9. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Những mặt hạn chế
- Về mặt chủ quan:
Mặc dù đã được đầu tư kinh phí khá lớn như vậy, nhưng nhìn chung việc đào tạo Sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức của trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu quy hoạch có tính chiến lược một cách cơ bản, toàn diện các ngành nghề nên việc đào tạo thiếu cân đối, tập trung nhiều ở các ngành kinh tế - xã hội, còn các ngành nghề kỹ thuật công nghệ lại rất ít được đào tạo nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà trường. Với quy mô ngành nghề đào tạo của trường lớn nhưng nguồn cán bộ chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường. Đứng trước thực tế đó, nhà trường đã khắc phục với giải pháp trước mắt sử dụng nguồn cán bộ mời giảng, cán bộ kiêm nghiệm để kịp thời phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường.
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN có trình độ sau đại học cho trường đến năm 2015 thì tổng mức đầu tư kinh phí dự kiến như sau:
Bảng 2.1. Kinh phí đầu tư đào tạo Sau đại học giai đoạn 2010 – 2015
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tổng số Chia ra
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
10,365.19 621.77 870.97 982.97 1,674.57 1,894.97 2,054.17 2,265.77
(Nguồn Phòng TCKT - ĐH Công nghiệp)
Nhằm đảm bảo kinh phí đầu tư thực hiện đề án trong khi nguồn ngân sách của trường còn hạn chế, Công nghiệp Hà Nội sẽ tranh thủ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong thời gian tới. Chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Nguồn từ ngân sách của trường – là nguồn chủ yếu, phấn đấu mỗi năm đảm bảo từ 60-70% so với tổng số mức chi cho đào tạo.
+ Nguồn từ ngân sách trung ương do Bộ công nghiệp quản lý chi cho đào tạo nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước.
+ Nguồn học bổng qua sự tài trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình du học ở các nước.
+ Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp.
Các khoa, trung tâm chưa có sự quan tâm đúng mức công tác đào tạo Sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị mình; cũng chưa xây dựng được quy hoạch lâu dài đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đầu đàn để phục vụ sự phát triển của ngành trong thời gian tới, vì thế vẫn chưa chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ, công chức làm nguồn cho đào tạo nâng cao, dẫn đến tình trạng hụt hẫng cán bộ khi cần cử người đi đào tạo.
Bảng 2.2 Thống kê số ngành, nghề ở các cấp trình độ và loại hình đào tạo qua các năm (2003 - 2007)
Các cấp trình độ đào tạo 2003 2004 2005 2006 2007
ĐẠI HỌC
Đại học chính quy 0 0 0 11 11
Đại học không chính quy 0 0 0 0 6
Liên thông TCCN, CĐ-ĐH 0 0 0 0 12
CAO ĐẲNG
Cao đẳng chính quy 14 14 16 19 19
Cao đẳng không chính quy 6 6 6 6 6
Liên thông TCCN-CĐ 6 6 6 8 10
Cao đăng nghề 0 0 0 0 5
TRUNG CẤP
Trung cấp chuyên nghiệp 12 12 12 13 14
Trung cấp nghề 10 15 19 19 19
Cộng 48 48 50 67 94
(Nguồn Phòng Đào tạo - ĐH Công nghiệp)
Qua bảng thống kê số ngành nghề đào tạo, từ năm 2006 trường ĐH Công nghiệp đã triển khai công tác đào tạo 11 ngành nghề có trình độ đại học và không ngừng phát huy năng lực sẵn có đào tạo nhiều cấp bậc: trung cấp, cao đẳng và hệ liên thông. Đây chính là sự cố gắng của nhà trường cũng như tập thể cán bộ nhằm xây dựng và phát triển trường ĐH Công nghiệp trở thành trường đào tạo đa ngành. Tuy nhiên với sự mở rộng ngành nghề đào tạo cũng như trình độ đào tạo đã khiến cho trường gặp không ít khó khăn đặc biệt về
lên 67 ngành tăng 1.3 lần thì đến năm 2007 tăng 1.5 lần. Từ 67 ngành đào tạo năm 2006 tăng lên 97 ngành đào tạo năm 2007.
Bảng 2.3 Thống kê số học sinh, sinh viên tuyển mới qua các năm (2003 - 2008)
Các cấp trình độ đào tạo 2003 2004 2005 2006 2007 2008
ĐẠI HỌC
Đại học chính quy 0 0 0 1.412 2.132 2.500
Đại học không chính quy 0 0 0 413 800 850
Liên thông TCCN, CĐ-ĐH 0 0 0 0 1500 1.700
CAO ĐẲNG
Cao đẳng chính quy 2.882 2.771 2.309 2.566 2.627 2.700 Cao đẳng không chính quy 350 380 350 287 500 700 Liên thông TCCN-CĐ 632 856 938 1.420 2.000 2.200
Cao đăng nghề 0 0 0 0 500 560
TRUNG CẤP
Trung cấp chuyên nghiệp 1.533 1.917 2.130 2.662 2.925 3.100 Trung cấp nghề 1.699 1.887 2.097 2.230 2.500 2.700
Cộng 7.064 7.755 7.886 10.870 14.995 17.010
(Nguồn Phòng Đào tạo - ĐH Công nghiệp)
Qua bảng số liệu thống kê số học sinh, sinh viên tuyển mới qua các năm từ 2003-2008 với con số thay đổi nhanh chóng qua từng năm. Với các trình độ đào tạo từ trung cấp, cao đẳng và đại học đã cho thấy khối lượng lớn cán bộ giảng dạy cũng tăng lên nhằm đáp ứng cho yêu cầu học tập và giảng dạy của trường. Trước nhu cầu phát triển của trường, tháng 12/2005 trường nâng cấp trở thành trường ĐH và từ năm 2006 số lượng học sinh hệ đại học tuyển khóa
đầu tiên hơn 1.400. Số lượng sinh viên tuyển mới ngày càng tăng cao qua các năm là thách thức lớn cho nhà trường.
Bảng 2.4 Thống kê số học sinh, sinh viên tốt nghiệp qua các năm (2003 - 2008)
Các cấp trình độ đào tạo 2003 2004 2005 2006 2007 2008
ĐẠI HỌC
Đại học chính quy 0 0 0 0 0 0
Đại học không chính quy 0 0 0 0 0 0
Liên thông TCCN, CĐ-ĐH 0 0 0 0 0 0
CAO ĐẲNG
Cao đẳng chính quy 2.298 2.419 2.546 2.680 2.577 2.610 Cao đẳng không chính quy 204 227 252 280 304 414
Liên thông TCCN-CĐ 462 513 570 760 950 987
Cao đẳng nghề 0 0 0 0 0 0
TRUNG CẤP
Trung cấp chuyên nghiệp 1.180 1.311 1.457 1.821 1.810 1.890 Trung cấp nghề 1.101 1.223 1.359 1.510 1.678 1.762
Cộng 5.244 5.693 6.184 7.051 7.319 7.663
(Nguồn Phòng Đào tạo - ĐH Công nghiệp)
Bảng số liệu thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp qua các năm với chủ yếu là những học sinh, sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp. Mỗi năm lượng sinh viên cung cấp cấp nhu cầu về nhân lực cho xã hội là rất lớn từ 2000 đến 2500 là những sinh viên đạt trình độ cao đẳng và từ 1000-1500 là những sinh viên hệ trung cấp với tay nghề kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội.
Bảng 2.5 Thống kê đội ngũ cán bộ viên chức các đơn vị đào tạo (Tính đến 31/12/2008)
STT Tên đơn vị đào tạo Tổng số CB Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp
1 Khoa Công nghệ Thông
tin 35 5 20 10 0 0
2 Khoa Cơ khí 45 5 23 10 4 3
3 Khoa Công nghệ May và
Thiết kế thời trang 15 0 2 6 3 1
4 Khoa Công nghệ ô tô 24 1 5 16 1 1
5 Khoa Công nghệ Hóa 10 0 4 5 1 0
6 Khoa Điện 48 2 15 20 5 3
7 Khoa Điện tử 43 1 5 32 2 2
8 Khoa Kinh tế 28 1 12 10 5 0
9 Khoa Sư phạm Kỹ thuật 35 0 12 18 4 1
10 Khoa Tại chức 22 0 10 12 0 0
11 Khoa Khoa học cơ bản 23 1 13 9 0 0
12 Khoa Mác-Lênin 24 1 20 3 0 0
13 Khoa Ngoại ngữ 48 0 21 24 3 0
14 Khoa Đào tạo và Hợp tác
Quốc tế 25 1 14 10 0 0
15 Khoa Giáo dục Thế chất
Quốc phòng 8 0 3 5 0 0
(Nguồn: Phòng TCCB)
Từ bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy số lượng viên chức trong trường chưa phù hợp so với quy mô của trường. Với 8 khoa đào tạo nhưng phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác đào tạo và NCKH còn thiếu. Mặc dù trường được nâng cấp lên đại học được 3 năm nhưng công tác đảm bảo chất lượng của một trường đại học. Và nhìn chung, đội ngũ cán bộ viên chức còn thiếu cả về chất lượng lẫn số lượng so với các trường đại học trong nước. Đặc biệt về trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế: số lượng cán bộ
trình độ thạc sỹ, tiến sỹ còn ít, vẫn còn những cán bộ ở trình độ cao đẳng, trung cấp. Trong số đó, nhà trường chưa có những cán bộ đầu ngành có uy tín cao không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với đội ngũ này đó là:
- Thiếu và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ đầu ngành đang trở nên gay gắt, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngoại ngữ và một số ngành công nghệ cao, kinh tế, xã hội mũi nhọn.
- Tốc độ phát triển chậm, có xu hướng giảm sút, có sự hẫng hụt về đội ngũ, cán bộ khoa học (CBKH) trình độ cao ngày càng ít.
- Thiếu đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, trình độ, lứa tuổi và phân bố không đều giữa các đơn vị, lĩnh vực, ngành học,...
Hiện nay trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước, trường ĐH Công nghiệp gặp phải khồng ít những khó khăn đặc biệ là nhu cầu về nhân lực có trình độ cao để đáp ứng với yêu cầu xây dựng trường đại học. Chính vì thế, điều này đòi hỏi nhà trường cần có những những bước đi đúng đắn, những giải pháp phù hợp để nhanh chóng khắc phục khó khăn đồng thời nhanh chóng phát triển trường đứng ngang tầm với các trường đại học trong cả nước. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của trường ĐH Công nghiệp phần lớn xuất thân từ CBGD, hầu hết chưa được đào tạo-bồi dưỡng về nghiệp vụ
quản lý. Vì vậy, năng lực, tư duy và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế. - Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu đồng bộ, thường xuyên biến động.
- Việc sử dụng, bố trí cán bộ quản lý nhìn chung chưa hợp lý. Chính sách chế độ đãi ngộ chưa phù hợp; do vậy, phần đông CBQL chưa an tâm công tác.
- Thêm vào đó là vẫn còn có những cán bộ vẫn ở trình độ cao đẳng hoặc đang theo học tại chức.
Sự giảm đi về số lượng các cán bộ có trình độ cao và thay vào đó là sự tăng lên của các cán bộ có trình độ thấp hơn có thể giải thích là do những cán
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù số lượng cán bộ tăng lên nhưng chất lượng cũng là điều đáng phải bàn đến. Điều này càng khẳng định đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với trường ĐH Công nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Cũng giống như tình trạng chung của cả nước hiện nay, đội ngũ cán bộ của ĐH Công nghiệp cũng đang đứng trước một số khó khăn:
- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên còn cao đối với một số ngành, lĩnh vực; - Số lượng và tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS không có;
- Điều kiện làm việc của cán bộ giảng dạy còn khó khăn; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giảng dạy còn hạn chế; nhiều giảng viên chưa tiếp cận phương pháp dạy - học (giảng dạy, kiểm tra, đánh giá) tiên tiến, chưa đủ năng lực biên soạn giáo trình điện tử và giảng dạy điện tử; khả năng kết hợp NCKH - đào tạo - phục vụ xã hội còn thấp.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ không tương xứng với quy mô và lĩnh vực đào tạo và NCKH;
- Cơ cấu đội ngũ CBKH thiếu đồng bộ về lĩnh vực, ngành, chuyên ngành, tuổi và giới tính;
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm quản lý chưa cao
Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ cơ hữu của trường ĐH Công nghiệp các năm 2006-2009
(Nguồn: Báo cáo hoạt động 3 năm trường ĐH Công nghiệp )
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số CBVC 40 52 68 72 Tổng số CBGD 150 172 191 203
(Nguồn: Phòng TCCB)
Nhu cầu đối với các khoa và trung tâm: được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.7 Nhu cầu cán bộ giảng dạy các khoa và trung tâm năm 2006-2009
Khoa & Trung tâm Số lƣợng 2006 2007 2008 2009
Khoa Công nghệ Thông tin 113 15 23 30 45
Khoa Cơ khí 157 25 30 45 57
Khoa Công nghệ May và Thiết kế
thời trang 68 10 14 20 24
Khoa Công nghệ ô tô 119 17 26 34 42
Khoa Công nghệ Hóa 108 14 23 31 40
Khoa Điện 114 12 25 32 45
Khoa Điện tử 211 35 45 60 71
Khoa Kinh tế 96 12 20 29 35
Khoa Sư phạm 66 7 12 21 26
Khoa Tại chức 87 16 20 25 30
Khoa Khoa học cơ bản 83 12 19 23 29
Khoa Mác-Lênin 52 6 10 15 21
Khoa Ngoại ngữ 98 15 23 28 32
Khoa Đào tạo và Hợp tác Quốc tế 52 7 10 14 21
Khoa Giáo dục Thế chất Quốc
phòng 60 8 12 17 23
Tổng cộng 1484 211 312 424 541
(Nguồn TCCB - ĐH Công nghiệp)
Nhìn chung, các kết quả điều tra, khảo sát trên đây chỉ có tính tương đối, nhưng dẫu sao nó cũng mang đến cho ta một cái nhìn toàn diện về khả năng qui hoạch các ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà
dạy hợp lý, có đủ trình độ, năng lực và tác phong đạo đức, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.