1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lễ cưới của người Việt

13 652 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT LỄ CƯỚI - Từ thửa xa xưa cha ông ta đã có câu truyện đẹp về tình yêu, tình duyên, tình vợ chồng chung thủy sắt son: Truyện Trầu cau. Có lẽ từ đó tục lệ cưới hỏi được hình thành và cứ thế nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sáng thế hệ khác. Cho dù ở đâu, nơi nào trên đất nước Việt Nam có thể thêm hoặc bớt đôi chút về lễ nghi song nó vẫn có chung những điểm cơ bản của qui trình một đám cưới, một nét đẹp rất văn hóa rất Việt Nam, mà các thế hệ con Lạc cháu Hồng vẫn thực hiện mỗi khi tình yêu đôi lứa đã chín mùi, quyết định làm lễ cưới để sống với nhau trọn đời hạnh phúc. Bài viết dưới đây là ghi lại những nét cơ bản của tục lệ cưới hỏi, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam không thể thiếu trong đời sống cộng đồng người Việt. Nếu ai đó đã hiểu hoặc chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa về tục lệ của dân tộc thì cũng nên đọc để hiểu và truyền đạt lại cho con cháu nét văn hóa tinh túy của cha ông ta thửa xưa. Thủ tục và nghi thức cho lễ cưới truyền thống 1. Dạm ngõ: là nghi thức gặp gỡ hai bên gia đình, dụng ý lần đầu tiên được biết nhau một cách công khai, chính thức. Từ đó thỏa thuận, tiến tới tác thành, xây dựng cho hai con. Đồ lễ mang sang nhà gái thường là trầu, cau, rượu, chè. 2. Lễ ăn hỏi: nhà trai mang lễ vật sang nhà gái hỏi vợ. Lễ vật đựng trong các tráp phủ vải điều màu đỏ, thường có trầu, cau, rượu, chè, bánh cốm, bánh phu thê, mứt sen, xôi, thủ lợn, lợn sữa quay. 3. Lễ đính hôn: về mặt ngữ nghĩa lễ đính hôn, hay lễ cầu hôn tương đương lễ ăn hỏi (hỏi vợ) của người Việt, tuy phương Tây thường thịnh hành phong tục trao nhẫn đính hôn đính kim cương hoặc đá quý cùng lời cầu hôn. 4. Lễ vấn danh: nhằm hỏi tên tuổi (vấn danh), so đôi lứa để xem xét xung, hợp của đôi trai gái đồng thời nhằm có dữ kiện để chọn ngày giờ tốt cho các nghi thức, thủ tục cưới hỏi. Lễ vấn danh cũng bao gồm những lễ vật tương tự lễ ăn hỏi tuy có thể ít hơn và giản dị hơn. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới). Hiện nay trong Lễ cưới người Việt lễ vấn danh kết hợp trong lễ ăn hỏi. 5. Lễ nạp tài: nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới người Việt đã kết hợp một phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn). Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 1 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 6. Lễ xin dâu: trước giờ đón dâu, mẹ chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì, họ hàng thân thích (nữ) sang nhà gái để xin được đón dâu. Lễ vật trong lễ cưới người Việt thường là tráp đựng trầu têm cánh phượng. 7. Đón dâu: nhà trai đưa đoàn sang nhà gái đón dâu về. 8. Lễ vu quy: diễn ra tại nhà gái, nơi tiễn cô dâu đi lấy chồng. 9. Lễ thành hôn: còn gọi là lễ cưới nói chung, tuy vẫn thiên về chỉ lễ cưới chính thức tại nhà trai. 10. Lễ tơ hồng: lễ khấn ông Tơ bà Nguyệt và cao đường (cha mẹ), diễn ra tại nhà trai. Thường chỉ có người thân thích, sau khi khách mời đã ra về. 11. Lễ hợp cẩn: Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh không chia cho ai, không để thừa. Sau đó mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc. 12. Lễ báo hỉ: thường là tiệc mặn hoặc ngọt tổ chức sau nghi lễ cưới chính thức tại quê quán của cô dâu hoặc chú rể, hoặc nơi ở của bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, trong trường hợp quá xa ông bà, cha mẹ không thể xuống dự đám cưới với con cháu được. 13. Lễ lại mặt: là lễ do chú rể mang về nhà gái sau ngày cưới từ 2 đến 4 hôm như một lời cảm ơn bên thông gia. 14. Lễ cheo: lễ vật hoặc kinh phí nộp cho làng, xóm có con gái đi lấy chồng, với dụng ý để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Hiện nay nhiều nơi đã không còn giữ phong tục này. Tuần trăng mật: chỉ những ngày đầu tiên sau hôn lễ. Nhiều cặp vợ chồng trẻ có điều kiện thường tổ chức đi chơi du lịch tuần trăng mật tới những địa điểm có phong cảnh hữu tình. Tuần trăng mật cũng là thời điểm nghỉ ngơi cho cặp vợ chồng trẻ sau những ngày căng thẳng tiến hành hôn lễ. 3 LỄ TỤC TIÊU BIỂU NGÀY NAY Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 2 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. và cách thức tiến hành 1. Lễ chạm ngõ (xem mặt, dạm ngõ) Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau. Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền: Thành phần tham gia: - Nhà trai : Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có). - Nhà gái : Cả gia đình nhà gái. Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chè Số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ : 2 gói chè, hai chục cau). Đón tiếp ở nhà gái : Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút. 2. Lễ ăn hỏi Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự hứa giá thú của hai gia đình, hai họ. Nó đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân : Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Ngày nay, về hình thức lễ này vẫn giữ tên là lễ ăn hỏi, nhưng trên thực tế, thì lễ này bao hàm cả lễ dẫn cưới. (Sự quy giản này phần nào cho chúng ta thấy tính thích nghi của văn hóa cổ truyền trong xã hội đương đại). Chính vì thế, mô hình lễ ăn hỏi Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 3 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. ngày nay phải phản ánh được sự thay đổi ấy, nói cách khác, trong các nghi thức ở lễ ăn hỏi ngày nay phải có cả những nghi thức của lễ dẫn cưới. Về thành phần tham dự - Nhà trai : Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số cô gái chưa chồng đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp (bây giờ có thể là nam thanh niên) vì các cô sợ "mất duyên", số người bê tráp là số lẻ, 3, 5 hoặc 7 hoặc 9 - Nhà gái : Bố mẹ, ông bà (nếu còn), anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân cận. Ở nông thôn có thể có một số cô dì chú bác của cô dâu). Về lễ vật: 1 Mâm trầu cau dán song hỷ. – đôi đèn cưới 2 Mâm đựng cặp rượu, trà. 3.Mâm có bình rượu, 2 hoặc 4 cái ly nhỏ, 1 cái hộp đựng đôi hoa tai và 1 cái hộp hình vuông để 4 miếng trầu têm sẵn, 4 miếng cau, 2 phong bì: 1 phong bì tiền phụ giúp nhà gái, 1 phong bì cho dâu may áo dài. * Những mâm dưới đây có thể tùy ý có hoặc không – do điều kiện từng gia đình. 4 Mâm đựng vải, áo dài cưới.(nếu cho bằng tiền rồi thì thôi) 5 Mâm bánh phu thê.( hoặc bánh cưới hai tầng) 6 Mâm ngũ quả 7 Heo quay Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, số lượng nhất thiết phải là 2. Về lễ vật cho lễ này, cần phải tránh xu hướng phục cổ cực đoan (phục hồi tục thách cưới hay thách cưới trá hình) cũng như một cực đoan khác là : nhà trai không có lễ vật dẫn cưới. Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới là : thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là : nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện được thiện ý của nhà trai : xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí hôn sự. "Tiền mặt" : Đây là vấn đề đang được tranh cãi nhiều : có ý kiến cho rằng, lễ vật bằng tiền thì quá thô, thậm chí còn có người cho rằng, làm như vật là xúc phạm đến nhà gái, có người thì lại cho rằng, vấn đề là ở cách đưa tiền : làm thế nào để tiền trở thành một lễ vật chứ không phải là một phương tiện trao đổi, mua bán như chức năng vốn có của nó. Nếu số tiền đó được đổi thành những đồng tiền mới tinh (như Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 4 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. tiền mừng tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường làm) và được bao bởi một phong bì đẹp màu đỏ, có in chữ "song hỷ" thì người nhận lễ sẽ không bị mặc cảm là mình đã nhận tiền theo nghĩa đen nữa. Rước lễ vật : Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế (trông đẹp hơn) nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là : ô tô, xích lô, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc. Những lễ vật dẫn cưới theo phong tục cổ truyền đều thể hiện được ý nghĩa trên và ngày nay người Việt Nam vẫn tuân thủ. Tiếp khách : Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc. Trách nhiệm của cô dâu : Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ (đối với những nhà không theo đạo Thiên chúa). Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách. Nhà gái : sau khi nhận lễ rồi đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ trong đồ lễ ăn hỏi một ít để "lại quả". Lưu ý là đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại. Biếu trầu : Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng, ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới. Có nhiều người phản đối việc duy trì tục này với lý dó là : những quà biếu này không được sử dụng, gây lãng phí, tốn kém cho nhà trai. Tuy nhiên, tục "biếu trầu" chỉ áp dụng đối với họ hàng hay một số bạn bè thân thiết, nếu không thì việc đưa thiếp mời sẽ không có tính biểu trưng. . Tới nhà gái: Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 5 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. - Nhà trai nên sắp xếp lại đội hình: đi đầu là vị đại diện (chủ hôn) tiếp đến là bố chú rể, chú rể, tiếp theo là người lớn tuổi có vai vế trong họ tộc, rồi tới đội bâng mâm quả lễ vật. - Nhà gái ra cổng để mời nhà trai mang các mâm lễ vật vào và đặt trên bàn. Sau khi hai bên sui gia đã chào hỏi xong thì bắt đầu tiến hành lễ hỏi. (nhà gái chuẩn bị một ít tiền mới để đáp lễ cho những người bâng mâm quả, lễ vật, mỗi người 1 phong bì, số tiền tùy thuộc vào kinh tế gia đình) - Đại diện nhà gái giới thiệu từng người trong gia tộc. - Đại diện nhà trai giới thiệu từng người trong gia tộc. Nhà trai gồm 1 số vai lớn như bố mẹ, cô bác trong họ tộc (khoảng 4-6 người). Ngồi hay đứng theo câu: "Nam tả, nữ hữu" hướng bàn thờ nhìn ra. - Người Đại diện bên nhà trai phát biểu: "Hôm nay ngày lành tháng tốt, được sự chấp thuận của 2 gia đình, họ nhà trai cử chúng tôi đại diện xin được phép trình lễ vật, gồm: (mở nắp các tráp quả giới thiệu từng tráp. . .). Rất mong họ nhà gái xem xét và tiếp nhận". *. Nhóm thứ nhất: Phần lễ vật cúng ông bà: Đôi đèn cưới, Cặp rượu, trà. Mâm trầu cau, mâm ngũ quả. (Xong phần 1, chủ hôn có thể ngưng một chút để nhà gái có ý kiến, hoặc xin trình bày luôn phần lễ vật tiếp theo). *. Nhóm thứ hai: (Nhóm lễ kim ngân): đôi bông tai cho cô dâu, mâm vải cho cô dâu may đồ khi về nhà chồng, tiền lễ (nạp tài) để góp phần phụ tiếp nhà gái trong việc đãi đằng bà con hai họ trong ngày cưới. (Tiền lễ do hai gia đình thỏa thuận, nếu nhà gái không yêu cầu thì nhà trai cũng nên có tượng trưng cho vuông tròn) *. Mâm bánh phu thê, heo quay. Xong phần nhà trai trình lễ, đại diện họ nhà gái có nhiệm vụ trình bày lại với bà con nội, ngoại hiện diện • Đại diện họ nhà gái: "Chúng tôi xin chấp nhận các lễ vật". • Phù rể rót rượu đại diện 2 bên uống mừng. Nhà gái (mẹ cô dâu) dẫn Cô Dâu ra trình diện hai họ. 1. Trình lễ lên đèn: (còn gọi là lễ gia tiên) Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp. Rể cầm đôi đèn đợi khi cháy đều mới bắt đầu. Cây đèn rồng cầm ở tay phải và cây đèn phụng ở tay trái, hai tay vòng cung ngang tầm mắt; hình rồng và hình phụng ngay trước mặt mình Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 6 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. rồi trao cho 2 chủ hôn bên nam và bên nữ cắm lên bàn thờ. Rể lạy trước bàn thờ ông bà 4 lạy, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lễ một lượt theo nghi thức chú rể "bái gối" và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng. 2.Lễ mừng Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình. Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số "tiền đồng" hay "tiền chợ" mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân. 3. Trao nữ trang cho cô dâu. (họ nhà gái: cô dì, chú, bác… trao tặng quà mừng cho cô dâu trong lễ hỏi, hoặc trao trong lễ cưới cũng được) 4. Trình báo ngày giờ tổ chức lễ cưới. Thường ngày lễ hỏi, nhà gái sẽ làm khoảng vài bàn tiệc để tiếp đãi họ nhà trai và họ hàng thân thuộc bên nhà gái. Đây cũng là dịp thông báo cho họ hàng thân thuộc ngày vui của con mình, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc. 3. Lễ cưới Ý nghĩa lễ cưới Hai gia đình chính thức kết thông gia Cô dâu, chú rể trở thành thành viên của gia đình, gia tộc Lễ vật Giống như lễ hỏi nhưng số lượng nhiều hơn, mang tính chất long trọng hơn. Ngoài ra còn có thêm bánh kem. Nhà trai có thể mang qua nhà gái 3,5,7 hay 9 quả còn tùy nhưng số lượng lễ vật trong quả lúc nào cũng phải chẵn. Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Trước đây, do có sự gả bán, cưỡng hôn nên trong hôn lễ dễ có sự cố (chú rể hoặc cô dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn ), nên lễ này nhằm xác định chính xác lần cuối cùng thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 7 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. cố, bất trắc gì không. Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đối lứa, nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường được đảm bảo. Dẫn lễ Trước khi rước dâu, vị chủ hôn bày lên bàn một mâm cơm và đốt ba nén nhang cúng ông bà. Chú rể cũng xá bàn thờ tổ tiên trước khi qua nhà gái làm lễ. Đoàn người đi rước dâu thường không quá 20 người. Số người đi rước dâu luôn ở số chẵn. Đi đầu sẽ là vị chủ hôn hay ông mai, tiếp đó là bố chú rể. Chú rể tay cầm bó hoa còn rể phụ mang khay rượu. Kế đến sẽ là đoàn bưng quả, họ hàng. Ở Huế đi đầu đám rước dâu là hai đứa bé một trai một gái trạc tuổi nhau tay cầm chiếc lồng đèn. Khi đến trước cửa nhà gái, đoàn người sẽ dừng lại chờ. Nhà trai cử một người lớn tuổi cùng hai người thân vào xin giờ làm lễ. Chú ý : trước khi vào nhà gái phải "chấn chỉnh đội hình". Làm như thế, trước hết để đoàn nhà trai tránh được sự lộn xộn, lúng túng trong ứng xử (nếu vào nhà gái mà vẫn không theo thứ tự sắp đặt trước); nhưng điều quan trọng hơn là tạo điều kiện để nhà gái không bị động, không bị bất ngờ trong nghênh tiếp. Trước đây, nhà trai báo hiệu cho nhà gái bằng một tràng pháo và khi nào nhà gái đáp lại bằng một tràng pháo khác thì nhà trai mới được và có một tục khác là tục chăng dây cũng có tác dụng tương tự. Trong tình hình mới hiện nay, "hình thức" của tục này vẫn tồn tại nhưng "nội dung" lành mạnh, nhẹ nhàng, vui vẻ hơn : Nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ (hay thắt lưng, nơ đỏ) chăng dây chờ sẵn ở trước nhà gái khoảng độ 20-30m. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này (khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái). Như vậy, tục chăng dây sẽ trở thành một hình thái văn hóa nó sẽ tô điểm thêm bản sắc văn hoá của người Việt. Nghi thức xin rước dâu: Sau khi trao nhận mâm quả, nhà trai được mời vào trong. Hai bên giới thiệu nhau, nhà trai ngỏ lời trước xin đón cô dâu về nhà. Nhà gái đáp lễ. Chú rể đến trước bàn thờ gia tiên thắp nhang, sau đó cúi đầu chào cha mẹ vợ. Lúc này một người thân vén màn đưa cô dâu ra chào hai họ. Chú rể trao bó hoa cho cô dâu Sau nghi lễ lên đèn, cha cô dâu thắp nhang khấn gia tiên. Kế đến đôi tân hôn sẽ trao nhẫn cho nhau. Mẹ chồng cũng đeo cho con dâu bông tai và một số nữ trang khác. Đôi trẻ cùng bước đến bàn thờ bái lạy gia tiên, rồi rót rượu mời trầu cha mẹ. Cha mẹ cô dâu căn dặn đôi vợ chồng trẻ vài điều về cuộc sống mới. Khi các nghi lễ đã cử hành xong, vị chủ hôn đáp lời thay cho chú rể và xin được rước dâu. Nhà gái sẽ Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 8 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. "lại quả" cho nhà trai, trừ trầu cau và rượu . Nghi thức đón dâu - Cô dâu vào làm lễ gia tiên nhà chồng Cô dâu chú rể cùng làm lễ gia tiên, chào bà con bên chồng, nếu ông bà của chồng còn sống phải lễ mừng ông bà trước khi mừng bố mẹ chồng. ông bà cũng như bố mẹ chồng nhận lễ của cô dâu đều tặng cô dâu món quà, thường là tiền hoặc đồ nữ trang. Một vài địa phương sau lễ gia tiên ông bà và bố mẹ chồng, cô dâu chú rể cũng lễ mừng cả chú bác cô dì. Những người này đáp lễ thường có quà tặng cho đôi vợ chồng mới cưới. Kế đến đôi tân hôn làm lễ bái tơ hồng ( lễ này ngày nay rất ít duy trì). Sau đó đôi uyên ương rót rượu mời ông bà, bố mẹ hai bên. Cử hành xong các nghi lễ, cô dâu được đưa vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người tốt vía trải sẵn. - Ngày nay nhiều người thường làm ngược lại, khi rước dâu về là ra thẳng nhà hàng ăn tiệc cưới, sau đó mới về làm lễ gia tiên, cũng có người sau khi ở nhà hàng xong là coi như đã xong lễ cưới. Lễ lại mặt. Sau lễ thành hôn, đôi vợ chồng mới mang theo lễ vật (thường là gà trống thiến, xôi, rượu, trái cây ) để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ). * Lưu giữ những phong tục đẹp là trách nhiệm của mỗi chúng ta để duy trì và phát triển nền văn hóa Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy vậy cũng không nên lợi dụng các nghi lễ này để biến nó sang một hình thái khác làm mất đi thuần phong mĩ tục của dân tộc. những phần nào của nghi lễ rườm rà không phù hợp nữa thì chúng ta nên bỏ bớt. Nghi lễ cưới hỏi 3 miền : Bắc - Trung - Nam Hôn lễ của dân tộc Việt có quy định chặt chẽ từ trước tới nay. Đám cưới mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một nét đặc trưng riêng biệt, mang đậm phong tục, tập quán riêng của từng vùng. Lễ cưới miền Bắc Nghi lễ cưới ở miền Bắc phải giữ 3 lễ: Dạm ngõ: là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, được xem là thủ tục cần thiết để "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân. Lễ ăn hỏi: Gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá Thông thường ăn hỏi gồm có 3 lễ: đàng nội, đàng ngoại, tại gia. Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 9 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Lễ cưới: Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày.Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ). Lễ cuới miền Trung Quy trình tổ chức lễ cưới ở miền Trung cũng có đủ các bước từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến vu quy. Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật". Trước khi chuẩn bị lễ hỏi, cưới, người ta thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn được ngày giờ đẹp, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước. Ðối với đám hỏi, người miền Trung chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới có các lễ: xin giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người miền Trung không có tục thách cưới. Lễ vật tối thiểu chỉ gồm: mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo, không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung thường có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ thường là một trai, một gái tuổi tương đương cầm đèn hay cầm hoa đi trước. Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái không đi cùng mà hôm sau mới sang nhà trai với ý nghĩa xem con gái ngày đầu về làm dâu có gì phật lòng nhà chồng không. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình. Trong phòng tân hôn phải có: một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Rượu giao bôi theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình miền Trung giảm bớt. Khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác, tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trở về nhà bố mẹ đẻ để thu dọn tư trang, bắt đầu cuộc sống mới tại nhà chồng. Tính cầu kỳ của người miền Trung tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không ầm ĩ, ồn ào, thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên rất cầu kỳ và không bỏ sót.Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Khi Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 10 [...]... mới là thành viên của làng, của xóm Trong các đám cưới ở thành phố hiện nay, các phu cưới được thay bằng các xe xích lô lọng vàng hoặc ô-tô chở lễ vật từ nhà trai sang nhà gái Đám cưới giảm hầu hết các nghi lễ cổ kính mà thay bằng tiệc tùng náo nhiệt, có ca hát, có nhạc mới, một số nơi có cả khiêu vũ, chụp ảnh, quay phim Cô dâu, chú rể lên xe hoa về nhà Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam 13 ... tức là họ chấp nhận lời hứa hôn và hôn lễ sẽ được cử hành sau đó Đối với người Mông, khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị "bắt" Theo tục lệ "bắt vợ" này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu như một "tù nhân" Sau 3 ngày bị "bắt", nếu cô gái không trốn khỏi nhà có nghĩa là cô gái đã đồng ý cưới chàng trai Sau đó, cha mẹ chàng trai... Sau đó, cha mẹ chàng trai nhờ ông mối chọn ngày lành tháng tốt cho lễ cưới Cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới Đôi khi, thêm một lần thử thách người yêu, cô gái Mông lại yêu cầu người yêu "bắt" cô ngay tại nhà vào giữa đêm - việc này không phải là dễ vì lúc này trong nhà thường có đầy đủ mọi người Để giúp người yêu, cô gái thường để ngỏ cửa sau Khi bị "bắt", cô gái có thể... thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam 11 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu Nhiều chàng trai Mông muốn mang hạnh phúc bất ngờ cho người yêu Họ đến "bắt" mà không báo trước, lại còn giả làm người lạ để cô gái không nhận ra ngay từ đầu Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu Một số cô gái đã... Song, họ thường nhờ thầy số bấm tuổi từng người, so đôi tuổi xem đôi trai gái có thể sống hòa hợp nhau và bền lâu hay không Khi mọi thứ suôn sẻ, gia đình chú rể sẽ thông báo cho gia đình cô dâu biết và trước lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái sẽ thách cưới Lễ vật gồm gạo nếp, gà, thịt heo, trà, trầu cau cho lễ cưới, một số nữ trang và vải vóc cho con gái Việc đem những lễ vật này đánh dấu bước ăn hỏi giữa hai... chú rể Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam 12 Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu Về đến nhà chú rể, cô dâu phải bước qua một lò nhỏ than hồng, tục rằng để đốt vía, tránh dư luận gièm pha Hai người làm lễ tế tơ hồng, khấn Ông Tơ Bà Nguyệt, rồi cùng uống chung chén rượu, cùng ăn chung khẩu trầu Đến lễ gia tiên, hai người lạy ông bà, cha mẹ Nghi lễ cuối cùng chấm dứt khi cô dâu... mọi người rút lui Ngày hôm sau hoặc sau 4 ngày, đôi vợ chồng mới về thăm gia đình nhà vợ, thường mang theo mâm lễ, có cả con lợn quay Nghi lễ này gọi là Lễ nhị hỷ hoặc Lễ tứ hỷ Nếu rủi thấy tai con lợn đem sang bị xẻo, đó là báo hiệu có chuyện trục trặc Ở, vùng nông thôn, đôi vợ chồng mới cưới thường phải nộp cheo bằng một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ hoặc xây mới các công trình công cộng của. .. kiểu Tây phương bắt đầu có ảnh hưởng đến truyền thống hôn nhân của Việt Nam - tương tự như truyền thống của các dân tộc châu Á khác Mặc dù, nam nữ thanh niên ngày nay có thể tự do hơn trong việc lựa chọn người bạn đời, nhưng sự đồng ý của cha mẹ, đặc biệt trong các gia đình lớn, vẫn là cần thiết Trong các dân tộc ít người, việc lựa chọn người bạn đời thường được dành cho từng cá nhân Ở Tây Nguyên, nam... vẫn còn tồn tại Ở vùng Tây Bắc, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn bè, mang những chiếc khèn bè, đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà người con gái trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà...Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu đón dâu, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn Nét riêng trong đám cưới miền Nam Hôn lễ chính cử hành tại bàn thờ tổ tiên trong gia đình Bàn thờ phải có đủ "hương đăng hoa quả".Họ hàng nhà trai đến phải có người làm mai đi đầu Lễ vật gồm: trái cây, bánh . bao gồm những lễ vật tương tự lễ ăn hỏi tuy có thể ít hơn và giản dị hơn. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới) . Hiện nay trong Lễ cưới người Việt lễ vấn danh. trong lễ ăn hỏi. 5. Lễ nạp tài: nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới người. tục lễ cưới người Việt đã kết hợp một phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn). Ngàn xưa văn hiến - Văn hóa Việt Nam. 1 Như nước Đại Việt ta từ trước,

Ngày đăng: 06/02/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w