Những chính sách cần được ban hành

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 61)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Những chính sách cần được ban hành

Cùng với việc chỉnh sửa, bổ sung một số chính sách đã được ban hành. Trường cần nghiên cứu ban hành thêm các chế độ chính sách mới trên cơ sở cụ thể hóa các vấn đề đã quy định tại các Đề án và Quyết định của trường. Bởi vì đây là nơi cần có số người có trình độ sau đại học, học hàm, học vị cao đảm nhiệm vai trò đầu tàu phát triển của trường, cho nên cần có sự quan tâm đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho nhà trường nhanh chóng phát triển.

Tuy nhiên, đối với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, để trường có thể nhanh chóng phát triển và hòa nhập với các trường đại học trong khu vực vào năm 2015, nhà trường chủ trương không giới hạn số người tham gia học tập Sau đại học bằng nguồn kinh phí tài trợ của Nhà nước, vì đây chính là bộ phần nòng cốt sẽ góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.

Trên cơ sở tính toán nhu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ Sau đại học của các phòng, khoa, trung tâm thì nguồn nhân lực KH&CN có trình độ Sau đại học cần có đến năm 2015 của trường như sau:

Bảng 3.1. Nhu cầu trình độ Sau đại học đến năm 2015

Khối phòng ban, khoa, trung tâm

Nhu cầu trình độ Sau đại học

Tổng cộng Tiến sĩ Thạc sĩ

- Khối phòng ban 55 10 45 - Các khoa, trung tâm 128 45 83

Tổng cộng: 183 55 128

Nhằm bổ sung nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trẻ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội của trường, cần tích cực đào tạo Sau đại học từ nguồn sinh viên. Để đạt mục tiêu đến năm 2015, bình quân mỗi năm chọn đi đào tạo 2 tiến sĩ trong đó đào tạo nước ngoài từ 1 đến 2 người; chọn đi đào tạo thạc sĩ từ 10 đến 15 người, trong đó đào tạo nước ngoài từ 1 đến 2 người.

Đối với các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ kinh phí từ các quỹ cũng cần có những quy định cụ thể cho phát triển nhân lực công nghệ theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực công nghệ theo các dự án/đề tài/chương trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao.

 Liên kết Viện - Trường – Doanh nghiệp để hình thành mạng lưới nghiên cứu – đào tạo cán bộ.

 Xây dựng danh mục các chuyên ngành đào tạo cụ thể trong từng lĩnh vực khoa học công nghệ ở bậc đại học và sau đại học.

 Ưu tiên gửi đi nước ngoài đào tạo hoặc kết hợp cả trong nước và nước ngoài (theo thời gian) để vừa nâng cao nghiệp vụ, vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ. Điều này đặc biệt cần thiết đối với bậc đào tạo sau đại học.

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trong nước và ngoài nước trở thành những cán bộ nòng cốt, chuyên gia đầu ngành về khoa học và công nghệ, các cán bộ quản lý công tác trong các cơ quan quản lý.

- Tập trung đào tạo mới, phát hiện và trọng dụng các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ.

- Khuyến khích, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tin học và các kỹ năng thực hành

- Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, đào tạo tại chỗ.

- Tham khảo, hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo; mua bản quyền các chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín của các nước tiên tiến; đẩy mạnh đào tạo đại học cho một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Đổi mới nội dung , chương trình , phương pháp giảng da ̣y phù hơ ̣p với đối tươ ̣ng người ho ̣c ; nghiên cứu , sửa đổi, bổ sung chương t rình đào tạo , bồi dưỡng giảng viên ; đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt là các hình thức đào tạo hiện đại như đào tạo trực tuyến và đào tạo qua mạng.

- Xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong trường.

3.2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 3.2.3.1. Giải pháp về chế độ chính sách

- Trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước và của trường về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo Quyết định số 35/2004/QĐ-ĐHCN ngày 12/3/2004 về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức có trình độ cao; qua quá trình tổ chức thực hiện các đơn vị chức năng có liên quan cần rà soát, xem xét đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của các quy định chế độ chính sách đã áp dụng, để có sự điều chỉnh phù hợp. Nghiên cứu xây dựng những chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, gắn đào tạo với đề bạt, sử dụng để làm động cơ thúc đẩy cán bộ, công chức đi học không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ đối với việc thu hút đào tạo Sau đại học cán bộ khoa học từ nguồn sinh viên vừa qua chưa thật sự đủ mạnh để thu hút các sinh viên giỏi, phương hướng tới phải đề ra các chính sách mạnh

mẽ hơn, có sức thu hút hấp dẫn hơn nữa. Ngoài các chế độ đãi ngộ về học phí, học bổng cần có chính sách khuyến khích sinh viên khi làm đề tài tốt nghiệp, chọn những đề tài phục vụ thiết thực cho việc phát triển KT-XH của nước ta, có chế độ trợ cấp kinh phí nghiên cứu từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của trường, có chế độ khen thưởng các đề tài nghiên cứu thiết thực phát huy được hiệu quả.

