ĐỊA CHỈ PHÂN HÓA MÔN ĐẠO ĐỨC

17 361 0
ĐỊA CHỈ PHÂN HÓA MÔN ĐẠO ĐỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lụứi mụỷ ủau Dy hc phõn hoỏ l phng phỏp dy hc cú tớnh n s khỏc bit ca ngi hc hoc nhúm ngi hc. Dy hc phõn hoỏ vn phi ly chun kin thc k nng (KTKN) lm nn c bn, nhng cú phõn hoỏ i tng hc t chc hot ng dy hc phự hp nhm giỳp HS yu t chun KTKN (c hc v hc c), ng thi giỳp hc sinh gii phỏt trin cao hn chun KTKN. dy hc phõn hoỏ i tng hc cú kt qu, trc ht giỏo viờn tiu hc phi thay i t duy trong vic son bi, lờn lp. Trỏnh cỏch dy co bng, c lp cựng tip thu mt trỡnh kin thc v son ging mỏy múc khi thc hin chun KTKN, gim ti. Trong son ging, giỏo viờn ly chun KTKN v gim ti lm mc sn (mc thp nht), l mc hc sinh c lp u phi t c sau tit hc. Nh vy, a s hc sinh cú kh nng t mc sn. Mt b phn hc sinh khú t mc sn nu khụng cú s h tr, quan tõm c bit ca giỏo viờn, ú l hc sinh yu (lu ý l cú hc sinh hc tt mụn/phõn mụn ny nhng li yu mụn/phõn mụn khỏc) . Mt b phn hc sinh cú kh nng tip thu bi hc trờn mc sn, cn cú nhng cõu hi, bi tp, dng nõng cao phỏt hin v bi dng ti nng (tt nhiờn, ni dung nõng cao phi nm trong chng trỡnh, sỏch giỏo khoa hin hnh) . Trc õy, khi phõn loi i tng hc phõn hoỏ, chỳng ta thng chia hc sinh trong mt lp hc thnh hai nhúm i tng : Khỏ - Gii, Trung bỡnh - Yu. Vic chia i tng hc nh th s gõy khú vỡ thc ra hc sinh khỏ, trung bỡnh ó cú kh nng t chun KTKN; vn õy ch cũn l hc sinh yu v hc sinh gii. Vỡ vy, b ti liu ny xỏc nh ba i tng trong tit dy : hc sinh bỡnh thng, hc sinh yu v hc sinh gii. Vỡ th, son ging mt tit dy cú phõn hoỏ i tng hc buc giỏo viờn phi chun b trc h thng cõu hi, bi tp, va sc cho hc sinh bỡnh thng, phự hp vi hc sinh yu v hc sinh gii. õy l mt hot ng s phm ang gõy khú khn, lỳng tỳng cho giỏo viờn tiu hc v dự c khuyn khớch ỏp dng nhiu nm nay nhng hiu qu cha c nh mong mun. Thy c vn , S ó ch o Hi ng b mụn tiu hc tnh An Giang kho sỏt thc trng, biờn son ti liu t chc chuyờn b mụn v hon thnh b ti liu Dy hc cỏc mụn hc cp tiu hc theo hng ph cp trỡnh hc sinh nhm giỳp giỏo viờn tiu hc thỏo g khú khn, vng mc trong son ging. tng mụn hc, ti liu ch gii thiu mi khi lp hoc phõn mụn mt k hoch bi hc giỏo viờn tham kho. khai thỏc tt ti liu, giỏo viờn phi gia cụng thờm trong son ging phự hp vi i tng hc ca lp ch nhim. ng thi, vi s h tr ca T chuyờn mụn, giỏo viờn ln lt son ging tt c tit dy ca cỏc mụn hc theo hng phõn hoỏ i tng hc; sao cho n cui nm hc 2013-2014, giỏo viờn cú t liu ging dy phự hp ch o ca S GDT An Giang. Xin nhc li, õy ch l ti liu tham kho, giỏo viờn tiu hc núi riờng v nh trng tiu hc núi chung c ton quyn iu chnh, b sung, sa i sao cho ngy cng ớt s hc sinh ngi bờn l lp hc sm t mc tiờu chng hc sinh lờn lp non, ngi sai lp . Trong biờn tp v in n, chc chn s cú nhng khim khuyt c v ni dung ln hỡnh thc trỡnh by. Rt mong c s thụng cm ca quý ng nghip. NG VN TRNG Trng phũng Giỏo dc Tiu hc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang MÔN ĐẠO ĐỨC I- NHẬN ĐỊNH VỀ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI GIAN QUA 1- Đối với giáo viên : a) Ưu điểm : - Bám vào chuẩn kiến thức, kĩ năng khi soạn bài. Hầu hết bài soạn có lồng ghép các nội dung cần tích hợp và thể hiện sự quan tâm đến đồ dùng dạy học trong tiết dạy. - Tiến trình tiết dạy hợp lí, sử dụng nhiều hình thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, có chú ý phân hoá đối tượng học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Biết khai thác