gia đình cha, (mẹ) đơn thân và hình thái gia đình đơn thân ở nước ta hiện nay

10 3.4K 12
gia đình cha, (mẹ) đơn thân và hình thái gia đình đơn thân ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Xã Hội Học Gia Đình Yêu cầu: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học gia đình để phân tích. Tập trung vào ba nội dung: tính bức xúc của vấn đề, giải thích vấn đề và phân tích bình luận về xu hướng của vấn đề trong tương lai. Giảng viên: Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm Sinh viên: Bùi Thị Thìn Lớp: K55- Xã Hội Học MSV: 10030748 Hà Nội 12-2012 1 Đề bài: Gia đình cha, (mẹ) đơn thân và hình thái gia đình đơn thân ở nước ta hiện nay. Bài làm 1. Mở đầu. Gia đình được hiểu như là một thiết chế với cấu trúc và chức năng của xã hội nhất định (G.Endrweit và G.Trommsdorff; “La Socioloie et les sciences de societe”, nhóm tác giả người Pháp). Hay theo cách hiểu khác, gia đình được coi là một nhóm xã hội với những tiêu chí cụ thể như: hôn nhân, huyết thống, cùng chia sẻ các lợi ích cũng như nền văn hóa chung, các tiêu chí về quan hệ nghĩa dưỡng, quan hệ giới, khuyết thiếu( nảy sinh từ các hình thức sống mới của gia đình trong xã hội hiện đại)…. (Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH; TS. Ngô Thị Ngọc Anh – Vụ Gia đình và đồng sự). Theo như quan điểm cho rằng: Gia đình là một sản phẩm của lịch sử nên nó tất yếu bị chi phối bởi những điều kiện chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội của một xã hội và một thời đại lịch sử nhất định đã sản sinh ra nó. Gia đình chính là tấm gương phản chiếu nền văn hóa, kinh tế, phong tục, tập quán và tâm lý tình cảm, lối sống…của cộng đồng, dân tộc.( Xã hội học gia đình, Lê Thái Thị Băng Tâm, Hà Nội, 2012). Việc nhìn nhận hay đánh giá gia đình cần được đặt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ở từng thời điểm và từng góc độ nghiên cứu cụ thể. Việc hình thành một hình thái gia đình cần dựa trên nhiều yếu tố: sinh học, tình dục ( được xã hội và pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận), dân tộc, ý niệm về gia đình của cá nhân và xã hội…. Các gia đình phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Chính bởi vậy mà, mỗi khi xã hội có những biến đổi nhất định, liên quan trực tiếp đến đời sống gia đình thì nó sẽ xuất hiện những hình thái gia đình mới. Có những hình thái gia đình nảy sinh từ một hình thái có trước nó và tồn tại song song cùng với hình thái này, có hình thái gia đình tương đối bền chặt cũng có hình thái không được ổn định. Có rất nhiều cách thức để phân chia các hình thái gia đình: trên cơ sở các thế hệ trong gia đình, trên cơ sở dòng dõi hay dựa vào số người tham gia hôn nhân. Một trong những hình thái gia đình đã xuất hiện, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, một hình thái gia đình mà được nhắc đến ngày càng nhiều hơn trong xã hội hiện đại ngày nay, với những vấn đề hết sức nhức nhối cho việc nghiên cứu xã hội học về gia đình cũng như sự phát triển của gia đình Việt Nam, đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo kiểu single mom”. Gia đình mẹ ( cha) đơn thân là kiểu gia đình không chồng một mình sinh con, (hoặc vợ), và nuôi con, những “single mom” (bà mẹ đơn thân) đang là một thực trạng xã hội, có đủ những mặt phải trái, đúng sai để nhìn nhận, để đi sâu tìm hiểu cũng như là một trong những hướng nghiên cứu mới của xã hội học gia đình hôm nay. Hình thái gia đình đơn thân ( single mom) đã thực sự là một cộng đồng lẩn khuất trong thế giới loài người hiện đại. Với số liệu thống kê ở Mỹ, năm 2008 số gia đình bố mẹ đơn thân chiếm đến 12%, ở Úc còn cao hơn con số lên đến 15, 2%. 2 Còn tại Việt Nam, theo một nghiên cứu năm 2007, có tới hơn 2 triệu người phụ nữ tuổi trưởng thành chọn lối sống độc thân, trong đó ¾ chấp nhận nuôi con một mình. ( Được và Mất “single mom”, theo Thanhnien.com.vn). 2. Nội dung. Theo thạc sĩ Vũ Thanh Hoài, ĐH Văn hóa Hà Nội: Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều gia đình đơn thân nuôi con kiểu "single mom". Điều này ngược với quan niệm phụ nữ phải "tam tòng tứ đức" từ xa xưa. Hay trong Gia huấn ca, Nguyễn Trãi cũng nói: "Ngay cả khi chung chăn gối, ngủ trên cùng giường với chồng, con vẫn phải xử sự với chồng như thể với nhà vua hay với cha của con". Người "chửa hoang", "không chồng mà chửa" sẽ chịu hình phạt khắc nghiệt như gọt đầu bôi vôi, thả bè trôi sông ( Tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập, 29/11, Hà Nội). Hình thái gia đình đơn thân, với những người mẹ nuôi con một mình đã có từ ngàn xưa. Họ mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng con cái trong đơn độc, không có người đàn ông bên cạnh và đối diện rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu như trong xã hội Việt Nam truyền thống, với các tư tưởng Nho Giáo ăn sâu vào trong tiềm thức cũng như trong việc giáo dục, được coi là vấn đề đạo đức của người dân. Phụ nữ không kết hôn mà có thai là một hiện trạng xã hội đáng bị lên án, phê phán và chịu rất nhiều tai tiếng cũng như hình phạt tinh thần của làng xóm và cộng đồng. Bởi nó đi ngược lại với quan niệm và những giá trị của người phụ nữ cũng như với xã hội truyền thống: “tam tòng tứ đức”, phụ nữ phải gắn liền với sự dạy dỗ liên quan đến: “ công, dung, ngôn, hạnh”…Với những sự đánh giá của dư luận cũng như những hình phạt hết sức hà khắc và nặng nề. Thì ngày nay, kiểu gia đình đơn thân, cha hoặc mẹ nuôi con một mình lại xuất hiện ngày càng nhiều hơn, và nó trở thành một “trào lưu”, một thực tế trong xã hội hiện đại. Thực tế về hình thái gia đình đơn thân ngày càng có xu hướng gia tăng, mặc dù trong tư tưởng, không ai thích nuôi dạy con một mình trừ những trường hợp bất đắc dĩ: chồng (vợ) chết, ly dị hoặc mang thai ngoài ý muốn. Vào những thập kỷ trước, tỉ lệ phụ nữ nuôi con một mình rất thấp trừ khi có những biến động lớn. Nhưng ngày nay, con số người mẹ độc thân ngày càng tăng cao và nhiều người còn cho đó là hiện tượng bình thường. Họ còn cổ xuý cho phong trào nuôi con một mình. Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: "Việc làm mẹ đơn thân nằm trong một xu hướng toàn cầu. Đó là sự gia tăng số người độc thân cả nam và nữ trong xã hội, hôn nhân hiện đại với một số người có quá nhiều rủi ro" (Mổ xẻ gia đình trá hình, mẹ đơn thần và HIV, Thethaovanhoa.vn). Hay gần đây trên báo chí, các diễn đàn truyền thông cũng rộ lên những trăn trở về thực trạng những gia đình đơn thân, “single mom”, khi lượng nữ giới gia tăng ở các thành phố lớn, sự thành đạt cũng như nữ quyền được cổ vũ và nhất là đã có các tên tuổi nữ lưu thuộc giới giải trí công khai giãi bày về việc đã, sẽ sinh và nuôi con một mình. Đáng chú ý là phần lớn "single mom" có thể lập gia đình với ý nghĩa đầy đủ nhưng lại muốn có con mà không chịu ràng buộc với ai. Theo thạc sĩ Vũ Thanh Hoài, những người phụ nữ này không hẳn thích sống cô đơn với một đứa trẻ, mà thường họ là những người phụ nữ đã có sự trải nghiệm nhất định trong cuộc sống. Họ muốn khẳng định bản thân, thích sống tự do, không muốn hệ lụy với đàn ông. (Thethaovanhoa.vn). Tuy nhiên, những người phụ nữ vừa làm cha, vừa làm mẹ này sẽ phải trả lời con mình về người cha của nó. Bên trong đó, còn ẩn chứa nỗi niềm lo lắng về quá trình phát triển tâm sinh lý của đứa con khi khuyết thiếu bóng người cha. 3 Theo bà Nijole V. Benokraitis, Tiến sĩ Xã Hội Học chuyên nghiên cứu về vấn đề Hôn Nhân và Gia Đình (Marriages & Families) và vai trò giới tính, “người mẹ đóng một vai trò quan trọng, hỗ trợ tinh thần và nuôi dưỡng duy trì hạnh phúc gia đình. Người mẹ là một liên kết bền chặt các thành viên trong gia đình sau lưng người cha, là người chăm sóc trực tiếp đến các con. Trẻ em sẽ dựa vào mẹ nhiều hơn bởi vì đặc điểm của họ là bảo vệ, nuôi dưỡng, từ một mối quan hệ mẹ con được thành lập từ khi mang thai cho đến lúc sinh con, và tiếp tục chăm lo khi đứa trẻ lớn khôn. Khi không có người đàn ông bên cạnh, bà mẹ độc thân phải trở thành trụ cột gia đình. Họ phải thực hiện đầy đủ hai bổn phận vừa làm cha, vừa làm mẹ. Do đó, bà mẹ không có đủ thời gian cần thiết để hỗ trợ, chăm sóc, giám sát con cái đầy đủ. Cho dù, người mẹ có tài giỏi đến đâu, có mang cho con thật nhiều hạnh phúc nhưng trẻ em vẫn cảm thấy thiếu thốn, và bị tổn thương về tinh thần”. Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê đầy đủ về những ông bố và bà mẹ độc thân nuôi con. Nhưng nếu chúng ta quan sát “4 xóm không chồng” trên đồi chè vùng cao huyện Đông Giang, Tây Giang, Quảng Nam mới thấy được nỗi cô đơn vô tận và sự chịu đựng, tủi hổ của người mẹ không chồng mà có con. Những người cha, mẹ đơn thân tại Việt Nam chịu rất nhiều áp lực. Chính phủ cũng không có một chính sách nào để hỗ trợ nên họ không chỉ khổ về vật chất mà còn khổ về cả tinh thần. Những đứa trẻ sinh ra lớn lên luôn bị bạn bè chế giễu và xa lánh. Chúng bị tổn thương tâm lý và luôn hỏi mẹ rằng “Cha con là ai hở mẹ?” Đó là sự mất mát của trẻ em không có gì có thể bù đắp được. Tại xã Tân Minh, một xã nghèo, có khoảng 3.687 gia đình, nhưng trong đó đã có hơn 200 phụ nữ nuôi con mà không có chồng. Những người phụ nữ độc thân tại đây đều nghèo khổ, ít học, gia cảnh khó khăn và luôn tự ti, mặc cảm. Họ gần như chịu đựng tất cả sự bất hạnh và không thể tìm được hạnh phúc cho cuộc đời mình. Một gia đình mẹ (cha) đơn thân thực sự có rất nhiều những khó khăn xoay xung quanh cuộc sống. Làm mẹ đơn thân nghĩa là việc “ xây nhà” và “ xây tổ ấm” sẽ dồn lên đôi vai, đôi tay của những người phụ nữ. Hay đối với những người cha đơn thân ( phần lớn trong số người cha đơn thân là do vợ mất, hoặc do ly hôn con cái ở với bố) xuất hiện những vấn đề bất cập trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái của mình. Bởi: “Người cha nghiêm làm con sợ, người mẹ hiền từ làm con yêu mến, không dám và không nỡ làm bậy. Người mẹ có vai trò quyết định trong việc giáo dục con gái. Con trai được cho đi học, còn con gái chỉ học ở mẹ. Từ nhỏ bà mẹ đã chú ý rèn luyện cho con bắt đầu giúp mẹ các việc vặt rồi thức khuya, dậy sớm làm công việc nội trợ, may vá, chợ búa, sắp xếp việc gia đình. Nội dung dạy dỗ của người mẹ tóm lại là tứ đức của người con gái, dung, công, ngôn, hạnh”. (Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo, Trần Đình Hượu, Theo: ios.ac.vn). Những sự dạy dỗ của người cha không thể thay thế hoàn toàn vai trò của người mẹ với những đứa con. Đối với một số người phụ nữ đơn thân, điều rõ ràng không thể chối cãi là chính cánh đàn ông đã góp phần làm cho người phụ nữ quyết trở thành người mẹ đơn thân. Sự mất tin tưởng vào tình yêu từ nam giới đã mang đến những khó khăn vật chất và nỗi đau tinh thần cho “single mom”. Trong nhiều gia đình hai từ bố-mẹ xem chừng chỉ còn hình thức bởi người vợ ít nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ từ người đầu ấp tay gối. Chỉ có điều, không chồng mà sinh con ở nước ta vẫn là “chuyện lớn”. Người phụ nữ chưa đủ bản lĩnh sẽ đành phải nép vào bóng tối, chịu thiệt thòi trong cả tình cảm lẫn cạnh tranh mưu sinh, nặng gánh con cái và chịu đựng thành kiến dư luận. Có một single mom trong dòng tộc, dù sĩ hay không, vẫn là điều day dứt cho cả con cái lẫn cha mẹ. Dù gì, thì trước con mắt khinh bạc của dư luận xã hội, đã đem đến những hệ quả tất yếu đối với con trẻ và chính những người phụ nữ ấy. 4 Tuy nhiên, nói theo đại sư Nhật Tsumara: phụ nữ không lấy được chồng không phải người bất hạnh, mà là kiếp trước họ đã tu đủ rồi. Nghe vậy, không có nghĩa là cổ xúy một chiều cho trào lưu single mom. Bởi, có chồng, có gia đình đầy đủ bố mẹ là điều tốt, thuận lẽ tự nhiên. Nhưng khi ở độ tuổi lỡ dở, lại không thể chọn cho mình một người chồng phù hợp, dù yêu được hay không, single mom là một giải pháp tốt hơn một số giải pháp tiêu cực khác. Để ra quyết định trở thành một single mom dẫu sao cũng phải là một phụ nữ quyết đoán và rất dũng cảm. Họ cũng cần đủ tài lực để tự thân vận động với quãng đời của hai mẹ con. Việt Nam chưa đến mức có an sinh xã hội tốt như Úc về chế độ tài chính sinh hoạt cho những single mom nên sinh kế vẫn là một bài toán giải không dễ. Khi tư tưởng single mom không còn là ý nghĩa hận đàn ông hay mất lòng tin với nam giới nữa, nó đã bắt đầu đáng sống. Thứ họ sẽ đi tìm là khao khát được làm mẹ. Tuy nhiên, hiện nay cũng có những người phụ nữ đơn thân có đầy đủ về mặt vật chất, có học thức, không bị mất niềm tin ở nam giới qua những đoạn tình trường. Xong họ vẫn chọn con đường của một người mẹ đơn thân để xây dựng một kiểu gia đình “đơn thân” riêng cho con cái và bản thân mình. Cho dù có muôn vàn khó khăn, vất vả. Bởi lẽ, trình độ học vấn càng cao, những yêu cầu, đòi hỏi của bản thân về những tiêu chuẩn để lựa chọn bạn đời cũng tăng lên, trong khi đó, những đối tượng mà họ tiếp xúc không đạt những tiêu chí đặt ra, cùng với công việc, nghề nghiệp ổn định, mức thu nhập khá cao trong nhịp sống hiện đại, những người phụ nữ dần có những tư tưởng mới, những cách tiếp cận, những cách nhìn mới với vấn đề “gia đình đơn thân”( một dạng gia đình khuyết) của xã hội. Hiện nay, sự kỳ thị của xã hội đối với các bà mẹ độc thân đã giảm đi. Khi Việt Nam đã mở cửa nhìn ra thế giới bên ngoài, người phụ nữ Việt Nam cũng mạnh dạn hơn, tự tin hơn và có việc làm ổn định. Nhiều người có học thức, xinh đẹp nhưng họ chấp nhận không chồng mà có con. Có rất nhiều phụ nữ có học và có công ăn việc làm vững vàng. Họ nhìn thấy những người có chồng bất hạnh trong hôn nhân: bị bạo lực gia đình, bị quá phụ thuộc và có những rủi ro liên tiếp xảy ra như vấn đề ly hôn, ly thân Mặt khác, đàn ông Việt vẫn còn chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, bề trên, gia trưởng…Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ của những người phụ nữ tiến bộ, được tiếp cận với những điều tiên tiến, dân chủ nhất này. Để lý giải hiện trạng gia đình đơn thân đã xuất hiện từ trong xã hội truyền thống cũng như trong xã hội ngày nay, đặc biệt là thực trạng “single mom” đang ngày càng gia tăng ở nước ta hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong số đó là cách tiếp cận từ các lý thuyết: thuyết nữ quyền phương Tây và quan điểm về giới, và thuyết trao đổi xã hội. Thuyết nữ quyền là một trong những cách tiếp cận lý thuyết được dùng ở nhiều ngành khoa học xã hội nhằm giải thích các quan điểm liên quan đến phụ nữ. Bởi lý thuyết này lấy phụ nữ làm trung tâm, nhằm mô tả, phân tích đời sống gia đình cũng như xã hội theo quan điểm của phụ nữ. (trích từ Mai Huy Bích 2003:226, dẫn theo: Xã hội học gia đình, Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012). Một số quan điểm của thuyết nữ quyền cho rằng: hệ thống gia đình hiện tồn tại và được tạo ra theo cách thức mang lại rất nhiều lợi thế cho nam giới với cái giá làm giảm quyền của người phụ nữ. Cũng như việc cho rằng: việc kiểm soát quyền lực cho phép nam giới tạo ra một diện rộng các vai trò của nam giới và thu hẹp đáng kể những lựa chọn dành cho phụ nữ. Hay, vai trò làm mẹ là một kiến tạo xã hội, chứ không chỉ là một bản năng tự nhiên. Và hôn nhân cũng được xem xét như là một thiết chế góp phần tạo nên sự bất bình đẳng mà phụ nữ phải chịu. Khi xem xét từ các quan điểm của lý thuyết nữ quyền phương Tây này đối với hiện trạng gia đình đơn thân ngày nay, đặc biệt là thực tế “ mẹ đơn thân” xuất hiện càng nhiều trong xã hội Việt 5 Nam hiện đại, ta thấy hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, từ những kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập, tiếp cận với tri thức khoa học, cũng như trong thực tế cuộc sống hiện đại, người phụ nữ Việt không còn tự ti, chấp nhận hoàn toàn những áp đặt hà khắc của lễ giáo lạc hậu, mà họ nhận diện được những gì tiến bộ, văn minh và có ý thức bảo vệ quyền lợi, quyền bình đẳng của giới mình. Khi quyền lợi của bản thân bị suy giảm do hệ thống gia đình hiện tồn tại,hơn nữa lại mang đến rất nhiều lợi thế chon nam giới. Ví như, trong xã hội truyền thống, hệ thống gia đình vẫn theo hệ tư tưởng Nho giáo, trọng nam khinh nữ, các quyền lợi của người phụ nữ dần bị thay thế, suy giảm bởi vị thế và quyền lực của người nam giới trong gia đình. Mọi sự lựa chọn của người phụ nữ bị gạt đi, thay vào đó là những gia huấn, những lễ giáo hà khắc đặt nặng lên vai của người phụ nữ: “tam tòng tứ đức”, lệch lạc đi những lễ giáo ấy, sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề. Giả như, phụ nữ không kết hôn mà có con, thì sẽ bị lệ làng xử, sự lựa chọn của người phụ nữ ấy dù có hợp tình hợp lý, dù cho có phù hợp với hoàn cảnh hay không đều phải chịu sức nặng của các lễ giáo truyền thống. Họ sẽ bị “cạo đầu bôi vôi” hay, “thả bè trôi sông”, cao hơn là chịu sự xỉ nhục tới danh dự của bản thân cũng như người thân thiết trong gia đình. Bởi