1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN HOA 9

38 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ TÀI “ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS ” I. Đặt vấn đề: Đổi mới nền giáo dục là nền tảng của sự phát triển toàn diện đất nước. Sự đổi mới nội dung giảng dạy của sách giáo khoa đi đôi với việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo “Hướng tích cực”, là vấn đề trọng tâm đòi hỏi nhà trường phải tạo ra được những con người lao động có kiến thức khoa học, biết tự chủ, năng động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển “Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. Ở thời đại ngày nay giáo dục đứng trước một thực trạng là thời gian học có hạn nhưng kiến thức nhận loại phát triển rất nhanh, từ đó một vấn đề hết sức quan trọng là: Làm thế nào để học sinh có thể tiếp nhận đầy đủ khối lượng tri thức ngày càng tăng của nhân loại trong khi qũy thời gian dành cho dạy và học không thay đổi. Để giải quyết vấn đề này thì nền giáo dục phải có biến đổi sâu sắc cả mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó quan trọng hơn là đồi mới phương pháp dạy và học. Định hướng công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chuyển từ cách dạy “ thầy truyền thụ, trò tiếp thu” sang việc “ thầy tổ chức các hoạt động dạy học để trò dành lấy kiến thức, tự xây dựng kiến thức cho mình, bồi dưỡng năng lực tự học”. Định hướng này đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Thực trạng hiện nay ở các trường nói chung thì đa số giáo viên còn nặng về thuyết trình, chỉ chú trọng vào hoàn thành bài giảng, phương pháp dạy học theo kiểu “ truyền thụ một chiều” mà chưa chú ý đến việc phát huy nội lực của người học, học sinh chỉ có một nhiệm vụ là tiếp thu một cách thụ động kiến thức do người thầy truyền cho. Là một giáo viên Hóa học ở trường THCS cụ thể là trường PTDT NT Tây Giang qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn, bản thân tôi nhận thấy trong quá trình học tập học sinh tỏ ra rất hứng thú và nhớ rất lâu những kiến thức khi chính các em là người khám phá. Còn như bắt các em phải ghi nhớ kiến thức một cách thụ động như trên thì gây nên tâm lí ỷ lại, kiến thức dồn nén không được vận dụng dẫn đến tình trạng lười học, chán nản, lực học ngày càng đi xuống. Trang 1 Hơn nữa, Hoá học là một môn học khó đối với học sinh, bộ môn tổng hợp đầy đủ các kiến thức tự nhiên xã hội, thế giới xung quanh, rất là trừu tượng. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học, dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn Hoá học ở các trường còn thấp. Nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn Hóa học nói riêng. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học ở trường THCS. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong những năm gần đây tôi mạnh dạn trao đổi với đồng chí, đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học trong trường THCS . Sáng kiến kinh nghiệm có tên: “Phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh trong trường THCS”. Đáp ứng phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục và Đào tạo Quảng Nam. Đáp ứng phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh trong giai đoạn mới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các bộ môn nói chung và bộ môn hóa học nói riêng là một việc làm rất cần thiết và cấp bách. Muốn giảng dạy theo phương pháp tích cực giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào? giúp học sinh học tập ra sao? Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào công tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy, dự giờ, kiểm tra kiến thức học sinh ở trường TPDT nội trú Tây Giang, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hoá học của học sinh trường THCS nói chung và ở trường PTDT nội trú Tây Giang nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. * Đề tài nhằm giúp giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực và giúp học sinh tiến hành các hoạt động học tập có hiệu quả, chất lượng cao hơn. - Giới hạn nghiên cứu của đề tài. Đề tài giới hạn trong năm học 2012 – 2013 ở khối 9 trường PTDT NT Tây Giang Quảng Nam. II/ Cơ sở lí luận: Trang 2 Trong năm học 2012- 2013 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên đã tổ chức cho học sinh hoạt động khá tích cực, tăng cường hợp tác theo nhóm, sử dụng thí nghiệm, sử dụng phòng học bộ môn. Đặc biệt trong năm học này nhiều giáo viên đã ứng dụng khá tốt công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Vì vậy học sinh học tập khá tích cực, chủ động tự tìm kiếm kiến thức, đa số các em nắm được kiến thức cơ bản. Xuất phát từ mục đích của nhà trường là đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người lao động mới có giác nghộ xã hội chủ nghĩa, có văn hoá, có kỹ thuật và có sức khoẻ. Những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới. Để thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng, con người mà nhà trường đào tạo ra là con người có đủ điều kiện có khả năng phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy nội dung giáo dục phải toàn diện coi trọng tất cả các môn học. Không thể bỏ qua môn học nào, kể cả môn học ít giờ như môn Hoá học. Đối với các môn học ở bậc Trung học cơ sở giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Bên cạnh đó, đối với môn Hoá học là hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này làm cho các em ít nhiều điều bở ngỡ, một số ít các em có năng khiếu còn tìm tòi, thích thú đối với môn học mới lạ này còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em, khi học môn học này cần phải thuộc lòng các ký hiệu hoá học, tên gọi, hoá trị . . . Các em còn lúng túng, mù mờ trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng hoá học. Một thực tế khác, phân phối chương trình đối với môn Hoá học lớp 8 và 9 mỗi tuần chỉ có 2 tiết dạy, thời lượng cho tiết dạy như thế là chưa phù hợp với khối lượng kiến thức cần phải “tải” cho các em, vì đây là lớp “vở lòng” đối với môn Hoá. Mặt khác, do phiền phức ở khâu chuẩn bị, dụng cụ, hoá chất, phòng thí nghiệm chưa đạt tiêu chuẩn an toàn, đầy đủ nên việc không thường xuyên thực hành thí nghiệm (thời lượng không đủ) khi giảng dạy làm cho các em chán nản và các em còn thiếu tính tư duy, suy luận lôgic. Tuy nhiên, hầu hết việc giảng dạy trong trường THCS nói chung và trường PTDT NT Tây Giang nói riêng từ trước đến nay còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, năng lực nhận thức của học sinh dẫn đến chất lượng học tập bộ môn Hóa học là một vấn đề đáng lo ngại. Trang 3 Về phía học sinh: Các em mới làm quen bộ môn Hóa học bắt đầu từ lớp 8, nên nhiều học sinh còn bở ngỡ, lúng túng trước những kiến thức mới lạ, chưa tìm tòi để phát hiện kiến thức dẫn đến khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, đặc biệt là kỉ năng thực hành. Hơn nữa, nội dung các bài học Hóa học có liên quan chặt chẽ với nhau nếu học sinh không tiếp thu và nắm được bài học ngay từ bài đầu tiên thì việc tiếp thu các bài học sau sẽ rất khó khăn. Đặc biệt hơn nữa các em đều là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số người Cơtu khả năng nhận thức, suy luận còn rất hạn chế. Về phía giáo viên: Việc thay đổi chương trìn sách giáo khoa, phương tiện dạy học đã làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong khi dạy. Những năm gần đây vẫn còn một số giáo viên vẫn tôn thờ với phương pháp truyền thống dạy học theo phương pháp thuyết trình, ít sử dụng phương tiện, thí nghiệm, ít ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy nên phần lớn học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số tiết chưa phát huy hết khả năng hoạt động tích cực, chủ động của học sinh.Vì vậy chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế. III. Cơ sở thực tiễn. III.1 Thực trạng: Trước tình hình chung hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ngày càng được phát triển và mở rộng. Do đó việc cải thiện các trang thiết bị, dụng cụ máy móc. Việc đưa công nghệ tiên tiến vào mọi lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng là rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó thì mỗi quốc gia cần phải định hướng đào tạo nhân tài từ trong trường học theo các chuyên ngành khác nhau. Chuyên ngành hoá học là một trong những chuyên ngành có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Nó phục vụ cho nhiều chuyên ngành khác phát triển. Vì vậy một việc rất cần thiết là ngay từ cấp cơ sở giáo viên phải nghiên cứu khám phá để nâng cao phương pháp trong một giờ dạy. Tạo cho các em có hứng thú say mê và yêu thích bộ môn học này. Trường PTDT nội trú Tây Giang được thành lập từ năm 2005, nhìn chung trong thời gian qua về chất lượng giáo dục đã chuyễn biến tích cực, chất lựợng học tập của các em đã không ngừng tiến bộ. Tuy nhiên về nhận thức của các em về một số bộ môn còn nhiều thờ ơ, trong đó có bộ môn Hoá học. Các em chỉ chú trọng vào các môn chính như Toán, Văn, Anh. Các em cho rằng bộ môn Hoá học là bộ môn phụ nên không chú trọng đầu tư học tập, nên đa phần các em không thích bộ môn này và hơn nữa bộ môn hoá học rất rộng các em khó tư duy nắm bắt nên chất lượng học tập còn thấp. Trang 4 Trước khi chưa sử dụng các phương pháp dạy học nói trên kết quả kiểm tra bài 45 phút ( Bài số1 lớp khối 9 Trường PTDT NT Tây Giang) đạt được kết quả khá thấp. Cụ thể: Lớp HS Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9.1 28 0 0. 0 0 0.0 09 32. 1 09 32.1 10 35. 8 09 32.1 9.2 28 01 3.8 02 7.1 06 21. 4 13 46.4 6 21. 3 09 32.1 9.3 28 0 0. 0 0 0.0 03 10. 7 16 57.2 9 32. 1 03 10.7 Cộng 84 01 1. 2 02 2.4 18 21. 4 38 45.2 25 29.8 21 25.0 Mặc dù bộ môn hoá học ở THPT đóng một vai trò rất quan trọng nhưng ở cấp THCS các em thực sự không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất nhiều em không thích học môn này (sau đây là số liệu điều tra đầu năm tại khối 9 ở trường PTDT nội trú Tây Giang khi chưa áp dụng đề tài này vào giảng dạy). Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú, tích cực học tập, đồng thời phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng học tạp của học sinh đối với bộ môn Hóa học THCS. Xuất phát từ thực trạng đó mà tôi chọn đề tài “Phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học của học sinh trong trường THCS” nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy môn Hoá học. Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó là do một số nguyên nhân cơ bản sau: - Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học tập bộ môn Hoá học. - Các em thấy khó, chán nãn và có ý thức ỉ lại. - Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, cho rằng đây là môn phụ. TS HS Kết quả Số em không yêu thích môn học Số em xem đó như một môn phụ Số em yêu thích môn học SL % SL % SL % 84 34 40.4 25 29.8 25 29.8 Trang 5 - Giáo viên chưa tạo được những tiết học lôi cuốn học sinh. Nên dẫn đến chất lượng thấp. III.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng của học sinh ở trường PTDT nội trú, thông qua đó đề ra biện pháp có hiệu quả giúp cho các em có một phương pháp học tập đúng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc học bộ môn Hoá học. III.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng và đề ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy môn Hoá học ở trường PTDT nội trú Tây Giang. III.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề, cơ sở lý luận về phương pháp học tập của học sinh trong giờ dạy môn Hoá học, tiến hành điều tra thực trạng học tập của học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những biện pháp liên quan nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy môn Hoá học III.5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về bộ môn, giáo dục học và thực tiễn. b. Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác dạy học cho học sinh của trường PTDT Nội Trú Tây Giang trong năm học. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay III.6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. IV/ Nội dung nghiên cứu: IV.1. Cơ sở: 1.1. Cơ sở của việc dạy học tích cực bộ môn hóa học : - Dạy và học tích cực bộ môn hóa học dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. - Để dạy tích cực cần : Đổi mới mục tiêu dạy học ở ngay từng bài học, giáo viên tích cực thiết kế, tổ chức, khuyến khích tạo điều kiện để đa số học sinh tích cực hoạt động tìm tòi, khám phá, xây dựng và vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Trang 6 Do đó cần đổi mới các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phù hợp, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như là nguồn kiến thức, sử dụng tổng hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học chung và đặc thù bộ môn theo hướng phát huy tính độc lập tích cực của đa số học sinh. 1.2. Đổi mới dạy học bộ môn hóa học theo hướng tích cực + Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên: Dạy Hóa học không phải là quá trình truyền thụ kiến thức “ rót” kiến thức vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể như: - Thiết kế hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học hóa học mà học sinh cần đạt được. - Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: Nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức và hình thành kĩ năng về hóa học ………… - Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh: Chính xác hoá các khái niệm hóa học, các kết luận về các hiện tượng bản chất hóa học mà học sinh tự tìm tòi được thông qua các hoạt động trên lớp. - Thiết kế việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm hóa học, mô hình mẫu vật như là nguồn để học sinh khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức kĩ năng về hóa học. - Tạo điều kiện cho học sinh được vận dụng hơn nữa những hiểu biết của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hóa học trong đời sống sản xuất. * Một giáo viên muốn thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học hóa học tốt cần phải: - Nắm được tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học hóa học. - Thiết kế được giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp để dạy và học tích cực. + Đổi mới hoạt động học tập của học sinh: Dạy học hóa học không phải là quá trình tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hóa học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Học sinh cần tiến hành các hoạt động sau : - Tự phát hiện hoặc nắm bắt vấn đề do giáo viên nêu ra. Trang 7 - Hoạt động để tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt ra như: quan sát, làm thí nghiệm, phán đoán, suy luận, tham gia thảo luận theo nhóm, rút ra kết luận. + Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: - Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng cần phải đa dạng phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động theo nhóm và toàn lớp. - Sử dụng một cách tổng hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn hóa học với thiết kế tổ chức hoạt động dạy học. + Đổi mới đánh giá trong dạy và học: - Bám sát mục tiêu cần đánh giá. - Chú ý nội dung: Kiểm tra thực hành, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng tư duy - Dùng các phương pháp khác nhau: Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. - Dùng nhiều loại hình: Bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập tự luận, bài tập định tính và định lượng,bài tập thực nghiệm …… IV.2. Giải pháp tiến hành. Để đạt được ước vọng “Phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của HS trong trường THCS ” bản thân tôi phải tiến hành những biện pháp sau: 2.1. Thiết kế được giáo án hợp lí, phù hợp theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. 2.1.1. Trước hết bản thân tôi phải nắm vững cấu trúc chương trình sách giáo khoa của từng lớp học, từng cấp học và cả chương trình của bộ môn, trong khi giảng bài, tôi giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học, xây dựng kiến thức mới hoặc khi giảng xong kiến thức mới, tôi có thể xác định cho các em hướng để các em học lên các lớp trên. Ví dụ: Dạy định nghĩa về axít ở lớp 9, tôi cho học sinh nhắc lại định nghĩa axít ở lớp 8, từ đó hướng dẫn cho học sinh xây dựng định nghĩa axít ở lớp 9. Đến đây tôi xác định cho học sinh định nghĩa về axít, không dừng lại ở đây mà có điều kiện học lên lớp trên định nghĩa về axít còn được mở rộng hơn nữa hoặc định nghĩa về Bazơ, Muối cũng tương tự. Ngoài ra việc nắm vững cấu trúc chương trình còn giúp tôi mở rộng được nhiều kiến thức trong giờ dạy cho học sinh, nhất là đối với học sinh khá, giỏi và giúp tôi có đầy đủ điều kiện để giảng dạy học sinh trong toàn cấp học. Trang 8 2.1.2. Xác định đúng dạng bài để dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn và đúng với phương pháp của từng loại bài dạy, đối với môn hoá học có các dạng bài sau: - Dạng bài lý thuyết. - Dạng bài thực hành - Dạng bài luyện tập. - Dạng bài ôn tập tổng kết. - Dạng bài kiểm tra học sinh. 2.1.3. Đọc kĩ bài dạy để hiểu đúng ý của người viết sách giáo khoa, về kiến thức cơ bản và cách trình bày kiến thức của tác giả, nắm được mối quan hệ giữa các kiến thức từ đó khắc sâu được kiến thức trọng tâm cho học sinh và làm cho học sinh thấy rõ con đường đi đến kiến thức rồi hướng dẫn cho các em phát hiện ra kiến thức. Ví dụ: Dạy bài “Oxi ở lớp 8” kiến thức trọng tâm của bài là phần tính chất hoá học của oxi, tôi đã làm cho học sinh thấy rõ con đường đi đến kiến thức là bằng thí nghiệm thực tế, để các em nắm được các tính chất hoá học của oxi và để hướng dẫn cho các em phát hiện ra kiến thức qua từng thí nghiệm, tôi cho học sinh thấy rõ các chất đem tác dụng cùng với việc các em quan sát thí nghiệm và vận dụng vốn kiến thức có sẵn để có thể dự đoán sản phẩm tạo thành sau phản ứng và dẫn đến kết luận, cụ thể: Tính chất oxi tác dụng với sắt, tôi cho học sinh biết các chất đem tác dụng là oxi và sắt, học sinh quan sát thí nghiệm thấy có hạt nóng đỏ bắn ra, các em sẽ đự đoán sản phẩm là Fe 3 O 4 (màu nâu), từ đó các em rút ra phương trình: 3Fe + 2O 2 → 0 t Fe 3 O 4 Ngoài việc hiểu đúng ý nghĩa của người viết sách còn giúp tôi vận dụng thêm kiến thức của tài liệu tham khảo để mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh. Đồng thời tránh được tình trạng dạy sai kiến thức cho học sinh. Ví dụ: Dạy bài nước (tiết 55 - Hoá 8) Cho 1 mẫu kim loại Na nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước. Nhận xét: Natri phản ứng với nước nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước, mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí bay ra phản ứng toả nhiều nhiệt. Dung dịch tạo thành cho quỳ tím vào thấy chuyển sang màu xanh, cho phenolphtalein vào chuyển sang màu đỏ. Làm bay hơi dung dịch thu được ta sẽ được một chất rắn trắng. Các em dự đoán khí đó là khí gì và chất rắn trắng? viết phương trình hoá học. Trang 9 2Na + 2H 2 O→ 2NaOH + H 2 ↑ ( HS tự xác định khí bay ra trong thí nghiệm là H 2 , chất rắn trắng thu được sau phản ứng là NaOH) Giáo viên giới thiệu về hợp chất NaOH và dẫn dắt học sinh định nghĩa về bazơ thông qua hiện tượng mà ta quan sát ở trên. Vậy dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh và phenolphtalein không màu thành đỏ. Tóm lại, thông qua các thí nghiệm học sinh phải tự suy luận ra sản phẩm tạo thành và viết được các phương trình phản ứng minh hoạ. Đồng thời qua đó các em hình thành nên kiến thức mới. 2.1.4. Biến kiến thức của sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thành kiến thức khi truyền thụ cho học sinh, từ đó tôi đã gây cho học sinh một niềm tin vững chắc về kiến thức ở giáo viên, các em thấy thầy cô là thiêng liêng cao cả và giữa giáo viên và học sinh phải có một khoảng cách nhất định về kiến thức nhưng rồi lại được quy tụ tại một điểm. 2.1.5. Tiến hành phân loại học sinh thành 4 đối tượng (Giỏi, khá, trung bình, yếu) và tìm hiểu về từng đối tượng học sinh để trong khi giảng dạy tôi bao quát đủ các đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém từ đó có kế hoạch dạy học với từng đối tượng học sinh. 2.1.6. Tiến hành soạn bài để tôi xác định hướng trọng tâm của bài dạy và sắp xếp các kiến thức của bài thành một hệ thống kiến thức lôgíc, chặt chẽ theo kiểu dạy học nêu vấn đề và bằng phương pháp thầy thiết kế, trò thi công “Hệ thống câu hỏi phải lôgíc” theo hệ thống kiến thức của bài và ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với 4 đối tượng học sinh để huy động nhiều học sinh làm việc trên lớp để các em thấy chương trình mà sách giáo khoa đưa ra không có gì là quá tải rất phù hợp) . * Tóm lại: Đối với tôi soạn bài là một hình thức giảng thử để phân bố thời gian cho phù hợp với từng phần kiến thức của bài và để bỏ bớt các ngôn ngữ thừa, các câu hỏi vụng, giúp học sinh hiểu bài một cách chắt lọc, nhẹ nhàng. Tuy nhiên để tiết học có chiều sâu về mặt kiến thức thì trong mỗi bài dạy giáo viên phải tìm được điểm nhấn của mỗi bài. Từ đó các em khắc sâu được kiến thức và hiểu sâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài benzen (Tiết 49 - lớp 9) Giáo viên cho học sinh giải thích cấu tạo của vòng bengen. Trang 10 [...]... khối lớp 9 ( 9/ 1; 9/ 2; 9/ 3) học môn hóa học ở trường PTDT NT Tây Giang Tôi dùng phương pháp thống kê các loại bài kiểm tra và thu được các kết quả cụ thể sau: 1.1 Loại bài kiểm tra 1 tiết : Khối Bài Kiểm 1 2 3 4 TS Bài 84 84 84 84 Giỏi SL TL % 01 1.2 09 10.7 32 38.1 53 63.1 Khá SL TL % 02 2.4 35 41.7 25 29. 8 23 27.4 TB SL TL % 18 21.4 25 29. 8 18 21.4 08 9. 5 Yếu SL TL % 38 45.2 12 14.3 08 9. 5 0 0.0... SL TL % 25 29. 8 3 3.5 1 1.2 0 0.0 Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % 17 20.2 20 23.8 22 26.2 17 20.2 46 54.8 24 28.6 09 10.6 05 6.0 Kém SL TL % 08 9. 5 0 0.0 1.2 Điểm bài kiểm tra học kì: Khối Học kì 9 I II TS Bài 84 84 1.3 Chất lượng trung bình môn học kì: Khối Học kì 9 I II TS Bài 84 84 Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % 9 10.7 44 52.4 23 27.4 8 9. 5 32 38.1 39 46.4 12 14.3... vẹt, chống quan điểm cho rằng vật chất do thượng đế tạo ra, từ đấy gây cho học sinh một niềm tin vào khoa học, giáo dục học sinh chính xác khoa học, tác phong nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa hợp lý Ví dụ: Khi dạy bài “Axít axetic” lớp 9, tôi đã cho các em tiến hành thí nghiệm của dung dịch axít axetic lần lượt vào các ống nghiệm đựng... nhà trường và xã hội, đề ra biện pháp tích cực thích hợp giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt nhất Tây Giang, ngày 09 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Hồ Minh Quốc VIII Tài liệu tham khảo: 1 SGK Hoá học 8 ,9 mới – NXB Giáo dục 2 SGV Hoá học 8 ,9 mới – NXB Giáo dục 3 SBT Hoá học 8 ,9 mới – NXB Giáo dục 4 Sách đổi mới phương pháp dạy và học của Bộ GD&ĐT 2010 5 Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS... khi làm phần bài tập có liên quan đến thiếu thừa các em nhập cuộc rất dễ dàng Ví dụ 1: Đem 19, 6g H2SO4 tác dụng với 12g NaOH Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được ? Theo em màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào? Giải thích? Giải: H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là: n H2SO4 = 19. 6 :98 = 0.2 (mol) Số mol NaOH tham gia phản ứng là : n NaOH = 12:40 = 0.3 (mol) Trang 12 Ta có tỉ... sách giáo khoa Sau khi các em đã hoàn thành tốt các thí nghiệm, thư ký ghi hiện tượng quan sát được, nhận xét và viết phương trình hoá học minh hoạ các thí nghiệm của nhóm mình Giáo viên chỉ duy nhất làm một nhiệm vụ là đưa các kết quả của các nhóm lên bảng để cho các nhóm khác nhận xét để rút ra kết quả chính xác nhất Ví dụ : Bài thực hành: Tính chất hóa học của Nhôm và Sắt ( tiết 29 lớp 9) Sau khi... sát hiện tượng sảy ra, giải thích hiên tượng, dự đoán chất tạo thành, viết phương trình phản ứng Ví dụ 1: Tổ chức cho học sinh hoạt dộng nhóm tiến hành thí nghiệm hóa 9 TN2 Phản ứng của rượu etylic và axit axetic ( bài 49- SGK hóa học 9) * Hoạt động nhóm có thể tổ chức như sau: HĐ của GV 1 Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo mục đích, dụng cụ, hóa chất cần cho TN 2 Yêu cầu đại diện nhóm nêu cách tiến... của nội dung cần trả lời 2.5 Sử dụng thí nghiệm hóa học để dạy học tích cực: Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, từ các thí nghiệm thực hành để giúp học sinh hiểu bài, vì vậy cần thiết tôi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm, bố trí thí nghiệm không cồng kềnh, mang tính chất thẩm mỹ khoa học thao tác thí nghiệm của giáo viên phải thành thạo, nhẹ nhàng, khéo léo, giáo viên phải... tường trình CH3COOC2H5 + H2O + TN, HT, GT, PTHH, + C2H5OH tác dụng với Rút ra nhận xét CH3COOH tạo etyl axetat có mùi thơm 2 4 Yêu cầu ghi tường trình TN 4 0 2 .9 Tạo hứng thú cho HS trong những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin: Ngày nay, khoa học hiện đại việc áp dụng các công nghệ thông tin vào những tiết học là rất cần thiết và quan trọng Nó tạo hứng thú cho các em tiếp Trang 27 cận thông tin... biết hóa học cũng như các vấn đề có liên quan về hóa học Rèn luyện kỹ năng giải quyết về vấn đề khoa học, sẵn sàng sử dụng kiến thức hóa học và thực tiễn nhằm mục đích giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và bồi dưỡng tài năng về hóa học Huy động học sinh tham gia vào các hoạt động công ích về văn hóa, khoa học, nghệ thuật mang nội dung hóa học, tiến hành thí nghiệm phục vụ nông - lâm nghiệp, bảo . 9 Trường PTDT NT Tây Giang) đạt được kết quả khá thấp. Cụ thể: Lớp HS Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9. 1 28 0 0. 0 0 0.0 09 32. 1 09 32.1 10 35. 8 09. 32.1 10 35. 8 09 32.1 9. 2 28 01 3.8 02 7.1 06 21. 4 13 46.4 6 21. 3 09 32.1 9. 3 28 0 0. 0 0 0.0 03 10. 7 16 57.2 9 32. 1 03 10.7 Cộng 84 01 1. 2 02 2.4 18 21. 4 38 45.2 25 29. 8 21 25.0 Mặc dù bộ. một niềm tin vào khoa học, giáo dục học sinh chính xác khoa học, tác phong nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa hợp lý. Ví dụ:

Ngày đăng: 08/02/2015, 14:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w