de tai NCKHSPUD MON HOA HOC

30 363 2
de tai NCKHSPUD MON HOA HOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Trang Tóm tắt 2 Giới thiệu 3 Phương pháp 4 Phân tích dữ liệu và kết quả 7 Bàn luận 8 Kết luận – khuyến nghị 9 Tài liệu tham khảo 10 Kế hoạch bài học 11 Đề kiểm tra trước tác động 19 Đáp án bài kiểm tra trước tác động 20 Đề kiểm tra sau tác động 21 Đáp án bài kiểm tra sau tác động 23 Bảng điểm lớp thực nghiệm 24 Bảng điểm lớp đối chứng 25 Hình ảnh minh họa 26 Mô tả dữ liệu 27 So sánh dữ liệu 29 Liên hệ dữ liệu 31 1 Tóm tắt Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu hàng đầu mà ngành giáo dục đang vận động và tổ chức thực hiện. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò nhằm thông qua đó mà học sinh lĩnh hội kiến thức được tốt hơn. Với môn Hóa học ở trường THCS tuy chương trình học chỉ bắt đầu từ lớp 8 nhưng các em tiếp thu kiến thức còn gặp phải nhiều khó khăn do đó còn nhiều em học tập đạt kết quả chưa cao, thậm chí có em học rồi vẫn không biết gì. Qua thời gian giảng, dạy tôi nhận thấy các em thường lúng túng trong việc viết phương trình phản ứng hóa học và làm các bài toán tính theo phương trình, cho nên mỗi lần làm kiểm tra các em thường ít đạt điểm tối đa ở các dạng bài tập này, trong khi đó các dạng bài tập này là những dạng bài tập trọng tâm, cơ bản nhất của môn Hóa học nói chung và Hóa học lớp 8 nói riêng. Là giáo viên giảng dạy Hóa học trong nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở về vấn đề này và luôn tìm mọi biện pháp để giúp các em học tốt môn Hóa học hơn, đặc biệt là giúp các em có khả năng viết công thức Hóa học, viết phương trình Hóa học và làm được các dạng bài tập tính toán qua phương trình. Qua một thời gian nghiên cứu, với phương pháp là cho các em học tập có mang theo bảng phụ trong các giờ học Hóa học để các em vừa học, vừa thảo luận nhóm, nhằm giúp cho việc tiếp thu bài học vừa sâu vừa nhớ lâu hơn và đó cũng chính là một trong những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới hiện nay. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên nhưng có sự tương đương về trình độ ở hai lớp 8 ở trường THCS Minh Thạnh. Lớp 8a2 là lớp thực nghiệm và lớp 8a3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 24 – 29 (hóa học 8, nội dung thuộc chương : oxi – không khí). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8.0; điểm bài kiểm tra tương tự của lớp đối chứng là 6.5. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p <0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối 2 chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng bảng phụ để học sinh học theo nhóm trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thạnh. Giới thiệu Qua khảo sát trước tác động khi dạy bằng phương pháp cơ bản như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề… Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng chưa sâu sắc về cách làm bài tập, do đó việc nhớ và vận dụng làm bài tập Hóa học đạt hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác nhau, giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc, nếu các em không được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng giải quyết vấn đề, không làm bài tập. Học sinh tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, sao nhãng việc học, thậm chí có em ngủ gật trong lớp. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và thi học kì, cuối cùng là mất đi hứng thú với môn Hóa học. Để thay đổi hiện trạng trên, tôi tiến hành lồng ghép việc dạy học theo phương pháp truyền thống và dạy học theo phương pháp đổi mới là tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm có sử dụng bảng phụ và xem đó như là biện pháp tác động chính để học sinh nắm vững kiến thức về hóa học. -Giải pháp thay thế: Sử dụng bảng phụ trong mỗi tiết học để giải quyết các dạng bài tập Hóa học cho tất cả học sinh khi dạy chương “Oxi – Không khí” ở lớp 8. Giáo viên cho các em thảo luận nhóm, làm các dạng bài tập sau đó trình bày kết quả tìm được qua bảng phụ, các nhóm đối chiếu kết quả và nhận xét lẫn nhau, rút ra được kinh nghiệm khi làm bài tập từ đó khắc sâu được kiến thức. -Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” có làm tăng kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 8 không? 3 -Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” có làm tăng kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thạnh. Phương pháp a.Khách thể nghiên cứu: Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai lớp 8 ở trường THCS Minh Thạnh. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có giới tính, thành phần dân tộc cụ thể như sau: Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh 2 lớp 8 ở Trường THCS Minh Thạnh. LỚP Số học sinh các lớp Dân tôc Tồng số Nam Nữ Kinh Khơ me 8A2 33 14 19 32 1 8A3 35 22 13 35 0 -Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động trong học tập. -Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. Nhìn chung hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về học lực. b.Thiết kế: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8a2 là nhóm thực nghiệm và lớp 8a3 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn hóa học làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. 