Tóm lại,thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo lí. Đó là cái đạo tam cương ngũ thường của Nho
gia, là cái đạo luân hồi của nhà Phật,là cái đạo vô vi của đạo gia.Sự kết hợp ba tư tưởng ấy tạo cho thơ ông màu đạo lý thâm thúy,nhưng chủ yếu thơ ông đậm màu đạo lý Nho gia vì ông là
một nhà Nho xuất sắc của thời đại nên tư tưởng mang đậm chất Nho gia là lẽ đương nhiên.Tuy nhiên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới chỉ thấy
được swjsuy đồi của đạo đức chứ chưa phát hiện được nguyên nhân của sự suy đồi đó
. Ông vẫn hy vọng vào chế độ phong kiến, vẫn răn dạy mọi người trung với vua,vẫn mong một minh quân để thờ… đây là sự hạn chế về mặt tư tưởng của các nhà Nho chưa thể vượt qua
được.
III.Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng chất triết lí về thế sự,cuộc đời con người nhưng không khô khan. Lời thơ cô đúc như là châm ngôn để làm nổi bật triết lí về cái nhân,thói đời đen bạc,mang tính giáo hóa,giáo huấn .
Ngôn ngữ giản dị,mộc mạc, nhà thơ hay dùng ngụ ngôn,ẩn dụ cho nên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm gần với ca dao, tục ngữ,thành ngữ .
Hơn thế,câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít gò bó niêm luật,đặc biệt là thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được thơ Nôm Nguyễn Trãi. Cũng sử dụng thể thất ngôn xen lục ngôn, nhưng những câu thơ lục
ngôn xuất hiện với tần số nhiều,ngắt cách nhịp, niêm luật không gò bó như thơ luật Đường mà phóng
khoáng,cởi mở.nhuần nhị,trong sáng, gần như ngôn ngữ hiện đại chứ không dùng từ cổ nhưu thơ Nguyễn Trãi
Bỉnh Khiêm,Vũ Khâm Lăng đã đánh giá cao
những đóng góp lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Đại Việt sử loại tạp lục,ông viết :”Trăm năm về trước, trăm năm về sau không ai
hơn….tuy ở nhà 44 năm mà lòng không ngày nào quên đời”. Còn Phan Huy Chú thì lại đánh giá rất cao ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm , ông cho rằng ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giản dị,sâu sắc mà lại đủ ý : Văn chương của ông xuất ở tự nhiên , nói gì thành văn, không
cần gọt giũa,giản dị mà đủ ý, thanh đạm mà có vị.
Nhóm 8:
Nguyễn Thị Thu Huyền Hồ Thị Niềm
Đặng Thị Thiên
Nguyễn Thị Linh Dung Võ Thị Oanh
Phan Thị Nga