1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

TL tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở việt nam

8 294 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 276,05 KB

Nội dung

Bài viết này bao gồm ba chương: CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm đầu

tư hấp dẫn trên thế giới Ðây chính là lợi thế để Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh

mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Thu hút nguồn FDI của Việt Nam trong những năm tới đang hướng tới đầu tư có chọn lọc, phải gắn chặt chẽ với quá trình tái cấu trúc kinh tế, thu hút FDI hướng vào những ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác hết tiềm năng và hiệu quả của nguồn vốn này

Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi chưa từng có từ trước tới nay trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đánh giá được tầm quan trọng

này, tôi chọn đề tài “FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” nhằm góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất

lượng nguồn FDI, đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả tốt nhất nguồn vốn này

Bài viết này bao gồm ba chương:

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Trang 2

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

Theo tổ chức Thương mại Thế giới thì FDI được định nghĩa như sau: Đầu

tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)

có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản

lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”

2 Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và một bên khác là nước nhận đầu tư Nước nhận đầu tư có thể là nước đang phát triển hoặc các nước phát triển, tức là dòng tiền đầu tư chảy theo hai hướng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển hoặc từ các nước phát triển sang các nước phát triển

Đối với nhà đầu tư: Khi quá trình tập trung vốn đạt tới trình độ mà “mảnh đất” sản xuất kinh doanh truyền thống của họ đã trở nên chật hẹp đến mức cản trở khả năng hiệu quả của đầu tư, nơi mà ở đó nếu đầu tư vào thì họ sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn Trong khi ở một số quốc gia khác lại xuất hiện nhiều lợi thế mà họ có thể khai thác để thu lợi nhuận cao hơn nơi mà họ đang đầu tư Đây chính là yếu tố cơ bản thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình đầu tư vào nước khác Đầu tư ra nước ngoài giúp cho các nhà đầu tư thực hiện việc kéo dài

“chu kỳ tuổi thọ sản phẩm”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” mà vẫn giữ được độc quyền kỹ thuật, dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài mà không bị cản trở bở

Trang 3

rào chắn, khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giá nhân công rẻ của nước nhận đầu tư… Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thực hiện các ý

đồ kinh tế (hoặc phi kinh tế) mà các hoạt động khác không thực hiện được

Đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển: Đây là những nước đang

có một số lợi thế mà nó chưa có hoặc không có điều kiện để khai thác Các nước này thường là các nước có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, thiếu vốn kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến và

ít có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao… Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung, là điều kiện quyết định sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hay một

số ngành nghề, hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho các tiềm năng nội tại của nước nhận đầu tư phát huy một các mạnh mẽ và có hiệu quả

Đối với các nước nhận đầu tư là các nước phát triển, đây là những nước có tiềm lực kinh tế cao, phần lớn là những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài Các nước này có đặc điểm là có cơ sở hạ tầng tốt, họ đã và đang tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế hoặc là thành viên của các tổ chức kinh

tế hoặc các tập đoàn kinh tế lớn Họ nhận đầu tư trong mối liên kết để giữ quyền chi phối kinh tế thế giới

3 Các hình thức chủ yếu của FDI

Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là :

Một là hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân Hình thức đầu tư này xuất hiện sớm ở Việt Nam và là hình thức đầu tư nước ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau Đây cũng thể hiện xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh của sự phân công lao động chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế

Trang 4

Hai là doanh nghiệp liên doanh : là loại hình DN do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp DN liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư Thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình kinh doanh của họ tại Việt Nam Mặt khác, do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất chắc nên các nhà đầu tư không muốn gánh chịu rủi ro mà muốn các đối tác Việt Nam cùng chia sẻ với họ nếu có Liên doanh với đối tác bản địa, các nhà đầu tư yên tâm hơn trong kinh doanh hơn vì họ đã có một người bạn đồng hành

Ba là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài : là DN thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước sở tại, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân Hình thức này ở giai đoạn đầu chưa có nhiều, nhưng xu hướng hiện nay thì các dự án đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ

Ngoài những hình thức đầu tư trên, còn một vài hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài khác như BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BTO (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh), BT (xây dựng – chuyển giao)

4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng FDI

Trong quá trình sử dụng FDI có nhiều nhân tố khác nhau tác động lên

nó Có nhân tố giúp tăng hiệu quả sử dụng hoặc kìm hãm hiệu quả hoạt động của nguồn vốn này.Bao gồm :

Thứ nhất, vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư

Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và lĩnh vực đầu tư Vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá giữa trong và ngoài nước diễn ra một

Trang 5

cách tích cực hơn, giảm bớt được chi phí sản xuất cho nhà sản xuất và do đó làm tăng khoản lợi nhuận thu được Đi kèm với yếu tố vị trí địa lý, nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm tới điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư Bởi điều kiện tự nhiên là tác động khách quan vào quá trình sản xuất, chỉ có thể hạn chế tác động đó chứ không thể làm thay đổi tác động đó Cần hiểu rõ điều kiện tự nhiên để nắm bắt được tác động tích cực để tận dụng và tác động tiêu cực để phòng tránh, giảm thiểu tới mức tối đa độ rủi ro do điều kiện tự nhiên mang lại (nhất là các ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên như : ngành trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản )

Thứ hai, môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng…Nước có môi trường vĩ mô ổn định có tác động tích cực trong phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn đầu tư thường ổn định và có xu hướng gia tăng, hiệu quả sản xuất cao hơn mang lại lợi ích nhiều hơn không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn đối với nền kinh tế nước sở tại.Tuy nhiên, nếu môi trường vĩ

mô không ổn định, sẽ tạo ra tâm lý không tốt cho nhà đầu tư về quyết định đầu tư

và kinh doanh của mình.Do đó, lượng vốn FDI giảm dần và hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút

Thứ ba, nguồn lực phục vụ cho việc triển khai các dự án đầu tư gồm: lực lượng lao động, tài chính, tài nguyên thiên nhiên…tác động trực tiếp đến sử dụng FDI Một quốc gia có đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ cao thường thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài Các hoạt động của nhà đầu tư sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn khi nước sở tại có một hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, nước, hệ thống giao thông, xử lý chất thải …phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội

Thứ tư, các điều kiện chính trị - xã hội khác gồm các yếu tố về an ninh quốc phòng, môi trường pháp lý, phong tục tập quán Ở Việt Nam sự tồn tại của một đảng duy nhất với quan diểm nhất quán tạo ra sự ổn định về tâm lý cho các nhà đầu tư, họ không phải chịu áp lực nhiều trogn việc thay đổi cơ chế hoạt động của bộ máy chính quyền.Không vấp phải sự tranh đấu giữa các chính đảng gây bất

ổn chính trị Sự ổn định về pháp lý giúp cho các doanh nghiệp hoạt động một cách

Trang 6

suôn sẻ Đồng thời phong tục tập quán có tác động mạnh tới sản phẩm tiêu dùng,

cơ cấu của doanh nghiệp Khi các nhà đầu tư hiểu đúng được thói quen sinh sống, tập quán của người dân thì sẽ đưa ra các chính sách phát triển và đầu tư đúng hướng, đồng thời tạo được mối quan hệ tốt với người dân

Thứ năm, các chính sách được sử dụng đối với FDI trong đó nhấn mạnh về luật đầu tư nước ngoài Tùy thuộc vào lĩnh vực ưu tiên của mỗi quốc gia và mỗi địa phương mà có chính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư để thu hút họ vào những lĩnh vực phát huy thế mạnh của địa phương, của quốc gia mình Nếu các chính sách đó thuận lợi thì giúp cho hoạt động sản xuất của các nhà đầu tư đạt hiệu quả cao và các nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư

Thứ sáu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia quy định mức độ tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Kế hoạch hóa phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia xác định rõ các mục tiêu mà quốc gia đó cần đạt được trong một giai đoạn nhất định Nó quyết định việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, quyết định vai trò của từng thành phần kinh tế từ đó quy định được mức

độ tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

5 Vai trò của FDI với phát triển kinh tế

Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào

mối quan hệ chính trị giữa hai bên Mặt khác, bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doanh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân Vì vậy, FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư

- Đối với nước đầu tư:

Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất

ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trưồng cung cấp nguyên liệu ổn định với giá

Trang 7

phải chăng Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước

Đứng trên góc độ doanh nghiệp: Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia thường là lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt Một khi trong nước hay các thị trường quen thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì họ phải đầu tư ra nước khác để tiêu thụ số sản phẩm đó Trong khi đầu tư ra nước ngoài, họ chắc chắn sẽ tìm thấy ở nước sở tại những lợi thế so sánh so với thị trường cũ như lao động rẻ hay tài nguyên chưa bị khai thác nhiều

Một nguyên nhân nữa là họ có thể bán được những máy móc và công nghệ

cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang phát triển)

Thêm vào đó, là sản phẩm của họ được bán tại thị trường này sẽ ngày càng tăng uy tín và tiếng tăm cho nó và làm tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ có sản phẩm cùng loại

- Đối với các nước nhận đầu tư:

+ Bổ sung nguồn vốn trong nước: Đối với các nước này thì vốn FDI chiếm một

vai trò quan trọng và là nguồn vốn khá lớn để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

+ Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia

sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích luỹ và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra các nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc vào năng lực tiếp thu của đất nước

+ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc

gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá

Trang 8

trình phân công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu

+ Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích

của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp nhất, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cứ địa phương được cải thiện sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với

nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa của địa bàn tỉnh này năm 2006

Ngày đăng: 22/11/2017, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w