1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN phân bón vô cơ

22 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 556 KB

Nội dung

BÀI TIỂU LUẬN: VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI I.TỔNG QUAN PHÂN BÓN VÔ CƠ 1. Khái niệm và thành phần của phân bón vô cơ bài tiểu luận nhóm đề tài tìm hiểu về phân bón vô cơ trong nông nghiệp, giúp các bạn có thể tham khảo đầy đủ kiến thức về phân bón, đạt điểm cao trong bài tập sắp tới, chúc bạn thành công.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN:

VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN

THẾ GIỚI

I.TỔNG QUAN PHÂN BÓN VÔ CƠ

1 Khái niệm và thành phần của phân bón vô cơ

1.1 Khái niệm:

Phân vô cơ là các loại muối

khoáng có chứa các chất dinh dưỡng

của cây Có 13 chất dinh dưỡng

khoáng thiết yếu đối với sinh trưởng

và phát triển của cây Trong đó có 3

nguyên tố đa lượng là: N, P, K: 3

nguyên tố trung lượng là: Ca, Mg, S

và 7 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn,

Cu, Mo, B, Cl Ngoài ra, còn một số

nguyên tố khác cần thiết cho từng loại

cây như: Na, Si, Co, Al…

Phân vô cơ còn gọi là phân

khoáng, phân hoá học

1.2 Thành phần của phân bón vô cơ

1.2.1 Yếu tố dinh dưỡng vô cơ

- Yếu tố dinh dưỡng đa lượng

- Yếu tố dinh dưỡng trung lượng

Trang 2

- Yếu tố dinh dưỡng đất hiếm

1.2.2 Yếu tố vi sinh vật: Bao gồm các Vi sinh vật có lợi như VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo…

2.Phân loại phân bón vô cơ

Phân vô cơ gồm các loại chính :

- Phân vô cơ đa lượng : Phân đạm - Phân lân - Phân kali - Phân phức hợp và phân hỗn hợp - Vôi bón ruộng

- Phân vô cơ trung lượng

- Phân vô cơ vi lượng

2.1 Phân vô cơ đa lượng:

2.1.1 Phân đạm:

- Phân Urê CO(NH4)2

- Phân amôn nitrat (NH4NO3)

- Phân đạm sunphat (NH4)2SO4

Trang 3

- Phân apatit

- Supe lân

- Tecmo phôt phat (phân lân nung chảy, lân Vân Điển)

- Phân lân kết tủa

2.1.3 Phân kali

- Phân clorua kali

- Phân sunphat kali

- Một số loại phân kali khác

2.1.5 Vôi bón ruộng:vôi nghiền, vôi nung, thạch cao

2.2 Phân vô cơ trung và vi lượng

2.2.1 Phân trung lượng:

- Phân lưu huỳnh: phân supe lân chứa 12% S, phân supe hạt kali chứa 18% S, phânsunphat amon (SA) chứa 23% S, phân sunphat kali – magie chứa 16-22% S

- Phân canxi: phân lân nung chảy Văn Điển chứa 28-32% Ca, phân lân NPK Văn Điển chứa 13-14% CaO, phân supe lân chứa 22-23% CaO

- Phân magie: phân lân Văn Điển chứa 17-20% Mg, phân sunphat – magie chứa 7% Mg, phân borat magie chứa 19% Mg

5-2.2.2 Phân vô cơ vi lượng: gồm:

- Phân Bo: gồm phân axit boric, phân borat natri, borat magie

Trang 4

- Phân Mangan: gồm sunphat mangan, clorua mangan, pecmanganat kali.

- Phân Molipden: gồm molipdat natri, molipdat amon

- Phân Kẽm: gồm sunphat kẽm, clorua kẽm

- Phân Sắt

- Phân Coban

II VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ

Từ xa xưa, nhân dân ta đã có những câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”,

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cũng nói lên vai trò quan trọng của phân

bón với cây trồng Phân bón vô cơ là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới Nó là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đã và đang góp phần chủ yếu làm tăng năng suất cây trồng và ổn định

độ phì của đất

Phân bón vô cơ vai trò không nhỏ đưa

Việt Nam thuộc danh sách 10 nước có

năng suất lúa cao nhất thế giới, từ chỗ

thiếu lương thực trầm trọng trở thành

nước có lượng gạo xuất khẩu ổn định

trên 4 triệu tấn/năm và đảm bảo an

ninh lương thực

Vai trò của phân bón vô cơ thể hiện ở các điểm chủ yếu như sau:

Đối với năng suất của cây trồng và chất lượng sản phẩm:

Phân bón vô cơ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinhtrưởng phát triển Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất dinhdưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón Phân bón vô cơ chính là thức ăn

Trang 5

nuôi sống cây trồng Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong

số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớnnhất đến năng suất cây trồng

Đối với đất và môi trường:

Bón phân vô cơ hợp lý làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất tốt hơn, cân đối hơn,đặc biệt bón vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữu hiệu Ở những đất có độ phì nhiêu

tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việc bón phân càng có tác dụng rõ Tuyvậy bón phân không hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc

Trang 6

gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với câytrồng và ô nhiễm không khí, nguồn nước

Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt:

Sử dụng phân bón vô cơ có liên quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuậtkhác Ví dụ: sử dụng giống mới cần kết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ

Đối với thu nhập của người sản xuất :

Do làm tăng năng suất và chất lượng nông sản nên sử dụng phân bón vô cơ hợp

lý làm tăng thu nhập cho người trồng trọt.Tăng chất lượng cuộc sống

1.Vai trò của phân vô cơ đa lượng

1.1 Phân đạm : là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm chocây Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh,phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đólàm tăng năng suất cây Có các loại phân đạm thường dùng sau:

Phân Urê CO(NH4)2: là loại phân có tỉ lệ N cao nhất chứa 44-48% N nguyên

chất Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau: Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm hút ẩm mạnh Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, vận chuyển nên được dùng nhiều trong nông nghiệp Phân urê có khả năng thích ứng với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau, thường được dùng để bón thúc,thíchhợp trên đất chua phèn.Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5–1.5% để phun lên lá.Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức

ăn cho lợn, trâu bò Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn

Trang 7

Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biuret.

Đó là chất độc hại biuret đối với cây trồng Vì vậy,trong phân urê không được có quá 1,5% biuret (theo Tiêu chuẩn Việt Nam)

Phân amôn nitrat (NH4NO3): có chứa 33-35% N, có dạng tinh thể muối kết tinh

có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó sử dụng vàbảo quản Là loại phân sinh lý chua,tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cảNH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đấtkhác nhau Amôn nitrat bón thích hợp cho nhiều loại cây trồng cạn như thuốc lá,bông, mía, ngô…

Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả

Phân đạm sunphat (NH 4 ) 2 SO 4 :

Có chứa 20–21% nitơ nguyên chất Trong phân này còn có 24-25% lưu huỳnh (S).Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh Phân này có mùinước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua Cho nên nhiều nơi gọi là phân muốidiêm

Trang 8

Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡngthiết yếu cho cây Phân này dễ tan trong nước, không vón cục Thường ở trạng tháitơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễvón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.

Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn làđất không bị phèn, bị chua Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng đượcđạm sunphat amôn Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đấtbạc màu (thiếu S)

Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít Nnhư đậu đỗ, lạc v.v và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.Cần lưu ý đạm sunphat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụngđối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần

lý chua Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác Đạm cloruakhông nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v

Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì

ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc

Phân Xianamit canxi: chứa 20-21% N, 20-28% vôi, 9-12% than Có dạng bột,

màu xám tro hoặc trắng, không có mùi khai Thường dùng để bón lót, phân này có phản ứng kiềm, bởi vậy có thể khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua thường được dùng Muốn dùng để bón thúc phải đem ủ trước khi bón Bởi vì phân này khi phân giải tạo ra một số chất độc có thể làm hỏng móng chân trâu bò, hại da

Trang 9

chân người nông dân Thường sau 7 – 10 ngày các chất độc mới hết Thưởng xianamit canxi được trộn ủ với phân rác làm cho phân chóng hoai mục Phân này không được dùng để phun lên lá cây.

Phân phôtphat đạm (còn gọi là phôt phat amôn)

Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân Trong phân có tỷ lệ đạm là 10-18%, tỷ lệ lân

là 44-50% Phôtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng,nói chung màu sắctùy thuộc vào nhà sản xuất và không ảnh hưởng tới chất lượng Được dùng để bónlót hoặc bón thúc, thích hợp với đất nhiễm mặn

Trên thị trường hiện nay đang lưu hành hai loại phân bón ammonphot là 46-0)và MAP(10-50-0).Phân dễ chảy nước Vì vậy, người ta thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilông Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt Phân là loại dễ

DAP(18-sử dụng

Một số hình ảnh bao bì của phân phốtphat đạm

Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau, còn phân MAP là loại chua sinh lý(pH: 4-4.5) nên không thích hợp đối với các loạiđất chua Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm

Trang 10

1.2 Phân lân

Có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng Kích thích sự phát triển của rễ, làmcho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi,thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn, chịu

độ chua, chống sâu bệnh hại…

Hiện nay, có một số loại phân lân như sau:

Phôt phat nội địa: là loại bột mịn, màu nâu thẫm hoặc nâu nhạt, chứa 15-25% P

nguyên chất Dùng để bón lót, không dùng để bón thúc Trong phân phôtphat nội địa, phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng Phân có tỷ lệvôi cao, cho nên có khả năng khử chua Vì lân trong phân ở dưới dạng khó tiêu, cho nên phân chỉ dùng có hiệu quả ở các chân đất chua Ở các chân ruộng không chua, hiệu lực của loại phân này thấp; ở loại đất này, loại phân này dùng bón cho cây phân xanh có thể phát huy được hiệu lực Phân này chỉ nên dùng để bón lót, không dùng để bón thúc Khi sử dụng có thể trộn với phân đạm để bón, nhưng trộnxong phải đem bón ngay, không được để lâu Phân này dùng để ủ với phân chuồng rất tốt Phân phôtphat nội địa ít hút ẩm, ít bị biến chất, cho nên có thể cất giữ được lâu Vì vậy, bảo quản tương đối dễ dàng

Phân apatit: là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc xám nâu Tỉ lệ lân thay đổi tùy theo

loại: loại apatit giàu có trên 38% lân, loại apatit trung bình có 17-38% lân, loại apatit nghèo có dưới 17% lân.Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng Apatit có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất Phân này được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất

Trang 11

Supe lân: là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc xám thiếc, có chứa 16-20%

lân nguyên chất và một lượng lớn thạch cao Phân dễ hòa tan trong nước nên dễ sửdụng, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được Trong phân còn chứa mộtlượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua Phân dễ hoà tan trong nước chonên cây dễ sử dụng Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi Supe lân

có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được Phân này có thể sử dụng để bón ởcác loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được Tuy nhiên, ở các loại đất chuanên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân Supe lân có thể dùng để ủ với phânchuồng Nếu supe lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng Cóthể dùng phôtphat nội địa hoặc apatit Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit đểtrung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15% Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua củasupe lân thì dùng 10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10% Phân supe lânthường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của phân, người tathường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữkhông cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục Phân có tính axit nên

dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt

Tecmo phôt phat (phân lân nung chảy, lân Vân Điển): có dạng bột màu xanh

nhạc, gần như màu tro, có óng ánh; chứa 15-20% lân, 30% canxi, 12-13% Mg, có khi có cả K Phân này không tan trong trong nước nhưng tan trong axit yếu, cây sử dụng dễ dàng, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc Phân có hiệu quả tốt cho đất cát nghèo, đất bạc màu, ít vi lượng hoặc đất chua Tecmô phôtphat có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất Tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm Phân này thường được bón rải, ít khi bón tập trung và ít được sản xuất dưới dạng viên Không sử dụng tecmô phôtphat để hồ phần rễ mạ

Trang 12

Phân lân kết tủa: có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống vôi bột, chứa 27-31%

lân nguyên chất và 1 ít canxi Phân này sử dụng tương tự như tecmo phốt phát

1.3 Phân kali

Phân kali cung cấp dinh dưỡng K cho cây,có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoánăng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây Kali làm tăngkhả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chốngchịu đối với một số loại bệnh Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năngchịu úng, chịu hạn, chịu rét Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làmtăng năng suất của cây Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắcquả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía Trênphương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N Nhưng vì trong đất cótương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây.Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, cho nên sau khi thu hoạch kaliđược trả lại cho đất một lượng lớn Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới,trong đất phù sa được bồi hàng năm Hiện có một số loại phân kali sau:

Phân clorua kali: có dạng bột màu hồng hoặc xám đục, xám trắng, kết tinh thành

hạt nhỏ, chứa 50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn Đây là loại phân chua sinh

lý, có độ rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều vùng đất trừ đất mặn.Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl) Clorua kali là loại phân chua sinh lý Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali Cloria kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc Bón thúclúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng chất lượng nông sản Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa

Ngày đăng: 04/02/2015, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w