1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tieu luan QLGD to chuc GVCN

15 120 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 1. Lý do chọn tiểu luận Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, kiến thức, lối sống cho các em ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng. Hơn nữa khi học nên THCS các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, lứa tuổi này tâm hồn các em được ví như trang giấy trắng để tiếp thu những kỹ năng sống, những tri thức khoa học và chỉ cần một hành động không tốt cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, nhân các của các em. Vì vậy việc hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách để xây dựng một môi trương giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể phủ nhận vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm, GVCN là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp, là người quyết định đến chất lượng các hoạt động giáo dục của lớp có thể nói GVCN “là khâu then chốt, quyết định” việc nâng cao chất lượng học tập và nhân cách sống của các em. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp tôi chọn chủ đề tiều luận “Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt” 2. Thực trạng công tác tổ chức của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt đóng tại trung tâm xã Nậm Khắt, nằm cách xa trung tâm huyện Mù Cang Chải 30km, xã có 9 thôn bản với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn với nguần thu chủ yếu của người dân là nông nghiệp nhưng do điều kiện khắc nhiệt mùa đông trời rét đậm, sương muối dày đặc do đó chỉ trồng cấy được một vụ mùa vào mùa giáp hạt người dân thiếu đói nhiều. * Tình hình đội ngũ: Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 2 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt Tổng số CBQL, Giáo viên, nhân viên: 25 người, Trong đó: + CBQL: 03. Biên chế: 03 + Giáo viên: 19. Biên chế: 17; Hợp đồng: 2 + Nhân viên: 03 .Biên chế 01;HĐ: 02 * Qui mô mạng lưới trường lớp, học sinh + Năm học 2012-2013 nhà trường tổng số 8 lớp. + Tổng số học sinh: 228 em. + Tổng số học sinh bán trú: 124 em * Cơ sơ vật chất nhà trường + Phòng BGH: 02 phòng; Phòng họp: 01 phòng; Phòng Y tế : 01 + Phòng học văn hóa: 11 phòng; Phòng Thiết bị, Thư viện: 01 phòng + Máy chiếu 1 chiếc, ty vi 02, đầu thu tín hiệu 02 + Máy tính để bàn: 17 bộ, máy in 03 chiếc. + Phòng bán trú: 4 phòng; Nhà bếp: 01 tạm; Giường tầng: 45 chiếc + Diện tích: 5028 m 2 2.2. Thực trạng công tác tổ chức của giáo viên chủ nhiệm. - Đã xuất hiện tâm lý e ngại với công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên không muốn làm công tác chủ nhiệm. - Giáo viên làm công tác chủ nhiệm vẫn còn thụ động trong quá trình quản lý. Phần lớn các công việc của giáo viên lệ thuộc quá nhiều ở sự nhắc nhở, chỉ bảo của ban giám hiệu nhà trường. Họ còn trông chờ, ỷ lại, chưa thể hiện sự chủ động của mình trong công tác chủ nhiệm đã dẫn đến một số tồn tại, khuyết điểm phổ biến là: không kịp thời ngăn chặn các biểu hiện xấu của học sinh , cách thức xử lý học sinh vi phạm không đúng phương pháp sư phạm, dẫn đến dễ vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm nhân phẩm học sinh, đồng thời gây bực dọc đối với phụ huynh. Việc vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi học sinh của giáo viên còn không hài hòa giữa tình và lý, thậm chí mang nặng tính áp lực, răn đe buộc học sinh vâng lời tức thời, không làm cho học sinh tâm phục, khẩu phục, chưa thấu hiểu hết nguyên nhân sâu xa, chưa cùng các em chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc, vướng mắc một cách chân tình, thực sự, chưa tin tưởng, mạnh dạn bố trí, giao việc để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, qua đó đánh giá, động viên, khích lệ các em phấn đấu trở thành học sinh tốt. - Nhiều giáo viên chủ nhiệm còn qua loa trong việc nắm bắt tình hình học sinh, nhiều thông tin về học sinh không cụ thể, không thực chất. Còn áp đặt thông tin, sao Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 3 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt chép sử dụng lại thông tin cũ của năm học trước. Sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các thành viên khác trong nhà trường, với đoàn-đội, phụ huynh, chính quyền còn hạn chế dẫn đến phương pháp, biện pháp giáo dục học sinh không đồng bộ gây mất niềm tin ở học sinh. - Trong quá trình chủ nhiệm, khả năng dự báo của giáo viên chưa tốt, chưa cụ thể hóa các nhiệm vụ, quy định trong Điều lệ thành chương trình, kế hoạch, công việc hành động cụ thể sao cho phù hợp tình hình thực tế của lớp, vì thế công tác chủ nhiệm kém phần phong phú. Nội dung, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt lớp thiếu đầu tư, nghèo nàn, nặng nề hành chính, không thu hút lôi cuốn học sinh …hiệu quả giáo dục chưa cao - Trong các buổi sinh hoạt tập thể lớp, ngoại khóa ít giáo viên chủ động tổ chức cho các em tự thảo luận, tranh luận về một chủ đề thiết thực nào đó để giáo dục, như từ những mẫu chuyện người thật, việc thật có tính thời sự, gần gũi … giúp các em nhận thức hành vi đúng - hành vi sai, chân – thiện – mỹ, việc lợi – việc hại. - Giáo viên chủ nhiệm chưa tạo điều kiện thuận lợi để các em tự giác, chủ động, tích cực gây dựng niềm tin, động lực để có ý thức quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành người tốt, công tác chủ nhiệm chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa xứng tầm với vai trò của Giáo viên chủ nhiệm đối với việc hình thành nhân cách học sinh trong bối cảnh đổi mới của giáo dục hiện nay. - Giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa nhiệt huyết, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chậm đổi mới, lạc hậu và có phần bế tắc. 2.3. Những Điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới tổ chức quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm. 2.3.1. Điểm mạnh. - 100% thầy cô giáo có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình đủ về số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết huyết với nghề và yên tâm công tác. - Tập thể nhà trường đoàn kết, được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và chính quyền địa phương 2.3.2. Điểm yếu. - Giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và hướng dẫn học sinh. Một số giáo viên yên phân thủ thường, chưa yên tâm công tác, chưa có ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng. Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 4 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt - Giao viên còn thụ động trong công tác chủ nhiệm, chưa kịp thời nắm bắt các thông tin học sinh. - GV chưa chủ động trong công tác giáo dục, phương pháp giáo dục còn nặng về hành chính nên hiệu quả chưa cao. - Công tác kế hoạch hóa và công tác tự kiểm tra đánh giá còn hạn chế. 2.3.3. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đaọ của phòng giáo dục và đào tạo huyện, sự tạo điều kiện của chính quyền Đảng ủy, UBND xã tại địa phương, trực tiếp là ban giáo hiệu nhà trường. - Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và khang trang đảm bảo cho các hoạt động giáo dục của lớp, nhà trường. - Nhà trường có một phòng tin học, có kho để sách, có nối mạng internet là điều kiện để các thầy cô giáo và học sinh bồi dưỡng và học tập. 2.3.4. Khó khăn - Cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đồng bộ, thiếu các phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiêm, phòng bộ môn, phòng ban giám hiệu và phòng ở cho học sinh bán trú. - Đơn vị nhà trường chưa có nhân viên văn thư, thiết bị và giáo viên chuyên trách tổng phụ trách đội nên còn nhiều kho khăn cho Giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục và quản lý học sinh - Diện tích sân chơi bãi tập còn hẹp chưa đáp ứng được theo quy định của nghành. - Cơ cấu bộ bô còn cụ bộ, môn thừa môn thiếu, dạy học chưa đúng chuyên nghành được đào tạo do đó việc phối hợp giữa Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh còn nhiều han chế. - Điều kiện kinh tế khó khăn, phụ huynh HS chưa quan tâm đến việc học của con em mình, 100% HS là người dân tôc sự bất đồng ngôn ngữ, phong tục lạc hậu. 2.4. Một số kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp. 2.4.1. Tổ chức cán bộ lớp Là giáo viên, chắc ai cũng hiểu rằng, nề nếp lớp là một yếu tố quyết định, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập và việc hình thành nhân cách học sinh. Xây dựng nề nếp là việc đầu tiên mà GVCN phải quan tâm khi nhận lớp CN. Muốn xây dựng Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 5 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt được một lớp học có nề nếp tự quản tốt, tôi cho rằng cũng như hiệu trưởng, GVCN phải nghiêm túc và có bộ óc kế hoạch hóa. Đối tượng giáo dục của chúng ta là con người nên rất cần ở chủ nhiệm lớp sự nhiệt tình, sâu sát, tâm lí nhưng GVCN không phải là người làm thay cho các em mọi việc. Theo tôi, một GVCN giỏi là phải biết đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học. Kinh nghiệm cho thấy, sự thành công hay thất bại còn dựa vào năng lực của đội ngũ cán bộ lớp. Chính các em là những người thay GVCN điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kỳ thầy cô nào. Cán bộ lớp càng biết làm việc và làm việc có hiệu quả thì giáo viên càng đỡ vất vả. Vì vậy, việc chọn lựa cán bộ lớp là yếu tố vô cùng quan trọng. Phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm và quyền hạn cụ thể, rõ ràng cho cán bộ lớp để các em tự tin làm việc. Phân công này được GVCN in ra và dán vào trước quyển sổ ghi chép của các em. Ví dụ: Nhiệm vụ của ban cán sự lớp Lớp trưởng - Giữ kỉ luật chung trong lớp. Nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Ghi lại những sự việc xảy ra trong lớp, thường xuyên báo cáo tình hình lớp cho GVCN. - Chấm điểm thi đua 4 tổ trưởng. - Nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các bộ phận, các tổ trong buổi sinh hoạt cuối tuần. - Tổng kết và báo cáo cho GVCN điểm thi đua cuối tháng . - Chuyển thông báo của GVCN về PH qua SMS học tập của nhà trường… Lớp phó học tập - Đôn đốc các tổ trưởng kiểm tra bài đầu giờ. - Chuyển lên GV bộ môn những thắc mắc của các bạn - Ghi sổ đầu bài. Nộp sổ về phòng giám thị vào cuối mỗi buổi học. - Báo điểm sổ ĐB về cô TPT vào cuối buổi học ngày thứ 6 hàng tuần - Tổng kết và báo cáo những vi phạm của các bạn trong sổ đầu bài trong giờ sinh hoạt (ghi trên bảng và báo cho GVCN)… Tổ trưởng - Nhắc nhở, giữ gìn kỷ luật trong tổ. Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 6 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt - Kiểm tra bài của tổ viên đầu giờ. - Hàng ngày chấm thi đua các bạn trong tổ. - Tổng kết điểm thi đua của tổ vào cuối ngày thứ 6 hàng tuần. - Công khai thông báo kết quả thi đua của tổ viên trong giờ sinh hoạt cuối tuần. - Đôn đốc các bạn trong tổ thực hiện tốt kế hoạch của lớp. - Nộp kết quả thi đua cho lớp trưởng vào cuối tháng… Điều cần thiết nhất là cán bộ lớp phải được GVCN trao cho quyền hạn. Lớp trưởng được coi như GVCN mỗi khi cô giáo không có trên lớp. Cả lớp phải tuyệt đối chấp hành, nếu có ý kiến sẽ trình bày trong buổi sinh hoạt cuối tuần hoặc phản ánh với GVCN. 2.4.2. Xếp chỗ ngồi. Tôi cho rằng, để hỗ trợ tốt cho công việc của các cán bộ lớp trong việc quản lí thì xếp chỗ ngồi cũng là một yếu tố quan trọng. Lớp trưởng ngồi ở giữa và dưới cùng để có cái nhìn khái quát cả lớp; Tổ trưởng ngồi ở phía cuối của tổ để tiện việc theo dõi và chấm thi đua; Sao đỏ và học sinh giữ sổ đầu bài được ngồi ngoài để tiện việc đi lại. Ngoài ra học sinh có ý thức kỉ luật chưa cao ngồi gần tổ trưởng và học sinh thấp nhỏ hoặc bị cận thị ngồi trên. Ví dụ: Sơ đồ chỗ ngồi 2.4.3. Tổ chức thi đua Tôi cho rằng, điều quan trọng trong việc giúp cán bộ lớp duy trì được nề nếp là GVCN phải đưa ra được những quy định, tiêu chuẩn thi đua cụ thể, sát với quy định của nhà trường. Những tiêu chuẩn thi đua đó phải thiết thực, đánh giá được tương đối Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 7 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt chính xác và toàn diện học sinh, góp phần khuyến khích và nhắc nhở các em trong học tập và sinh hoạt. Ví dụ: Nội dung thi đua 1. Nói chuyện, làm việc riêng, ra khỏi chỗ trong giờ học và giờ chào cờ (trừ 3 điểm/ lần) 2. Không học bài, làm bài, ghi bài; không xếp hàng, tập thể dục, hát đầu giờ; xả rác, có hành vi phá hoại của công; đá banh trong trường; không đồng phục; ăn hàng trong lớp, nói tục, chơi trò ăn tiền (trừ 5 điểm / lần) 3. Nghỉ không phép, đi trễ, trốn tiết; không trực nhật, bị ghi tên trong sổ đầu bài, sổ sao đỏ; quay cóp trong giờ kiểm tra (trừ 10 điểm / lần) 4. Quay cóp trong kì thi, đánh nhau, vô lễ với thầy cô, gây mất đoàn kết (hạ một bậc hạnh kiểm / HK) 5. Không tham gia một phong trào đội (– 20 điểm) 6. Các khoản thu nộp trễ (trừ 3 điểm/ ngày) 7. 4 lần phát biểu đúng (cộng 1 điểm) – Không phát biểu xây dựng bài (trừ 5 điểm/ tuần) 8. Làm được việc tốt, có tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác được giao (tùy theo mức độ cộng từ 1 đến 5 điểm/ lần) Với hình thức thi đua trên thì mọi hoạt động của học sinh đều được giám sát và chấm điểm thi đua, từ những vi phạm đến những việc làm tốt đều được đánh giá và ghi nhận chính xác, kịp thời. Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cũng được quy định cụ thể, rõ ràng và thường xuyên được công khai trong các buổi sinh hoạt. Xếp loại hạnh kiểm Từ 81 - 100 điểm: - Hạnh kiểm: Tốt Từ 61 - 80 điểm: - Hạnh kiểm: Khá Từ 41 - 60 điểm: - Hạnh kiểm: TBình Dưới 40 điểm: - Hạnh kiểm: Yếu Cuối mỗi tháng, tổ trưởng ghi điểm và nhận xét vào phiếu liên lạc để GVCN gửi về cho phụ huynh ký, xác nhận. Ví dụ: Sổ liên lạc Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 8 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt Mỗi GVCN đều có một hình thức thi đua riêng để duy trì nề nếp lớp. Nhưng thực tế, ở một số lớp, học sinh thường không chú ý tới việc chấm thi đua, nhất là các lớp lớn, dẫn đến tình trạng, có thi đua cũng như không. Để hình thức thi đua thực sự có tác dụng thì tôi đã căn cứ vào kết quả thi đua của tuần, tháng để xếp loại hạnh kiểm của học kì. Kết quả này cũng được thông báo kịp thời cho PHHS từng tháng, theo hình thức phiếu liên lạc. Điều quan trọng nữa là hình thức thi đua đã được kết hợp với hình thức thưởng phạt phân minh. Điểm thi đua trung bình trong tháng của học sinh nếu được từ 100 điểm trở lên thì được tuyên dương khen thưởng. Phần thưởng có thể chỉ là một quyển vở, một cái bút…có khi chỉ là một tràng pháo tay. Còn hình thức phạt có thể là lao động lau cửa sổ… trong khi các bạn sinh hoạt lớp. Kinh nghiệm cho thấy, các em rất tích cực phấn đấu, cố gắng để dành được phần thưởng dù là phần thưởng rất nhỏ. Khi HS đã kịp thời thấy được thiếu xót của mình và ý thức được điểm thi đua là quan trọng đối với bản thân thì lúc đó các em mới tự giác chấp hành nội quy và tích cực tham gia tốt mọi hoạt động của nhà trường. Điều đáng nói là các em có được kĩ năng tự đánh giá, nhận xét và quản lí lẫn nhau. Còn GVCN đóng vai trò là người hướng dẫn và là trọng tài vô tư, công bằng. 2.4.4. Tổ chức sinh hoạt lớp Giờ sinh hoạt, trong thực tế vẫn là nỗi ám ảnh của học sinh nhiều lớp, học sinh than vãn về việc phải ngồi nghe thầy cô “Ca cải lương” cả tiết hoặc “nổi da gà” khi đến tiết sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt đã biến thành chuỗi thời gian vô cùng nặng nề mà ở đó, các em không được sinh hoạt theo đúng nghĩa của nó. Giờ sinh hoạt lớp là thời điểm để các em thể hiện vai trò của mình, là dịp giúp cho cán bộ lớp có điều kiện rèn luyện kĩ năng điều hành hoạt động sinh hoạt vừa là cơ hội để tất cả học sinh được giải tỏa áp lực và được sinh hoạt tập thể. Nên việc xây dựng một nề nếp sinh hoạt cho học sinh là rất quan trọng. Trình tự sinh hoạt của lớp tôi thường là như sau: Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 9 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt Trình tự tiết sinh hoạt Bước 1. (Bảng được chia thành 3 phần) Học sinh Sao đỏ và Lớp phó học tập ghi lên bảng những vi phạm mà bạn mình mắc phải. Chi đội trưởng phổ biến kế hoạch đoàn đội. (Cả lớp ghi những điều cần làm vào sổ ghi chép để nhớ và thực hiện) Ví dụ: Bước 2. Công bố điểm thi đua trong tuần của tổ viên (Các tổ trưởng) Bước 3. Nhận xét những ưu và nhược điểm chính của lớp trong tuần (Lớp trưởng) Bước 4. Ý kiến của học sinh. Bước 5. Nhận xét, dặn dò của giáo viên chủ nhiệm. Bước 6. Sinh hoạt văn nghệ (Lớp phó văn thể mỹ) Với trình tự sinh hoạt như vậy, cán bộ lớp chỉ cần làm việc đến hết tháng thứ nhất là có thể tự điều hành được một tiết sinh hoạt, không cần có GVCN. Trong giờ sinh hoạt, ngoài việc nghe nhận xét, đánh giá, dặn dò ra, các em còn được sinh hoạt tập thể, được thả sức trình diễn những tiết mục độc đáo của mình như ca hát, diễn kịch, nhảy múa, ảo thuật…và tự làm MC. Để lại sau lưng tất cả những lỗi lầm của con trẻ, thầy và trò trở nên vô cùng gần gũi thân thiết. Và mỗi ngày đến trường của các em đã thực sự là mỗi ngày vui. Được sinh hoạt và trưởng thành trong môi trường như vậy các em sẽ trở thành những con người tự tin, tích cực, có tâm hồn vô tư và trong sáng, có tình yêu sâu sắc đối với mái trường, thầy cô và bè bạn. * Một số vấn đề rút ra trong công tác tổ chức quản lý lớp. - GVCN quan tâm xây dựng uy tín cho cán bộ lớp. Để làm được điều này, GVCN phải thực hiện công khai hóa chức năng, nhiệm vụ và vùng quản lý riêng biệt cho từng cán bộ lớp. Đồng thời cũng tiến hành thường xuyên việc xử phạt nghiêm minh những học sinh có thái độ coi thường quyết định của cán bộ lớp. Đối với những cán bộ chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, cách xử phạt phải rất khéo léo tế nhị; tránh thô bạo cứng nhắc, đánh đồng làm tổn thương uy tín danh dự của các em khiến Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt SỔ SAO ĐỎ CHI ĐỘI TRƯỞNG SỔ ĐẦU BÀI Thứ 2: Giàng: n/chuyện giờ CC Thứ 4: Thào: đi học trễ … Thông báo: - Nội dung:… - Cách thực hiện:…- Thời hạn:… Thứ 3, tiết sử: Vàng không học bài. Thứ 6:… 10 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt các em có thể nảy sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực khó lường rất có hại cho phong trào tự quản của lớp. Song cũng không vì thế mà nuông chiều, luôn dành đặc ân cho cán bộ lớp dễ làm các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm vào nhân cách mình tính ham quyền chức, luôn ra oai hách dịch, cửa quyền coi thường người khác, đứng trên cả tập thể, cả những quy định, nội quy của lớp, của trường. Để mỗi thành viên trong đội ngũ cán bộ giảm nhẹ công việc, có điều kiện theo dõi sâu sát, cụ thể phần việc được giao - Tổ chức có chất lượng giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm hàng tuần và các buổi sinh hoạt tập thể. Với mô hình lớp tự quản, đây là những cơ hội rất có ý nghĩa để thử thách và rèn luyện ý thức và khả năng tự quản của các em. 3. Kế hoach hành động tổ chức quản lý học sinh của Giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 3.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác chủ nhiệm năm học 2013-2014 Mục tiêu. - Xây dựng và duy trì đội ngũ cốt cán; ( ban cán sự, các tổ trưởng và phân đoàn trưởng, các trưởng phó phòng ở) có lòng nhiệt tình, có trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học. - Qua lực lượng cốt cán, duy trì các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng văn hóa và chất lượng đạo đức học sinh. - Xây dựng, duy trì và phát triển cảnh quan môi trường xanh; sạch; đẹp. - Xây dựng, duy trì và phát triển đời sống nội trú; ngăn nắp, sạch sẽ, thân thiện và an toàn. Nhiệm vụ - Thường xuyên tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt; diễn biến tâm lý, hoàn cảnh gia đình, năng lực của học sinh… để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với từng học sinh của lớp nhằm giúp học sinh tiến bộ và thúc đẩy phong trào của lớp phát triển. - Cộng tác chặt chẽ với gia đình, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, với đoàn, Đội trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải có kế hoạch công tác, cụ thể đến từng tháng, từng tuần. - Nhận xét đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm học sinh từng tháng ( hoặc tuần). Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 11 [...]... động trong tháng - Tổ chức họp phụ huynh học sinh vào cuối HK 1 - GVCN - GVCN kết hợp với BCS lớp thực hiện - GVCN thực hiện - GVCN kết hợp với BCS lớp thực hiện - GVCN thực hiện - GVCN -HS - GVCN kết hợp với BCS lớp thực hiện - GVCN thực hiện - GVCN kết hợp với BCS lớp - GVCN thực hiệnHS - GVCN kết hợp với BCS lớp - GVCN thực hiện - GVCN thực hiện Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt... Phổ biến lịch kiểm tra học kì 2 cho học - GVCN kết hợp sinh với BCS lớp - Nhắc nhở Ban cán sự lớp hoàn thành hồ - GVCN thực hiện sơ và xây dựng kế hoạch hoạt động trong tháng - GVCN- BCS lớp 05/2014 - Tổ chức cho học sinh tổng kết năm học - GVCN kết hợp tại lớp, họp xét hạnh kiểm học kì II và cả với BCS lớp năm học - Tổ chức họp phụ huynh học sinh cuối - GVCN thực hiện năm theo kế hoạch chung của... những nội dung thi đua giữa - GVCN kết hợp các tổ trong lớp với BCS lớp,BCH - Phối hợp với phụ huynh đề ra các biện chi Đoàn thực hiện pháp tích cực nhằm quản lí học sinh trong - GVCN thực hiện thời gian sau tết Nguyên đán - Nhắc nhở Ban cán sự lớp hoàn thành hồ sơ và xây dựng kế hoạch hoạt động trong - GVCN- BCS lớp tháng 03/2014 - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt - GVCN kết hợp động giáo dục... lý lớp, phát kế hoach thời động thi đua Khảo sát, gian phân loại đối tượng học - Chính xác sinh - Giáo viên CN học sinh - BGH-GVCNGV - Tìm hiểu nắp bắt hoàn cảnh KT, Gia đình học - Chính xác sinh - Sơ kết, đánh giá công - Rút ra được - GVCN- Đội tác lớp chủ nhiệm ưu, khuyết điểm ngũ cán bộ lớp Tháng 10 - Bồi dưỡng học sinh - 100% Hs tham - GV giỏi, phụ đạo... GV giỏi, phụ đạo học sinh gia yếu - Tìm hiều nắm bắt, thăm - Chính xác gia đình học sinh - Kiểm tra, nhắc nhở, Quan tâm, chia xẻ và động viên học sinh - GVCN - Quản lý, tổ chức tốt các - Tốt hoạt động giáo dục - GVCN- CB lớp - Đánh giá công tác thi - Chính xác đua GV – Đoàn, đội Tháng 11 - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ - HS tham gia đạo học sinh yếu đầy đủ - Phối hợp... quy, điều lệ trường phổ thông - Ổn định biên chế lớp: bầu BCS lớp, sắp xếp các tổ, lập sơ đồ lớp - Cho học sinh viết các cam kết Người phụ trách và Ghi bộ phận thực hiện chú - GVCN thực hiện - Lớp thực hiện dưới sự chủ trì của GVCN Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt Những điều chỉnh khi cần 13 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm... với BCS lớp năm học - Tổ chức họp phụ huynh học sinh cuối - GVCN thực hiện năm theo kế hoạch chung của nhà trường - Hoàn thành việc vào sổ điểm và phê học - GVCN thực hiệnbạ HS Kết luận và khuyến nghị Kết luận Cách tổ chức khoa học của GVCN không chỉ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một lớp học có nề nếp tự quản tốt, một tập thể học sinh đoàn kết, có tinh thần học tập và tham... một môi trường lí tưởng để học sinh hình thành và phát triển nhân cách, mà còn giúp giáo viên đỡ vất vả trong việc quản lí học sinh, mối quan hệ thầy trò trở nên tốt đẹp hơn Tuy nhiên, thành công của GVCN không đơn giản chỉ là xây dựng được cách làm khoa học mà còn là tình thương và trách nhiệm đối với học sinh Tôi nghĩ rằng, không có tình yêu thương thì tất cả những biện pháp trên chỉ là công cụ khô... nhận ra tình cảm của thầy cô đối với mình Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 15 Công tác tổ chức quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTBT THCS Nậm Khắt Vì thế GVCN phải linh hoạt khéo léo khi tiếp xúc với các em, vừa thể hiện sự nghiêm khắc với HS vừa không gây căng thẳng cho các em, phải biết thuyết phục các em bằng lời nói và tấm lòng để tác động tới nhận... lời Những lời nói, hành vi ứng xử không đúng, thiếu chuẩn mực sư phạm của giáo viên sẽ để lại những dấu ấn nặng nề trong tâm hồn HS và ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nhân cách của các em GVCN phải giàu lòng nhân ái, vị tha, biết tôn trọng nhân cách học sinh Và đó mới chính là chìa khóa dẫn đến thành công Khuyến nghị Đây chỉ là những suy nghĩ của bản thân tôi trong công tác chủ nhiệm . vào sổ điểm và phê học bạ. - GVCN kết hợp với BCS lớp. - GVCN thực hiện. - GVCN thực hiện- HS Kết luận và khuyến nghị Kết luận Cách tổ chức khoa học của GVCN không chỉ đóng vai trò rất. lớp hoàn thành hồ sơ và xây dựng kế hoạch hoạt động trong tháng. - GVCN kết hợp với BCS lớp thực hiện. - GVCN thực hiện - GVCN -HS 11/2013 - Nhắc nhở lớp tiếp tục thực hiện những tiêu chí. hoạt động trong tháng. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh vào cuối HK 1. - GVCN kết hợp với BCS lớp - GVCN thực hiện - GVCN thực hiện. Hoàng Minh Tiến – Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt 14 Công

Ngày đăng: 06/02/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w