kênh hình ở Vở bài tập hoặc Sách giáo khoa, bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh, đạo cụ, băng đĩa. Một ít giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu hình ảnh trong bài giảng. - Thường xuyên hình thành kiến thức cho học sinh đi từ quyền đến bổn phận để từ đó các em có thái độ, hành vi đúng mực. - Hầu hết giáo viên biết liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống để giúp học sinh cảm nhận, tiếp thu một cách nhẹ nhàng các chuẩn mực, hành vi đạo đức. b) Khuyết, nhược điểm : - Trong soạn giảng, giáo viên tỏ ra lúng túng khi phân hoá đối tượng học sinh, thiếu giao việc cũng như chưa nêu yêu cầu cụ thể cho từng loại đối tượng. - Chưa xây dựng vững chắc hoặc kế thừa nền nếp dạy học bộ môn, từ đó khi tổ chức các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi, sắm vai,… chưa tự nhiên và kém hiệu quả. Đặc biệt, mối quan hệ học tập giữa học sinh và học sinh chưa được khai thác ở nhiều lớp học. - Một số giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động nối tiếp, là khâu quan trọng để học sinh chuẩn bị bài học sau. - Nhiều giáo viên lệ thuộc vào sách giáo viên và sách thiết kế bài học, chưa tự chủ trong truyền đạt và gợi mở nội dung kiến thức cho học sinh; còn biểu hiện nói thay, làm thay cho học sinh hoặc giảng giải dài dòng theo kiểu áp đặt kiến thức. - Đa số giáo viên chưa quan tâm đến việc sưu tầm tư liệu hoặc khai thác tư liệu trên internet để hỗ trợ trực quan cho bài giảng. - Việc phân bổ thời gian cho tiết dạy, cho từng hoạt động chưa phù hợp ở một bộ phận giáo viên. - Vẫn còn hiện tượng soạn một đàng, giảng một nẻo, nhất là đối với các kế hoạch bài học in vi tính. - Có biểu hiện lạm dụng hình thức thảo luận nhóm. Thậm chí, tổ chức cho học sinh hoạt động nhưng không kết luận nội dung kiến thức gì được rút ra sau mỗi hoạt động. 2 - Chưa dạy tốt các tiết đạo đức tự chọn, dành cho địa phương. 2- Đối với học sinh : a) Ưu điểm : - Hầu hết học sinh có năng lực tiếp thu kiến thức môn học và bước đầu biết áp dụng vào thực tiễn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học. - Qua các hoạt động giao tiếp, có yếu tố trò chơi giúp các em thoải mái, tự tin tiếp thu bài; nền nếp học tập bộ môn được hình thành và ngày càng vững chắc. - Việc giáo dục lồng ghép các kiến thức tích hợp giúp học sinh mở rộng kiến thức, biết ứng xử thích hợp với các vấn đề có liên quan đến môi trường, dân số, năng lượng, tai nạn, thương tích,… b) Khuyết, nhược điểm : - Một bộ phận học sinh chưa có nền nếp chuẩn bị bài ở nhà trước khi học bài mới. Từ đó, rụt rè trong học nhóm hoặc không nắm được kiến thức cơ bản qua giờ học. - Quan hệ giữa học sinh giỏi và học sinh yếu còn chưa gắn kết để giúp nhau học tốt, biểu hiện qua sự thụ động khi học nhóm của học sinh yếu. - Nhiều học sinh chưa tích cực tham gia chuẩn bị đồ dùng học tập, đạo cụ để đóng vai. II- DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC THEO HƯỚNG CÓ PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 1- Quan điểm chung về soạn giảng môn Đạo đức : - Dạy đạo đức theo hướng tiếp cận từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận. - Các nội dung giáo dục đạo đức cần chuyển tải đến học sinh thành tình cảm, niềm tin và hành vi một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động phong phú, đa dạng; hạn chế đưa ra khuôn mẫu cứng nhắc. - Phương pháp giáo dục đạo đức phải linh hoạt, phù hợp với tình hình học sinh và điều kiện lớp học. Tuỳ nội dung từng bài học, tiết học mà áp dụng phương pháp thích hợp, không lạm dụng cũng như phủ định hoàn toàn một phương pháp dạy học nào. - Tổ chức dạy học đạo đức theo hướng phân hoá đối tượng cần được quan tâm không chỉ đối với từng học sinh giỏi, học sinh yếu mà còn đối với nhóm học sinh giỏi, nhóm học sinh yếu. 2- Soạn giảng theo hướng có phân hoá đối tượng học sinh : - Trước hết, giáo viên phải nắm chắc trọng tâm kiến thức của mỗi bài học, từ đó thiết kế các hoạt động phù hợp với các đối tượng học sinh. Giáo viên phải cân nhắc khi soạn bài, lựa chọn câu hỏi gì, bài tập nào cho ai; khi nào sử dụng câu hỏi, bài tập trong sách, khi nào phải soạn câu hỏi khác để phù hợp với trình độ học sinh. Xác định là ngoài đối tượng học sinh bình thường, phải chỉ ra cho được câu hỏi nào, bài tập nào dành cho học sinh yếu, học sinh giỏi. - Trong thực tế, học sinh giỏi thường được giáo viên gọi và trả lời nhiều lần, học sinh yếu ít khi được giáo viên gọi. Vì thế, đối tượng này dần dần bị lãng quên và trở thành đối tượng “ngồi bên lề lớp học” . Dạy học theo hướng có phân hoá đối tượng học sinh phải khắc phục biểu hiện này. 3 - Trong giai đoạn hiện nay, giáo viên cần thiết phải dựa vào trí tuệ tập thể mà chủ yếu là tổ khối lớp. Khi họp tổ, giáo viên mạnh dạn nêu những suy nghĩ để phân hoá đối tượng học sinh, nêu những điều còn vướng mắc, chưa biết khi soạn giảng có phân hoá. - Sau mỗi tiết dạy, giáo viên ghi chép ngay những nội dung, cách làm chưa đạt mục tiêu dạy học có phân hoá để tiếp tục trao đổi khi họp tổ khối lớp, từ đó có điều chỉnh việc soạn giảng bài học đó vào năm học sau. - Giáo viên cần tăng cường dự giờ, tham khảo bài soạn của đồng nghiệp cùng khối lớp để đúc rút và vận dụng kinh nghiệm hay. 3- Một số ví dụ cụ thể về soạn giảng theo hướng có phân hoá đối tượng học sinh : a) Ở lớp 1 : - Bài 1 (Em là học sinh lớp 1), tiết 2, hoạt động 1 : • HS giỏi : kể theo nội dung từng tranh. • HS yếu : chỉ nêu “Mai làm gì trong từng tranh”. - Bài 3 (Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập), tiết 1, hoạt động 3 : GV hỏi HS giỏi : “Vì sao em cho là hành động của bạn trong tranh là đúng/sai?” - Bài 6 (Nghiêm trang khi chào cờ), tiết 1, hoạt động 1 : GV hỏi HS giỏi : “Quan sát tranh ở bài tập 1, các bạn đó là người nước nào ?” - Bài 7 (Đi học đều và đúng giờ), tiết 2, hoạt động 1 : GV hỏi HS giỏi : “Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì ?” - Bài 9 (Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo), tiết 1, hoạt động 3 : • HS yếu : “Em làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo ?” “Em làm gì khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo ? • HS giỏi : “Em hiểu thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo ?” “Em sẽ làm thế nào khi bạn em không biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo ?” - Bài 10 (Em và các bạn), tiết 2, hoạt động 1 : • HS yếu : “Khi em cư xử tốt với bạn, em cảm thấy thế nào ?” • HS giỏi : “Qua các tình huống trên, em hiểu được điều gì ?” - Bài 11 (Đi bộ đúng quy định), tiết 1, hoạt động 2 : • HS yếu : “Trong tranh nào, các bạn nhỏ đi bộ sai quy định ?” • HS giỏi : “Em hiểu thế nào là đi bộ đúng quy định và đi bộ sai quy định ?” - Bài 4 (Gia đình em) : Đây là bài có kế hoạch bài học kèm theo. Theo sách giáo viên, bài 4 có 5 hoạt động được dạy trong 2 tiết. Việc bố trí mỗi tiết có 2 hoặc 3 hoạt động là tuỳ tình hình lớp. Chẳng hạn, ở vùng thuận lợi có thể tổ chức 3 hoạt động như sách giáo viên; ở vùng khó khăn có thể tổ chức chỉ 2 hoạt động. Ở hoạt động 1, HS yếu chỉ liệt kê những người trong gia đình nhưng GV có thể yêu cầu HS giỏi nói thêm từng người trong gia đình làm việc gì. Ở hoạt động nối tiếp, HS giỏi trả lời câu “Mỗi gia đình nên có bao nhiêu đứa con?” b) Ở lớp 2 : - Bài 3 (Gọn gàng ngăn nắp), tiết 2, hoạt động 2 : • HS yếu : “Em nên làm gì để chỗ học gọn gàng, ngăn nắp ?” 4 • HS giỏi : “Em hãy nhận xét lớp mình đã gọn gàng, ngăn nắp chưa và cần làm gì để lớp gọn gàng, ngăn nắp ?” - Bài 5 (Chăm chỉ học tập), tiết 1, hoạt động 2 : • HS yếu : bày tỏ ý kiến tán thành hoặc không tán thành. • HS giỏi : giải thích vì sao tán thành, không tán thành. - Bài 11 (Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại), tiết 1, hoạt động 1 : • 2 HS giỏi thực hành đóng vai Nam và Vinh. • 2 HS yếu lặp lại (có thể điều chỉnh) vai đóng Nam và Vinh. - Bài 13 (Giúp đỡ người khuyết tật), tiết 1, hoạt động 3 : • HS yếu : bày tỏ ý kiến tán thành hoặc không tán thành. • HS giỏi : giải thích các từ “thương binh”, “quyền trẻ em” hoặc giải thích tại sao tán thành, không tán thành. - Bài 14 (Bảo vệ loài vật có ích), tiết 1, hoạt động 2 : • HS yếu : nêu việc làm của các bạn trong tranh và chọn việc làm đúng. • HS giỏi : giải thích vì sao việc làm của các bạn trong tranh đúng, chưa đúng. - Bài 4 (Chăm làm việc nhà) : Đây là bài có kế hoạch bài học kèm theo (tiết 1) . Ở hoạt động 1, GV nên yêu cầu HS giỏi trả lời các câu hỏi 5, 7, 9. Ở hoạt động 2, GV nên yêu cầu HS yếu trả lời các tranh 3, 4, 6. Ở hoạt động 3, GV yêu cầu HS giỏi nhận xét các ý kiến bày tỏ của các bạn, sau đó GV kết luận. c) Ở lớp 3 : - Bài 11 (Tôn trọng đám tang), tiết 1, hoạt động 1 : • HS yếu : trả lời ý 1 của bài tập 1. • HS giỏi : trả lời ý 4 của bài tập 1. - Bài 12 (Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác), tiết 1, hoạt động 1 : GV yêu cầu HS giỏi đóng vai xử lí tình huống. - Bài 6 (Tích cực tham gia việc lớp, việc trường) : Đây là bài có kế hoạch bài học kèm theo (tiết 2) . Ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS yếu chỉ xử lí tình huống đơn giản, HS giỏi xử lí tình huống khó và đóng vai. Ở hoạt động 2, GV gợi ý HS yếu chỉ đăng kí các công việc trực nhật hàng ngày, HS giỏi đăng kí tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức theo chủ điểm. Ở hoạt động 3, HS yếu không yêu cầu phải có sản phẩm trưng bày như HS giỏi. d) Ở lớp 4 : - Bài 2 (Vượt khó trong học tập), tiết 1, hoạt động 2 : • HS yếu : trả lời câu 1. • HS giỏi : trả lời câu 3. - Bài 5 (Tiết kiệm thời giờ), tiết 1, hoạt động 3 : • HS yếu : bày tỏ ý kiến a. • HS giỏi : bày tỏ ý kiến b và c. - Bài 7 (Biết ơn thầy giáo, cô giáo), tiết 2, hoạt động 1 : • HS yếu : viết hoặc kể lại một việc làm thể hiện sự biết ơn thầy, cô giáo. 5 • HS giỏi : dựng tiểu phẩm theo chủ đề bài học. - Bài 4 (Tiết kiệm tiền của) : Đây là bài có kế hoạch bài học kèm theo (tiết 1) . Ở hoạt động 1, câu hỏi “Tiền của do đâu mà có” nên dành cho HS giỏi. Ở hoạt động 2, nên gọi HS giỏi bày tỏ thái độ, tranh luận về chi tiêu thế nào là tiết kiệm hoặc kể gương tiết kiệm của Bác Hồ. Ở hoạt động nối tiếp, GV yêu cầu HS chuẩn bị sưu tầm các gương tiết kiệm qua báo chí, internet (nếu được); HS giỏi lập kế hoạch sử dụng tiền hàng tuần… e) Ở lớp 5 : - Bài 1 (Em là học sinh lớp 5), tiết 1, hoạt động 1 : • HS yếu : trả lời câu hỏi 1. • HS giỏi : trả lời câu hỏi 2. - Bài 2 (Có trách nhiệm về việc làm của mình) tiết 2, hoạt động 1 : GV chia lớp theo nhóm trình độ, trong đó có một nhóm HS giỏi. Nhóm này ngoài nhiệm vụ xử lí tình huống còn phải thể hiện cách xử lí tình huống qua các vai diễn, tiểu phẩm. - Bài 6 (Kính già, yêu trẻ) : Đây là bài có kế hoạch bài học kèm theo (tiết 2) . Ở hoạt động 1, ngoài việc thi đua nối đúng và nhanh, GV yêu cầu HS giỏi giải thích thêm về ý nghĩa của từng ngày kỉ niệm. Ở hoạt động 3, GV ưu tiên cho HS yếu trả lời các kiến thức đơn giản, HS giỏi sẽ bổ sung các ý kiến thảo luận khó hơn. III- KẾ HOẠCH BÀI HỌC THAM KHẢO 1- Lớp 1 : Bài 4 : Gia đình em (tiết 1) I. Mục tiêu : Giúp HS : - Biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. Biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Giáo dục kỹ năng sống : Biết giới thiệu về người thân trong gia đình và biết cảm thông với những bạn sống trong gia đình không đầy đủ người thân. II. Chuẩn bị : - Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh phóng to theo SGK hoặc máy chiếu để học sinh xem tranh. - Bài hát: “Cả nhà thương nhau” (Nhạc và lời: Phan Văn Minh). III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định – Kiểm tra bài cũ : - Tiết trước chúng ta học bài gì? - Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: Khởi động : Lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau ”. Trong bài hát trên, có bao nhiêu người? (3 người). Qua bài hát, gia đình rất thương yêu nhau. - Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (t 2) - Không bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở, không làm rách nát, xé, làm nhàu nát sách vở, không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập. - Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”. 6 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về gia đình của em qua bài: Gia đình em (tiết 1) Hoạt động 1: Kể về gia đình em (nhóm 2 HS). - GV yêu cầu HS kể về gia đình mình: + Gia đình em có mấy người ? Kể ra. +Từng người trong gia đình làm nghề gì? Chú ý: Đối với những em sống trong gia đình không đầy đủ, GV nên hướng dẫn HS cảm thông, chia sẻ với các bạn.  GV kết luận : Gia đình của các em không giống nhau, có gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em, có gia đình thì chỉ có cha mẹ và con cái, … nhưng các em đều có quyền có gia đình và được ông bà, cha mẹ yêu thương. - HS yếu tự kể về gia đình mình. - HS giỏi kể về nghề nghiệp từng người trong gia đình. - HS nhận xét. Hoạt động 2: Kể lại nội dung tranh (nhóm 4: mỗi nhóm 2 tranh) - Tranh có những ai? - Đang làm gì? Ở đâu? Chú ý: Đối với tranh 3, 4, GV gợi ý để HS biết : Gia đình 3 thế hệ; chú bé bán báo, trên ngực có đeo biển “Tổ bán báo xa mẹ’’… - Cho từng nhóm thảo luận với nhau. - Gọi HS đại diện nhóm trình bày trước lớp. - GV tóm lại nội dung từng tranh : Trong ba bức tranh 1, 2, 3, các bạn nhỏ được sống trong sự yêu thương, quan tâm của ông bà, cha mẹ; được học hành, vui chơi, ăn uống hằng ngày. Các bạn đó thật sung sướng được sống trong những gia đình như vậy. Chúng ta ai cũng có một gia đình, nhưng cũng còn một số bạn, trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau phải sống xa gia đình, cha mẹ mình. Chúng ta cần thông cảm và giúp đỡ những bạn đó (Tranh 4) . - Giáo viên kết luận : Ông bà, cha mẹ rất quan tâm, yêu thương, dạy điều hay lẽ phải cho các em, vậy em phải hiếu thảo, chăm ngoan để tỏ lòng kính trọng Ông bà, cha mẹ. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm kể lại nội dung tranh - Lớp nhận xét bổ sung : •Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài. •Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên. •Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm (dành cho HS giỏi). •Tranh 4: Một bạn nhỏ trong Tổ bán báo “Xa mẹ” đang bán báo trên đường phố. 3. Hoạt động nối tiếp: - GV giới thiệu tranh (Gia đình ít con, đông con). - Mỗi gia đình có bao nhiêu con là vừa đủ ? Lớp nhận xét. GV nhận xét và thông tin thêm: Gia đình có 1-2 con góp phần giảm việc tăng dân số, bớt chất thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường. - Về nhà xem bài và chuẩn bị bài tập 3 (đóng - HS giỏi trả lời (có từ 1- 2 con). 7 vai) ; thực hiện việc làm tỏ lòng kính trọng mọi người trong gia đình. - Tìm tranh, ảnh của gia đình em để giới thiệu các bạn. 2- Lớp 2 : Bài 4 : Chăm làm việc nhà (tiết 1) I. Mục tiêu : Giúp HS : - Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng. - Tham gia làm một số việc nhà để thể hiện tình cảm của các em đối với người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị : - Vở bài tập, tranh, thẻ từ (BT2) ; - Bảng phụ (viết BT3 và ghi nhớ). III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định - Kiểm tra bài cũ : Bài : “Gọn gàng, ngăn nắp” (Tiết 2) - Để góp phần giúp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp thì chỗ học, chỗ chơi của các em cần phải sắp xếp như thế nào? - Ngọc ăn cơm vừa xong chưa dọn mâm bát, bạn đến rủ Ngọc đi chơi. Theo em Ngọc nên làm gì? * Vì sao? - Giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi có ích lợi gì? - Cho 2 HS đọc lại ghi nhớ. - GV nhận xét về việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học tại lớp của HS. * HS đưa Vở bài tập Đạo đức để GV kiểm tra đồ dùng. -… gọn gàng, ngăn nắp. -… nói bạn chờ. Ngọc dọn mâm bát, lau dọn chỗ ăn cơm xong rồi mới đi chơi cùng bạn. -… vì làm như thế sẽ giúp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. - … nhà cửa được gọn gàng, khi cần đồ dùng thì tìm kiếm một cách nhanh chóng và bảo quản đồ dùng được bền đẹp. 2. Bài mới: Em đã được biết tác dụng của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp. Để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp thì chúng ta phải chăm làm việc nhà. Những việc trong nhà là những việc gì? Chăm làm việc nhà là thể hiện điều gì? Bài học “Chăm làm việc nhà” hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. Hôm nay, các em học bài “Chăm làm việc nhà” (Tiết 1) Hoạt động 1: (BT2) Tìm hiểu bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” GV đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”. - 1 HS đọc lại. - GV yêu cầu : Các em sẽ thảo luận nhóm 4 - Các nhóm thảo luận, trình bày. 8 theo nội dung 2 câu hỏi ghi trên bảng phụ: 1/ Bạn nhỏ đã làm giúp mẹ những việc gì khi mẹ vắng nhà? 2/ Khi mẹ của bạn nhỏ về thì thấy những việc nào đã được làm xong? 1. Luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, quét sân và quét cổng. 2. Thấy khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ đã quang, vườn, cổng nhà sạch sẽ. 3/ GV hỏi : Nếu bạn nhỏ không làm những việc ấy thì ai phải làm? 4/ Vì sao bạn làm những công việc này? 5/ Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ? (HS giỏi) 6/ Khi thấy công việc nhà đã hoàn tất, mẹ bạn nhỏ khen bạn thế nào? 7/ Theo các em, mẹ bạn nhỏ sẽ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn nhỏ đã làm? (HS giỏi) 8/ Nếu em đem lại niềm vui cho cha mẹ thì em cảm thấy thế nào? 9/ Bạn nhỏ trong bài thơ có những đức tính tốt gì em cần học hỏi? (HS giỏi) - Mẹ của bạn hoặc chị của bạn. - Vì bạn muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. - Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình. - Dạo này ngoan thế! - Mẹ sẽ nghĩ con mình rất ngoan và mẹ cảm thấy vui mừng, phấn khởi. - … rất vui. -…biết yêu thương mẹ, biết giúp đỡ mẹ, chăm làm việc nhà. - GV kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập. Chăm làm việc nhà cũng chính là việc làm góp phần giữ môi trường sạch đẹp đấy các em ạ! * Hoạt động 2 (BT3): Bạn đang làm gì? Các em đã biết tên một số việc nhà như : luộc khoai, giã gạo, nhổ cỏ, quét sân và quét cổng. Các em xem tranh 2 để biết thêm tên một số công việc nhà khác nữa (HS yếu). - HS thảo luận nhóm 2 -> tự làm vào Vở bài tập + 1 HS làm vào thẻ từ. - HS làm bài ở thẻ từ lên gắn kết quả trên bảng lớp, vừa gắn vừa nêu: Ví dụ : Công việc của bạn ở trong tranh là: • Tranh 1: Lấy quần áo (gom quần áo) • Tranh 2: Tưới cây, tưới hoa (chăm sóc cây) • Tranh 3: Cho gà ăn • Tranh 4: Nhặt rau • Tranh 5: Rửa ấm, tách • Tranh 6: Lau bàn ghế - Cả lớp nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng lớp. GV liên hệ : Với các việc nêu trên, em đã làm được việc nào? - Em còn làm được việc nhà nào khác? - GV kết luận: Chúng ta nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. Chúng ta tuổi còn nhỏ làm những công việc nhẹ nhàng - Một số HS phát biểu. 9 khi nào lớn thì làm việc nặng hơn. Vì Bác Hồ dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình” nhé các em! - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 4, yêu cầu HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ. - GV chốt ý kiến đúng và đánh dấu vào bài tập ở bảng phụ. - GV hỏi : Chăm làm việc nhà là thể hiện điều gì? - GV kết luận : Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em và đó cũng chính là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ. - Qua bài này, em thấy trẻ em có bổn phận gì? (HS giỏi) * GV kết luận : Trẻ em có bổn phận giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. 3. Hoạt động nối tiếp: - Chăm làm việc nhà có ích lợi gì? - Chuẩn bị đóng vai 2 tình huống ở tiết 2. - HS nêu lại cách quy ước chung của thẻ nêu ý kiến. - HS đưa thẻ nêu ý kiến. - 1 HS đọc lại các ý kiến đúng. - … là thể hiện tình yêu thương cha mẹ. - … trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ba mẹ. 3- Lớp 3 : Bài 6 : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) I. Mục tiêu : Giúp HS : - Biết các em phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. - Biết bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí. - Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. - Biết quý trọng các bạn tích cực việc lớp, việc trường. II. Chuẩn bị : - Vở bài tập - Phiếu học tập (HĐ2) III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định - Kiểm tra bài cũ : - Ở lớp, ở trường em có thể tham gia làm những việc gì? - Lao động, học tập, giúp bạn học yếu, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động vui chơi… 10 [...]... tên, địa chỉ Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ Tình huống b: Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi Tình huống c: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa. .. ý b, c, d là đúng; ý a là sai Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (BT 2) - GV chia lớp thành nhóm 4 - Cho HS trình bày kết quả thảo luận (chỉ cho HS nêu những việc làm khác, không lặp lại những việc làm, không được làm đã nêu.) • Đỏ : Tán thành • Xanh : Không tán thành • Vàng : Phân vân - Các nhóm thảo luận, viết vào bảng phụ những việc nên làm và không nên làm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm... nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS có thể kể về chuyện đôi dép cao su, - GV kết luận : Lúc sinh thời, Chủ tịch bộ quần áo ka ki cũ của Bác… Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đức tính cần kiệm Bạn nào có thể kể những việc làm thể hiện đức tính cần kiệm của Bác cho các bạn nghe? (HS giỏi) 3 Hoạt động tiếp nối : - Sưu tầm các câu chuyện về tấm gương tiết kiệm tiền của - Tự liên hệ lập kế hoạch sử dụng tiền... kiến 1 Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các - Đọc thông tin em thấy người Nhật, thông tin trên? người Đức rất tiết kiệm Còn ở Việt Nam, mọi người cũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2 Theo em có phải do nghèo nên mới - Không phải do nghèo mới phải tiết phải tiết kiệm không? kiệm vì nước Nhật và nước Đức là những nước giàu có mà người dân của họ vẫn có thói quen tiết kiệm 3 Theo em, họ tiết kiệm để... việc làm phù hợp thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ - Biết nhắc nhở bạn bè ứng xử đúng mực với người già, em nhỏ và phê phán những hành vi sai trái II- Chuẩn bị : - Một số đạo cụ đơn giản để đóng vai (BT2) - 2 bảng phụ trình bày lại nội dung BT 3, 4 cho HS thi đua: Ngày 1 tháng 6 Ngày 20 tháng 11 Trẻ em Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Hội Người cao tuổi Ngày 1 tháng... Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta - Nêu yêu cầu thảo luận nhóm 4: Tìm hiểu - Tập họp nhóm phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta - GV phát bảng nhóm cho các nhóm và - Từng thành viên trong nhóm trình bày theo dõi các nhóm thảo luận những phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ mà mình tìm . chuẩn bị đồ dùng học tập, đạo cụ để đóng vai. II- DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC THEO HƯỚNG CÓ PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 1- Quan điểm chung về soạn giảng môn Đạo đức : - Dạy đạo đức theo hướng tiếp cận. nghip. NG VN TRNG Trng phũng Giỏo dc Tiu hc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang MÔN ĐẠO ĐỨC I- NHẬN ĐỊNH VỀ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI GIAN QUA 1- Đối với giáo viên : a) Ưu điểm : - Bám vào chuẩn. hoạt động. 2 - Chưa dạy tốt các tiết đạo đức tự chọn, dành cho địa phương. 2- Đối với học sinh : a) Ưu điểm : - Hầu hết học sinh có năng lực tiếp thu kiến thức môn học và bước đầu biết áp dụng

Ngày đăng: 07/02/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Em đã được biết tác dụng của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp. Để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp thì chúng ta phải chăm làm việc nhà. Những việc trong nhà là những việc gì? Chăm làm việc nhà là thể hiện điều gì? Bài học “Chăm làm việc nhà” hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. Hôm nay, các em học bài “Chăm làm việc nhà” (Tiết 1)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan