1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội học phan giới và phát triển

13 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 204,13 KB

Nội dung

Nhóm ……………………… I. Khái niệm 1. Khái niệm bạo hành “ Bạo Hành” đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự. Bạo hành là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói. Sự ngược đãi xãy đến cho tất cả chúng ta, không chừa một ai: đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em. Mục đích của kẻ bạo hành là gieo rắt sự sợ hãi để kiểm soát và sai khiến chúng ta. Bạo Lực đối với phụ nữ và trẻ em thường được đề cập đến như là bạo hành giới bởi vì tình trạng này bắt đầu một phần từ địa vị phụ thuộc của giới nữ trong xã hội.

Đề Tài Thảo Luận: Bạo Hành Giới Nhóm ……………………… I.Khái niệm 1. Khái niệm bạo hành “ Bạo Hành” đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự. Bạo hành là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói. Sự ngược đãi xãy đến cho tất cả chúng ta, không chừa một ai: đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em. Mục đích của kẻ bạo hành là gieo rắt sự sợ hãi để kiểm soát và sai khiến chúng ta. Bạo Lực đối với phụ nữ và trẻ em thường được đề cập đến như là bạo hành giới bởi vì tình trạng này bắt đầu một phần từ địa vị phụ thuộc của giới nữ trong xã hội. 2. Các khái niệm liên quan Năm 1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một bản trong đó định nghĩa thuật ngữ «bạo hành với phụ nữ» như sau : "Mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại , hoặc , kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia". Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình (khoản 2- Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Khái niệm bạo lực giới trong gia đình: Theo quan điểm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1993, bạo lực giới trong gia đỡnh đƣợc hiểu là: "Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất về thân thể, về tình dục, về tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động tương tự như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư đều được gọi là bạo lực trên cơ sở giới. Khái Niệm Bạo Hành Trẻ Em là trẻ em bị người khác sử dụng hành vi bạo lực thô bạo làm tổn thương thân thể và tinh thần nhừm trừng phạt, khuất phục trẻ tuân theo một việc làm nào đó. mặt khác bạo hành còn có các hành vi như sao nhãng, bỏ mặc không quan tâm. Bạo Hành Giới bao gồm bạo hành gia đình và bạo hành trẻ em, trong đó bạo hành gia đình chủ yếu là bạo hành phụ nữ . Bạo Hành Giới có 4 nhóm chính : - Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già. - Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em cũng được xếp vào loại này. - Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài - Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. II.Đặc Điểm Bạo Hành Giới . Mục đích của kẻ bạo hành là gieo rắt sự sợ hãi để kiểm soát và sai khiến chúng ta. Nếu bạn là người luôn cảm thấy cần phải có quyền hành trong gia đình và bạn tự chọn cách nắm giữ quyền hành bằng cách gieo rắt sự sợ hãi để kiểm soát để sai khiến những người thân thì bạn là một người bạo hành. Nếu bạn sống với một người hôn phối có cách hành xử như thế thì bạn là nạn nhân của sự bạo hành. Sự bạo hành có thể được biểu lộ bằng sự nắm giữ tiền bạc hoặc chuyện ái ân vợ chồng như là một cách sai khiến hay áp lực người khác làm theo ý mình. Mặt khác, một người hôn phối có quyền từ chối chuyện ăn nằm với người phối ngẫu nếu họ không cảm thấy thích thú. Sự tôn trọng lẫn nhau trong hôn nhân là một hình thức biểu lộ khác của tình thương giữa hai vợ chồng. Đối với con cái, chúng ta có thể biểu lộ sự bạo hành bằng sự ruồng rẫy, dè xẽn tình thương, hay giảm sút chuyện săn sóc dành cho chúng như là một vũ khí giúp chúng ta đạt được những điều chúng ta muốn làm. Nếu trong thời thơ ấu, chúng ta đã từng bị đánh đập, la mắng, bị cưỡng hiếp hoặc ép buộc làm những chuyện gì mà chúng ta không muốn thì chúng ta đã bị bạo hành. Một đứa trẻ bị bạo hành thường rất cộc cằn, cảm thấy cô đơn, hay xa lánh bạn bè, lơ là hoặc bỏ ngang việc học. Nếu chúng ta lớn lên trong một môi trường mà cha mẹ chúng ta thưòng gây gổ, la mắng nhau, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những người có khuynh hướng bạo hành đối với kẻ khác. Một người chồng/vợ mà dễ dàng sử dụng những lời la mắng, hay đánh đập người hôn phối hay con cái của mình những khi có chuyện gì bất đồng ý kiến trong gia đình có thể chính họ là nạn nhân của sự bạo hành trong quá khứ. Chúng ta thường lập lại những gì đã xãy đến cho chúng ta trong quá khứ trên chính những người thân của chúng ta ngày hôm nay. Biểu Hiện Hành Vi Bạo Hành Giới 1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; 2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; 4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; 5. Cưỡng ép quan hệ tình dục; 6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. 7. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. 8. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. 9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. III. Thực Trạng 1. Bạo Hành Gia Đình Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ. Và theo khảo sát của Hội Liên Hiệp phụ nữ năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% bạo lực về tình dục; 25% số gia đình có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. Bạo lực gia đình tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình. Làm cho nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân… Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, thì bạo lực gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%). Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân. Theo số liệu tại Tờ trình của Ban soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trước Quốc hội thì trong năm 2005 có 14% số vụ giết người có liên quan đến bạo lực gia đình (151/113 vụ người chết), trong đó 39 vụ chồng giết vợ, 8 vụ vợ giết chồng; 3 tháng đầu năm 2006; tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ). Báo cáo của một Sở Y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long về các bệnh nhân là nạn nhân hoặc có dấu hiệu là nạn nhân bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 cho thấy có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; hay ở một tỉnh Tây Nguyên có 3.944 bệnh nhân, trong đó 715 người tự tử với 27 người bị chết… Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vị bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01/01/2000 đến 31/12/2005 các toàn án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình, trong đó có 186.954 vụ ly hon do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Riêng năm 2005 có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%. Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân chính. - Nguyên nhân chủ quan 1. Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế 2. Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng. 3. Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu. 4. Tình trạng bạo hành gia đình có thể bắt đầu từ sự thiếu thời gian bên nhau, sự ít gắn bó và sự nghèo cảm thông. 5. Phụ nữ dồn hết thời gian vào việc chăm sóc sắc đẹp cho riêng mình - Nguyên nhân khách quan: 1. Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây nên nạn bạo hành trong gia đình. 2. Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ. 3. Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng hoa 4. Uống rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành gia đình. Con người có thể trở nên hung dữ sau khi uống rượu. Một số nam giới sau giờ làm việc lân la nơi quán xá đến say mèm mới về nhà. 5. Quen biết với một phụ nữ khác cũng là lý do khiến người chồng trở thành vũ phu. 6. Sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới khởi sinh từ tư tưởng trọng nam, khinh nữ cũng là một nguyên nhân. 7. Hôn nhân cưỡng ép từ việc cha mẹ gả bán con gái còn nhỏ của họ cũng là nguyên nhân đưa đến bạo hành gia đình. 8. Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi. Hậu Quả Bạo lực gia đình đem đến nhiều hậu quả nặng nề về cả thể xác và tinh thần đối với người phụ nữ về thể lực như bị thương, tàn tật vĩnh viễn, nặng nhất là tử vong. Thứ nhất: bạo lực gia đình cho dù ở bất kì hình thức nào cũng gây nguy hại đến sức khỏe và tinh thần đối với người khác. Làm tác động tiêu cực đến lực lượng lao động của xã hội đặc biệt là lao động nữ, từ đó làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình cũng như xã hội. Thứ hai: bạo lực gia đình làm gia tăng số người bị bệnh tật, từ đó đặt áp lực lên ngành y tế của đất nước. Làm sa sút việc học hành của con người, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. 1. Về mặt thể chất: Những nạn nhân bạo lực khi bị đánh đập thường để lại những hậu quả dễ phát hiện trên thân thể nhƣ những vết thâm tím trên mặt, trên người hay những sang chấn nghiêm trọng về xương, về các bộ phận trên cơ thể khiến đau đớn về mặt thể xác trong một thời gian dài, có thể bị tàn tật suốt đời hoặc nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. 2. Về mặt tinh thần: Ngoài việc gây đau đớn về mặt thể xác, những hành vi bạo lực còn để lại vết thương tinh thần hằn lên cuộc sống gia đình. Bởi không khí trong các gia đình xảy ra bạo lực thường căng thẳng, người vợ hoặc chồng luôn tỏ ra sợ sệt hoặc có thái độ chống đối, sẵn sàng tự vệ đối với nhau. Tình yêu trước kia giành cho nhau giờ đây trở thành sự khinh bỉ, ghê tởm. Những nạn nhân phải sống trong cảnh bạo lực luôn tỏ ra thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn. Nếu những vết thương đau đớn về mặt thể xác theo thời gian nó sẽ lành lặn và đi vào quên lãng thì nỗi đau tinh thần nó mãi đeo đẳng đến hết cuộc đời họ khi phải sống trong một gia đình ít tình yêu thương mà nhiều bạo lực. 3. Về mặt kinh tế: Điều đáng báo động các phí tổn về kinh tế do nạn bạo lực gây ra là rất lớn, thể hiện qua tình trạng nghèo khổ, học vấn thấp trong những gia đình xảy ra bạo lực. Đó là sự hạn chế năng lực, tính năng động và phát huy tiềm năng tham gia sản xuất và hoạt động xã hội, các chi phí do dịch vụ xã hội, y tế, hệ thống tòa án, cơ sở sử dụng lao động, thương tích về người và kể cả các đóng góp lao động tình nguyện cho các dịch vụ liên quan… Các phí tổn trực tiếp (dịch vụ hỗ trợ), gián tiếp (giảm hiệu quả làm việc). 4. Về mặt xã hội: Bạo lực trong gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội, vì gia đình là hạt nhân của xã hội. Khi bạo lực xảy ra đồng nghĩa với việc là các giá trị tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và lƣu truyền trong gia đình qua các thế hệ bị phá vỡ, chà đạp. Giải pháp để ngăn chặn hiện tượng bạo lực gia đình 1. Hạ nhiệt hành vi bạo lực. 2. Giúp đỡ thay đổi tâm tính. 3. Nhu cầu trợ giúp. 4. Trừng phạt bạo hành gia đình dùng luật pháp can thiệp giải quyết. Trường Hợp Điển Cứu Chiều 14/8, tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, người chồng cầm dao đâm chết vợ vì mâu thuẫn. Nạn nhân được xác định là chị Bùi Thị Mộng Ly (20 tuổi, ở xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), còn nghi phạm là Xa Văn Hiệp (28 tuổi, ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình), chồng nạn nhân. Ông Đinh N.A., người dân địa phương kể lại, vào thời điểm trên, ông đi đến quán tạp hóa mua đồ thì thấy 2 thanh niên chở Hiệp về nhà trên một chiếc xe máy. Sau đó, ông nghe tiếng kêu thất thanh, chạy ra đường, ông N.A. thấy Hiệp cầm con dao dính máu đi hiên ngang giữa đường, rồi được hai người bạn chở đi. Ông liền chạy về hướng nhà chị Ly thì phát hiện chị nằm gục trên vũng máu, cách nhà khoảng 50m. Theo người dân sống gần nhà nạn nhân cho biết họ nghe tiếng la hét, tiếng đuổi nhau. Họ chạy ra thì thấy Hiệp cầm dao phay đuổi theo chị Ly. Đang chạy, chị Ly vấp phải cành cây khô ngã xuống đất bị Hiệp đâm một nhát vào lưng rồi bỏ đi. Trong khi đó, gia đình nạn nhân cho biết, chị Ly và Hiệp cưới nhau hơn 1 năm nay. Hai người đã có 1 đứa con 7 tháng tuổi. Gia đình cũng cho biết, Hiệp thường xuyên rượu chè, cứ mỗi lần rượu vào là Hiệp trở chứng đánh đập vợ nên chị Ly phải bỏ về nhà mẹ đẻ sống hơn 1 tuần nay. Cách đây mấy ngày, Hiệp đến nhà mẹ vợ chửi bới, yêu cầu chị Ly bồng con về nhà nhưng chị Ly không chịu. Hiệp bỏ về và tuyên bố nếu chị Ly bước chân ra khỏi nhà, Hiệp sẽ giết chết. Trước khi gây ra án mạng này, Hiệp đã có tiền án về tội gây rối trật tự, đâm người trọng thương phải thụ án tù. Thời gian gần đây, không những đánh vợ mà Hiệp còn đánh cả gia đình. Cách đây hơn 1 tuần, Hiệp đã đánh mẹ đẻ của mình gãy tay phải nhập viện điều trị. 2. Thực Trạng Bạo Hành Trẻ Em Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đâydiễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụgây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một thời gian dài. Vụ Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ” đánh đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc, tống tiền không thành dẫn đến việc sát hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những nguời quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo. Đối tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, không phải chỉ có các nam sinh nóng nảy, thiếu kiềm chế, thâm chí nữ sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luậtkhiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. - Theo số lượng trường học và học sinh hiện này thì cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ học sinh đánh nhau. - Cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111 học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các hiện tượng, vụ việc: Học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, coi như là một “chiến tích” để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quãng Ngãi, An Giang ). Học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra chết người (năm học 2009- 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học). Trường Hợp Điển Cứu Bé trai 18 tháng bị người trông trẻ đánh chết. Mới đây nhất, dư luận lại một lần nữa bàng hoàng trước cái chết thương tâm của bé trai 18 tháng tuổi do chính người trông trẻ gây ra. Ngày 17/11/2013, Công an quận Thủ Đức, TP HCM bắt giữ Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, ngụ Cần Thơ) để điều tra hành vi Giết người. Nạn nhân là cháu Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi), con của vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) và anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định). Theo cơ quan điều tra, Nhờ ở nhà trọ trông con nhỏ 2 tuổi 4 tháng trước khi nhận giữ cháu Long cho vợ chồng chị Huyền với giá 1,5 triệu mỗi tháng. Sáng 16/11, thấy Long khóc không chịu ăn cơm, Nhờ bế cháu bé lên dọa nhưng tuột tay làm bé té xuống nền nhà. Thấy bé khóc thét, Nhờ lại dùng chân đạp mạnh lên ngực và bụng cháu. Cô ta bỏ đi vệ sinh và hơn 20 phút quay ra thì thấy cháu bé nằm bất động dưới nền nhà nên nhờ người chở đi cấp cứu nhưng Long đã tử vong. Khám nghiệm tử thi, công an xác định đầu, mặt, cổ, ngực cháu bé bị bầm tụ máu dưới da; màng sụn thanh khí quản bị sưng; khoang màng phổi có máu, dập phổi; rách, bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ quanh gan; rách gan… Vợ chồng chị Huyền đã đưa cậu con trai đầu lòng đi hỏa táng và mang tro cốt vào chùa. Suốt gần 2 ngày qua, người mẹ trẻ đau đớn, kiệt sức trước cái chết thảm của con. "Tôi chỉ muốn biết con tôi vì sao mà chết", chị Huyền ôm mặt khóc tức tưởi. Vợ chồng chị cho hay, gửi con cho Nhờ vì nghĩ cô là hàng xóm và có con nhỏ, thời gian gửi sẽ muộn hơn nhà trẻ. "Đôi lần đi đón con về, tôi thấy trên mặt cháu bầm tím, hỏi thì cô ta nói do cháu nghịch nước nên bị té. Tôi không ngờ cô ta lại hành hạ cháu như vậy". Hay mới đây nhất là vụ Bảo Mẫu cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh do Lê Thị Đông Phương làm chủ thường xuyên xảy ra cảnh Phương và người làm thuê có hành vi bạo hành tàn ác với những cháu bé được gởi tại đây. Ngày 15/1, ông Lê Văn Chiến, Chánh văn phòng UBND quận Thủ Đức cho biết, vào 8h ngày 20/1, Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức sẽ tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm đối với 2 bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý về tội “Hành hạ người khác” theo điểm a, b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lê Thị Đông Phương (trái) và Nguyễn Lê Thiên Lý sẽ bị truy tố về tội "Hành hạ người khác" với mức án từ 1 đến 3 năm tù. Trước đó, một người dân phát hiện tại điểm giữ trẻ Phương Anh (trên đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) do Lê Thị Đông Phương làm chủ thường xuyên xảy ra cảnh Phương và người làm thuê có hành vi bạo hành tàn ác với những cháu bé được gởi tại đây nên đã dùng máy ĐTDĐ quay lại và tố cáo đến Công an. Sau đó đoạn clip cũng xuất hiện trên thông tin đại chúng khiến dư luận vô cùng bức xúc trước hành vi mất nhân tính của 2 đối tượng. Từ những bằng chứng rõ ràng và thừa nhận hành vi của Đông Phương và Thiên Lý, ngày 17/12/2013, cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp cả 2 để điều tra hành vi “Hành hạ người khác”. Nguyên Nhân . - Vụ bạo hành trẻ mầm non ở Thủ Đức: Nguyên nhân sâu xa là thiếu chỗ cho người dân gửi trẻ. - Gia đình và xã hội không có đủ thời gian quan tâm. Khi những vụ việc bạo hành xảy ra, họ phụ huynh quay ra đổ hết trách nhiệm cho cô giáo, cho nhà trường và cho các cơ quan quản lý. Và họ cho rằng mình chỉ là nạn nhân đáng thương của sự mất nhân tính của các cô giáo, của sự quản lý thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng. - Chưa có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ. - Bạo hành trẻ xảy ra ở các trường tư thục. - Sự buông lỏng quản lý. Việc cấp phép các trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân lẫn quản lý các hoạt động của các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua. - Việc đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có vấn đề. - Xuất phát từ tâm lý lạc hậu vẫn còn tồn tại trong không ít người lớn “ Yêu cho roi cho vọt”. - Do điều kiện kinh tế xã hội, do áp lực mưu sinh nên nhiều bậc phụ huynh phó mặc con cái cho các cơ sở nuôi dạy. - Trẻ em chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực khiến các trẻ em có thể đi đến niềm tin rằng, bạo lực là phương thức hữu lý để giải quyết xung đột giữa con người với nhau. Các cậu bé trai học hỏi rằng, phụ nữ không có giá trị đáng tôn trọng, và chúng thấy bạo lực hướng trực tiếp vào phụ nữ thì càng dễ lạm dụng phụ nữ khi lớn lên. Các bé gái diện kiến bạo lực gia đình ở trong chính nhà mình thì về sau dễ trở thành nạn nhân của chồng. Hậu Quả của Việc Bạo Hành Trẻ Em - Một đứa trẻ đã từng bị bạo hành (hay chứng kiến cảnh bạo hành) thường tỏ ra giận dữ, gắt gỏng, buồn chán, ăn ngủ bất thường hoặc hay bị ám ảnh là sẽ bị bỏ rơi. Những nạn nhân của sự bạo hành thường bị những triệu chứng của sự Rối Loạn Và Căng Thẳng Hậu Chấn Thương như: * Căng thẳng thường xuyên. * Giận dữ vô cớ. * Bị ám ảnh bởi khung cảnh của biến cố gây nên sự chấn thương. * Hay bị ác mộng. * Đè nén tình cảm. * Ngủ không yên. * Cảm thấy tội lỗi, chán chường. * Chứng lơ đãng. * Tránh né những gì có thể làm gợi lại biến cố gây chấn thương. Những gia đình có bạo hành thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Trẻ em gái thường tỏ ra rất mặc cảm trước mặt mọi người, không thích giao tiếp, hoặc không dám kết thân với người khác, thiếu tự tin trong cuộc sống, và luôn có tư tưởng bỏ học. Nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài, các em sẽ dần rơi vào trạng thái lãnh cảm. Nếu nạn nhân là trẻ em trai thì em có thể trở nên ương bướng, khó bảo, dễ gây gổ với người khác, học hành kém và rất nhiều em đã trở nên hư hỏng. Việc cam chịu sự yếm thế lâu ngày là nguyên nhân khởi phát bịnh trầm cảm nơi một số phụ nữ. Những trẻ gái nếu phải sống trong một môi trường bạo lực, khi trưởng thành sẽ khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và họ thường gặp trắc trở trong hôn nhân. Họ có niềm hoài nghi quá mức đối với người phối ngẫu vì những lý do bắt nguồn từ việc chứng kiến các hành vi bạo lực giữa cha mẹ hoặc đã xảy ra cho chính bản thân. Ngược lại, các trẻ trai, trong tương lai có thể bắt chước những hành vi bạo lực đối với những người vợ. Ngoài ra, do những ảnh hưởng của sự bạo hành, cha mẹ đã dần dần đẩy con cái vào các trường hợp chống đối, chúng dễ có những hành vi bất kính và bất hiếu. 3. Trẻ em bị xâm hại tình dục Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và hết sức phức tạp. Theo Tổng cục Cảnh sát, trung bình hàng năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Điều đáng nói là hầu hết đối tượng thực hiện hành vi đồi bại là những người “trong nhà” như bố dượng, bác, chú, thậm chí là anh em, bố đẻ. Đặc biệt hơn là có rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em nhưng nạn nhân không tố cáo. [...]... người 1 Đưa công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào trong chương trình công tác của Đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các ban, ngành của địa phương 2 Thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình theo tinh thần Công văn số 1316 của Bộ văn hóa thông tin du lịch và Hướng dẫn số 932 của Sở văn hóa thông tin du lịch về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình cấp huyện, xã trên địa... kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong PCBLGĐ 7 Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình 8 Phát huy... đình vào trong quy ước ấp, khu phố văn hoá 4 Hy vọng rằng các đề xuất nêu trên sẽ góp phần duy trì, giữ vững các tiêu chí gia đình văn hoá góp phần tích cực và tạo tiền đề xây dựng xã văn hoá nông thôn mới, xã nông thôn mới và huyện, thành phố văn hoá của tỉnh nhà đi vào trọng tâm của Nghị quyết các cấp 5 Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới. .. thể trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới 16 Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân 17 Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch công tác Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực... không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa 11 Phải xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ theo đúng quy định của Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình 12 Thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành 13 Đây... không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; 9 Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình,... miền và ở các nhóm đối tượng đã trở thành vấn nạn của toàn cầu, không chỉ riêng ở một quốc gia nào Ðó là điều không bình thường trong xã hội đương đại vốn có truyền thống bảo vệ nhân quyền và đề cao bình đẳng giới Để giải quyết bạo hành gia đình, vấn đề đạo đức cần được đặt ra như một trọng trách đối với các thành viên của mỗi gia đình Đầu tiên là cha mẹ, những người phải có trách nhiệm đạo đức và dạy... trọng đến sự phát triển của trẻ Các em dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể mất khả năng sinh sản Điều nguy hiểm là nhiều trường hợp thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người Nếu không may mang thai, các em còn phải nghỉ học giữa chừng với gánh nặng trở thành bà mẹ “bất đắc dĩ” IV Biện pháp phòng, chống bạo hành giới Điều 110... quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp 14 Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình,... năm mới báo công an Đối với những vụ án như thế này, chứng cứ là hết sức quan trọng để làm căn cứ giải quyết vụ án theo pháp luật và truy tố đối tượng nhưng nhiều gia đình không đưa ra được chứng cứ vì thời gian quá lâu đã khiến cho tội phạm không bị trừng phạt Nguyên Nhân - Tâm lý ngại tố cáo( xấu hổ, sợ ảnh hưởng đến thanh danh, gia đình, sự nghiệp, hạnh phúc tương lai của con - Sự phát triển của một

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w