9. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Yêu cầu về nhân lực KH&CN cho sự nghiệp xây dựng và phát
của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
2.1.3.1. Nhiệm vụ xã hội
- Trường Đại học Công nghiệp tổ chức đào tạo trình độ đại học và thấp hơn các ngành, khu vực có yêu cầu cấp thiết như: sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với yêu cầu, đặc điểm của địa phương, góp phần phát triển cộng đồng.
- Tổ chức các hình thức giáo dục không chính quy như: bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao trình độ, chuẩn hóa cán bộ cho đội ngũ, cán bộ, công chức, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, ngành và nhân dân trong khu vực.
- Thực hiện liên kết, hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong nước (đóng tại Hà Nam và mở rộng các tỉnh phía Bắc) các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu của nhà trường.
2.1.3.2. Chuẩn mực Quốc gia về đội ngũ cán bộ một trường đại học và tình hình nhân lực của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện nay
Theo Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (ban hành kèm theo QĐ số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo) thì chuẩn mực quốc gia về đội ngũ cho một trường đại học được quy định như sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng các yêu cầu sau:
Mức 1. Có cơ cấu hợp lý, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
Mức 2. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và làm việc có hiệu quả.
- Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu (hoặc qui đổi thành số giảng viên làm việc toàn thời gian) để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý.
Mức 1. Đảm bảo tỷ lệ người học (đã quy chuẩn)/1 giảng viên theo quy
định chung.
Mức 2. Đảm bảo tỷ lệ người học (đã quy chuẩn)/1 giảng viên theo quy
định chung; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý đối với các bộ môn.
- Đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và có tin học đáp ứng yêu cầu, nhệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tự chủ về học thuật.
Mức 1. Phải có ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở
lên, trong đó có từ 10% đến 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 10% đến 20% giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước
Mức 2. Ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ và trên 25% có trình độ tiến sĩ; 20% giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài; phát huy quyền tự chủ về học thuật.
- Đội ngũ giảng viên phải có kinh nghiệm công tác chuyên môn và được trẻ hoá.
Mức 1. Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên là 10
đến 12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm 15% đến 25%.
Mức 2. Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên trên
12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 25%...
Song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nhà trường sẽ tiến hành ngay việc quy hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy của nhà trường. Đây là yêu cầu, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phương thức thực hiện bồi dưỡng cử đi học, tiến hành bồi dưỡng định kỳ để cập nhật hoá tư duy, kiến thức quản lý mới cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, kết hợp với việc tự học tập nâng cao trình độ của cán bộ, viên chức.
Về lâu về dài, để có thể mở rộng các chuyên ngành đào tạo theo đúng chức năng của một trường đa cấp, đa ngành. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân lực KH&CN có trình độ chuyên sâu thuộc các ngành nghề mũi nhọn mà dư luận đang quan tâm; đồng thời đưa đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học cho số giảng viên cơ hữu hiện có, để đáp ứng ngày càng cao hơn nữa yêu cầu cho xây dựng và phát triển Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Sứ mạng và mục tiêu chất lượng của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường luôn định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu
Sứ mạng đến năm 2015 Đại học Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng.
Tầm nhìn đến năm 2020 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới.
Mục tiêu chất lượng năm học 2008 - 2009 của trường: - 30% các chương trình môn học được cải tiến.
- 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được tập huấn định kỳ, trong đó có 30% cán bộ giáo viên, nhân viên được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
- 50% môn học lý thuyết có ngân hàng câu hỏi, trong đó ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chiếm 50%.
- Mức hài lòng của HS-SV về môn học là 75%.
- 85% HSSV tốt nghiệp tìm được việc làm sau 1 năm ra trường trong đó có 50% tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn trường: + Đạt tỉ lệ 1 đề tài/25 giảng viên.
+ Có ít nhất 30 bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế. + Có từ 1-2 đề tài có sự hợp tác nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.
- Xây dựng thư viện điện tử có ít nhất 1000 đơn vị tài liệu. 100% trang thiết bị phục
- Xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập, thí điểm tiến tới tổ chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ.
- Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, với các cơ sở kỹ thuật, kinh tế trong và ngoài nước.
- Khuyến khích học tập, sáng tạo.
- Cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9000, TQM) để đạt được kiểm định công nhận chất lượng của Việt Nam, của SEAMEO.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết xây dựng một môi trường văn hóa dạy và học hiện đại, mang đến cho sinh viên cơ hội được học tập trong điều kiện tốt nhất để họ trở thành những cử nhân, kỹ sư tài năng, cầu tiến và bản lĩnh. Nhà trường quyết tâm thực hiện đúng chuẩn đầu ra mà trường đã công bố.