TIẾNG LÒNG NGƯỜI XA XỨ TRONG ĐÊM THƠ NGUYÊN TIÊU BERLIN THỨ NĂM, 28 THÁNG 2 2013 11:04 • • Đêm Thơ Nguyên Tiêu do CLB Thơ Berlin tổ chức vào 20 giờ ngày 23/ 2/1013. Đặc biệt năm nay CLB tổ chức cuộc thi thơ lần thứ nhất với chủ đề " Mùa Xuân và Quê Hương". Đây là nơi quy tụ những tâm hồn thi sỹ nói riêng và những người yêu thơ trong Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống trên CHLB Đức nói chung. Mỗi bài thơ là mỗi tiếng lòng cất lên hòa với niềm vui Xuân mới.Tuy tâm cảnh mỗi người có những nét khác nhau – khác nhau về cung bậc cảm xúc, về hình tượng nghệ thuật, về phong cách thể hiện nhưng đều chung một tấm lòng hướng về Tổ quốc, quê hương, gửi gắm niềm thương nỗi nhớ của mình tới đại gia đình dân tộc Việt Nam, và tới gia đình của mỗi người con xa xứ. Nhà thơ Thế Sáng “Ôn cố để tri tân” anh nhớ tới hình ảnh tảo tần của mẹ dưới mái tranh nghèo ở làng quê của thời “Bao cấp”: Tết lại về con nhớ lắm Mẹ ơi ! Tất tưởi Mẹ đi mua thêm đấu lúa Đấu to hơn bơ nhưng nhỏ hơn rá, nông dân miền Bắc thường dùng để ao thóc. Đấu lúa có nhiều nhặt gì đâu mà mẹ vẫn phải mua thêm để đón Tết mừng Xuân. Chỉ chừng đó thôi ta cũng đủ rơi nước mắt, thương cha mẹ sống trong thời Bao cấp- đói ăn, thiếu mặc. Nghe bàì thơ “ Nhớ tết xưa” của anh, ta khó có thể cầm lòng được, nhất là qua đoạn thơ này Tết nhà tôi là tết ăn đong Mẹ cứ khất nợ, từng ngày từng buổi Mẹ phải bán non đi từng nải chuối! Mong trời nắng to hong lại áo nâu sờn Tác giả Kim Liên thì phản ánh thực tại đang diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, chị thông cảm cho cảnh tình những người nông dân mà nhà đất đã bị giải tỏa để nhường chỗ cho các công trình nằm trên những dự án, trong quy hoạch. Đất quặn đau vì đã mất đất rồi. Con chim non muốn về xây tổ ấm, Nhưng chẳng còn cây, tựa vào đâu? Tác giả Hoàng Việt Hùng thể hiện qua bài viết theo thể thơ Song thất lục bát mang nặng tính tự sự, co thể gọi là “Viễn xứ ngâm khúc” Bơ vơ ta lại mình ta Đón Xuân đất khách, ngắm hoa xứ người .…………………………………………… Đêm châu Âu tuyết rơi tơi tả Nơi tha hương bao kẻ nhớ quê. Nhớ quê mà chẳng thể về, Công cha nghĩa mẹ bao giờ trả xong! Đã mang vận long đong vất vả Lại gặp thời kinh tế khó khăn. Thế là lại một mùa Xuân, Đầy vơi nỗi nhớ xa gần tình quê! Tác giả Chu Văn Keng thể hiện mùa Xuân qua bài thơ Thất ngôn bát cú "Ngẫu hứng Xuân" Xuân về chen lộc, rộ Đường thi Sắc nhuận Đào, Mai khéo nhắc gì Chim Khách bên thềm, nghênh ngóng đợi Nàng Xuân lẹ gót hải hà đi Lưu tàng sức sống, vầng dương tỏa Xuân đến Xuân đi, Xuân ngộ kỳ Trang điểm đất trời, mây lướt gió Vấn vương mưa bụi, khúc hùng bi. Đọc bài thơ của anh, ta có cảm giác như đang xem một bức tranh mùa xuân, có hoa Mai, hoa Đào rực rỡ, có ánh bình minh lan tỏa, có cả làn mưa bụi vấn vương từ cảnh ta hiểu được tình. Đó là cảm xúc của tác giả lúc xuân về. Riêng tác giả Minh Hải lại nhìn Xuân ở góc độ vừa khái quát vừa cụ thể, qua bài “Xuân hẹn ước” Khái quát là: Sự tươi thắm, rực rỡ của trời đất vào Xuân: Mùa Xuân thắm lại đất trời Hoa trao hương sắc ngỏ lời thương nhau Cụ thể là một mối tình cao đẹp- cao đẹp ở lòng chung thủy và sức mạnh phi thường của tình yêu đã vượt qua cả phong ba bão táp, vượt qua mọi trở lực đi đến “ Bến bờ ước hẹn đậu nơi em chờ” để : Anh tấu nhạc em hòa thơ Xốn xang gió sớm ngẩn ngơ nắng chiều. Bài thơ có tầm khái quát rộng mang đậm tính trữ tình và cả tính triết lý nhân sinh về hạnh phúc. Hạnh phúc không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là đi trên thảm nhung, mà là " lửa thử vàng, gian nan thử sức", như con thuyền đã vượt qua phong ba bão tố. Cốt lõi của hạnh phúc, của tình yêu là sự đồng điệu tâm hồn. Chỉ đồng điệu tâm hồn mới có tình yêu vĩnh cửu. Tác giả Lê Thị Thanh Bình thì hóa thân vào người vợ của anh lính hải đảo bày tỏ tình cảm của mình với người đầu ấp má kề, đang ngày đêm canh giữ biển trời cho Tổ quốc, da diết mong ngày đoàn tụ: Xin gửi về anh, tình nồng em dệt Bằng những tin yêu đan kết hoa lòng Em vẫn chờ, và anh cũng ước mong Ngày hai đứa trùng phùng trong yên ấm! Nhà thơ Thế Dũng cảm hứng từ một bức họa của một cháu bé ở Cheb (CH Séc), đã thể hiên lòng trắc ẩn của mình về cảnh tình Tổ quốc ở biển Đông và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta qua bài “ Tên em là Nguyên khí! - Việt Nam ơi!”: Thần hứng em là thần khí Việt Cội nguồn em là linh khí Việt Ngữ ngôn em là sinh khí Việt Em tên là Nguyên Khí ! - Việt Nam ơi… Nguyễn Minh Thái lại thả hồn thơ theo đường bay của hàng không Việt Nam Airlines. Anh không dấu nổi niềm tự hào về phụ nữ Việt Nam “Những cô Tấm hiện về giữa hành lang vũ trụ” và những “Cô Tấm”cũng mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn cho những khách hàng không là những người viễn xứ Hàng không Airlines lộng lẫy kiêu sa Rạng rỡ Việt Nam dáng lụa là quyến rũ Những cô Tấm hiện về giữa hành lang vũ trụ Xua nỗi buồn viễn xứ phôi pha Ngoài những bài thơ về chủ đề mùa Xuân, về nỗi nhớ quê hương, đất nước, còn có nhiều bài thơ viết về nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tác giả Lê Quang bày tỏ lòng mình trước hai sự lựa chọn mang tính dí dỏm, nhưng rất chân tình qua bài “ Chọn bên nào- rượu hay em” Em hỏi thế, anh biết trả lời sao, Dù anh hiểu, anh chẳng hề nói dối, Rượu với chè là con ma đưa lối, Tiễn anh đi xuống địa ngục trần gian, Đấy cũng là cách trả lời khôn khéo. Song khôn khéo nhất có lẽ là câu này Nếu nghiện em, anh sẽ được vô vàn, Cổng thiên đường, đã coi như vừa mở, Bởi anh cần em như hơi thở, Như nắng mặt trời, sưởi ấm những mầm xanh, Bài “Gửi cho em” của tác giả Thu Hà là sự khát khao về những hình ảnh, những tình cảm của những ngày sống trên quê hương yêu dấu của mình. Qúa khứ và hiện tại cứ trào dâng trong dòng cảm xúc cuồn cuộn chảy suốt bài thơ và dồn lại ở khổ kết: Gửi cho em cả một góc bầu trời Của Việt Nam quê hương em yêu dấu! Xa quê hương ta mới nhìn được thấu Tình yêu này xin hãy gửi cho em! Nhà thơ Thanh Giang qua bài “ Khung trời bình yên” tìm ra một chân lý sống khá thú vị. Đó là khung trời hạnh phúc của mình chính là mái ấm gia đình, chính là sự đồng hành của người tri âm tri kỷ, đồng tịch, đồng sàng: Dấu ấn cuộc đời cảm xúc thiêng liêng Cám ơn anh người đồng hành tri kỷ Chẳng phải mất công kiếm tìm chân lý Khung trời bình yên giản dị vô cùng Tác giả Quỳnh Nga khao khát được bạn tình đáp lại tình yêu, trong tâm trạng tuyệt vọng của sự đợi chờ mòn mỏi qua bài “ Sao anh hờ hững” Mắt buồn nhìn về cuối dòng sông Hoàng hôn giấu giọt nắng cuối cùng Sông thì cuối dòng, ngày thì cuối ngày, giọt nắng cũng cuối cùng. Điệp từ “Cuối” nằm trong các hình ảnh ở đây gợi cho ta sự liên tưởng và đồng cảm cùng tác giả Quỳnh Nga nhìn về cuối dòng sông hay chính là đang nghĩ về cuối dòng đời? Và giọt nắng cuối cùng kia phải chăng cũng là tia hy vọng cuối cùng về một người ở chân trời xa xôi tít tắp? Quả thật, rất logic với hai câu thơ tiếp Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi Nhòa lệ "anh còn nhớ em không?" Thơ là tiếng hát của con tim, tiếng hát ấy không ngừng cất lên trên xứ tuyết, dưới trời Âu nhất là lúc Xuân về.Thơ là sự cộng hưởng của tâm hồn và trí tuê, được thể hiện trong từng thi phẩm. Đã ánh lên những vẻ đẹp tâm hồn, trong những khúc nhạc lòng của con Lạc cháu Hồng đang hướng về quê mẹ.Nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ của những tâm hồn thi sỹ, là ngọn lửa vô hình xua tan sương phủ tuyết rơi, là nhịp cầu ngôn ngữ để chúng ta xích lại gần nhau: Cầu thơ ta đến với người Tình quê đượm sắc tình đời ngát hương Mỗi bài thơ trong "Đêm Thơ Nguyên Tiêu" hôm nay là tiếng lòng của từng tác giả nói riêng, đồng thời cũng là của Cộng đồng người Việt nói chung. Mỗi bài thơ là mỗi bông hoa làm say đắm lòng ta và thêm rạng ngời hương sắc mùa xuân. Thật đáng tiếc, trong khuôn khổ bài viết này, tôi không thể điểm hết những bài thơ còn lại. Mong các tác giả và bạn đoc thông cảm.Tôi xin chân thành cám ơn. • Bùi Nguyệt Chemnitz, CHLB Đức . TIẾNG LÒNG NGƯỜI XA XỨ TRONG ĐÊM THƠ NGUYÊN TIÊU BERLIN THỨ NĂM, 28 THÁNG 2 2013 11:04 • • Đêm Thơ Nguyên Tiêu do CLB Thơ Berlin tổ chức vào 20 giờ ngày. bài thơ trong " ;Đêm Thơ Nguyên Tiêu& quot; hôm nay là tiếng lòng của từng tác giả nói riêng, đồng thời cũng là của Cộng đồng người Việt nói chung. Mỗi bài thơ là mỗi bông hoa làm say đắm lòng. một người ở chân trời xa xôi tít tắp? Quả thật, rất logic với hai câu thơ tiếp Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi Nhòa lệ "anh còn nhớ em không?" Thơ là tiếng hát của con tim, tiếng