3.2.3.2. Giảp pháp về tổ chức quản lý điều hành

- Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và của công tác đào tạo cán bộ Sau đại học nói riêng. Cụ thể: Thứ nhất, gắn quy hoạch đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài; thứ hai: xây dựng quy hoạch đào tạo phải từ dưới lên, dựa trên định hướng phát triển và nhu cầu về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của từng ngành, từng lĩnh vực, tránh hiện tượng đào tạo tràn lan không phát huy được hiệu quả; thứ ba: thường xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ và khả năng thực hiện kế hoạch đào tạo cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp.

- Để thực hiện được những nội dung này một cách có chất lượng, phải nâng cao năng lực hoạt động công vụ của đội ngũ công chức quản lý đào tạo, trước hết là nghiệp vụ quản lý, kỹ năng và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội chủ trương áp dụng đa dạng các hình thức đào tạo chính quy tập trung và không tập trung, chủ động liên kết với các trường để tổ chức đào tạo cán bộ sau đại học. Chọn cử một số cán bộ, công chức tiêu biểu đưa đi đào tạo ở nước ngoài, kết hợp tổ chức du học tại chỗ; bồi dưỡng số cán bộ Sau đại học đã có bằng các hình thức tổ chức các khóa tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài, nhằm từng bước nâng cao trình độ ngang bằng trình độ khu vực và quốc tế.

Trong chính sách KH&CN, tư tưởng chỉ đạo về chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ trong Nghị quyết Hội nghị TW Đảng (lần 2) khóa VIII là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để sử dụng và phát huy cao nhất năng lực và cống hiến của đội ngũ cán bộ khoa học hiện có; mở rộng đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có đội ngũ tương xứng với nhiệm vụ thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu trọng tâm, có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có quy hoạch cụ thể về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ theo từng chức danh với các bậc học sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học. Đảm bảo tất cả cán bộ khoa học và công nghệ đều được đào tạo thấp nhất từ trung học trở lên. Hình thức đào tạo có thể tập trung, chuyên tu, tại chức chuyên ngành về khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.

- Tập trung bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ:

Nếu như trước đây người ta quan niệm rằng mỗi một người chỉ cần học một nghề, học một lần để rồi những tri thức, kỹ năng thu nhận được ở trường có thể làm việc suốt đời thì quan niệm đó đã không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của thế giới ngày nay. Các nhà khoa học giáo dục đã ước tính rằng chỉ khoảng 10% các tri thức của một con người cần trong toàn bộ cuộc đời được thu nhận từ nhà trường và tri thức đó sẽ bị “lão hóa” theo thời gian. Đó là chưa tính đến yếu tố khách quan do yêu cầu nhiệm vụ mà trong cuộc đời hoạt động của người cán bộ phải thay đổi .

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác KH thì nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lại rất cần thiết bởi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay phát triển như vũ bão và có sự cải tiến, thay đổi công nghệ liên tục, nếu không được cập nhật thông tin thường xuyên thì dễ bị lạc hậu và không theo kịp sự phát triển của

khoa học và công nghệ từ đó dẫn đến hạn chế trong hiệu quả công tác. Vì vậy bằng nhiều hình thức phải thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật thông tin cho cán bộ. Đồng thời cử cán bộ đi học các lớp chuyên sâu, có trình độ cao để có thể nghiên cứu, thiết kế, sản xuất… các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác.

- Đầu tƣ kinh phí cho công tác đào tạo:

Với những chính sách ưu tiên phát triển cán bộ nguồn với trình độ KH&CN đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nhà trường cần có một khoản kinh phí dành cho việc đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ. Đó là việc cử cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước để tiếp thu trình độ KH&CN tiên tiến để góp phần xây dựng trường

Vì vậy cần nhanh chóng cân đối và huy động các nguồn kinh phí để đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN. Cụ thể:

- Trong dự toán kinh phí đào tạo hàng năm, nhà trường cần dành một tỷ lệ tương xứng cho đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

- Trích một phần vốn đầu tư từ các chương trình, dự án theo một tỷ lệ nhất định để xây dựng quỹ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

- Mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các trường khác.

3.2.3.2. Chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ

- Tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp trong trƣờng:

Là những sinh viên có thành tích học tập tốt, bằng giỏi được giữ lại trường để đào tạo cán bộ nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho trường trong thời gian tới.

Hiện nay, sinh viên mới tốt nghiệp là nguồn nhân lực KH&CN rất quan trọng của trường.

tuyển-cử (sinh viên trúng tuyển điểm cao cử đi học các trường ngoài ngành) đào tạo đồng thời có chính sách thu hút tài năng trẻ.

- Huy động từ nhiều nguồn kinh phí ưu tiên cho công tác đào tạo trong đó chú trọng đào tạo nhân lực KH&CN đạt mức tương xứng với nhân lực khoa học nghiệp vụ.

- Điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ từ lĩnh vực khoa học nghiệp vụ trên cơ sở những phẩm chất, năng lực thực tiễn và xu hướng phát triển của cán bộ.

- Chủ động liên kết với các trường đại học ngoài ngành tổ chức đào tạo, đào tại lại, bồi dưỡng kiến thức khoa học cho cán bộ đang công tác tại trường, tránh tình trạng lạc hậu về tri thức và phải thuyên chuyển công tác khác.

- Hỗ trợ số mới tuyển dụng vào trƣờng:

Ngoài mức lương theo thang bậc lương do Nhà nước quy định, trong thời gian tập sự (khoảng 1 năm) nhà trường hỗ trợ cho cán bộ mới một khoản tiền vừa là sự động viên, vừa có giá trị giúp cán bộ mới đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu khi mới ra công tác. Hết thời gian tập sự, khoản trợ cấp này sẽ chấm dứt.

- Cải tiến công tác tuyển dụng:

Tiến hành phân công, phân cấp hợp lý, giảm bớt khâu thừa, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người được nghiên cứu tuyển dụng, rút ngắn thời gian nghiên cứu, rút ngắn sự đợi chờ giữa các khâu, trong trường hợp bình thường không quá 2 tháng kể từ ngày nhận đơn, phải trả lời chính thức cho đương sự biết quyết định của cơ quan chủ quản.

Trong lúc chờ đợi Nhà nước có những chính sách mới về tiền lương hay những quy định khác đối với đội ngũ khoa học kỹ thuật và công nghệ phù hợp với thực tế hiện nay, nhà trường cần vận dụng những quy định hiện hành, những khả năng có thể làm được để vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Đổi mới quan điểm về nguồn nhân lực:

Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực KHKT&CN điều trước tiên là phải đổi mới quan điểm về nguồn nhân lực. Không có con người là phương tiện mà con người phải là nền tảng, mục đích của sự phát triển. Từ điểm xuất phát này sẽ tránh được sự tùy tiện trong công tác cán bộ, trong bố trí và sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật. Chấm dứt tình trạng “vì người

xếp việc”, phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ yêu cầu cụ thể từng công

việc mà sắp xếp cán bộ. Việc bố trí và sử dụng cán bộ theo mục tiêu hoạt động của từng phòng, ban, khoa, trung tâm sẽ cho phép phát huy tài năng, sở trường, sở đoản của cán bộ. Nguyên tắc này vừa kích thích sự say mê, khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân vừa mang lại sức mạnh tổng hợp cho tập thể. Như vậy, việc tuyển chọn, bố trí và sử dụng nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phân công, phải dựa trên cơ sở tính hiệu quả, phải lấy hiệu quả làm thước đo khi đánh giá, sắp xếp, bố trí và luân chuyển cán bộ.

- Cần tạo môi trƣờng và điều kiện tốt thuận lợi cho cán bộ khoa học làm việc:

Có sự sắp xếp và tăng cường các phương tiện, các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thông tin tư liệu…cho các đơn vị khoa học kỹ thuật. Phát huy tư duy độc lập của mỗi cá nhân trong quá trình tiến tới nghiên cứu và tạo bầu không khí dân chủ phù hợp cho tư duy khoa học phát triển, nuôi dưỡng sự say mê khám phá và sáng tạo của mỗi cá nhân. Đảm bảo cho cán bộ khoa học kỹ thuật có điều kiện lựa chọn nơi làm việc đúng với ngành nghề, phù hợp với sở trường và nguyện vọng của từng người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc bố trí, phân công công tác phải hợp lý với nghề nghiệp, với năng lực, sở trường cũng là yếu tố quan trọng trong việc huy động trí tuệ của đội

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 61)