1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy định về công khai ngân sách tại việt nam

18 656 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 44,83 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI NGÂN SÁCH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM TIỀU LUẬN MÔN KẾ TOÁN CÔNG GVHD: Th.S. Phạm Quang Huy Họ và tên: Bùi Thị Thu Thảo Lớp: KTKT Ngày Khóa: K20 Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012 2 MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết khách quan của đề tài Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Do đó, ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, việc công khai tài chính ngân sách nhà nước ngày càng được quan tâm theo dõi. Việc nghiên cứu về các quy định công khai tài chính ngân sách nhà nước sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết hơn về nội dung, hình thức, và thời hạn công khai tài chính ngân sách. Qua đó, chúng ta có thể tìm được những tài liệu về công khai ngân sách để xem xét và đánh giá. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là nội dung các quy định về công khai tài chính ngân sách Nhà nước tại Việt Nam. Qua đó, đưa ra những đánh giá về các quy định này. Trong phạm vi tiểu luận này, không nghiên cứu tình hình thực tiễn áp dụng các quy định công khai tài chính ngân sách Nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: nội dung các quy định về công khai Ngân sách tại Việt Nam. − Phạm vi nghiên cứu: nội dung các quy định về công khai Ngân sách tại Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 11 năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh để giải quyết vấn đề trong mục tiêu nghiên cứu. 4 5. Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận gồm 3 chương:  Chương 1 – Tổng quan về công khai ngân sách tại Việt Nam  Chương 2 – Quy định về công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam  Chương 3 – Nhận xét và kết luận 5 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ CÔNG KHAI NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM 1.1. Một số định nghĩa Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước” 1 . Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. 1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. 1 Điều 1, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2002 6 Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. 1.2.1. Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. 1.2.2. Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. 7 Về mặt kinh tế Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thanh Về mặt xã hội Vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt. Về mặt thị trường Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp ngân sách Nhà nước góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. 1.3. Mục đích công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và 8 ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2 1.4. Nguyên tắc công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức quy định trong Quy chế này. Việc gửi các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành. 1.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam Đối tượng phải công khai tài chính gồm: các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp luật. Các đối tượng nói trên sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không công khai những tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước quy định tại Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 237/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong ngành tài chính, các tài liệu, số liệu thuộc bí mật của các ngành, địa phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công an. 1.6. Hình thức công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam 2 Điều 1, Quy chế công khai tài chính do Thủ Tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết Định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 (“Quyết định 192”) 9 Việc công khai tài chính ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức sau:  Công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị;  Phát hành ấn phẩm;  Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc niêm yết này phải được thực hiện ít nhất trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày niêm yết;  Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;  Đưa lên trang thông tin điện tử;  Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 10 CHƯƠNG 2 – CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM 2.1. Các quy định về công khai ngân sách tại Việt Nam Các quy định về công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam đang có hiệu lực hiện nay bao gồm: − Luật số 01/2002/QH11 về Ngân sách Nhà nước do Quốc Hội ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2002 − Quyết Định số 192/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân (“Quy chế công khai tài chính”) − Thông tư 03/2005/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính (“Thông tư 03”) − Thông tư 10/2005/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (“Thông tư 10”) − Thông tư 19/2005/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân (“Thông tư 19”) [...]... Hiện nay, các quy định về công khai tài chính ngân sách Nhà nước đã được ban hành khá đầy đủ và bao trùm các đối tượng của ngân sách Nhà nước Bên cạnh quy chế công khai tài chính quy định chung về công khai tài chính ngân sách Nhà nước (Quy chế công khai tài chính ban hành kèm theo Quy t định 192), mỗi đối tượng cụ thể đều có Thông tư hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức, thời hạn công khai tài chính... 17 Về mặt nội dung, các quy định về công khai tài chính ngân sách Nhà nước có quy định cụ thể và chi tiết về các nội dung cần công khai, hình thức công khai và thời hạn công khai Căn cứ vào những quy định này, các cơ quan ban ngành có liên quan có thể kịp thời thực hiện yêu cầu về công khai tài chính Bên cạnh đó, các cơ quan giám sát và nhân dân cũng có thể kịp thời nhận được thông tin về công khai. .. tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư (“Thông tư 56”) 2.2 Công khai tài chính đối với các cấp Ngân sách Nhà nước 2.2.1 Nội dung công khai tài chính Theo Điều 5, 6, Quy chế công khai tài chính và Thông tư 03, Các cấp Ngân sách Nhà nước cần phải công khai tài chính các số liệu dự toán, quy t toán ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương hàng năm; số liệu dự toán, quy t toán ngân sách của... công khai tài chính Dự toán, quy t toán ngân sách phải được công khai trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quy t định, phê chuẩn 2.3 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước 2.3.1.Nội dung công khai tài chính Theo Điều 8, 9, 10, 11, Quy chế công. .. VÀ KẾT LUẬN Luật ngân sách Nhà nước ra đời đầu tiên vào năm 1996 So với thời gian kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi mới từ năm 1986, thì 10 năm sau Luật ngân sách Nhà nước mới được ban hành Việc ban hành quy định về ngân sách Nhà nước rõ ràng là khá chậm so với sự phát triển kinh tế - xã hội Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay các quy định về ngân sách Nhà nước nói chung và công khai ngân sách Nhà nước nói... thông tin về công khai tài chính ngân sách Nhà nước 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật số 01/2002/QH11 về Ngân sách Nhà nước do Quốc Hội ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2002 2 Quy t Định số 192/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự... đơn vị dự toán ngân sách;  Ngân sách và kinh phí của các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; và  Việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 2.3.2.Hình thức công khai Việc công khai những nội dung này được thực hiện bằng các hình thức:  Thông báo bằng văn bản;  Niêm yết tại đơn vị;  Công bố trong hội nghị cán bộ, công chức của... hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính; − Thông tư 10/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; − Thông tư 19/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân. .. nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; − Thông tư 21 hướng dẫn thực hiện qui chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; và − Thông tư 29 hướng dẫn Quy chế công khai tài chính của doanh nghiệp nhà nước − Thông tư 56 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước... nghiệp 2.4.3.Thời hạn công khai tài chính Việc công khai tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm Thời điểm công khai tài chính chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch 2.5 Công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn từ các khoản đóng góp của các nhân, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật 2.5.1 Nội dung công khai tài chính Theo . chúng. 10 CHƯƠNG 2 – CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM 2.1. Các quy định về công khai ngân sách tại Việt Nam Các quy định về công khai tài chính ngân sách tại Việt Nam đang có hiệu. ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI NGÂN SÁCH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM TIỀU LUẬN MÔN KẾ TOÁN CÔNG GVHD: Th.S. Phạm Quang Huy Họ và tên:. Đối tượng nghiên cứu: nội dung các quy định về công khai Ngân sách tại Việt Nam. − Phạm vi nghiên cứu: nội dung các quy định về công khai Ngân sách tại Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 2000

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w