1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA Tin học 6 (12 -13)

150 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 27,18 MB

Nội dung

Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương Tuần: 01 Ngày soạn: 20/08/2012 Tiết: 01 Ngày dạy: 23/08/2012 Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. Mục tiêu cần đạt - Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu; - Biết quá trình hoạt động thông tin của con người. - Biết các khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK, vở ghi III. Tổ chức hoạt động dạy và học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 15’ 5’ 20’ Kiểm tra bài cũ: Không có. GV: Các hiểu biết về một con người hay một đối tượng cụ thể gọi là gì? HS: Trả lời và nhận xét. GV: Khái quát khái niệm thông tin cho HS. HS: Ghi nhớ. GV: Chúng ta có thể có bao nhiêu cách để tìm hiểu về một đối tượng cụ thể nào đó, VD tìm hiểu về một HS trong lớp mình, một quyển truyện, … HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ thực tế. HS: Thảo luận nhóm trả lời (10’) GV: Theo các em người ta có thể truyền đạt thông tin cho nhau bằng những cách nào? HS: Trả lời. GV: Khái quát hoạt động thông tin của con người cho HS. GV: Theo các em chúng ta có thể không trao đổi thông tin với môi trường xung quanh không? HS: Trả lời GV: Theo các em trong hoạt động thông tin khâu nào đóng vai trò quyết định? HS: trả lời. GV: Khái quát mô hình xử lí thông tin. GV: Theo em việc lưu trữ và truyền thông tin có tác dụng gì? HS: Trả lời. 1. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật,sự kiện,…) và về chính con người. Thông tin có từ rất nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, biển giao thông, bản tin truyền hình, … 2. Hoạt động thông tin của con người Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. Hoạt động thông tin diễn ra như một nhu cầu thường xuyên và tất yếu của mỗi người. Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. Mô hình xử lí thông tin Trong đó: - Thông tin vào: thông tin trước khi xử lí - Thông tin ra: thông tin sau khi xử lí Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Xử lí Thông tin vào Thông tin ra Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương thông tin và những hiểu biết được tích lủy và nhân rộng. IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - HS trả lời các câu hỏi sau: a) Thông tin là gì? b) Thế nào là hoạt động thông tin? c) Hãy nêu một số ví dụ về hoạt động thông tin của con người? 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Xem tiếp phần còn lại của bài. THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương Tuần: 01 Ngày soạn: 20/08/2012 Tiết: 02 Ngày dạy: 23/08/2012 Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt) I. Mục tiêu cần đạt - Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu; - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử; - Biết quá trình hoạt động thông tin của con người. - Biết các khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK, vở ghi III. Tổ chức hoạt động dạy và học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10’ 10’ 15’ Kiểm tra bài cũ: 1) Thông tin là gì? 2) Thế nào là hoạt động thông tin của con người? 3) Em hãy lấy 2 ví dụ về hoạt động thông tin của con người? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Giải thích và chỉ ra các hạn chế của con người trong việc tiếp nhận và xử lí thông tin bằng các giác quan. HS: Quan sát và ghi nhớ. GV: Khái quát khái niệm tin học và nhiệm vụ của tin học. HS: Ghi nhớ. GV: Giải thích lợi ích của máy tính. HS: Chú ý và ghi nhớ. GV: Theo em máy tính có lợi ích gì? Em hãy cho một số ví dụ về việc áp dụng máy tính vào các lĩnh vực của cuộc sống mà em biết? HS: Trả lời. 3. Hoạt động thông tin và tin học Tin học là một ngành khoa học xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử. Nhiệm vụ của tin học: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Máy tính là công cụ hữu ích trợ giúp con người trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống: tính toán, lưu trữ thông tin… IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (10’) 1. Củng cố - Ghi nhớ SGK/5 - HS trả lời một số câu hỏi sau: a) Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì? b) Trả lời câu hỏi và bài tập 5/SGK/5 - Áp dụng bản đồ tư duy để hệ thống lại các kiến thức trọng tâm. THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Về nhà trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/5. - Xem trước bài 2: “Thông tin và biểu diễn thông tin”. THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương Tuần: 02 Ngày soạn: 27/08/2012 Tiết: 03 Ngày dạy: 30/08/2012 Bài 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. Mục tiêu cần đạt - Biết các dạng cơ bản của thông tin là: Âm thanh, hình ảnh và văn bản; - Biết thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau; II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK, vở ghi III. Tổ chức hoạt động dạy và học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10’ 15’ 15’ Kiểm tra bài cũ: 1) Tin học là gì? 2) Em hãy cho biết một trong những nhiệm vụ chính của tin học là gì? 3) Em hãy cho biết lợi ích của máy tính? HS: 2 HS trả lời. GV: Hằng ngày chúng ta thường xem thông tin trên những phương tiện nào? HS: Tivi, sách báo, tranh ảnh, …. GV: Khái quát ba dạng thông tin cơ bản - Văn bản - Hình ảnh - Âm thanh HS: Lấy thêm một số ví dụ về các dạng cơ bản của thông tin. GV: Khái quát khái niệm biểu diễn thông tin và lấy một số ví dụ minh họa. HS: Lấy một số ví dụ về biểu diễn thông tin. GV: Chú ý HS với cùng một thông tin nhưng có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. HS: Lấy VD minh họa. 1. Các dạng cơ bản của thông tin a) Dạng văn bản - Những gì được ghi lại bằng các con số, chữ viết hay kí hiệu,… b) Dạng hình ảnh - Những hình vẽ minh họa, tấm ảnh quảng cáo, … c) Dạng âm thanh - Tiếng đàn pianô, tiếng trống trường, … 2. Biểu diễn thông tin a) Biểu diễn thông tin Biểu diễn thông tin là trình bày thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. VD: - Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản; - Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương GV: Ngoài các cách biểu diễn cơ bản trên tùy theo từng loại đối tượng mà thông tin còn có nững cách biểu hiện khác nhau. HS: Lấy vd minh họa. hiệu toán học - Các nốt nhạc dùng biểu diễn một bản nhạc; - … IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - HS trả lời các câu hỏi sau: a) Nêu các dạng thông tin cơ bản? b) Biểu diễn thông tin là gì? c) Tập truyện tranh “Đô-rê-mon” là thông tin ở dạng nào? 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà giải các câu hỏi và bài tập 1, 2 SGK/9; - Xem tiếp phần còn lại của bài. THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương Tuần: 02 Ngày soạn: 27/08/2012 Tiết: 04 Ngày dạy: 30/08/2012 Bài 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt) I. Mục tiêu cần đạt - Biết khái niệm ban đầu về dữ liệu; - Biết vai trò của việc biểu diễn thông tin. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK, vở ghi III. Tổ chức hoạt động dạy và học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10’ 5’ 20’ Kiểm tra bài cũ: 1) Nêu các dạng thông tin cơ bản? 2) Biểu diễn thông tin là gì? 3) Em hãy lấy ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau? HS: 2 HS trả lời. GV: Tầm quan trọng của biểu diễn thông tin là nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. Mặt khác thông tin cần phải được biểu diễn dưới những hình thức khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể. GV: Theo các em làm sao chúng ta có thể lưu một tấm ảnh, hay một văn bản vào máy tính? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu cho hs cách mà máy tính lưu thông tin trong máy. Và khái niệm mã hóa dữ liệu. 2. Biểu diễn thông tin b) Vai trò của biểu diễn thông tin - Có vai trò quan trọng trong việc truyền và nhận thông tin - Có vai trò quyết định trong mọi hoạt động thông tin của con người nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính - Để máy tính có thể xử lí được thông tin cần được biến đổi thành các dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai số 0 và 1. - Hai kí hiệu 1 và 0 có thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện - Thông tin lưu giử trong máy tính được gọi chung là dữ liệu. IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (10’) 1) Củng cố - Ghi nhớ SGK/8; - HS trả lời các câu hỏi sau: a) Vai trò của biểu diễn thông tin? b) Dữ liệu là gì? c) Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? - Sử dụng bản đồ tư duy hệ thống hóa lại các kiến thức THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà giải các câu hỏi và bài tập 1, 2 và 3 SGK/9; - Xem trước bài 3: “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính” SGK/9. THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương Tuần: 03 Ngày soạn: 03/09/2012 Tiết: 5 Ngày dạy: 06/09/2012 Bài 3 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH I. Mục tiêu cần đạt - Biết một số khả năng của máy tính; - Biết một số ứng dụng của máy tính; - Biết hạn chế của máy tính. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK, vở ghi III. Tổ chức hoạt động dạy và học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10’ 10’ 10’ 10’ Kiểm tra bài cũ: 1) Em hãy cho biết các dạng cơ bản của thông tin? 2) Thế nào là biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin? 3) Dữ liệu là gì? 4) Thông tin được biểu diễn như thế nào trong máy tính? HS: 2 hs trả lời. GV: Em cần bao nhiêu thời gian để thực hiện một phép toán lên đến hàng chục con số? VD: 123456789 x 987654321 HS: Trả lời. GV: Em có thể tính toán chính xác đến bao nhiêu số thập phân của số Pi? HS: Trả lời GV: Theo em thư viện trường của chúng ta có thể chứa được bao nhiêu quyển sách? HS: Trả lời. GV: Theo em chúng ta có thể làm việc xuyên suốt không nghỉ ngơi trong khoảng thời gian bao lâu. HS: Trả lời. GV: Giới thiệu một số ứng dụng của máy tính trong đời sống. HS: Lấy thêm VD minh họa. GV: Giới thiệu một số hạn chế mà máy 1. Một số khả năng của máy tính - Tính toán nhanh - Tính toán với độ chính xác cao - Lưu trữ lớn - “Làm việc” không mệt mỏi. 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? - Thực hiện tính toán - Tự động hóa các công việc văn phòng - Hỗ trợ công tác quản lí - Công cụ học tập và giải trí - Điều khiển tự động và rô-bốt Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến 3. Máy tính và điều chưa thể. Sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương tính chưa thể thực hiện. HS: Lấy thêm vd minh họa. con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Máy tính chỉ làm được những gì do con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Có nhiều việc hiện nay máy tính vẫn chưa làm được: phân biệt mùi vị, cảm xúc,… IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - Ghi nhớ SGK/12; - Sử bản đồ tư duy hệ thống lại các kiến thức. 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Trả lời câu hỏi 1, 2 và 3 SGK trang 13; - Xem trước bài “Máy tính và phần mềm máy tính” trang 14 SGK. THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 [...]... hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 - GV Phạm Minh Dương GV nhận xét tiết thực hành; Áp dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà trả lời các câu hỏi và bài tập của chương I “ Làm quen với tin học và máy tính điện tử” chuẩn bị tiết sau sửa bài tập THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh... mặc định - :Xem thông tin chi tiết của các hành tinh THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương IV Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - GV nhận xét quá trình thực hành; - GV nhắc lại các thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà xem tiếp phần còn lại của bài THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương... Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - GV nhận xét tiết thực hành; - Áp dụng bản đồ tư duy củng cố kiến thức THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - HS sắp xếp bàn ghế (nếu có thay đổi); - Về nhà xem trước bài 7: “Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím” SGK/31 THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương... trên CPU) IV Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - GV nhận xét tiết thực hành - Áp dụng bản đồ tư duy củng cố kiến thức 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà xem trước bài 5: “Luyện tập chuột” SGK/23 THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương Trường THCS Tân Chánh Lớp: 6a ……… Họ và tên: ………………………… KIỂM TRA 15 PHÚT Môn: Tin học 6 Ngày: ……/09/2012 Đề: Câu 1... Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương IV Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - HS nhắc lại các thao tác chính với chuột? 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà xem tiếp phần còn lại của bài - Chuẩn bị tiết sau thực hành THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương Tuần: 05 Tiết: 10 Ngày soạn: 15/09/2012... Again để thực hiện lại - Chọn Quit để thoát chương trình THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương IV Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - GV nhận xét tiết thực hành tuyên dương những hs thực hành nhanh và cố gắng nhất; - HS sắp xếp bàn ghế (nếu có thay đổi); - Sử dụng bản đồ tư duy hệ thống lại kiến thức 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Xem trước bài 6: ... cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố HS trả lời các câu hỏi sau: 1) Em hãy cho biết khu vực chính của bàn phím gồm các hàng phím nào? 2) Lợi ích của việc gõ phím bằng mười ngón tay? 3) Tư thế ngồi khi gõ phím? 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Xem tiếp phần còn lại của bài - Chuẩn bị tiết sau thực hành THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương Tuần: 06 Tiết: 12... của Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương người sử dụng Ví dụ: Word, Excel,… IV Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) 1) Củng cố - Ghi nhớ SGK/18; - Áp dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà giải các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4 và 5 SGK/19; - Xem trước bài thực hành 1: “Làm quen một số thiết bị máy tính” SGK/20 THCS Tân Chánh Năm học 2012... điểm) Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 THCS Tân Chánh GV Phạm Minh Dương Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV Phạm Minh Dương Tuần: 05 Tiết: 9 Ngày soạn: 15/09/2012 Ngày dạy: 18/09/2012 Bài 5 LUYỆN TẬP CHUỘT I Mục tiêu cần đạt - HS nhận biết chuột máy tính và các thao tác cơ bản với chuột máy tính; HS rèn luyện thao tác sử dụng chuột máy tính thông qua phần mềm Mouse Skills II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh... quen với tin học và máy tính điện tử II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: Sách bài tập, máy tính - Học sinh: SGK, vở ghi III Tổ chức hoạt động dạy và học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung Kiểm tra bài cũ: Kông có 10’ GV: Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi và bài tập 1) Thông tin và tin học BT 3/5: Một số ví dụ: BT 3/5: Những ví dụ trong bài đều là những - Ăn một món ăn thông tin mà em . lời. 3. Hoạt động thông tin và tin học Tin học là một ngành khoa học xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử. Nhiệm vụ của tin học: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu. tin ra: thông tin sau khi xử lí Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho THCS Tân Chánh Năm học 2012 - 2013 Xử lí Thông tin vào Thông tin ra Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương thông tin và những hiểu. Chánh Năm học 2012 - 2013 Tin học 6 GV. Phạm Minh Dương 2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Về nhà trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/5. - Xem trước bài 2: “Thông tin và biểu diễn thông tin . THCS

Ngày đăng: 06/02/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w