thế mới xuất hiện những hình tượng Thị Mầu, hay những hiện tượng của xã hội xưa cũ: “ăn khoán”… Đó chính là một trong những hình phạt tiêu biểu của xã hội phong kiến cho những trường hợp phụ nữ “đơn thân” như vậy. Hôn nhân chính là thiết chế góp phần tạo nên sự bất bình đẳng. Hay theo Richard T. Schaefer, “các nhà duy nữ quyền khẳng định sự phân biệt đối xử theo giới của xã hội là bắt nguồn từ gia đình- một định chế trong đó công việc của người phụ nữ là hết sức quan trọng. Họ cho rằng, cái cách phân biệt đối xử theo giới của xã hội được củng cố bởi cách phân biệt đối xử theo giới trong gia đình.” Cũng chính vì lý đó mà trong xã hội hiện nay, tỷ lệ “mẹ đơn thân” ngày càng gia tăng. Khi ý thức được vai trò cũng như giá trị của mình trong xã hội, phụ nữ hoàn toàn có khả năng nhìn nhận được những mặt đúng, sai trong sự lựa chọn cũng như các quyết định của bản thân. Thực tế cho thấy, có rất nhiều cuộc hôn nhân bị đổ vỡ với các lý do: bạo lực gia đình, thiếu vắng sự quan tâm…. Một trong những điều mà phụ nữ hiện đại khi được tiếp cận với nền tri thức tiến bộ của nhân loại có thể nhận thấy ở các cuộc hôn nhân. Dó cũng là lý do để minh chứng cho việc họ không muốn lập gia đình, không muốn kết hôn, cũng như việc giải quyết phần nào sự bất bình đẳng trong các gia đình có hình dáng của “hôn nhân”. Khi tiếp cận lý thuyết trao đổi xã hội để giải thích về hành vi lựa chọn hình thái gia đình đơn thân của phụ nữ trong xã hội hiện nay, ta sẽ có một góc nhìn mới hơn, và rất khác từ cách tiếp cận thuyết nữ quyền. Bởi lẽ, trao đổi xã hội là thuyết dựa trên nguyên tắc chung: con người từ chối hành vi phải chi phí và tìm kiếm những thiết chế trong đó phần thưởng nhiều hơn chi phí. Con người đã chọn phương án để có hiệu quả cao nhất trên cơ sở phần thưởng và chi phí. Mỗi nhà lý thuyết đều có một cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều xuất phát từ những nội dung, định đề cơ bản của lý thuyết trao đổi xã hội. Tiếp cận từ định đề: trong quá trình lựa chọn hành động, con người có những hành động mà anh ta nhận thức đầy đủ về nó nhất. Họ hành động để tìm lợi ích tối đa, hợp lý nhất đối với anh ta. Với vấn đề “ hình thái gia đình đơn thân” hiện nay, từ cách tiếp cận của thuyết trao đổi xã hội, ta có thể thấy được hành vi lựa chọn hình thái gia đình “đơn thân” của các ông bố hay các bà mẹ cũng có phần hợp lý. Hợp lý bởi, giá trị mà các “bà mẹ đơn thân” nhận được là sự bình đẳng, tự do trong quan hệ với người trong gia đình. Thay vào việc họ phải chịu sự ảnh hưởng của người chồng, chịu những rủi ro trong các cuộc hôn nhân, thì họ lựa chọn con đường đi theo hình thái gia đình có con mà không có bố. Thay vào sự thất vọng trong thang bậc yêu cầu về tiêu chuẩn tìm kiếm bạn đời như ý, người phụ nữ có quyền lựa chọn hướng đi theo kiểu gia đình đơn thân thay vì hình thái gia đình truyền thống: một vợ, một chồng….Hay đối với 6 các ông bố một mình nuôi con, có rất nhiều lý do của hiện tượng trên, xong hầu hết những trường hợp ấy là do vợ mất sớm, các ông bố không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con. Trong trường hợp này, giá trị mà họ nhận được là sự thủy chung với người vợ quá cố, hay với cách nhìn khác, họ hoàn toàn nhìn nhận rõ, ý thức rõ vấn đề mà họ đang gặp phải, liệu rằng có nên đi bước nữa hay không, liệu rằng việc đó có mang đến điều kiện tốt hơn cho con cái họ, mang lại sự giúp đỡ trong vấn đề hôn nhân. Những sự lựa chọn ấy hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh xã hội, bản thân cá nhân các ông bố và bà mẹ khi đưa ra quyết định lựa chọn con đường cho bản thân và những đứa con, nó đều mang đến sự thỏa mãn trong ý nguyện của người chính bản thân họ cho dù bên cạnh những lựa chọn ấy là những khó khăn nhất định. Khi lý giải hiện tượng gia tăng ngày càng nhiều hình thái gia đình khiếm khuyết cha hoặc mẹ này, từ góc độ lý thuyết trao đổi xã hội, ta cũng thấy sự phù hợp của những sự lựa chọn trên của các bà mẹ đơn thân. Nếu như, trong xã hội truyền thống, họ không được tự ý lựa chọn cuộc sống hôn nhân tương lai của mình, nếu như, xã hội không chấp nhận những trường hợp “không chồng mà có con”, điều ấy đã phần nào cản trở và tạo ra những áp lực, những sức ép vô hình của người phụ nữ về vấn đề này. Thì ngày nay, dư luận xã hội đã ít gay gắt với nó, xã hội không quá đặt nặng đến lễ giáo hà khắc. Và giá trị của những người phụ nữ trong việc quyết định, lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh xã hội của cá nhân ngày càng được tôn trọng hơn. Họ có tiếng nói trong xã hội, có kiến thức và nhận thức rõ rệt về con đường mà họ lựa chọn hay nói cách khác, giá trị bản thân của người phụ nữ ngày càng được khẳng định trong xã hội. Vì vậy mà, hiện trạng của vấn đề ngày càng gia tăng số lượng gia đình đơn thân lại có cách hợp lý nhất định của nó khi ta nhìn nhận ở khía cạnh lý thuyết này. Mỗi một cách tiếp cận cho chúng ta những cái nhìn khác nhau về hiện trạng ngày càng gia tăng hình thái gia đình mẹ ( cha) đơn thân. Mỗi một nhà xã hội học sẽ có những cách tiếp cận với những vấn đề khác nhau, vì thế mà những vấn đề liên quan đến hình thái gia đình “đơn thân” này thực sự là một hướng nghiên cứu thú vị cho xã hội học gia đình nói riêng và xã hội học nói chung. Gia đình mẹ (cha) đơn thân hiện đang tồn tại song song cùng các hình thái gia đình truyền thống cũng như các hình thái gia đình mới ở nước ta. Những nguyên nhân hình thành các gia đình này, những khó khăn, cũng như hiện trạng ngày càng gia tăng về số lượng các gia đình này ở nước ta hiện nay phần nào cho ta thấy bức tranh về một hình thái gia đình khiếm khuyết trong hệ thống gia đình Việt Nam_ “gia đình mẹ (cha) đơn thân”. Thực tế phát triển của đất nước cùng với những điều kiện về kiện về kinh tế- xã hội cho thấy, có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về xu hướng của các hình thái gia đình hiện nay. Và gia đình cha ( mẹ) đơn thân cũng được bàn tới. Khi quá trình toàn cầu hoá tạo ra những sự va đập giá trị, sự đụng độ của những nền văn minh, những tư tưởng tiến bộ về giới, về giá trị con người, về những sự tiến bộ của nhân loại đang dần được tiếp cận bởi những con người của thời đại mới. Phụ nữ ngày càng có cơ hội học tập, có quyền thể hiện giá trị của mình, quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, những tư tưởng gia trưởng, phụ quyền giờ đây dần đã không tồn tại nữa thay vào đó là sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình. Những yếu tố khách quan ấy đã góp phần thay đổi nhận thức hay tư duy của các thành viên trong xã hội về mọi khía cạnh của đời sống, về tình yêu, hôn nhân,…một trong những kết quả của sự thay đổi ấy là sự lựa chọn hướng đi cho gia đình của các cá nhân ấy, những “gia đình đơn thân”. Đất nước đang tiến bước trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, mở cửa hội nhập giao lưu cùng các nền văn hóa, văn minh tiến bộ trên toàn thế giới. Nó là một yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho sự học hỏi, giao lưu tri thức, việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ trong các vấn đề xã hội cũng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Phản ánh nhận thức của giới trẻ về vấn đề gia đình, 7 kết quả của một cuộc điều tra về gia đình Việt Nam của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF cho thấy, hiện nay tỷ lệ độc thân chiếm 2,5% dân số Việt Nam, trong đó chủ yếu là nữ (chiếm 87,6%) ( Xu hướng phát triển của thực trạng gia đình đơn thân hiện nay). Rất nhiều bạn trẻ có xu hướng không lập gia đình, sống độc thân và tự tìm, kiếm cho mình 1 đứa con với các lý do khác nhau. Bởi vậy mà, sau nhiều năm mở cửa hội nhập, Việt Nam giờ đây cũng giống như nhiều nước trong khu vực, trở thành một môi trường xuất hiện rất nhiều trào lưu xã hội, đặc biệt trong đó là xu hướng “bà mẹ của trẻ con”, sinh và nuôi con một mình đã trở thành hiện tượng rất phổ biến. Mặc dù, gia đình hoàn chỉnh là gia đình hạt nhân của xã hội, tuy nhiên, giới trẻ với các luồng tác động khác nhau của xã hội, mà nhận thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình đã thay đổi rất nhiều. Điều này có thể minh chứng một thực tế, xu hướng không kết hôn, không tạo lập một gia đình với đầy đủ các hạt nhân của nó mà chỉ xác định xây dựng một hình thái gia đình “đơn thân” ở giới trẻ nước ta ngày càng nhiều. Theo nhận định chủ quan có rất nhiều ý kiến cho rằng, xu hướng xây dựng hình thái gia đình mẹ (cha) đơn thân ở nước ta sẽ ngày càng nhiều, và có thể tăng lên trong những năm tới. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cách nhìn nhận 1 chiều, chủ quan. Hiện thực xã hội đang diễn ra cũng như yêu cầu của lịch sử, cùng với những biến đổi liên tục của xã hội có thể sẽ đem đến nhiều bất ngờ cho nhân loại về mọi mặt của đời sống, cụ thể đối với vấn đề gia đình, đối với hình thái gia đình này cũng vậy. Sự tác động của các yếu tố khách quan như nền kinh tế thị trường, quá trình giao lưu hợp tác quốc tế, sự thâm nhập của những giá trị mới, giá trị phương Tây; cùng với việc bản thân giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam chưa có những cơ chế vững chắc để có thể tự bảo lưu, tiếp tục phát triển là những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của gia đình truyền thống, cũng như sự tồn tại nổi bật hơn, song song cùng các hình thái gia đình truyền thống như: hình thái gia đình khiếm khuyết , gia đình bố (mẹ) đơn thân hay các hình thức mới xuất hiện,…Tuy nhiên, khi so sánh những giá trị truyền thống của dân tộc, cụ thể hơn là so sánh giá trị gia đình truyền thống Việt Nam, khi sự bảo lưu giữ được yếu tố vừa tích cực, vừa giữ lại được những tinh hoa của giá trị gia đình truyền thống, vừa biết bổ sung thêm những giá trị tích cực của thời đại mới, thì cái gốc rễ của mọi gia đình Việt Nam sẽ ngày được nhân rộng hơn, hay nói cách khác, nhận thức tiến bộ mới mẻ của các thành viên trong xã hội sẽ được tiếp thu một cách có chọn lọc, tinh hoa để cùng xây dựng những giá trị tốt đẹp nhất của gia đình Việt Nam trong thời kì mới. Cũng bởi vậy mà, trong bài viết “gia đình Việt Nam và những giá trị truyền thống” của Nguyễn Hồng Long trên trang web http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=bt870735468 của Đảng cộng sản, có viết: “Năm 2010, tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100%; giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, bình quân hàng năm từ 10 - 15%; giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15% ;giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàng năm từ 10 - 15%”. Từ những kết quả trên, cũng sẽ cho ta 1 chiều cạnh phát triển mới của xu hướng xây dựng hình thái “gia đình đơn thân” ở nước ta trong tương lai. Dựa trên những khó khăn mà hình thái gia đình này đề cập, những khó khăn không chỉ được đề cập về vật chất khi mà chất lượng cuộc sống của xã hội được cải thiện, mà nó là khó khăn, những khiếm khuyết dựa trên yếu tố tinh thần và quá trình xây dựng nhân cách trẻ em. Sự thiếu hụt bóng dáng người cha cũng như người mẹ là sự thiếu hụt rất nghiêm trọng trong quá trình hình thành thái độ, nhân cách, cách ứng xử của trẻ em trong tiến trình phát triển của 1 cuộc đời. Cho dù, khi sự bù đắp về vật chất, điều kiện sống, những trang bị cho cuộc sống được các bậc cha, mẹ đơn thân đáp ứng đầy đủ. Cho dù những 8 cách tiếp cận mới với các nền văn hóa phương Tây có hấp dẫn, và dù rằng, trong xã hội tỷ lệ những trường hợp đơn thân có ngày càng phổ biến, dư luận không phán xét như trong xã hội xưa….Thì những giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn cứ được so sánh bởi các thế hệ trẻ có nhận thức mới, tiến bộ trong tương lai, mà đó là thế hệ con trẻ của các bậc cha, mẹ đơn thân ấy. Gia đình là tế bào của xã hội, muốn xã hội phát triển bền vững thì các tế bào của xã hội cũng phải được chăm sóc một cách khỏe mạnh, an toàn. Xã hội sẽ không tiến bộ nếu như chỉ tồn tại một sự khiếm khuyết, cũng như gia đình sẽ không bền vững và thực hiện đầy đủ chức năng vốn có của nó nếu như tồn tại ở thể trạng khuyết các thành tố. Cùng với sự những sự thay đổi từ phía xã hội, thay đổi theo hướng tích cực hơn: tỷ lệ bạo lực trong gia đình từ 10-15%,…Thì những lo toan rủi ro trong hôn nhân đang dần được cải thiện theo hướng tích cực hơn. Dựa trên sự phân tích khó khăn của hình thái gia đình mẹ, (cha ) đơn thân, cũng như dựa vào bối cảnh xã hội cụ thể: “nền văn hóa Phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân, thì cũng có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Đông coi trọng những vai trò gia đình và dòng họ” ( gia đình Việt Nam và những giá trị truyền thống, Đảngcôngsản.vn), tôi cho rằng, hình thái gia đình “mẹ (cha) đơn thân” sẽ có giảm đi trong tương lai. Tuy nhiên, đó cũng là quan điểm của cá nhân, và mang tính chủ quan. Thực tế xã hội có thể biến đổi theo hướng này hoặc hướng khác, tùy thuộc vào những nhân tố tác động cũng như dựa vào chính các thực thể tạo ra xã hội. 3. Kết luận. Trong sự biến đổi của xã hội, sự phát triển của đất nước ta, có rất nhiều sự biến đổi căn bản đã kéo theo trong quá trình hội nhập ấy. Những biến đổi mang tính tích cực, và tồn tại cả những vấn đề phức tạp, hạn chế kéo theo. Trong lịch sử các hình thái các gia đình cũng vậy. Có rất nhiều hình thái gia đình truyền thống được lưu truyền và bảo tồn cho đến ngày nay, cũng có những hình thái tồn tại song song cùng với các hình thái truyền thống và trong xã hội ngày nay phổ biến hơn: “gia đình đơn thân”, hay xuất hiện những hình thái gia đình mới bên cạnh quá trình phát triển kinh tế, xã hội…Những hình thái ấy đều có những tác động nhất định tới đời sống xã hội. Hình thái gia đình bố (mẹ) đơn thân với nhiều nguyên nhân khác nhau không chỉ xuất hiện ở thời kỳ hiện nay, mà nó đã tồn tại trong xã hội trước kia song hành cùng với các gia đình truyền thống. Song, hiện nay, với những tác động, biến đổi của xã hội mà nó được xem xét, nhìn nhận dưới những góc nhìn khác nhau. Sự tồn tại của nó với những khó khăn đối với những người xây dựng nên nó, và cả những biến đổi kéo theo trong chuỗi phát triển của cả xã hội,….Sự tồn tại của nó trong tương lai phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Dù có phát triển vượt trội, bứt phá hay có xu hướng xóa sổ dần đi, thì những hiện trạng ấy đều là những điều mà xã hội luôn quan tâm, và cũng là những hướng nghiên cứu thú vị của xã hội học nói riêng. Gia đình là cái gốc của các nhân cách hoàn thiện, là tổ ấm của mọi người, gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Có rất nhiều hình thái gia đình khác nhau, và xoay quanh chúng là những điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Muốn xây dựng được những gia đình với những chuẩn mực giá trị truyền thống tốt đẹp trong nó, cũng như một gia đình phù hợp với sự phát triển của xã hội, tiếp thu những tri thức tinh 9 hoa của nhân loại, là sự đòi hỏi không chỉ ở các thiết chế, ở các xã hội, mà điều quan trọng hơn cả là ở từng cá nhân cụ thể trong toàn xã hội. Với những tư duy mới, nhận thức tiến bộ cần kết hợp với giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc. Có như vậy thì những vấn đề liên quan đến biến đổi gia đình sẽ giảm bớt được tính hạn chế của nó. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội. Việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người là trách nhiệm của các cá nhân và toàn xã hội. Tài liệu tham khảo: 1. Được và Mất “single mom”, theo Thanhnien.com.vn. 2. Gia đình Việt Nam và những giá trị truyền thống, Nguyễn Hồng Long trên trang web http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=bt870735468 của Đảng cộng sản. 3. Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH; TS. Ngô Thị Ngọc Anh – Vụ Gia đình và đồng sự. 4. Mổ xẻ gia đình “trá hình” mẹ đơn thân và HIV, theo Thethao&vanhoa.vn. 5. Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo, Trần Đình Hượu, Theo: ios.ac.vn 6. Xã hội học gia đình, Lê Thái Thị Băng Tâm, Hà Nội, 2012. 7. Xu hướng làm mẹ đơn thân- hãy nghĩ đến quyền con trẻ, Theo Doisong.vn. 10 . sống gia đình thì nó sẽ xuất hiện những hình thái gia đình mới. Có những hình thái gia đình nảy sinh từ một hình thái có trước nó và tồn tại song song cùng với hình thái này, có hình thái gia đình. Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm Sinh viên: Bùi Thị Thìn Lớp: K55- Xã Hội Học MSV: 10030748 Hà Nội 12-2012 1 Đề bài: Gia đình cha, (mẹ) đơn thân và hình thái gia đình đơn thân ở nước ta hiện nay. Bài. học gia đình nói riêng và xã hội học nói chung. Gia đình mẹ (cha) đơn thân hiện đang tồn tại song song cùng các hình thái gia đình truyền thống cũng như các hình thái gia đình mới ở nước ta.

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan