2.3 Chủ nghĩa Mác-Lênin là chắc chắn nhất ( dựa trên nền tảng khoa học)

- Là hệ thống quan điểm lý luận và phương pháp khoa học

- Kế thừa chọn lọc những thành tựu,giá trị của nhân loại => Là cơ sở lý luận khoa học vững chắc

- Là học thuyết mở không cứng nhắc, bất biến => Đưa ra cơ sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động

- Là học thuyết của sự phát triển với tinh thần phê phán và tự phê phán => Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

2.4 Chủ nghĩa Mác-Lênin là cách mạng nhất

- Kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của các tư tưởng trước đó => Đánh vào

hệ tư tưởng cũ, mở ra con đường mới

- Phương thức đấu tranh: Nòng cốt vô sản , liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác dẫn đến tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết

- Mang lại phương thức phát triển xã hội mới

Minh chứng bằng sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga

+ Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo vừa là động lực chủ yếu của cách mạng

+ Thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức

+ Mở ra thời đại mới- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

III Sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của

Hồ Chí Minh

3.1.Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh

- Cung cấp cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng

- Cung cấp phương pháp làm việc biện chứng

Trang 3

3.2 Sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin

IV Tổng kết

I Một số quan điểm, tư tưởng

Cho đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần

Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử

1.1Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1887-1913)

Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân

ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ XIX

Nhiều học giả nhận định hai nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa:

- Do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào

- Sự yêu nước và chống ngoại bang Pháp của nghĩa quân Yên Thế

Mục tiêu: xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội

Cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn 20 năm, và kết thúc vào năm 1913, sau khi Đề Thám bị chết Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế cũng gần như là sự kết thúc của các cuộc khởi nghĩa đối đầu trực tiếp bằng vũ trang Sự thất bại này chính thức mở ra các phương hướng cách mạng mới, đòi hỏi các nhà yêu nước tìm ra các con đường khác có ý nghĩa hơn và hiệu quả hơn…

1.2 Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu(1905-1908)

có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn

Trang 4

bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho Việt Nam Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu

Cuộc vận động cứu nước của phong trào Duy Tân hội đã tạo nên một không khí cách mạng sôi nổi trên phạm vi cả nước Cùng thời gian, dưới ảnh hưởng của phong trào xuất dương cầu học thì ở trong nước cũng dấy lên rầm rộ phong trào

mở trường học theo lối mới

Tuy nhiên do sự sai lầm trong phương hướng cách mạng, cũng như chưa giải quyết được những nhược điểm của chủ nghĩa tam dân,đó là đã đặt nặng vào chủ trương Dân Tộc và gián tiếp phủ nhận sự tự do cá nhân và nhất là chủ nghĩa Tam Dân chứa nhiều lý luận mâu thuẩn nhau…,phong trào đã nhanh chóng thất bại Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật, một nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, lại là một cường quốc sớm thực hiện thành công Duy Tân cải cách Mặc

dù vậy, như Bác Hồ đã nói: “ Cụ Phan muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp, như thế khác gì tiễn hổ cửa trước, rước beo cửa sau … ” Và thực tế là chỉ sau một thời gian ngắn, khi thực dân Pháp đánh hơi thấy và nhận ra tính chất nguy hiểm của phong trào này đã ngay lập tức đàm phán với Nhật để chính phủ Nhật trục xuất các sinh viên VN về nước Có thể nói cụ Phan không nhận ra được bản chất của các nước đế quốc, cũng như các mâu thuẫn bên trong của nước đế quốc, dẫn đến sự thất bại là không thể tránh khỏi

Đây là hoạt động đầu tiên chống chủ nghĩa thực dân trên nền tảng duy tân đổi mới - một cuộc đổi mới về tư duy yêu nước: từ tư duy yêu nước truyền thống bạo động cầm vũ khí khởi nghĩa để khôi phục độc lập dân tộc chuyển sang tư duy cải cách, đổi mới, đề cao việc cầu học tiến bộ, học cái mới, tiên tiến để vận dụng vào sự nghiệp cứu nước Phong trào Đông Du xuất dương cầu học là một hành động có tính “đột phá”, mở cửa hướng ra ngoài để học hỏi, tiếp nhận những cái mới có lợi và cần thiết cho phong trào giải phóng dân tộc Từ điển Bách khoa Toàn thư có ghi nhận:

Mặc dầu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng PTĐD được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 và đặc biệt nhiều thanh niên du học của trào lưu này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng dân tộc ”

Trang 5

1.3 Con đường cách mạng của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh(1872-1926) là người hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền và dân khí Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải:

 Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa

 Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế

 Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa

Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền

Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc Phan Bội Châu đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng bảo hoàng của Phan Bội Châu

Các công cuộc cải lương của Phan Chu Trinh đã để lại những ảnh hưởng to lớn đối với đất nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX Tuy nhiên cũng như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng mắc phải sai lầm là dựa vào nước đế quốc, dựa vào nước Pháp mà không nhận ra được bản chất của các nước đế quốc là bóc lột sức lao động của nhân dân thuộc địa…Vì vậy ông cũng không tránh khỏi thất bại Chính vì vậy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành đước thắng lợi phải đi theo một con đường mới Và một trong những con đường mới đó là con đường của người thanh niên Nguyễn Tất Thành - con đường vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc

II Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất

2.1.Vài nét về chủ nghĩa Mác-Lênin

2.1.1 Khái niệm chủ nghĩa Mác –Lênin

Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị

Trang 6

tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức bóc lột và tiên tới giải phóng con người

2.1.2 Nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin

Triết học Mác-Lênin: nghiên cứu quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học vè thực tiễn

Kinh tế chính trị Mác-Lênin: nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất TBCN và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất CSCN Chủ nghĩa xã hội khoa học: nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

=> Ba bộ phận nằm trong hệ thống khoa học thống nhất: khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ bị áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người

2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin là chân chính nhất

- Xuất phát từ lý thuyết hình thái kinh tế-xã hội, khi áp dụng trong điều kiện hiện tại, kết hợp với học thuyết giá trị thặng dư cho phép Mác kết luận về sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân và đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị

áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo

và tha hoá về nhiều mặt Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Bởi lẽ

+ Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: giai cấp công nhân

là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất chủ nghĩa ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao

Trang 7

+ Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: họ là người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư

Chính vì vậy, học thuyết đã đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình

- Học thuyết đó cũng đã chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội Đó

là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay

go quyết liệt Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất từ đó tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua cuộc cách mạng xã hội

2.4 Chủ nghĩa Mác-Lênin là chắc chắn nhất

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hoá mà nhân loại đã sáng tạo ra

Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu khoa học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội mà nhân loại đã đạt được; bằng thiên tài của trí tuệ cộng với sự lao động nghiêm túc, vượt lên mọi trở ngại, khó khăn, những cám dỗ của vật chất và vòng cương toả hà khắc của chế độ chính trị đương thời, các ông đã để lại cho nhân loại một di sản vô cùng quý báu, một cơ sở lý luận khoa học để giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người

Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại

Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực tiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác, học thuyết đó chỉ đưa ra cơ

sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động Điều đó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều xơ cứng

Trang 8

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự phát triển, bao hàm cả sự phát triển của chính học thuyết đó với tinh thần phê phán và tự phê phán Bởi lẽ, có nhiều vấn đề mà các ông chưa có điều kiện, thời gian nghiên cứu, làm sáng tỏ hoặc do hạn chế của lịch sử nên những luận điểm của các ông cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Các ông đòi hỏi những người cách mạng đời sau bổ sung và phát triển làm cho học thuyết đó hoàn chỉnh

Toàn bộ học thuyết Mác-Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng của nó, với bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo, chủ nghĩa Mác-Lênin sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới và là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

và cách mạng Việt Nam

2.4 Chủ nghĩa Mác-Lênin là cách mạng nhất

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của hệ thống các tư tưởng trước đó, tạo ra một bước ngoặt mới cho trong sự phát triển loài người, đánh thẳng vào các hệ tư tưởng cũ của chế độ phong kiến cũng như CNTB Đồng thời đập tan sự bế tắc về phương hướng của các nhà tư tưởng yêu nước, mở

ra một con đường mới giải quyết được những hậu quả và chế độ phong kiến và CNTB để lại

Nó cũng chỉ ra phương thức đấu tranh để giành lấy thắng lợi: giai cấp công nhân phải thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông nhân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong

đó nòng cốt là liên minh công-nông

Không chỉ được vận dụng trong các cuộc đấu tranh giành chính quyền, chủ nghĩa Mác-Lênin còn là nền tảng cho sự tiến bộ của các nước xã hội chủ nghĩa khi mang lại những phương thức phát triển kinh tế xã hội mới với nhiều điểm tiến bộ Điều đó được minh chứng bằng thành công của cách mạng Nga (1917)

Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đã xuất hiện những đặc điểm mới: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc tạo tiền đề cho cách mạng vô sản có thể nổ

ra và thắng lợi ở một số nước

Dựa vào sự ủng hộ đông đảo của quần chúng (nông dân, công nhân và binh lính) , cùng với việc tận dụng chớp thời cơ trong khi đế quốc đang tham chiến, cuộc khởi nghĩa vũ trang do Đảng Bônsêvích và Lênin lãnh đạo nhanh chóng giành thắng lợi Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã chấm dứt sự tồn tại song song hai chính quyền gồm giai cấp tư sản và vô sản, hình thành nhà nước chuyên

Trang 9

chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở phân tích sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa đế quốc và thực tiễn phong trào của giai cấp công nhân Nga, Lênin đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra thời đại mới: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã ra đời bao gồm 13 quốc gia

Sự thành công của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của Liên Xô: Chỉ sau thời gian ngắn, kinh tế không những phục hồi phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Liên Xô trở thành một cường quốc trên thế giới, trực tiếp là đối trọng với đế quốc Mỹ

Dù còn một số nhược điểm dẫn đến sự tan rã của Liên Xô cuối thế kỉ XX nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin vô cùng to lớn

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa

III Sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của

Hồ Chí Minh

3.1.Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới"

Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Chủ

nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất”, muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ

Trang 10

nghĩa Lê-nin" Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của

tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin Muốn bảo

vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là lịch sử mà cũng là lô-gíc của vấn

đề Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại"

Ở luận điểm này, có hai vấn đề cần làm rõ:

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch

sử Người nói: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta

Khổng Tử, Giê-su, C Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội " Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy"

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, bắt nguồn

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w