Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
160,5 KB
Nội dung
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC ĐIỀU CHỈNH DẠY HỌC TOÁN THEO HƯỚNG GIẢM TẢI VÀ PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Ở TIỂU HỌC. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm học vừa qua việc thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đã có nhiều thành quả, vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm đã được chỉnh sửa thay đổi cập nhật thường xuyên cho nội dung phù hợp, hợp lý hơn. Bộ GD&ĐT đã có một số công văn hướng dẫn điều chỉnh việc dạy học như công văn 896 năm học 2005-2006. Mặc dù đã được chỉnh sửa thay đổi song vẫn còn nhiều nội dung chưa được phù hợp và bất cập. Căn cứ vào các đợt rà soát đánh giá định kì về sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục và đề xuất của cán bộ giáo viên, của các Sở giáo dục. Năm học 2011 - 2012 Bộ lại tiếp tục ban hành công văn số 5842/BGDĐT- VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy và học các môn học giáo dục phổ thông. Tiếp được chủ trương, bán vào công văn và tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải của cấp trên, lãnh đạo phòng GD đã tổ chức tập huấn cho chuyên môn các trường. Trường chúng tôi cử cán bộ, giáo viên đi tập huấn và đã tiến hành triển khai ngay tại trường cho 100% giáo viên, tổ chức cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn có chương trình, nội dung điều chỉnh và giảm tải thực hiện ngay sau khi tổ chức tập huấn. Nắm được chủ trương, hướng chỉ đạo cấp trên và Ban giám hiệu trường có lẽ sẽ thực hiện thành công và nhẹ nhàng vì giảm bớt nội dung thì giáo viên và học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc dạy và học. Chất lượng đại trà mũi nhọn sẽ được nâng cao hơn. Sau khi tập huấn, BGH trường chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt cho giáo viên áp dụng và thực hiện theo nội dung như tinh thần đã tập huấn; Vừa thực hiện vừa theo dõi dự giờ và lấy ý kiến. Sau đó có nhiều ý kiến phần lớn giáo viên thấy nhẹ nhàng hơn về nội dung, học sinh cũng được học thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số vướng mắc: giáo viên không tự chủ, lúng túng khi gặp những bài theo điều chỉnh thì bỏ hoàn toàn hoặc nhập hai bài dạy thành một bài mới, có bài chỉ còn phần lý thuyết chứ không có bài tập thực hành, Như vậy thì chọn nội dung nào để dạy, nội dung nào trọng tâm của bài, dạy như thế nào để có hiệu quả điều đó thì không phải là đơn giản cần phải có sự đầu tư của mỗi một giáo viên và chuyên môn để đảm bảo sự không quá tải cho học sinh trung bình mặt khác đảm bảo được việc dạy học phân hoá đối tượng không nhàm chán và mất thời gian của những học sinh khá giỏi. Khi nghe các giáo viên phản ánh dạy học theo hướng điều chỉnh nội dung như thế này thì để nội dung như cũ thì khoẻ hơn ít sai sót không vất vả tìm nội dung thay thế, một số phụ huynh cũng phản ánh học sinh không được học hết nội dung ở sách - 1 - Nguyễn Phú Quốc giáo khoa có một số bài con em bảo không phải làm vì giảm tải, không học. Phần lớn phụ huynh chưa năm được chủ trương điều chỉnh nội dung dạy họ của con em mình làm cho một số bộ phận phụ huynh còn gặp khó khăn trong việc kèm cặp con em, là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi cũng rất băn khoăn mặc dù đã tập huấn và định hướng cho giáo viên hướng đi cách lựa chọn nội dung nào mới thay cho những bài cắt bỏ, phân chia thời gian cho các hoạt động trong tiết dạy, dạy các nội dung còn lại sau khi đã lược bỏ theo tinh thần của giảm tải như thế nào để đạt hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp, trong trường, trên địa bàn, từng địa phương điều này không phải giáo viên nào cũng làm được và đặc biệt để dạy học phân hóa đối tượng học sinh đẩy mạnh chất lượng dạy-học đạt hiệu quả cao không dễ chút nào. Thế là tôi đã chỉ đạo cho giáo viên tự chủ lựa chọn nội dung, chương trình, các phương pháp và hình thức dạy học tăng cường việc dự giờ, xây dựng tiết dạy, những bài bỏ hoàn toàn thay nội dung mới. Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học. Sau khi học khoảng một tuần tôi tiến hành khảo sát lại với mức đề ra trong phạm vi nội dung các em được học để so sánh thì thấy chất lượng không tiến triển mấy, chỉ có tăng tỉ lệ học sinh khá một ít còn học sinh yếu, học sinh giỏi thì không tăng. Đây là nỗi trăn trở của nhiều giáo viên và tôi. Từ đấy tôi tập trung nghiên cứu các bài có nội dung điều chỉnh của các môn học để xây dựng tiết dạy, và chú trọng đến môn Toán nghiên cứu và thiết kế một số tiết dạy có nội dung giảm tải đảm bảo tiết dạy điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học phân hoá đối tuợng học sinh. Chỉ đạo cho giáo viên áp dụng và phát huy cho những môn khác. Do đó chất lượng môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung có nhiều chuyển tiến rõ rệt. Do vậy tôi mạnh dạn đăng ký chọn đề tài với tiêu đề: "Một số giải pháp thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy và học Toán theo hướng giảm tải kết hợp dạy học phân hoá đối tượng học sinh ở Tiểu học". II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: Đầu năm học 2012 -2013 Ban giám hiệu trường tiếp tục triển khai những công văn như: Công văn Bộ tiếp tục ban hành công văn 5842/BGD ĐT-VP ngày 1/9/2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung dạy học bậc Tiểu học. - Quản lý các cấp của bậc Tiểu học đã triển khai công văn chuyên môn các trường chỉ đạo giáo viên dạy môn tiếp thu và thực hiện một cách nghiêm túc theo tinh thần của hướng dẫn. - Cũng như những công văn, hướng dẫn khác khi ban hành thì giáo viên thực hiên đầy đủ. Song một số giáo viên chưa thực sự linh hoạt khi thực hiện, trong hướng dẫn bỏ không dạy thì giáo viên cũng không dạy, học sinh không phải làm bài đó. Giáo viên lúng túng không biết thay nội dung nào vào để dạy. Có một số giáo viên lấy những bài trước học sinh chưa học thay thế vào để dạy, hoặc bài đã học rồi cho học sinh học lại. Những bài dạy gộp hai bài chưa lựa chọn được nội dung trọng tâm để dạy. Chưa có bài tập cho đối tượng học sinh khá giỏi có năng khiếu. Bên cạnh đó lại - 2 - Nguyễn Phú Quốc không đầu tư để đặt ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt hộ trợ học sinh yếu kém nắm kiến thức. - Học sinh trình độ tiếp thu không đều, có một số học sinh khá giỏi làm bài và học hết nửa thời gian của tiết học thời gian còn lại là chơi không có việc để làm, các em hiếu động nên làm ảnh hưởng lớp. - Một số bộ phận phu huynh cho rằng giáo viên không dạy hết bài ở sách giáo khoa, bỏ tiết dạy và không cho học sinh làm bài. Vì các em bảo với phụ huynh bài này thầy bảo không phải làm. - Một số gia đình của học sinh yếu kém gặp nhiều khó khăn đi làm xa quê hương, việc giáo dục con em còn phó thác cho nhà trường, giáo viên, người thân, ông bà già các em học thế nào, học những gì không hay biết. Từ những thực trạng trên tôi đã có những giải pháp sau. 2. Các biện pháp thực hiện: 2.1 Triển khai tinh thần điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học phân hoá đối tượng đến tận từng giáo viên và phụ huynh học: - Nắm vững và đầy đủ nội dung và tinh thần của công văn 5842/BGD ĐT- VP ngày 01 tháng 9 năm 2011từ đó tạo sự đồng thuận giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh trong việc thực hiện. - Nhà trường theo dõi theo từng tổ khối trong các buổi họp chuyên môn, tổ chức cho giáo viên học tập chuyên đề điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải theo tinh thần của công văn nhưng không phải đối tượng học sinh nào cũng thực hiện giảm lượng kiến thức mà hướng dẫn qui định mà cần quan tâm đến việc dạy phân hoá đối tuợng. Có thể nội dung đó đối tượng học sinh trung bình không phải làm nhưng học sinh khá giỏi có thể thực hiện mà còn thực hiện với yêu cầu cao hơn thì mới pháp huy được năng khiếu của học sinh để các em có thể tham gia vào các sân chơi trong lĩnh vực toán học như giải toán qua mạng, giao lưu toán các trường trong xã hay trong huyện, thi học sinh giỏi các cấp ( cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia) 2.2 Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung giảm tải của môn học: Để thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học nói chung môn Toán nói riêng thì trước hết cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm vững tinh thần các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung giảm tải. Qua nghiên cứu bản thân nhận thấy chương trình môn Toán ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 có tổng cộng như sau : 58 tuần/ 175 tuần có nội dung giảm tải trong đó khối lớp 1 có 15 tuần; khối lớp 2 có 10 tuần; khối lớp 3 có 15 tuần; khối lớp 4 có 10 tuần; khối lớp 5 có 8 tuần. Cụ thể là: Toán 1: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 15 tuần (gồm các tuần 2, 3, 4, 7, 10, 17, 21, 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : Không - 3 - Nguyễn Phú Quốc + Bài dạy lược bỏ một số phần: 19 bài ( tuần 2 một bài, tuần 3 hai bài , tuần 4 một bài, tuần 7 một bài, tuần 10 một bài, tuần 17 một bài, tuần 21 ba bài, tuần 22 một bài, tuần 25 một bài, tuần 26 hai bài, tuần 28 một bài, tuần 29 một bài, tuần 30 một bài, tuần 32 một bài, tuần 33 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 8 bài tập - Số bài được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 20 bài Toán 2: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 10 tuần (gồm các tuần 11, 13, 19, 22, 23, 24, 25, 31, 32, 34) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : không dạy 2 bài (Bài: Tiền Việt Nam trang 162- chuyển sang dạy ở lớp 3; Bài: luyện tập trang 164) + Bài dạy lược bỏ một số phần: 13 bài ( tuần 11 hai bài, tuần 13 một bài , tuần 19 một bài, tuần 22 hai bài, tuần 23 một bài, tuần 24 hai bài, tuần 25 một bài, tuần 32 một bài, tuần 34 hai bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 5 bài tập - Số bài tập được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 8 bài tập Toán 3: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 15 tuần (gồm các tuần 1, 2, 3, 10, 11, 14, 17, 19, 22, 23, 25, 28, 30, 32, 35) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : Không dạy 1 bài (Bài : Vẽ trang trí hình tròn trang 112) + Bài dạy lược bỏ một số phần: 16 bài ( tuần 1 một bài, tuần 2 hai bài , tuần 3một bài, tuần 10 một bài, tuần 11 một bài, tuần 14 một bài, tuần 17 một bài, tuần 19 một bài, tuần 25 một bài, tuần 28 một bài, tuần 30 một bài, tuần 32 một bài, tuần 35 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: 1 bài (Bài : Tiền Việt Nam lớp 2 trang 162 và Tiền Việt Nam lớp 3 trang 130 dạy thành 1 tiết) - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 3 bài tập - Số bài tập được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 12 bài tập Toán 4: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 10 tuần (gồm các tuần 1, 2, 4, 6, 9, 16, 19, 21, 27, 30) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : Không + Bài dạy lược bỏ một số phần: 17 bài ( tuần 1 hai bài, tuần 2 một bài , tuần 4 hai bài, tuần 6 một bài, tuần 10 một bài, tuần 17 một bài, tuần 21 ba bài, tuần 22 một bài, tuần 25 một bài, tuần 26 hai bài, tuần 28 một bài, tuần 29 một bài, tuần 30 một bài) - 4 - Nguyễn Phú Quốc - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 4 bài tập - Số bài tập được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 18 bài tập Toán 5: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 8 tuần (gồm các tuần 5, 8, 9, 15, 17, 23, 24, 28) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy chuyển thành bài đọc thêm : 1 bài (Bài: Giới thiệu hình trụ, hình cầu trang 125) + Bài dạy lược bỏ một số phần: 9 bài ( tuần 5 hai bài, tuần 8 một bài, tuần 9 một bài, tuần 15 một bài, tuần 17 hai bài, tuần 23 một bài, tuần 28 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 5 bài tập - Số bài được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 9 bài tập 2.3 Khảo sát chất lượng học sinh, phân hoá đối tượng học sinh: Sau khi tổ chức chuyên đề giảm tải đến tận giáo viên trong trường Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên thực hiện ngay việc điều chỉnh, giảm tải nội dung dạy học các bài dạy trên lớp của các bài dạy có nội dung. Sau hai tuần chúng tôi phối kết hợp với giáo viên dạy bộ môn tiến hành khảo sát chất lượng học sinh của từng lớp để kiểm tra chất lượng của từng lớp và phân hoá đối tượng học sinh của lớp đó. Về môn Toán kết quả thu được như sau: Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi 21%, đạt điểm khá 25%, điểm trung bình 42% , đạt điểm yếu kém đạt 10%. Với tỷ lệ này thì so với đầu năm không có tiến bộ tý nào mà lượng học sinh khá giỏi có tụt 2-3%. Nhìn vào kết quả khảo sát tôi thấy chưa ổn khi giao toàn quyền cho giáo viên chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy trong tiết dạy có giảm tải. Cần phải phân hoá được học sinh từng môn học, từng nội dung kiến thức trong một môn học. Từ đó tôi đi sâu hơn để nghiên cứu chương trình, nội dung điều chỉnh giảm tải linh hoạt lựa chọn nội dung, kiến thức cho bài dạy để phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp của địa phương. 2.4 Chọn nội dung thay thế bài điều chỉnh (bài lược bỏ): Sau khi nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung điều chỉnh giảm tải các môn học, phân hoá được đối tượng học sinh, tôi lại tích cực dự giờ thăm lớp, cùng trao đổi với nhau chọn nội dung dạy học dạy vào những bài dạy, tiết dạy, bài tập theo hướng dẫn điều chỉnh là cắt bỏ. Để chọn được nội dung giảng dạy thay thế các bài cắt bỏ có chất lượng, có hiệu quả là một khâu không phải đơn giản vì để dạy cho hết thời gian đó một mặt phải củng cố lại kiến thức đã học, lấp chỗ hổng kiến thức rèn kĩ năng- kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém. Buộc người giáo viên cần phải theo dõi kiểm tra các em thường xuyên, liên tục, kịp thời để phát hiện chỗ hổng về kiến thức đã học. Bên cạnh đó phải quan tâm đến những học sinh có năng khiếu thì phải có bài tập cho đối tượng học sinh khá giỏi phát huy khả năng của các em trong quá trình học tập ở từng tiết học từng bài học vì thế khi có bài cắt bỏ thì phải lượng kiến thức để cung cấp cho các em trong tiết dạy đó như thế nào đó là điều mà người giáo viên phải chuẩn bị trước đảm bảo đúng chuẩn KT-KN tránh hiện tượng chọn nội dung quá chuẩn, không - 5 - Nguyễn Phú Quốc sát chương trình, thực hiện giảm tải lại gây nên quá tải cho các em học sinh yếu kém, trung bình một phần gây sự nhàm chán lãng phí thời gian cho học sinh khá giỏi. Ví dụ: - Ở lớp 2 có một bài chuyển lên dạy chung bài ở lớp 3 đó là bài : Tiền Việt nam (trang162). Dựa vào đối tượng học sinh của từng lớp 2 và chương trình các em học những trước đó tôi có thể chọn nội dung để dạy như sau: Lớp 2A: Đối với lớp 2A có nhiều học sinh khá giỏi, sau các bài học trước thấy kĩ năng ước đoán của các em đang yếu hơn nên tôi có thể chọn các nội dung ra các bài tập như sau: Bài 1: Số? a. 1 m = dm ; 1m = cm ; 1 m = mm ; 1 km = m 2 m = dm ; 5m = cm ; 4 cm = mm ; 5 dm = mm b. m = 1km ; dm = 7 m ; cm = 5dm ; mm = 1m Bài 2: Điền dấu ( >,<,=) thích hợp vào chỗ chấm: a) 646 cm 664 cm * b) 70 dm 699 cm (bài dành cho hs khá giỏi 123 kg 132 kg 21 m 210 dm 560 km 559 km 524 mm 5 dm + 24 mm Bài 3: Một người đi 3 km đến Thị trấn, sau đó đi tiếp 24 km nữa để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômét? Bài 4: Viết m, cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp: a. Cột cờ ở sân trường cao khoảng 7 b. Chiều dài bút bi là 15 c. Bề dày của cuốn sách “Tiếng Việt 2” khoảng 10 Lớp 2B: Đối với lớp 2B có nhiều học sinh yếu kém, sau các bài học trước thấy kĩ năng so sánh các số có ba chữ số đang yếu, kỹ năng cộng trừ trong phạm vi 1000 của các em chưa thành thạo đang yếu hơn nên tôi có thể chọn các nội dung ra các bài tập như sau: Bài 1: Số? a. 421; 423; ; 427; ; ; 433; ; 437. b. ; 788; ; 784; ; ; 778; ; 774. Bài 2: Điền dấu ( >,<,=) thích hợp vào chỗ chấm: 146 144 878 879 123 132 521 421 Bài 3: Đặt tính rồi tính: 56 + 32 ; 405 + 134 ; 369 - 142 ; 953 – 23 Bài 4: Bạn Nam cao 132 cm, Bạn Bắc cao hơn bạn Nam 7 cm. Hỏi bạn Bắc cao bao nhiêu? Lớp 2C: Đối với lớp này có nhiều học sinh yếu về phần đọc viết số và trình bày, sau các bài học trước thấy kĩ năng trả lời câu hỏi của các em đang yếu hơn nên tôi có thể chon các nội dung ra các bài tập như sau: - 6 - Nguyễn Phú Quốc Bài 1: Đọc các số sau: 124 ; 103 ; 547 ; 689; 753; 890; 607; 999 Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào: 974 Năm trăm sáu mươi bảy 419 Tám trăm năm mươi hai 320 Chín trăm bảy tư 567 Ba trăm hai mươi 812 Bốn trăm mười chín Bài 3: Nhìn vào hình vẽ trả lời các câu hỏi sau: C B 33 km 37 km 22 km A D a) Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômet? b) Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômet? c) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet? Bài 4: Bạn Nam cao 132 cm, Bạn Bắc cao hơn bạn Nam 7 cm. Hỏi bạn Bắc cao bao nhiêu? Ở lớp 3: Có bài bỏ không dạy đó là bài : Vẽ trang trí hình tròn (trang112). Dựa vào đối tượng học sinh của lớp 3A và chương trình các em học những trước đó tôi có thể chọn nội dung để dạy như sau: - So sánh cộng trừ các số trong phạm vi 10 000 - Xem lịch tháng năm - Luyện giải bài toán bằng 2 phép tính (2 bài tập trong đó có một bài cho hs khá giỏi) - 7 - Nguyễn Phú Quốc Ở lớp 4: Bài : Ki-lô-mét vuông (Toán 4 trang 99) Khi dạy phần kiến thức mới cần cho các em nắm được 1 km 2 = 1 000 000 m 2 Không lấy ví dụ số đo diện tích Thủ đô Hà Nội trong sách giáo khoa nữa trong sách giáo khoa mà phải cập nhật số liệu diện tích Hà Nội ở thời điểm năm 2009 năm mở địa giới Hà Nội. Năm 2002 Hà Nội có diện tích là 921km 2 . Năm 2009 thủ đô Hà Nội có diện tích khoảng 3 344 km 2 (Do được mở rộng qui hoạch Thủ đô) Giáo viên cập nhật thông tin chính xác số liệu về diện tích của xã, phường, thị trấn, thành phố nơi học sinh ở để nêu thêm ví dụ về diện tích của địa phương học sinh đang ở. Ví dụ học sinh nơi chúng tôi dạy thì diện tích của xã đó là 13 km 2 của huyện là km 2 Bài: Luyện tập ( Toán 4 trang 100, 101) Trong sách giáo khoa Toán 4 nội dung Bài tập 3 (trang 101) như sau: Cho biết diện tích của 3 thành phố Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 921km 2 1255 km 2 2095 km 2 Hỏi thành phố nào có diện tích lớn nhất? Thành phố nào có diện tích bé nhất? Nếu giáo viên vẫn để số liệu như bài tập ở sách giáo khoa thì sẽ không đúng với thực tế hiện nay sẽ thiếu tính chính xác và thực tiễn. Cho nên giáo viên phải cập nhật số liệu diện tích trên mạng để thay vào bài tập này cho phù hợp với thực tế hiện tại như sau: Thay bằng số liệu diện tích của 3 thành phố (thời điểm năm 2009) như sau: Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 3344 km 2 1256 km 2 2095 km 2 Hỏi thành phố nào có diện tích lớn nhất? Thành phố nào có diện tích bé nhất? Bài tập 5: Giáo viên cũng cập nhật thông tin số liệu mật độ dân số trong thời điểm hiện nay để thay thế cho phù hợp. Thay số liệu năm 1999 bằng số liệu năm 2011. Mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội (năm 2011): 2067 người/1km 2 Mật độ dân số của Thành phố Hải Phòn (năm 2011): 1218 người/1km 2 Mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2011): 3531 người/1km 2 Bài: Ôn tập về biểu đồ (Toán 4 trang 164) Bài dạy này có bài tập 2 trong giảm tải không nội dung điều chỉnh nếu giáo viên không quan tâm đến chương trình điều chỉnh của những bài trước đó mà thấy trong tài liệu hướng dẫn điều chỉnh không đề cập đến nơi cứ theo nội dung sách giáo khoa thì chắc sẽ không nhớ để thay thế số liệu cũ số liệu cũ bằng số liệu mới để cho phù hợp với thực tiễn . Nội dung bài tập 2 tiết Ôn tập về biểu đồ trang là: Biểu đồ dưới đây nói về diện tích của ba thành phố của nước ta: (Số liệu cho trong biểu đồ) - 8 - Nguyễn Phú Quốc Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 921km 2 1255 km 2 2095 km 2 Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi sau: a) Diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông, diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lô-mét vuông và diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông và bé hơn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu ki-lô-mét vuông? Ta thay bằng số liệu sau: Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 3344km 2 1255 km 2 2095 km 2 Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi sau: a) Diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông, diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lô-mét vuông và diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? b) Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki- lô-mét vuông và bé hơn diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông? (hoặc có thể hỏi câu hỏi sau: Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bé hơn Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông lớn hơn diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?) Toán 3: Bài: Tiền Việt Nam (dạy gộp 2 bài Lớp 2 trang162, lớp 3 trang 130). Tôi có thể lựa chọn các nội dung sau: - Các mệnh giá tiền Việt Nam được giới thiệu ở lớp 2 trang 162 và lớp 3 trang 130 đó là: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. - Bài tập cần làm : Bài 1a SGK Toán 3 trang 130; bài 2a,b GSK Toán 2 trang 163. Bài SGK Toán 3 trang 131. Bài 3 SGK Toán 3. Giáo viên có thể ra thêm một vài câu hỏi cho HS khá giỏi sau khi làm xong bài 3: - Em thích mua đồ vật nào trong những đồ vật đó? - Nếu em có 6000 đ em mua được những đồ vật nào đã nêu ở trên? 2.5 Thiết kế các tiết dạy có nội dung điều chỉnh kết hợp dạy học phân hoá đối tượng: Sau khi chọn nội dung cho tiết dạy thì ta thực hiện việc thiết kế tiết dạy. Dưới đây là một vài ví dụ: Toán 3: Bài: Luyện tập (Dạy lớp 3A có nhiều đối tượng hs khá giỏi) (Bài thay thế cho bài vẽ trang trí hình tròn trang 112 SGK toán 3) I. Mục tiêu: - Củng cố vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - Củng cố cách so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 10000. - Củng cố cách xem lịch tháng – năm - Luyện giải bài toán bằng 2 phép tính. - 9 - Nguyễn Phú Quốc II. Đồ dùng dạy học: - Com pa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5-7p) : - Gọi hs lên bảng vẽ hình tròn có bán kính 2 dm (GV mở sẵn com pa cho học sinh) - GV nhận xét - Cho học sinh vẽ vào vở hình tròn có bán kính 4 cm. Theo dõi các em thực hiện, có thể hướng dẫn cho học sinh yếu vẽ được. Nhận xét – nhắc lại cách vẽ chốt nội dung. Chuyển sang bài mới 2. Luyện tập : Bài 1: Viết các số 6420; 4602; 6240; 2640; 4026. a) Theo thứ tự từ bé đến lớn? b) Theo thứ tự từ lớn đến bé? GV nhận xét chữa bài a) 2640; 4026; 4602; 6240; 6420. b) 6420; 6240; 4602; 4026; 2640. GV: Ở câu a các em đã sắp xếp các số trên từ bé đến lớn; chúng ta có thể nói theo cách khác là các số trên được sắp xếp theo thứ tự lớn dần. H: Em hiểu xếp các số theo thứ lớn dần là thế nào? - Là dãy số được sắp xếp theo thứ tự số bé nhất xếp trước tiếp theo là số lớn liền kề cứ như thế cho đến số lớn nhất. *H: Vậy ai cho cô biết xếp các số theo thứ tự bé dần là xếp các số đó ra sao? - Là dãy số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé (Số lớn nhất được xếp trước sau đó là các số bé dần cho đến cuối cùng là số bé nhất) Bài 2: Đặt tính rồi tính 3267 + 2815 ; 8623 – 319 2679 + 386 ; 7934 - 569 - GV kiểm tra bài hs, cho hs nhận xét bài ở - 1HS vẽ ở bảng - Theo dõi nhận xét, sửa sai nếu có - Học sinh vẽ vào vở. Đổi vở cho nhau nhận xét. - HS nhắc lại cách vẽ. - 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở - 2 HS lên chữa bài ở bảng, dưới lớp hs đổi vở kiểm tra cho nhau - HS nhận xét bài ở bảng. - 2-3 HS đọc bài ở bảng - HS khá giỏi trả lời, hs khác bổ sung - HS khá giỏi trả lời, hs khác nhận xét bổ sung nếu sai hoặc thiếu ý - 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào bảng con - 10 - Nguyễn Phú Quốc