4 Bảng 2: Kết quả kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6.8 7.1 P= 0.535 P=0.535 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Tôi lựa chọn thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2): Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Dạy học có sử dụng bảng phụ 03 Đối chứng 02 Dạy học không có sử dụng bảng phụ 04 Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. c/Quy trình nghiên cứu Tôi tiến hành dạy lớp đối chứng theo phương pháp truyền thống, thiết kế bài học không sử dụng bảng phụ để học theo nhóm và làm bài tập theo nhóm. Lớp thực nghiệm tôi vừa dạy theo phương pháp truyền thống, vừa kết hợp cho các em sử dụng bảng phụ để học theo nhóm và làm bài tập theo nhóm. *Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian dạy thực nghiệm vẫn tuân theo phân phối chương trình và theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm Tuần Thứ ngày Tiết theo PPCT Tên bài dạy 5 20 2/01/2013 39 Tính chất của oxi 3/01/2013 40 Tính chất của oxi (tt) 21 9/01/2013 41 Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi 11/01/2013 42 Oxit 22 15/01/2013 43 Điều chế khí oxi, phản ứng phân hủy 16/01/2013 44 Không khí – sự cháy 23 22/01/2013 45 Không khí – sự cháy (tt) 23/01/2013 46 Bài luyện tập 5 d/ Đo lường : Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn hóa học 8, đã được tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường xét duyệt. Bài kiểm tra sau tác động là bài là bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong chương “oxi - không khí” cũng được tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường xét duyệt. Bài kiểm tra sau tác động có 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, đúng sai, câu điền khuyết và 3 câu hỏi tự luận. *Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài trên, tôi tiến hành kiểm tra một tiết (nội dung kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục). Bài kiểm tra được tiến hành kiểm tra tập trung, sau khi kiểm tra xong nộp về nhà trường để cắt phách. Sau đó bài kiểm tra được tiến hành chấm chéo theo đáp án đã xây dựng và do ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên dạy hóa khối khác chấm. Phân tích dữ liệu và kết quả Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 6.5 8.0 Độ lệch chuẩn 1.82 1.67 Giá trị p của T-Test 0.00052 6 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.82 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.00052 , cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bảng phụ đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là trung bình. Giả thuyết của đề tài: “Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” làm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thạnh” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 7 Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8.0, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6.5. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.5; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.82. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0.00052 < 0.005. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. *Hạn chế: Với việc sử dụng bảng phụ để học sinh học tập theo nhóm là một biện pháp rất tốt, nhưng điểm hạn chế ở phương pháp này là mất thời gian khi thảo luận và đôi khi các em thảo luận còn làm ồn, ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải biết cách điều khiển các em học tập tích cực để đạt hiệu quả cao và phải biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí phù hợp với nội dung bài học. Kết luận và khuyến nghị *Kết luận: Việc sử dụng bảng phụ cho các nhóm học sinh khi học các bài thuộc chương “Oxi – Không khí” môn Hóa học lớp 8 trường THCS Minh Thạnh đã góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. *Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang bị bàn, ghế đầy đủ cho học sinh để các em học tập đạt hiệu quả. 8 Đối với giáo viên cần không ngừng tự học tập và rèn luyện để nâng cao tay nghề, ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy mới phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở. 2. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường (Phan Trọng Ngọ). 3. Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả (Trịnh Văn Biều) 9 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 20 Tiết 39 Ngày soạn: 31/12/2012 Ngày dạy: 2/01/2013 TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 1) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Biết được :  Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.  Tính chất hoá học của Oxi: Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao : tác dụng với hầu hết kim loại ( Fe, Cu…) , nhiều phi kim ( S, 10 [...]... liệu thơ ( Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục ) 10 Trình bày báo cáo - Văn bản viết( cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp - Báo cáo kết quả trước hội đồng ( Rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục) Tổng cộng 35 5 100 đ Đánh giá Tốt ( 86- 100) Khá ( 70- 85 ) Đạt ( 50- 69) Khơng đạt ( . hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở. 2. Dạy học và phương pháp dạy học trong. 9/01/2013 SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI 12 A. Mục tiêu: 1.Kiến thức :  Sự oxi hoa là sự tác dụng của oxi với một chất khác .  Khái niệm phản ứng hoá hợp.  Ứùng dụng của oxi. phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1. - Đi : nghĩa là 2. - Tri : nghĩa là 3. - Tetra : nghĩa là 4. - Penta : nghĩa

Ngày đăng: 09/02/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan