Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
383,5 KB
Nội dung
Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu PHẦN A: LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU: ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM Irineu de Carvalho Filho I. GIỚI THIỆU Báo cáo khoa học này được thực hiện bởi một chuyên gia nghiên cứu các vấn đề tài chính quốc tế và kinh tế vĩ mô của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tuy nhiên nó không được xem là văn kiện chính thức hay đại diện cho quan điểm, chính sách của IMF. Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo này nhằm đánh giá xem các nước thực hiện lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting - IT) đã ứng phó thế nào với cuộc khủng hoảng toàn cầu (diễn ra vào năm 2008). Nghiên cứu vì vậy sẽ là khởi đầu cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Như chúng ta đã biết, cuộc khủng hoảng kinh tế (khởi đầu cuối năm 2008 tại Mỹ) có thể xem là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử và vẫn còn dư chấn đến nay, bởi đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính… mà còn là một sự khủng hoảng về chính sách. Không còn những “mặc định” chung như trước, thay vào đó, các nhà kinh tế học phải xem xét lại các quan điểm về kinh tế vĩ mô nói chung và các chính sách tiền tệ nói riêng. Vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng là liệu các nước nên duy trì hay bãi bỏ các chính sách tiền tệ trong thời kỳ Đại thịnh vượng (từ những năm 1980 đến khi cuộc khủng hoảng toàn cầu nổ ra)? Mà lạm phát mục tiêu chính là một chính sách quan trọng ra đời trong giai đoạn này. Trong nghiên cứu của mình, tác giả tập trung xem xét các nước thực hiện IT làm thế nào để hoàn thành mục tiêu lạm phát khi khủng hoảng xảy ra. Đây là lần đầu tiên vấn đề được tiếp cận theo hướng này, cho nên mục đích chính của nghiên cứu là tìm ra những giả định mới, chứ không chạy các mô hình kinh tế vĩ mô liên quan hoặc thiết lập các mối tương quan đặc biệt giữa các cơ chế. Chính vì điều đó, tác giả cho biết sẽ cập nhật cho báo cáo này khi có thêm những bằng chứng mới. Kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy kể từ tháng 8-2008, những nước thực hiện IT đã: - Có chính sách tiền tệ phù hợp hơn khi đối phó với cuộc khủng hoảng; - Dường như tránh được rủi ro thiểu phát tốt hơn các nước khác; - Chứng kiến khả năng giảm giá thực mạnh mà không dẫn đến những rủi ro lớn hơn của thị trường. GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 1 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu Và cũng có bằng chứng cho thấy: - Các nước thực hiện IT kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp tốt hơn so với nhóm nước không thực hiện IT; - Các nước phát triển thực hiện IT có sản xuất công nghiệp tương đối tốt; - Các nước phát triển thực hiện IT có tốc độ tăng GDP cao hơn các nước không thực hiện IT, nhưng không có sự khác biệt tương tự đối với các nước mới nổi. II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Những ưu và nhược điểm của chính sách lạm phát mục tiêu đã là đối tượng của nhiều cuộc nghiên cứu, nhưng trọng tâm chủ yếu của các nghiên cứu đó chỉ về lạm phát và sản lượng (có thể kể: Ball và Shediran, năm 2005; Batini, Kuttner và Laxton, năm 2005; Batini và Laxton, năm 2005; Batini và Laxton, năm 2007; Goncalves và Salles, năm 2008; Brito và Bystedt, năm 2009), chứ không đề cập đến cuộc khủng hoảng và những thách thức về chính sách mà các nước thực hiện IT phải đối mặt. Anna Schwart (Romer, năm 2006) cho rằng có thể xem lạm phát mục tiêu là cam kết của các ngân hàng trung ương để đạt được mức lạm phát thấp. Theo đó, có thể sẽ không có sự khác biệt khi thực hiện cam kết để đạt được mức lạm phát thấp giữa các nước thực hiện IT và không thực hiện IT. Sự khác nhau của lạm phát mục tiêu chỉ còn ở các chính sách tiền tệ của các nước áp dụng nhằm ổn định giá cả thị trường. Một số nhà kinh tế cho rằng, điều quan trọng là lạm phát mục tiêu giúp tăng sự tin cậy của người dân vào chính sách của ngân hàng trung ương, cùng với khả năng truyền thông để tạo nên mức kỳ vọng lạm phát tốt hơn. Ngoài ra, thực hiện IT có đặc thù là được neo bởi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt và đặc điểm này giúp các nước thực hiện IT đối phó tốt hơn với các cú sốc bên ngoài so với các các khuôn khổ chính sách tiền tệ khác. Nghiên cứu cũng đề cập đến một số quan điểm chỉ trích áp dụng lạm phát mục tiêu. Chẳng hạn, chỉ tập trung sự quan tâm vào lạm phát có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương không quan tâm đúng mức đến các mục tiêu quan trọng khác như giảm tỷ lệ thất nghiệp (Stiglizt, 2008); có thể bỏ qua một số chính sách quan trọng khi theo đuổi mục tiêu lạm phát (Buiter, 2009). Ngoài ra, việc thực hiện IT kèm theo chính sách tỷ giá linh hoạt có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, bởi có thể gây ra sự bất ổn cho thị trường ngoại hối, khiến các khoản vay nước ngoài trở nên khó kiểm soát, đặc biệt là đối với những nền kinh tế mới nổi (Calvo và Reinhart, 2002). Dù vậy, có nhiều lý do khác giải thích tại sao IT cung cấp những công cụ phù hợp cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cụ thể: GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 2 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu * Với nhiều nhà kinh tế, rủi ro từ thiểu phát được chú trọng nhiều sau cuộc khủng hoảng năm 2008 (Decressing và Laxton, 2009). Khi đối mặt với rủi ro thiểu phát, chính cơ chế IT (sự tin tưởng của người dân vào việc ngân hàng trung ương thực hiện lạm phát mục tiêu) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tránh bẫy thanh khoản và lãi suất bằng 0. Điều này được nhấn mạnh trong chiến lược truyền thông của các ngân hàng trung ương hướng về lạm phát mục tiêu, chẳng hạn qua phát biểu của Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada: “Lạm phát mục tiêu đã chứng tỏ vai trò của mình trong việc ngăn chặn lạm phát cao và bất ổn, đồng thời cũng là bước đầu để ngăn chặn giai đoạn thiểu phát kéo dài”. * Độ tin cậy của khuôn khổ IT cũng cho phép các ngân hàng trung ương thực hiện lạm phát mục tiêu tại các nước mới nổi (thường có mức biến động và có độ rủi ro về lạm phát lớn hơn các nước phát triển) có cơ hội lớn hơn đáng kể trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ mà không lo ngại lạm phát (Ghosh và những cộng sự, 2009). * Trong suốt thời kỳ bùng nổ toàn cầu và tình trạng thanh khoản cao quá mức, ngân hàng trung ương các nước thực hiện IT thiên về chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm theo đuổi mục tiêu lạm phát. Các nước thực hiện IT có lãi suất cao hơn trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng, nên khi đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng, họ có biên độ rộng hơn cho việc giảm lãi suất, do đó không cần sử dụng các biện pháp tài khóa tốn kém . * Như đã đề cập, có mối tương quan giữa lạm phát mục tiêu và cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Tỷ giá hối đoái linh hoạt trong một thời gian dài được coi là có khả năng hấp thụ các cú sốc và điều này cũng giải thích vì sao các nước thực hiện IT đối phó với khủng hoảng tương đối tốt (Broda, 2004; Edwards và Levy Yeyati, 2005; Mendoza, 1995). Như vậy, qua những nghiên cứu trước đây, các nước thực hiện IT dường như có khả năng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của mình. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để so sánh cách ứng phó của các nước thực hiện IT và không thực hiện IT trong cuộc khủng hoảng, chúng tôi sử dụng khuôn mẫu đơn giản, dựa vào dữ liệu bảng là các biến số kinh tế vĩ mô của các nước. Để kiểm soát đặc điểm của từng nước, chúng tôi sử dụng hiệu ứng cố định quốc gia, để kiểm soát ảnh hưởng của các tác động thông thường đến các nước trong cùng thời điểm, chúng tôi sử dụng hiệu ứng cố định thời gian. Vì muốn tập trung vào những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thay vì những điểm chung trong cách xử lý của các nước thực hiện và không GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 3 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu thực hiện IT, chúng tôi lấy dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn quanh giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Sự sụp đổ của định chế tài chính Lehmann Brothers vào giữa tháng 9-2008 được xem là khởi đầu của cuộc khủng hoảng, do đó chúng tôi chọn tháng 8-2008 (tháng gần nhất với cuộc khủng hoảng) làm mốc thời gian nghiên cứu. Với các biến theo tháng, mẫu dữ liệu tính từ tháng 1- 2006; những biến theo quý thì từ quý I-2002. Giả định các nước đều có mức lạm phát mục tiêu trong giai đoạn khủng hoảng. Phương trình hồi quy được viết như sau: y it = λ i + λ t + θ t x IT i + ε it Trong đó: y it : biến phụ thuộc, được thu thập, tính toán thông qua các biến lãi suất. λ i : tác động của nước thứ i. λ t : tác động của thời gian. θ t : tham số thể hiện sự khác biệt giữa các biến y it của nước lạm phát mục tiêu với các nước khác. IT i : biến giả lạm phát mục tiêu ε it : phần dư của mô hình. Chúng tôi cũng định nghĩa thời gian thời gian tác động: Phương trình có thể được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường, là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để ước lượng những thông số trong một phương trình hồi quy tuyến tính, qua đó nắm bắt được tác động chính của IT. Hoặc sử dụng hồi quy bình quân để đo lường các tác động của IT lên các nước có IT bình quân so với bình quân của các nước áp dụng các chính sách tiền tệ khác. Sau đó chúng ta có thể tính toán được θ t . Mẫu đầy đủ có 84 nước, trong đó có 25 quốc gia thực hiện IT, không bao gồm các nước có GDP danh nghĩa năm 2002 ít hơn 10 tỉ USD (số liệu trong Triển vọng kinh tế thế giới - World Economic Outlook). Iceland (nước đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất và cũng là nước duy nhất bị đình trệ trong giai đoạn khủng hoảng tạm ngưng mức lạm phát mục tiêu) và Latvia (nền kinh tế mới nổi với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, có mức giảm sản lượng lớn nhất trong khoảng GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 4 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008-2009) không có trong mẫu vì lý do này. Mẫu cũng không có một số nước vì những lý do khác. Có thể kể: Zimbabwe (do là nước siêu lạm phát, có tỷ lệ lên tới 11,2 tỉ % vào tháng 8-2008); Angola, Qatar, Sudan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (do có lạm phát không đổi trong nhiều tháng liên tục) và Hoa Kỳ vì là nơi khởi đầu cuộc khủng hoảng. Trong phần tới, chúng tôi sẽ phân tích phản ứng của các chính sách tiền tệ, đầu tiên là thông qua mức lãi suất danh nghĩa, sau đó là mức lãi suất thực tế, ảnh hưởng của chúng đối với lạm phát và tỷ giá hối đoái thực. Chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi (Emerging Markets Bond Index - EMBI) và chỉ số hoán đổi nợ vay (Credit Default Swap - CDS) được sử dụng để đánh giá làm thế nào các thị trường định giá các nước IT dựa vào đối tác của nước đang xét. Cuối cùng chúng ta xem xét các chỉ số khác của nền kinh tế, như tỷ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng GDP. IV. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi tập trung vào các biến có tần số cao (dữ liệu hằng tháng nếu khả thi, không thì hằng quý) và sẵn có đối với đại đa số các nước phát triển và các nước mới nổi (không gồm các nước đang phát triển nghèo và nhỏ, vì họ không có năng lực thể chế để nhắm tới lạm phát mục tiêu). Kết quả vừa cho mẫu tổng thể vừa có kết quả riêng cho các nước phát triển và các thị trường mới nổi. Để so sánh cách đối phó của những chính sách tiền tệ khác nhau với cuộc khủng hoảng, chúng tôi bắt đầu bằng cách xem xét lãi suất của những nước IT và không IT trước và sau khủng hoảng. Kinh nghiệm có được từ cuộc Đại Khủng hoảng (1929-1933) và tại Nhật Bản những năm 1990 cho thấy chính sách tiền tệ không còn hiệu quả khi lãi suất danh nghĩa tiến tới 0, hay nói cách khác, các công cụ chính sách chuẩn không thể hạ thấp lãi suất thực tế. Do đó, khi khủng hoảng xảy ra, một chính sách tiền tệ cho phép cắt giảm mạnh lãi suất danh nghĩa buộc phải dẫn đến sự cắt giảm mạnh trong lãi suất thực tế. Với lãi suất chính sách, mẫu gồm 49 nước (21 nước IT), dữ liệu trong tháng 11-2009, các nước châu Âu được xếp cùng các nước không thực hiện IT. Từ tháng 1 đến tháng 8-2008, lãi suất danh nghĩa trung bình tăng trong cả hai nhóm nước, trong đó các nước IT có phần nhỉnh hơn. Tháng 9-2008, khi Lehman tuyên bố phá sản, 6 nước thực hiện IT (Brazil, Chile, Indonesia, Israel, Peru và Thụy Điển) đã thắt chặt lãi suất chính sách. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn, những nước IT cắt giảm lãi suất chính sách nhiều hơn 2 điểm phần trăm và sự khác nhau trong lãi suất chính sách trung bình giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê. GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 5 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu Hình 1: (a) Lãi suất chính sách trung bình giữa quốc gia có và không IT; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa quốc gia IT và không IT (mốc tháng 8-2008) Tiếp đến chúng ta nghiên cứu những ảnh hưởng đến lãi suất chính sách thực, hay là phương pháp đo lường dự đoán trước lãi suất chính sách thực dựa trên kỳ vọng về lạm phát trong tương lai, dữ liệu sẵn có ở nhiều nước thông qua đường cong lãi suất, trái phiếu danh nghĩa và trái phiếu thực tế hoặc từ các cuộc khảo sát. Nhằm có một mẫu rộng hơn, lãi suất thực được tính nhờ vào tỷ lệ lạm phát 12 tháng gần nhất. Có bằng chứng cho thấy những nước IT đã tránh được sự gia tăng trong lãi suất chính sách thực từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, cụ thể đã giảm hơn 4 điểm phần trăm so với các nước không có IT. Hình 2 (a) Lãi suất chính sách thực trung bình của các nước có và không IT; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa các nước có và không IT (mốc tháng 8-2008) Về phương diện lạm phát (tại 84 nước, 25 nước có IT, dữ liệu đến tháng 11-2009), chính sách IT dường như đã neo giữ kỳ vọng lạm phát tốt hơn, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Giá cả hàng hóa đồng loạt giảm xuống trong hai tháng cuối năm 2008: lạm phát trung bình hằng năm của các nước IT tháng 12-2009 thấp hơn khoảng 5% so với tháng 8-2009, con số này là 6,5% ở những nước không IT. Trung bình các nước IT và không IT đều có lạm phát hằng tháng âm trong tháng 12-2009. Chiều hướng của lạm phát đối với những nước IT và không IT trung bình không khác biệt đáng kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, tuy nhiên những nước thực hiện IT dường như ngăn chặn quá trình thiểu phát tốt hơn trong những tháng tiếp theo. Còn theo báo cáo tiêu cực về tỷ lệ lạm phát âm ba tháng liên tiếp, các nước có IT ít có khả năng vượt quá giới hạn thiểu phát hơn, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đặc biệt vào tháng 12-2008, 1-2009 và tháng 6-2009. GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 6 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu Hình 3: (a) Lạm phát hằng năm bình quân tháng của các nước có và không IT; (b) Khả năng để có tỷ lệ lạm phát âm ba tháng liên tục của các nước có và không có IT Tỷ giá hối đoái hiệu lực thực (REER) của các nước IT cũng giảm mạnh, tương tự như những nước khác, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng toàn cầu. So với tháng 8-2008, REER của những nước IT giảm trung bình hơn 15 điểm phần trăm vào quý I-2009 và dù đã tăng trở lại từ quý II-2009, con số trung bình vào tháng 8-2009 vẫn thấp hơn khoảng 5% so với thời gian đầu khủng hoảng. Kết quả này đúng với mẫu đầy đủ cũng như mẫu riêng gồm 31 thị trường mới nổi, nhưng không bao gồm các nước áp dụng cơ chế tỷ giá cố định hoặc thả nổi có kiểm soát trước khủng hoảng. Sáu tháng sau khủng hoảng (tháng 2-2009), trong mẫu 85 nước (25 nước IT), 12 nước có đồng nội tệ mất giá thực lớn nhất đều có IT. Đồng nội tệ mất giá nhiều nhất là Ba Lan (-31,5%), tiếp đến là Mexico, Hàn Quốc, Úc, Brazil, Hungary, Colombia, New Zealand, Indonesia, Vương quốc Anh, Thụy Điển và thấp nhất nhóm này là Thổ Nhĩ Kỳ (-17,5%). Tuy nhiên, danh sách này thiếu vắng các nước IT nằm trong 30 nước có giá trị thực tế đồng nội tệ tăng trong suốt giai đoạn đó (chẳng hạn Nhật tăng 26,5% và Venezuela tăng 24%). Hình 4: Sự thay đổi trong REER của các nước có và không IT từ tháng 1-2006, (a) bình quân của tất cả các nước trong mẫu; (b) bình quân của 31 nước thị trường mới nổi Vì các nước IT có sự giảm giá trị thực đồng nội tệ lớn hơn các nước khác có hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt, nên liệu họ có khả năng ngăn chặn hậu quả từ việc thả nổi tỷ giá tốt hơn so với những nước không có IT áp dụng tỷ giá thả nổi không? Sự giảm giá đồng nội tệ chỉ có ích khi GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 7 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu có sự sụt giảm lòng tin trong dân chúng cũng như các khoản nợ vay của chính phủ bị đánh giá là có rủi ro cao. Thông qua dữ liệu bảng EMBI spreads ở các thị trường mới nổi (29 nước, 12 nước có IT, dữ liệu trong suốt tháng 12-2009), chúng ta có thể thấy tỷ giá hối đoái thực ở các nước có IT bị sụt giảm không phải do người dân lo ngại rủi ro mà vì lý do khác. Chỉ số EMBI spreads ở cả hai nhóm nước đã tăng rõ rệt ở giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, nhưng dễ nhận thấy hơn ở các nước không có IT. Sự suy giảm rõ rệt chỉ số EMBI spreads trung bình ở các nước mới nổi có IT tương tự với những thị trường mới nổi khác (tháng 11-2008, chỉ số trung bình ở các nước IT lớn hơn 400 điểm cơ bản so với hai tháng trước đó; những thị trường mới nổi không có IT là 700 điểm cơ bản); chỉ số EMBI spreads ở các nước mới nổi có IT bắt đầu thu hẹp vào tháng 11-2008 và mở rộng hơn vào tháng 12-2008, khi vượt quá 800 điểm cơ bản so với mức trước khủng hoảng. Đặc biệt, vào tháng 10-2009, chỉ số EMBI spreads ở cả hai nhóm nước trở lại mức tháng 8-2008. Hình 5: (a) EMBI spreads trung bình của nước có và không có IT, từ tháng 1-2006; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa hai nhóm nước (mốc tháng 8-2008) Về chỉ số hoán đổi nợ vay 5 năm của chính phủ - CDS spreads (49 nước, 19 nước IT, trong suốt tháng 12-2009), vào tháng 10-2008, chỉ số CDS spreads tăng nhưng từ tháng 11-2008, giá trị trung bình ở các nước có IT thấp hơn các nước khác ít nhất là 75 điểm cơ bản và khác biệt qua các nhóm là khoảng 270 điểm cơ bản vào tháng 12-2008. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự khác biệt của chỉ số CDS spreads trung bình là do có sự gia tăng lớn của ba nước ngoài cuộc: Argentina, Ukraine và Venezuela. Nghĩa là các nước mới nổi thực hiện IT đã kiểm soát cú sốc khủng hoảng tốt hơn các thị trường mới nổi khác. Hình 6: (a) CDS spread trung bình giữa các nước có và không có IT; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa hai nhóm nước (mốc tháng 8-2008) GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 8 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu Vậy còn các chỉ tiêu kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng công nghiệp và GDP thì sao? * Tỷ lệ thất nghiệp: Thời kỳ đầu khủng hoảng, dù áp dụng chính sách tiền tệ khác nhau nhưng tỷ lệ thất nghiệp của các nước IT và không IT là như nhau (50 nước, 22 có thực hiện IT, dữ liệu trong suốt tháng 9-2009), đều có tỷ lệ thất nghiệp giảm khi bước vào năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt ở mọi nước, nhưng các nước có IT tăng cao hơn, cho đến hai tháng đầu năm 2009, sau đó tình hình dường như ổn định hơn. Nhóm nước không có IT thì không như vậy, nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Hình 7: (a) Tỷ lệ thất nghiệp trung bình của các nước có và không có IT; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa hai nhóm nước (mốc tháng 8-2008) * Sản xuất công nghiệp (55 nước, 21 nước có IT, dữ liệu trong tháng 9-2009). Tháng 12- 2008, cả hai nhóm có và không có IT đều có mức sản xuất công nghiệp thấp hơn so với giai đoạn đầu của thời kỳ khủng hoảng là 9%; sản lượng công nghiệp ở các nước không có IT mất khoảng 9% vào tháng 8-2008, trong khi ở nhóm nước còn lại là khoảng 5,5%. Sản lượng công nghiệp ở các nước phát triển (26 nước, 7 nước có IT) có IT phát triển tương đối tốt. Trong vấn đề thực thi chính sách sản lượng công nghiệp, không có khác biệt thống kê ở các nước mới nổi có hoặc không có IT vào thời kỳ sau cuộc khủng hoảng. Hình 8: (a) Tăng trưởng tích lũy trung bình trong sản xuất công nghiệp từ tháng 1-2006 với những nước có và không có IT; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa hai nhóm nước (mốc tháng 8-2008) GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 9 - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu * Tốc độ tăng GDP (49 nước, 21 nước có IT, dữ liệu từ năm 2001 đến quý II-2009). Để bỏ qua yếu tố tác động mùa vụ, chúng tôi sử dụng tốc độ tăng tương ứng theo cùng kỳ năm trước. Khi khủng hoảng xảy ra, các nước IT có tốc độ tăng GDP tương đối tốt hơn các nước không IT, dù không có ý nghĩa thống kê. Dù không thể kết luận những sự khác biệt trên là quan hệ nhân quả, chúng tôi tin rằng chúng có thể do các nước có/không có IT hoặc do theo đuổi các chính sách khác ngoài chính sách IT (vấn đề các biến bị bỏ sót), dù các nước có IT dường như phục hồi tốt hơn các nước khác khi có khủng hoảng. Hình 9: (a) Tốc độ tăng GDP trung bình từ quý I-2001 giữa các nước có và không có IT; (b) Khác biệt về hiệu ứng thời gian giữa hai nhóm nước (mốc quý III-2008) Các phân tích trên cho thấy các nước có IT dường như ứng phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, do nhiễu biến động riêng trong chuỗi hàng quý và hàng tháng là đủ lớn. Để cải thiện điều này, có thể sử dụng khoảng thời gian dài hơn, chẳng hạn nửa năm. Các kết quả hồi quy sử dụng dữ liệu nửa năm, với một mẫu 51 nước từ nửa đầu năm 2003 đến nửa đầu năm 2009, trong một mô hình có hai biến giả đồng thời hiệu ứng cố định kép (hiệu ứng quốc gia và thời gian) cho thấy có một sự khác biệt tương đối đáng kể trong tốc độ tăng GDP trong năm 2009 nghiêng về các nước có IT, nhưng tác động lại tập trung ở các nước phát triển có IT. Liên quan đến sản xuất công nghiệp, các nước phát triển có IT có mức tăng trưởng tốt hơn. Cuối cùng, mô hình không xác định bất kỳ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thất nghiệp. Nếu các nước lựa chọn chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái thay vì ngẫu nhiên, IT không được phân bổ ngẫu nhiên và sự khác biệt trong phản ứng của các nước có IT và không có IT có thể phản ánh các nhân tố khác, chẳng hạn như tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn so với GDP, mức độ hội GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO - 10 - . Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu PHẦN A: LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU: ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM Irineu. 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu * Với nhiều nhà kinh tế, rủi ro từ thiểu phát được chú trọng nhiều sau cuộc khủng hoảng năm 2008 (Decressing và. - Nhóm 1 Tài chính Quốc tế - NH Đêm 4 Lạm phát mục tiêu và cuộc khủng hoảng toàn cầu Vậy còn các chỉ tiêu kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng công nghiệp và GDP thì sao? * Tỷ lệ thất nghiệp: