Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
2,38 MB
Nội dung
Kính chào các thầy giáo và các bạn! Môn: Văn học Trung đại Đề tài: Vấn đề đạo lí và triết lí trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thực hiện:Nhóm 8 Bài thuyết trình I.Thời đại và tác giả: 1.Bối cảnh xã hội Thế kỉ XVII nhà Lê suy yếu dần, xuất hiện nhiều ông vua quỷ,vua lợn như vua Lê Uy Mục (1505-1509), vua Lê Tương Dực (1509-1516)…ham mê tửu sắc, hung tàn bạo ngược. Năm 1527,Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Một số triều thần nhà Lê không chịu theo nhà Mạc, liền đứng lên khởi nghĩa âm mưu khôi phục nhà Lê, vì vậy đất nước bị chia cắt Bắc –Nam Nhà Lê do Nguyễn Kim chịu trách nhiệm trùng hưng,sau bị Trịnh Kiểm là con rể cướp binh quyền,nhà Trịnh lấy danh nghĩa vua Lê đem quân dánh nhà Mạc ,chiến tranh Trịnh Mạc kéo dài 17 năm cuối cùng nhà Trịnh diệt được nhà Mạc. Con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng sợ anh rể là Trịnh Kiểm giết chết, xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau tự xưng là chúa Nguyễn. Từ 1627- 1673,hai họ Trịnh –Nguyễn giao chiến bốn lần lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước . Đến khi Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa tiêu diệt hai họ Trinh Nguyễn và lật đổ nhà Lê lập ra nhà Tây Sơn thì chiến tranh mới chấm dứt, thống nhất đất nước nhân dân mới được sống cảnh thanh bình. 2.Tác giả : Thế kỉ XVI có nhiều tác gia lớn như : Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Hà Nhậm Đại, Phùng Khắc Khoan,… Trong số đó nổi bật lên tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm với số lượng tác phẩm đồ sộ. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người tỉnh Hải Dương, ông sinh trong một gia đình nho học bình dân. Thân sinh ông là Nguyễn Văn Định nổi tiếng hay chữ. Thuở nhỏ ông được cha dạy chữ, lớn lên theo học thầy là bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lương Đắc Bằng là người am hiểu lí học âm dương, thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng hơn người nên đã truyền dạy cho. Vì vậy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người am hiểu lí học âm dương, thông hiểu mọi sự thịnh suy ở đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại một tập thơ chữ Hán ( Bạch Vân am thi tập) một tập thơ chữ Nôm ( Bạch Vân quốc ngữ thi tập),ngoài ra còn có 3 bài kí (Trung Tân quán bi kí, quá kim hải môn kí, Thạch bích kí ) và một bài phú Trung Tân quán ngụ hứng. II.Vấn đề đạo lí và triết lí trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lí : Sống trong thời đại loạn lạc, nên ngay từ khi còn làm quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nhiều bài thơ phê phán chiến tranh phi nghĩa nhằm xâu xé, tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến : Thái hòa vũ trụ bất Ngu,Chu, Hỗn chiến giao tranh tiếu lưỡng thù. (Cảnh tượng xã hội chẳng được thái bình như đời Ngu,đời Chu Đáng cười thay cho hai kẻ thù đánh lẫn nhau) Điều đó chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tự vươn mình lên cao hơn so với nhũng nhà nho cùng thời để nhận thấy hiện thực đất nước, để nhìn nhận chiến tranh mà các tập đoàn gây ra là phi nghĩa đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.Vì thế mà ông cất tiếng cười nhạo bọn chúng . Chính vì chứng kiến cảnh xâu xé quyền lực giưã các tập đoàn phong kiến nên Nguyễn Bỉnh Khiêm chán nản từ quê về ở ẩn. Sống ở am Bạch Vân, giữa chốn thanh bình,ông có thời gian để ngẫm nghĩ về thế sự, nhân tình và phát hiện ra những quy luật vận động bên trong của đời sống. Vận dụng vốn hiểu biết về âm dương,bát quái, ngũ hành ông phát hiện ra quy luật vận động nội tại của sự sống : Tái nhất âm hề phục nhất dương, Tuần hoàn vãng phục lí chi thường (Trở lại một âm thì có một dương ẩn phục Tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường ) Ông nhìn thấy vũ trụ rộng lớn có sự tồn tại và hài hòa giữa âm và dương, từ đó phát hiện ra quy luật “ tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường “. Chính vì thế ông nghiệm sinh lẽ đời dưới con mắt một triết nhân: Vinh nhục một cơ hằng đắp đổi, Ăt là từng thấy một hai phen. (Thơ Nôm, bài39) Hay: Thế sự tuần hoàn đắp đổi, Từng xem thua được một hai phen. (Thơ Nôm, bài 44) Vinh-nhục, thắng thua bù trừ lẫn nhau, đó là lẽ thường.Nhận thấy cái lẽ thường ấy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đứng cao và xem xét mọi vật để nghiệm về nó, phát hiện ra quy luật bên trong nó. Khi suy ngẫm về cuộc đời ông phát hiện ra những sự đổi thay to lớn của thời cuộc, thấy được sự đảo lộn của các giá trị truyền thống : Thế gian biến đổi vũng nên đồi, Mặn, lạt, chua, cay, lẫn ngọt bùi. Còn bạc, còn tiền còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Thơ Nôm, bài 71) Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận ra tất cả những giá trị đạo đức trước kia không còn nữa, mà chỉ còn lại đồng tiền với quyền lực vạn năng chi phối tất cả :”Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.” Trước sự thay đổi, xáo trộn như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn biết làm gì hơn là cất tiếng than: Ở thế mới hay người bạc ác, Gìau thì tìm đến khó thì lui (Thơ Nôm, bài 71) Tiếng than ấy chứa đựng cả nỗi đau đời, nỗi bất lực của một nhà nho thanh bạch. Sự bất lực ấy còn thể hiện rõ nét hơn trong bài thơ sau: Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời. Trước đến tay không, nào thốt hỏi Sau vào gánh nặng, lại vui cười. Anh anh, chú chú,cười hơ hải, Rượu rượu, chè chè,thết tả tơi. Người của, lấy cân ta tự nhắc , Mới hay rằng của nặng hơn người. (Thơ Nôm, bài 74) [...]... tính triết lí rất cao Đọc thơ ông ta phát hiện được một Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà thơ, một Nguyễn Bỉnh Khiêm – triết nhân 2.Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo lí Thế kỉ XVI là giai đoạn loạn lạc nhất trong lich sử nước ta, các tập đoàn phong kiến ra sức tranh giành quyền lực nên chiến tranh xảy ra liên miên Sống trong bối cảnh như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận mắt chứng kiến được cảnh loạn lạc của đất... với ông chỉ là hư vô,ông hướng đến cái nhàn tản,nhìn thấy được cái lẽ tự nhiên Với Nguyễn Bỉnh Khiêm có là không,không là có,vậy làm gì phải khó nhọc đua tranh!Tư tưởng vô thường của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc bấy giờ không mang màu sắc tiêu cực mà màu sắc tích cực, đó là sự phản đối của ông với xã hội Có khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chê trách sự gian xảo ở đời bằng cách nói đến sự vụng dại của mình: “Ta dại ta... thương dân nhưng lại bất lực của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản, Đắc quốc ưng tri tại đắc dân.” (Từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc, Được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân.) Tư tưởng thân dân của ông rất gần với Nguyễn Trãi xưa kia: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình ngô đại cáo) Tuy nhiên,cũng như các nhà Nho dưới chế độ phong kiến ,Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không thoát ra khỏi tư... Nôm, bài 29) Có được cái nhìn chân thực như vậy lạ kết quả của việc trải nghiệm quan trường trong tám năm cuả Nguyễn Bỉnh Khiêm Thế sự đổi thay, quan trường trở thành chiến trận, cái đạo Nho gia bây giờ sao khó tìm đến thế Lời than của ông nghe chua xót và bất lực xiết bao Tóm lại thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lí, bởi đó là sự chiêm nghiệm của ông trong bao nhiêu năm quan sát cuộc đời Ông khái... còn ước Ưóc một tôi hiền chúa thánh minh “ (Thơ Nôm,bài 26) Dù có tư tưởng tiến bộ, có chí lớn giúp dân,giúp nước,nhưng thời đại loạn lạc nên Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể thực hiện được chí lớn của mình Bất lực trước thời thế,chán cảnh thành thị xum xoe ,Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về ở ẩn để rồi sớm hôm “Một mai,một cuốc,một cần câu” (Nhàn) Ông vui thú điền viên,sống cuộc đời dân dã.Sau khi về ở ẩn ông dùng... của mình để truyền thụ đạo lí,răn dạy cảnh tỉnh người đời.Vì thế thơ ông mang tính đạo lí sâu sắc Ngoài ảnh hưởng của Nho giáo ,Nguyễn Bỉnh Khiêm còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo.Quan niệm chúng sinh bình đẳng,quan niệm luân hồi thấm vào mạch tư tưởng của ông.Thế nên Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy được những cảnh trái ngược trong cuộc sống: Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời Trước đến... lòng mà thốt lên:”có của thì hơn hết mọi lời”.Người giàu thì được chào hỏi ,còn người nghèo thì không.Dựng lên cảnh đối lập ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đả kích mạnh mẽ vào sự suy vi của đạo đức xã hội bấy giờ Cái sự đời bạc bẽo coi trọng tiền bạc, danh phận ấy còn được Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh sinh động qua nhiều bài thơ khác: “Gìau: trọng,sang:yêu,khó: chẳng vì Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ, Mỡ bùi,mật... Nhìn thực trạng ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm chua xót mà thốt lên: “Người của lấy cân ta thử nhắc Mới hay rằng của nặng hơn người.” (Thơ Nôm ,bài 74) Tác giả đem hai đối tượng “người “ (tình) “của” (tiền), đặt lên bàn cân xem thử ra sao để rồi cái sự thật “của nặng hơn người” làm tác giả đau đớn quá mà nở một nụ cười trào lộng, đó là nụ cười “cười ra nước mắt” Với những vần thơ này Nguyễn BỉnhKhiêm là người đầu... ấy cho thấy sức mạnh ghê gớm của đồng tiền,nó làm đảo lộn tất cả mọi đạo lí .Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ mới thấy được sự trái ngược trong xã hội mà “ chưa thấy được thực chất của những hiện tượng đạo lí suy đồi “(Đinh Gia Khánh) tuy thế đó cũng đã là điều đáng quý trọng ở thơ ông.Bởi thấy được sự suy vi về đạo đức nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lên tiếng khuyên nhủ người đời không nên tranh đua lẫn nhau: “Người... tụy tư vi thậm” Nêu ra cảnh khổ cực của dân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phê phán,vạch mặt bản chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh thời bấy giờ.Ông đặt ra câu hỏi mang tính chất phiếm chỉ:” Không biết chúng vì ai”? nhưng trong câu hỏi ấy ngầm lên án bọn vua quan tham tàn thời bấy giờ Vì tận mắt chứng kiến và chia sẻ cuộc sống lầm than cuả dân nên Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn hướng về nhân dân,có tư tưởng . nhiều tác gia lớn như : Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Hà Nhậm Đại, Phùng Khắc Khoan,… Trong số đó nổi bật lên tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm với số lượng tác phẩm đồ sộ. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên. và triết lí trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lí : Sống trong thời đại loạn lạc, nên ngay từ khi còn làm quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nhiều bài thơ. triết lí rất cao. Đọc thơ ông ta phát hiện được một Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà thơ, một Nguyễn Bỉnh Khiêm – triết nhân. 2.Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo lí Thế kỉ XVI là giai đoạn loạn lạc