1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI TẬP ÔN ĐỘI TUYỂN HÓA 2013-2014

8 688 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Câu 41: Cho 3 hợp chất của cùng một kim loại X, Y, Z. Khi đốt nóng cả 3 hợp chất ở nhiệt độ cao đều thấy có ngọn lửa màu vàng. Mối quan hệ giữa X, Y, Z thể hiện bằng sơ đồ phản ứng sau:

Nội dung

GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 CÁC BÀI TẬP ÔN ĐỘI TUYỂN HSG THI TỈNH 2013-2014 Câu 1: 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho axit sunfuric đặc, nóng tác dụng lần lượt với các mẫu chất sau: Na 2 O, BaO, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 , FeSO 4 , CuO, CuSO 4 . 2. Chỉ dùng một dung dịch chứa một chất tan để nhận biết các dung dịch muối đựng trong các lọ riêng biệt sau (không trình bày bằng cách viết sơ đồ, viết rõ các phương trình phản ứng xảy ra): nhôm nitrat, amoni sunfat, natri nitrat, amoni nitrat, magie clorua, sắt (II) clorua. Câu 2: 1. Có một hỗn hỗn hợp X gồm các muối nitrat của Đồng (II), Sắt (II), Bạc, Magie trong đó nguyên tố nitơ chiếm 12,77% khối lượng. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp kim loại từ 120,6 gam hỗn hợp X nói trên? 2. Viết sơ đồ thể hiện quá trình tiến hành điều chế lấy kim loại đồng, bạc riêng biệt (hàm lượng không đổi) từ hỗn hợp X nói trên? Câu 3: 1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 14,4 gam FeS 2 và a mol Cu 2 S bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit nitric thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối sunfat và giải phóng khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Xác định giá trị a? 2. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42; số hạt mang điện của nguyên tố Y nhiều hơn của nguyên tố X là 12 còn số hạt không mang điện của nguyên tố Y nhiều gấp rưỡi của nguyên tố X. Hãy xác định tên hai nguyên tố X, Y và cho biết tính chất đặc trưng chung của hai nguyên tố đó? Câu 4: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II sau một thời gian thu được 9,88 gam chất rắn và khí X. Cho toàn bộ khí X hấp thụ hết vào 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng? Câu 5: Hỗn hợp A gồm bột nhôm và sắt được chia thành 2 phần bằng nhau: Hòa tan hoàn toàn phần 1 bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được 8 gam chất rắn.Cho phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thể tích khí thoát ra là 3,36 lít (đktc).Tính % khối lượng của hỗn hợp A. Câu 6: Lắc kĩ 0,81 gam bột nhôm trong 200ml dung dịch X chứa hỗn hợp muối bạc nitrat và đồng (II) nitrat sau một thời gian thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch xút ăn da dư thu được 100,8ml khí hiđro (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp hai kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch xút ăn da dư được kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một oxit. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch X ban đầu? Câu 7: Cho dãy chuyễn hóa sau: FeS 2 (A) Fe (B) (C) (B) (D) Fe(NO 3 ) 2 Fe 2 (SO 4 ) 3 1 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 Biết (B); (C); (D); là các dung dịch muối của sắt. Xác định (A); (B); (C); (D) và viết các phương trình thực hiện chuyển hóa trên. Câu 8: Cho 27,4g Bari vào 400g dung dịch CuSO 4 3,2% thì thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a) Nếu dẫn khí A qua hỗn hợp chứa m(g) FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 trong điều kiện đun nóng không có không khí thì thu được 5,6g chất rắn X (chỉ chứa 1 chất) và 3,6g hơi nước. Tính m(g). b) Nung nóng B ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thì được a (g) chất rắn. Tính a (g) và nồng độ % các chất tan trong dung dịch C. Câu 9: Hòa tan 316g muối hiđrôcacbonat (A) 6,25% vào dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thu được 16,5g muối sunfat trung hòa. Mặt khác khi cho lượng dung dịch (A) vào dung dịch HNO 3 vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 47,0g muối khan (B) Xác định công thức phân tử của A; B. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 19,2g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (hóa trị II) vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí ở ĐKTC. Mặt khác khi cho hoàn toàn 9,2g kim loại R vào 1000 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch B, cho quỳ tím vào dung dịch B thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. a) Xác định kim loại R b) Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Câu 11: 1) Có 5 gói bột trắng là KNO 3 , K 2 CO 3 , K 2 SO 4 , BaCO 3 , BaSO 4. Chỉ được dùng thêm nước, khí cacbonic và các ống nghiệm. Hãy trình bày cách nhận biết từng chất bột trắng nói trên. 2) Có 3 gói phân hóa học bị mất nhãn: Kali clorua, Amoni nitrat và Supephotphat kép. Trong điều kiện ở nông thôn có thể phân biệt được 3 gói đó không ? Viết phương trình phản ứng. Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế một số chất khí bằng cách: 1. Nung nóng canxi cacbonat. 2. Mangan dioxit tác dụng với dung dịch HCl đặc. 3. Kẽm tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. 4. Đốt nóng kali pemanganat. 5. Natri sunfit tác dụng với dung dịch axit sunfuric. a. Em hãy cho biết tên của những khí được sinh ra trong những thí nghiệm trên. Viết phương trình hoá học đã xảy ra. b. Bằng những thí nghiệm nào em có thể khẳng định được khí sinh ra trong mỗi thí nghiệm? Câu 13: Hỗn hợp khí gồm NO, NO 2 và 1 oxit N x O y có thành phần 45% V NO ; 15% 2 NO V và 40% x y N O V Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong N x O y có 69,6% lượng oxi. Hãy xác định oxit N x O y . Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp MgCO 3, CaCO 3 và BaCO 3 thoát ra khí B. Hấp thụ hết B bằng dung dịch Ca(OH) 2 thu được 10 gam kết tủa D và dung dịch E. Đun nóng dung dịch E lại tách ra 6 gam kết tủa D nữa. Hỏi % lượng MgCO 3 nằm trong khoảng nào? Nhng một thanh sắt v một thanh kẽm vo cng một cốc chứa 500 ml dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh cĩ thm Cu bm vo, khối lượng dung dịch trong cốc bị giảm mất 0,22 gam. Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol của ZnSO 4 gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO 4 . Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài 2 GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 không khí đến khối lượng không đổi, thu được 14,5 gam chất rắn. Tính số gam Cu bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol của dung dịch CuSO 4 ban đầu. Câu 15: Nung hỗn hợp X gồm FeS 2 và FeCO 3 trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm gồm một oxit sắt duy nhất và hỗn hợp hai khí A, B. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Nếu cho từng khí A và B lội từ từ qua dung dịch Ca(OH) 2 tới dư thì có các hiện tượng gì xảy ra. Giải thích bằng các phương trình phản ứng. c. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các khí A, B trong hỗn hợp của chúng. d. Cho biết 1 lít hỗn hợp khí A, B ở đktc nặng 2,1875 gam. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 16: Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím. Thí nghiệm 2: Dẫn axetilen qua dung dịch brom màu da cam. Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ. Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các phương trình hoá học (nếu có). Câu 17: Có hai dung dịch Na 2 CO 3 (dung dịch 1 và dung dịch 2). Trộn 100 gam dung dịch 1 với 150 gam dung dịch 2 được dung dịch A, cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 thu được 3,92 lít khí (đktc). Nếu trộn 150 gam dung dịch 1 với 100 gam dung dịch 2 được dung dịch B, đem dung dịch B tiến hành thí nghiệm như trên thì thu được 3,08 lít khí (đktc). 1/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch1, dung dịch 2, dung dịch A, dung dịch B. 2/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Na 2 SO 4 thu được khi cho dung dịch 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 20% theo tỉ lệ số mol Na 2 CO 3 : H 2 SO 4 là 1:1. Câu 18: 1. Không dùng thêm hoá chất khác hãy phân biệt 5 lọ mất nhãn chứa một trong các dung dịch sau: (NH 4 ) 2 SO 4 , Ba(NO 3 ) 2 , K 2 SO 4 , NaOH, Fe(NO 3 ) 3 . 2. Từ các hoá chất : Mg, H 2 O, không khí, S. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế 3 oxit ,2 axit, 2 muối. Câu 19: 1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau: CuCl 2 Cu CuSO 4 Cu(NO 3 ) 2 CuO Cu(OH) 2 2. Từ các hoá chất: Na, Fe, Cu, Ag, H 2 O,dd CuSO 4 , ddAgNO 3 và các thiết bị cần thiết . Hãy tiến hành các thí nghiệm để sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự tăng dần khả năng hoạt động hoá học. 3. Để khử chua đất trồng người ta thường dùng loại hoá chất nào?.Giải thích ?. Câu 20: Cho hỗn hợp bột X có khối lượng 93,9 gam gồm Fe 3 O 4 và Al. Nung hỗn hợp X trong môi trường không có không khí, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần có khối lượng khác nhau. - Phần 1: Tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,672 lít khí H 2 ( đktc). 3 (1) ) 0) (2) ) 0) (5) ) 0) (3) ) 0) (4) ) 0) (6) ) 0) (7) ) 0) (8) ) 0) GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 - Phần 2: Tác dụng với dd HCl dư thu được 18,816 lít H 2 (đktc). Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết hiệu suất đạt 100%. Câu 21: Cho dòng khí CO qua ống sứ đựng 31,2 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng . Sau thí nghiệm thu được chất rắn A trong ống sứ. Khí đi ra cho lội từ qua 1 lít dd Ba(OH) 2 0,2M thấy tạo thành 29,55 gam kết tủa. 1. Tính khối lượng chất rắn A. 2.Chia chất rắn A thành 2 phàn bằng nhau: - Hoà tan hết phần 1 bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,56 lít H 2 ( đktc). - Hoà tan hết phần 2 bằng dd H 2 SO 4 đặc nóng thu được dung dịch chứa 2 muối trung hoà và V lít khí SO 2 (đktc). Tính V. Câu 22: 1. Cho một mẩu natri kim loại vào các dung dịch sau: CuSO 4 , AlCl 3 , NH 4 NO 3 Có hiệt tượng gì xảy ra? Viết phương trình hoá học và giải thích? 2. Bằng phản ứng hoá học, hãy tách riêng từng kim loại trong hỗn hợp quặng Bôxit Câu 23: 1. Bằng thí nghiệm nào để chứng minh: - Sắt cháy trong khí clo sinh ra sắt(III) clorua - Nung bột sắt với lưu huỳnh tạo sắt(II) sunfua 2. Có 5 dung dịch: Na 2 CO 3 , HCl, BaCl 2 , H 2 SO 4 và NaCl được kí hiệu bất kỳ bằng 5 chữ cái A, B, C, D, E. Biết rằng: - Khi đổ A vào B thấy có kết tủa. - Khi đổ A vào C thấy có khí bay ra. - Khi đổ B vào D cũng có kết tủa xuất hiện. Hãy xác định các chất tương ứng với các chữ cái? Giải thích? Câu 24: Chọn các chất thích hợp để hoàn thành phương trình hoá học xảy ra theo các sơ đồ sau: 1) X 1 + X 2 → Br 2 + MnBr 2 + H 2 O 2) X 3 + X 4 + X 5 → HCl + HBr + O 2 3) A 1 + A 2 → SO 2 + H 2 O 4) B 1 + B 2 → NH 3 ↑ + Ca(NO 3 ) 2 + H 2 O 5) Ca(X) 2 + Ca(Y) 2 → Ca 3 (PO 4 ) 2 + H 2 O 6) Fe x O y + H 2 0 t → 7) C x H y (COOH) 2 + O 2 → CO 2 + H 2 O 8) NH 3 + CO 2 0 ,t p → E 1 + E 2 9) CrO 3 + KOH → F 1 + F 2 10) KHCO 3 + Ca(OH) 2 dư → G 1 + G 2 + G 3 Câu 25: Hỗn hợp A gồm M 2 CO 3 , MHCO 3 , MCl .Cho một lít dung dịch HCl 0,6 M vào 47,5 gam hỗn hợp A dư, giải phóng ra 8,96 lít khí (ở đktc) và dung dịch B. Để trung hoà dung dịch B cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,8 M được dung dịch C. Cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch C đến dư thu được 114 gam kết tủa. Xác định M. Câu 26: Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có). C 6 H 6 B E C 2 H 5 OH G Cao su Bu Na A CH 3 CHO D F CH 3 OCH 3 Biết khí (A) có tỉ khối đối với hidro là 8. Câu 27: 1. Dẫn luồng hơi nước qua 3 bình có nhánh đặt nối tiếp lần lượt như sau: - Bình (A) chứa than nung đỏ. 4 tº tº GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 - Bình (B) chứa hỗn hợp 2 oxit Al 2 O 3 và CuO nung nóng. - Bình (C) chứa dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng hoá học có thể xảy ra. 2. Cho hỗn hợp gồm khí clo, etilen và metan vào một ống nghiệm, sau đó đem úp ngược ống vào một chậu nước muối ( trong đó có để sẵn một mẩu giấy quỳ tím) rồi đưa ra ánh sáng khếch tán. Nêu các hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng hoá học minh hoạ. Câu 28: 1. Từ một miếng hợp kim Al-Mg, hãy trình bày cách tiến hành điều chế Al 2 O 3 với hiệu suất cao nhất và tương đối tinh khiết.Viết phương trình phản ứng hoá học minh họa . 2. Nguyên tố (B) có thể tạo với nhôm thành hợp chất Al x B y mà phân tử gồm 5 nguyên tử. Phân tử khối của hợp chất là 150 đvC. Tìm công thức phân tử của hợp chất. 3. Có 4 oxit đựng riêng biệt trong 4 lọ: Na 2 O, Al 2 O 3 , CaO và MgO. Làm thế nào để phân biệt mỗi oxit với điều kiện chỉ được dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Câu 29: 1. Hỗn hợp A gồm các chất: Al 2 O 3 , CuO, MgO, Fe(OH) 3 , BaCO 3 . Nung nóng (A) ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn thu được khí (B) và chất rắn (C). Cho (C) vào nước dư thu được dung dịch (D) và phần không tan (E), cho phần không tan (E) vào dung dịch HCl dư thu được khí (F) và chất rắn không tan (G) và dung dịch (H). Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra, xác định các chất có thể có trong B, C, D, E, F, G, H. Cho rằng các phản ứng hoá học xảy ra đồng thời. 2. Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Xác định kim loại M. Câu 30: Cho các nguyên tố: Na, Ca, S và O. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong 4 nguyên tố trên, gọi tên. Câu 31: 1/ Từ các hoá chất: KMnO 4 , KNO 3 , dung dịch HCl, Zn, H 2 O, Al. Có thể điều chế trực tiếp được những đơn chất khí nào ? 2/ Cho các đơn chất khí đó tác dụng với nhau từng đôi một. Viết tất cả phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Câu 32: Hoà tan một lượng Oxit kim loại có hoá trị II vào một lượng vừa đủ bằng dung dịch H 2 SO 4 , có nồng độ a%. Tạo thành dung dịch muối sunfat có nồng độ b%. Hãy xác định: 1/ Nguyên tử khối của kim loại theo a, b. 2/ Nếu a% = 20%; b% = 22,64% Cho biết công thức hoá học của axit kim loại đã dùng. Câu 33: Hoà tan một lượng muối cácbonat của một kim loại hoá trị II bằng axit H 2 SO 4 14,7% .Sau khi khí không thoát ra nữa lọc bỏ chất rắn không tan thì được dung dịch chứa 17% muối sunfat tan.Hỏi kim loại hoá trị II là nguyên tố nào. Câu 34: a, Viết phản ứng theo sơ đồ sau SO 3 H 2 SO 4 FeS 2 SO 2 SO 2 NaHSO 3 Na 2 SO 3 b, Điền chất và hoàn thành phương trình phản ứng FeS 2 + O 2 → A + B G + KOH →H + D A + O 2 → C H + Cu(NO 3 ) 2 → I + K C + D → axit E I + E → F + A + D 5 GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 E + Cu → F + A + D G + Cl 2 + D → E + L A + D → axit G Câu 35: Trung hoà 20 ml dung dịch H 2 SO 4 1M bằng dung dịch NaOH 20% a, Viết PTHH b,Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng c, Nếu trung hoà dung dịch axit sunfuric trên bằng dung dịch KOH 5,6% , Có khối lượng riêng là 1,045 g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH? Câu 36: Hòa tan hỗn hợp CuO và Fe 3 O 4 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thu được kết tủa B, nung kết tủa B trong không khí cho đến khi khối lượng không đổi thì thu được chất rắn C. Xác định chất rắn C gồm những chất nào? Câu 37: Hoàn thành các phản ứng sau ( mỗi chữ cái ưng với một chất) a. Cu + A B + C + D b. C + NaOH E c. E + HCl F + C + D d. A + NaOH G + D Câu 38: Cho 9,2 gam Na vào 400 gam dung dịch CuSO 4 4%, kết thúc phản ưng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. a. viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thể tích khí C thoát ra ở ĐKTC. c. Tính khối lượng kết tủa B. d. xác định nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A. Câu 39: Cho sơ đồ biến hoá sau : Ca  CaO  Ca(OH) 2  CaCO 3  CaCl 2 CaCO 3  CO 2 Viết các phương trình phản ứng để biểu diễn biến hoá trên Câu 40: Dùng CO để khử oxit sắt từ và H 2 để khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao.Khối lượng sắt thu được là 266gam. 1/ Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2/ khí sinh ra từ 1 trong 2 phản ứng nói trên được dẫn vào một bình chứa nước vôi trong ta thấy xuất hiện kết tủa trắng có khối lượng khô 200 gam a. Tính thể tích khí CO và H 2 (đo ở đktc) b. Khối lượng mỗi loại oxit sắt tham gia phản ứng. Câu 41: Cho 3 hợp chất của cùng một kim loại X, Y, Z. Khi đốt nóng cả 3 hợp chất ở nhiệt độ cao đều thấy có ngọn lửa màu vàng. Mối quan hệ giữa X, Y, Z thể hiện bằng sơ đồ phản ứng sau: X Y CO 2 Y ddZ 6 CO 2 t o Y ddZ GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành sơ đồ phản ứng Câu 42: Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng Firit, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và các chất xúc tác cần thiết. Hãy viết các phương trình hoá học điều chế các chất sau: FeSO 4 , Fe(OH) 3 , NaHSO 4 . Câu 43: 1. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng hỗn hợp chất sau đây đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: FeO và Fe 2 O 3 , Al và Al 2 O 3 , Fe và Fe 2 O 3 . 2. Tách từng kim loại nguyên chất ra khỏi hỗn hợp gồm: MgCO 3 , K 2 CO 3 , BaCO 3 Câu 44: 1. Một cốc đựng muối cacbonat của kim loại hoá trị II, rót từ từ dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ 20% vào cốc cho đến khi khí thoát ra vừa hết thì thu được dung dịch muối có nồng độ 24,91%. Hãy xác định công thức muối cacbonat của kim loại trên. 2. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm: MgO, CuO và Fe 2 O 3 cần vừa đủ 350 ml dung dịch HCl 2M. mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi cho khí hidro dư đi qua tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam nước và m gam chất rắn. a) Tính thành phần % theo khối lượng của các chất trong A b) Tính m Câu 45: Hoà tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và RCO 3 bằng 500ml dung dịch H 2 SO 4 loãng thì thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Đun cạn dung dịch A thu được 12,2 gam muối khan. Mặt khác đem nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO 2 (đktc) và chất rắn C. 1. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H 2 SO 4 đã dùng. 2. Tính khối lượng chất rắn B, C 3. Tìm R. Biết rằng hỗn hợp ban đầu số mol RCO 3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO 3 Câu 46: 1. Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử,hãy trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: H 2 SO 4, HCl,NaOH,KCl,BaCl 2 . 2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm Al,Fe,Cu. Câu 47: 1, Hòa tan 21,5 gam hỗn hợp BaCl 2 và CaCl 2 vào nước được dung dịch A.Thêm vào dung dịch A 175 ml dung dịch Na 2 CO 3 1M thấy xuất hiện 19,85 gam kết tủa.Tính khối lượng muối BaCl 2 và CaCl 2 trong hỗn hợp đầu. 2. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO,Fe 2 O 3 ,Fe 3 O 4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe 2 O 3 ),cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M.Tính giá trị của V? Câu 48: 1.Trộn V 1 lít dung dịch HCl 0,6M với V 2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịchA.Tính V 1 ,V 2 biết 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan hết 1,02 gam Al 2 O 3 ( coi sự thay đổi thể tích ngoài ý muốn là không đáng kể). 2. Một nguyên tố R mà oxít cao nhất của nó chứa 60 o / o oxi theo khối lượng.Hợp chất khí của R với hiđro có tỉ khối hơi so với không khí là 1,172.Xác định công thức oxít của R. Câu 49: Cho 2 gam hỗn hợp Fe và kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,12 lít H 2 (đktc). Mặt khác, nếu hòa tan 4,8 gam kim loại hóa trị II đó cần chưa đến 500ml dung dịch HCl 1M. Xác định tên kim loại hóa trị II đó. Câu 50: 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: A A Fe → D → G (Biết A + B → D + G + H 2 O ) A 2. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp gồm CaO, NaCl, CaCl 2 . 7 + X, t 0 + Y, t 0 + Z, t 0 +B +E GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 Câu 51: 1. Nêu hiện tượng và viết PTHH (nếu có) cho mỗi thí nghiệm sau: a. Cho kim loại Natri vào dd CuCl 2 . b. Sục từ từ đến dư khí CO 2 vào nước vôi trong. c. Nhỏ từ từ đến dư dd HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím. d. Cho lá kim loại đồng vào dd sắt (III) sunfat. 2. Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt các dd đựng trong các lọ riêng biệt: NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , BaCl 2 , Na 3 PO 4 , H 2 SO 4 . Câu 52: 1. Cho 0,2 mol Zn vào 100g dung dịch X chứa 0,1 mol CuSO 4 và 0,2 mol FeSO 4 được dung dịch Y chứa 2 muối tan. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y. 2. Người ta dùng 200 tấn quặng có hàm lượng Fe 2 O 3 là 30% để luyện gang. Loại gang thu được chứa 80% Fe. Tính lượng gang thu được biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%. Câu 53: Cho 14,8 gam gồm kim loại hoá trị II, oxit và muối sunfat của kim loại đó tan vào dd H 2 SO 4 loãng dư thu được dd A và 4,48 lít khí ở đktc. Cho NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Nung B đến nhiệt độ cao thì còn lại 14 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp vào 0,2 lít dd CuSO 4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất kết tủa rồi đem cô cạn dd thì thu được 62 gam chất rắn. Xác định kim loại. 8 . GV: Bùi Tuấn Phương - P.Hiệu trưởng THCS Văn Hội - 098.653.7260 CÁC BÀI TẬP ÔN ĐỘI TUYỂN HSG THI TỈNH 2013-2014 Câu 1: 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho axit sunfuric. nóng không có không khí thì thu được 5,6g chất rắn X (chỉ chứa 1 chất) và 3,6g hơi nước. Tính m(g). b) Nung nóng B ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi. trắng nói trên. 2) Có 3 gói phân hóa học bị mất nhãn: Kali clorua, Amoni nitrat và Supephotphat kép. Trong điều kiện ở nông thôn có thể phân biệt được 3 gói đó không ? Viết phương trình phản ứng.

Ngày đăng: 08/02/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w