Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên

38 591 0
Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌCXÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC Báo cáo thực tập: Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thu Hương Sinh viên : Phạm Thị Ngọc Lớp : K47-TLH Hà Nội, 10 - 2005 LỜI CÁM ƠN Với vốn kiến thức về chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng và Tâm bệnh học còn hạn chế, đề tài báo cáo thực tập: “Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên” hoàn thành với sự giúp đơc nhiệt tình của các thày cô giáo khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Th. s, cô Nguyễn Thị Hương hiện đang là NCS tại Pháp. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Hương, các bác sĩ, y tá khoa Tâm thần, viện SKTT – Bệnh viện Bạch Mai, và đặc biệt là T. s, B. s, thày Đinh Đăng Hoè đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 03/10/2005 Sinh viên: Phạm Thị Ngọc Lớp: K47 – Tâm lý học Trường Đại học KHXH và Nhân văn Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 2 MỤC LỤC Phần I : PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu Phần II: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Lịch sử nghiên cứu hysteria ( rối loạn phân ly) 2. Khái niệm hysteria 3. Khái niệm bệnh sinh học 4. Lâm sàng các triệu chứng hysteria Chẩn đoán xác định Chẩn đoán phân biệt 5. Một số thể lâm sàng chính của rối loạn phân ly 6. Nhân cách bệnh hysteria 7. Nguyên nhân 8. Điều trị và phòng bệnh Điều trị triệu chứng Rèn luyện nhân cách Phòng bệnh 9. Khái niệm thanh niên 9. 1. Khái niệm thanh niên 9. 2. Đặc điểm tâm lý thanh niên Chương II: PHẦN THỰC TẾ. 1.Nhiệm vụ, kế hoạch chung. 2.Kết quả nghiên cứu: CA 1 CA 2 Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 3 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là sinh viên theo chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng, chúng tôi đã có nhiều đợt kiến tập tại khoa tâm thần của các bệnh viện kách nhau như: bệnh viện Ban ngày Mai Hương, Bv Nhi Thụy Điển, Bv 103, Bv TTTW1, Bv Bạch Mai Một thực tế rằng bệnh nhân vào các khoa này ngày càng đông với nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau. Có ngày, bốn giường bệnh ở phòng tập thư giãn ở Bv Bạch Mai mà số bệnh nhân có rối loạn phân li lên đến con số 3. Điều đáng lưu ý, những bệnh nhân hysteria này đa số là trẻ em và thanh thiếu niên. Hysteria là một bênh tâm thần có căn nguyên tâm lý. Bản chất chính xác của bệnh đến giờ các nhà Tâm thần học thế giới vẫn chưa xác định được nhưng các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm nhân cách (hay loại hình thần kinh) và yếu tố sang chấn tâm lý thì đã được làm sáng tỏ. Bệnh cảnh của lọai này đa dạng. Đại đa số các trạng thái rối loạn phân li khởi đầu đột ngột ( có thể có phản ứng tập thể xảy ra nhanh chóng). Nếu được xử lý kịp thời thì bệnh cũng thoái lui nhanh, không để lại di chứng tâm thần. Theo các tài liệu nước ngoài, tỉ lệ những người mắc bệnh hysteria hàng năm chiém tới 0, 3 – 0, 5% số dân. Bệnh thường phát sinh ở tuổi trẻ, tuổi mà có sự nhạy cảm vao và đặc biệt là tâm lý vẫn chưa vững vàng. Bệnh xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam và có thể phát thành dịch. Ở Việt Nam, trong thời kháng chiến chống Mỹ, đã xuất hiện dich hysteria ở đội thanh niên xung phong Quảnh Bình vào năm 1968 và đội thanh niên tại Lâm Đồng năm 1977, đã có tới 30 – 50% số thanh niên trong đội bị bệnh. Nổi bật trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến các “cơn ngất phân li hàng loạt”, “cơn hysteria tập thể”. Đối với ta, bệnh tâm căn hysteria không còn lạ nhưng việc lây lan với số lượng lớn như ở học sinh các trường PTTH Xuân áng, Hạ Hòa, Phú Thọ ( Ngày 24/10/2004), trường THPT Ba Tơ hay trường Nguyễn Hiền – Hòa Cường, Hải Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 4 Châu, Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm của mọi người đặc biệt làm đau đầu bao nhà khoa học. Làm báo cáo thực tập này, với kiến thức chuyên môn còn hạn chế, tôi chỉ xin đề cập đến những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên, được mô tả trong từng trường hợp chứ không mang tính chất lây lan, tập thể như những vấn đề đang nổi cộm hiện nay. 1. Đối tượng ngiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của báo cáo thực tập là những biểu hiện lân sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Lý luận: Xây dựng cơ cấu lý luận bao gồm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vaans đè và một số khái niệm liên quan. + Khảo sát thực tế: Quan sát tìm hiểu và làm sáng rõ những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân lý ở thanh niên. 3. Mục đích nghiên cứu: +Mô tả, phân tích các biểu hiện lâm sàng + Giúp đưa ra đựơc chẩn đoán chính xác các liệu pháp và điều trị thích hơp đồng thời giúp gia đình, bạn bè có được thái độ đúng đắn đối với bệnh và với người bệnh. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên 2 hoặc 3 ca rối loạn phân ly ở lứa tuổi thanh niên ( 14, 15 tuổi đến 24, 25 tuổi). 5. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp quan sát + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Sử dụng trắc nghiệm + Nghiên cứu trường hợp. Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 5 PHẦN II:PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lịch sử nghiên cứu của rối loạn phân ly ( hysteria) Bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “ Husteria” danh từ Hysteria có nghĩa là tử cung. Trong thực tế, theo các tác gia Hy lạp cổ xưa hysteria là một bệnh của phụ nữ trưởng thành do một sự di truyền tử cung vào mọi nơi của cơ thể tìm kiếm một sự thăng bằng thể dịch mà nó đang không có các quan hệ tình dục hoặc rất ít. Tại thời Trung Đại, do sự áp chế về tôn giáo, kinh tế, chính trị đã tạo nên các căng thẳng tâm lý làm xuất hiện những dịch hysteria lớn. Người ta cho rằng đó là biểu hiện của ma quỷ xâm nhập. Vào thế kỉ XVIII, Charles Lepois bác bỏ quan niệm bệnh phụ thuộc vào tử cung bởi vì các bé gái, phụ nữ mãn kinh và đàn ông cũng có thể mắc bệnh. T. Sydenham thì cho rằng đó là bệnh bắt chước các bệnh người khác. Kết hợp các biểu hiện đa dạng của hysteria thành một đơn vị bệnh riêng, năm 1859 Charcot cho rằng hysteria là “bệnh giả vờ vĩ đại”. Các triệu chứng thường tăng trên địa thế nhân cách hysteria, dễ bị tính ám thị. Các triệu chứng của hysteria và những triệu chứng của các bệnh thực thể được ông mô tả là cơn co giật, liệt, không nói, mù…. Babinski ( Pháp) thấy được hysteria có những nét giống với triệu chứng thần kinh của những bệnh thực thể. Bệnh nhân mắc bệnh dễ chịu sự ám thị của người thày thuốc. Ông đã đề nghị thay thuật ngữ hysteria bằng thuật ngữ bệnh ám thị. Pavlov thì nêu lên những đặc điểm cơ bản của hysteria đó là tính tăng cảm xúc và tăng ám thị. Năm 1992, Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ( ICD 10) gọi bệnh hysteria là các rối loạn phân ly. 2. Khái niệm hysteria ( Rối loạn phân ly) Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 6 Rối loạn phân ly là những triệu chứng lâm sàng không kèm theo tổn thương thực thể. Những rối loạn này thể hiện mất một phần hoặc hoàn toàn sự tổng hợp bình thừơng giữa trí nhớ quá khứ và ý thức về đặc tính cá nhân, kết hợp với những cảm giác vận động không phù hợp với tổn thương thực tổn. Theo PGS. TS Võ Văn Bản: “ Rối loạn phân ly là những rối loạn thần kinh chức năng, rất đa dạng mang tính từng cơn và thương xuất hiện sau những sang chấn tâm lý ở những người có nhân cách dễ bị ám thị”. 3. Khái niệm bệnh sinh học: Có nhiều thuyết đề cập về bệnh sinh học, tuy nhiên vẫn chưa có một sự thống nhất nào: Charcot thì xem đó là một bệnh mà một tổn thương năng động đã quy định tính chất ám thị hysteria. Bakinski lại phân biệt một cách có bản tính chất chức năng với tính chất thực thể. Đối với các hiện tượng chức năng, ông đưa ra từ pithiatisme hàm chứa sự lệ thuộc của chúng vào tính ám thị cũng như trong khi làm thôi miên và được chữa khỏi bằng thuyết phục. Theo ông, bản chất của hysteria (pithiatisme) là tính tự ám thị, điều này khác hẳn với sự giả vờ. Freud cho rằng hysteria liên quan chủ yếu đến một sự thoả mãn thân thể (cọmlaisance somatique) của cá nhân để diễn đạt bằng cơ thể những xung đột tâm lý của mình, tập trung chặt chẽ vào mặc cảm Oedip. Người bị hysteria có cùng mọt sự sợ hãi dữ dội về bản năng sinh dục và những xung lực sinh dục rất mạnh. Các xung lực bản năng này đưa người bệnh đến tình yêu Oedipe và cũng là đối tượng của sự kiểm duyệt bên trong nhưng do cường độ của chúng, chúng có vượt qua hàng rào của sự dồn nén (refoulement). Để thoả mãn các xung lực của mình dưới một dạng không làm cho mình sợ, người hysteria đã làm kích dục tất cả những mối quan hệ mà bình thường ít nhuốm màu tính dục (các giao tiếp xã hội) nhưng lại tránh mọi sự phong toả tính dục ỏn định và sâu. Để lẩn tránh mặc cảm Oedipe, sự dồn nén không còn đủ nữa và người bệnh lại cần đến một sự thoái lui về giai đoạn môi miệng trong đó toàn bộ cơ thể bị vây hãm bởi một chức năng tình dục khát vọng dương vật để bù trừ lại sự Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 7 thiếu (ở phụ nữ) hoặc sự kém cỏi của đàn ông. Sự thiếu cơ bản này là nguồn gốc của sự suy yếu của cái tôi, do sự thành thục sớm về tình dục, một mặt là nguồn gốc có thể có của trầm cảm (trầm cảm hysteria)và về mặt khác dẫn đến một sự tùy thuộc lớn vào các đối tượng bên ngoài, ở các đối tượng này người hysteria luôn luôn đòi hỏi sự khôi phục những cơ sở ái kỉ của mình. Mối quan hệ đối tượng như vậy có đặc trưng là sự luân phiên khộng ngừng giữa sự tìm kiếm quyền hành ( khát vọng dương vật) và motj nhu cầu chịu phục tùng ( vị thế môi miệng). Theo thuyết tập nhiễm của Wolpe bệnh phát sinh theo cơ chế cảm ứng và bắt chwuwocs trong quá trình tiếp xúc với môi trường xã hội. Trường phái Pavlov về hoạt động thần kinh cấp cao đã làm sáng tỏ hơn vấn đề bệnh sinh. Chính sự hỗn loạn hoạt động thần kinh cấp cao ở những người hoạt động hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu trong khi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất cũng như của phần dưói vỏ não chiếm ưu thế và cuộc sống thiên về tình cảm hơn lý trí là điều cốt yếu dẫn tới bệnh tâm căn hysteria. Sự không thăng bằng giữa hai hệ thống tín hiệu là những đặc điểm của nhân cách, một mặt do bẩm sinh, mặt khác được hình thành trong cuộc sống. Đặc điểm cơ bản của hysteria là tăng tính cảm xúc và tăng tính ám thị. Tăng cảm xúc ở những người nhân cách yếu là do võ não suy yếu, do vỏ não thoát ly sự kiềm chế của vùng dưới vỏ trước kích thích mạnh của sang chấn không tự kiềm chế được của vỏ não bị lâm vào trạng thái ức chế, bảo vệ cảm ứng dương tính vùng dưói vỏ. Do không có sự điều hòa của vỏ não, hoạt động vùng dưới vỏ tăng do đó có những triệu chứng như cười, khóc, gào thét, kích động, lên sơn co giật, đôi khi rối loạn ý thức, tính ám thị và tự ám thị phát triển cao trong trạng thái thôi miên, ám thị và tự ám thị là do sự kích thích tập trung vào một số vùng nhất định của võ não kèm theo cảm ứng âm tính mạnh làm cách ly hoàn toàn những triệu chứng cho bệnh nhân hysteria cũng như chữa các triệu chứng này. Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 8 Pavlov cho rằng cần xem người bệnh hysteria như người bị thôi miên nhẹ. Võ não bị suy yếu nên các yếu tố kích thích trong cuộc sống trở thành quá mạnh không chịu nổi, dẫn tới các giai đọan khác nhau của trạng thái thôi miên. Cơ chế ám thị do cảm xúc và lo sợ khác nhau gây nên cũng giống hệt như vậy. Vậy bệnh dễ gây cảm ứng dây chuyền tập thể. 4. Lâm sàng các triệu chứng hysteria Chẩn đoán xác định: Chẩn đoán xác định dựa vào các đặc điểm người có nhân cách yếu và loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu, có chấn thương tâm thần hay hoàn cảnh xung đột gây bệnh, triệu chứng xuất hiện đột ngột, phát triển lên mức tối đa sau khi có chấn thương, không có quá trình tiến triển theo quy luật thông thường của một bệnh. Triệu chứng xuất hiện đơn độc, không có các triệu chứng khác kèm theo để trở thành một hội chứng nhất định. Có các nét lâm sàng biệt định cho các rối loạn phân ly biểu hiện bằng những cơn hoặc trạng thái khác nhau: + Các cơn phân ly: -Cơn co giật phân ly ( hay cơn vật vã phân ly): Thường xảy ra do các tác động trực tiếp của các yếu tố sang chấn tâm thần. Biểu hiện bằng nhiều động tác không tự ý thức, lộn xộn như vùng vẫy chân tay, đập chân tay xuống sàn, giường, uốn cong người, gào thét, có bệnh nhân giật xé quần áo, rứt tóc, tự cào cấu, lăn lộn khắp sàn nhà. Trong cơn ý thức bị thu hẹp mà không bị mất hoàn toàn, vẫn còn khả năng phán ứng với các tác động của môi trườn, mặt không tím tái, không bao giờ cắn lưỡi, không có rối loạn đại tiểu tiện Nếu vạch mắt của bệnh nhân vẫn thấy nhãn cầu đưa lại. Lưu ý, cơn thường xuất hiện khi có người ở xung quanh, không bao giờ xuất hiện khi người bệnh ở một mình hay đang ngủ. Bệnh nhân biết trước là cơn sắp xảy ra nen thường không va ngã mạnh gây chấn thương. Cơn co giật mất nhanh nếu điều trị liệu pháp ám thị lời nói hay kích thích mạnh. Nếu không được điều trị cơn có thể kéo dài hơn 15 phút tới vài giờ Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 9 Tuy vậy, có những cơn xuất hiện rất ngắn nên có thể dễ nhầm với cơn động kinh. Sau sơn hỏi bệnh nhân vẫn nhớ về và có thể mô tả lại được mọt phần của cơn. -Cơn kích động cảm xúc phân ly: Trong cơn người bệnh cười, khóc, cảm xúc hỗn độn, nói linh tinh, vùng chạy, leo trèo, gào thét, đôi khi kèm theo cơn co giật. ý thức không bị rối loạn nặng, chịu ám thị xung quanh. Cơn có thể kéo dài nhiều ngày. -Cơn ngất lịm phân ly: Bệnh nhân cảm thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra và nằm như ngủ, hai mắt chớp nhẹ, mặt không tím tái, mạch và huyết áp ổn định. Cơn kéo dài từ 15 phút đến 1h. -Cơn ngủ phân ly: Trường hợp này gặp ít hơn, người bệnh lên cơn co giật nhẹ rồi nằm yên và ngủ, vạch mi mắt thấy nhãn cầu vẫn đưa đi đảo lại, trong lúc ngủ thỉnh thoảng thở dài, thổn thức. + Các rối loạn vận động phân ly: - Các rối loạn vận động phân ly rất đa dạng, như lắc đầu, đạt đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn Thường gặp nhất là run, liệt và các rối loạn phát âm. - Run: Run không đều, không có hệ thống, run ở một phần cơ thể hoặc run toàn thân, run tăng lên khi được chú ý. - Liệt: Liệt cứng hay liệt mềm với những mức độ nặng nhệ khác nhau ở một chi, hai chi hoặc tứ chi nhưng khám thấy trương lực cơ bình thường, không có phản xạ bệnh lý, không có bị teo cơ, không có dấu hiệu tổn thương bó tháp, không rối loạn cơ tròn Trẻ có thể không đi, không đứng được nhưng vẫn cử động bình thường. - Các rối loạn phát âm: Khó nói, nói lắp, không nói hoặc nói thì thào, mất tiếng trong khi cơ quan phát âm bình thường. + Các rối loạn cảm giác phân ly: -Mất hoặc giảm cảm giác đau: Các khu vực mất cảm giác không đúng với vùng định khu của thần kinh cảm giác. Hay gặp nhất là mất cảm giác kiểu “bít tất” ở tay và chân. Thậm chí ở cả nửa người thì mất cảm giác còn lan sang bên Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 10 [...]... nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân dấn đến những khuyến khuyết tâm lý ở lứa tuổi này Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 18 CHƯƠNG II: PHẦN THỰC TẾ I NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH CHUNG: * Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp quan sát lâm sàng: Vì mục đích của báo cáo thực tạp là mô tả, phan tích được các biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở lứa tuổi thanh niên nên việc đánh... thần có biệu hiện giống với các nét lâm sàng của rối loạn phân Sinh viờn: Phạm Thị Ngọc – K47 Tõm lý học 12 Chẩn đoán phân biệt các cơn hysteria Các cơn cáu giận Các cơn hiện co biểu Các cơn hysteria cứng Hình thái co giật Hình thái giả ngất Các cơn khóc nức Các động kinh Các mất ý thức Các cơn lo hãi tạm thời ( ngất nhẹ) 5 Một số thể lâm sàng chính của rối loạn phân ly: Sững sờ phân ly: Vận động tự... LUẬN: Trên cơ sở phân tích 2 trường hợp cụ thể về các biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân rối loạn phân li ở thanh niên, bài báo cáo xin đưa ra các kết luận: + Các triệu chứng lâm sàng của hysteria rất đa dạng nhưng có điểm chung là đều xuất hiện có liên quan trực tiếp tới chấn thương tâm thần, có những điểm giống nhưng còn có những điểm khác với các triệu chứng của các bệnh thực tế + Hiện nay bệnh hysteria... II KHUYẾN NGHỊ Qua đề tài nghiên cứu về các biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân li ở thanh niên, báo cáo xin đề xuất một số kiến nghị: + Trong thời đại phát triển kinh tế rầm rộ, công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện nay con người phải đối diện với nhiều xung đột và chiến tranh Nhu cầu thăm khám và chữa trị ngày càng phát triển trong khi đó tâm lý học lâm sàng là 1 chuyên ngành còn mới mẻm, điều cần... hoạt động với địa vị mới mẻ trong tập thể Thanh niên thể hiện rõ mình ở phẩm chất nhân cách như: tinh thần trách nhiệm, tình cảm, lòng tự trọng Trong tuổi thanh niên mới lớn sự hình thành thế giới quan là một nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này Các em cố gắng xây dựng những quan điểm riêng hình thành thế giới quan tích cực cho bản thân trong giao tiếp và trong đời sống tình cảm cũng... ái Tránh những chấn thương tâm lý trong sinh hoạt, công tác Trong hoàn cảnh gay go, khó khăn, phải tổ chức sinh hoạt tốt, tăng cường giải trí, tăng cường thể chất, giải quyết kịp thời các hiện tượng đau ốm, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, các bệnh nhiễm khuẩn 9 Khái niệm thanh niên Khái niệm thanh niên Quan niệm vể lứa tuổi thanh niên: + Quan điểm sinh vật: Coi yếu tố đàu tiên xây dựng tuổi thanh niên là... một trong những bệnh viện có số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị không phải là ít Tại Vện Sức khỏe tâm thần, khoa thần kinh có rất nhiều bệnh nhân với đủ các bệnh và rối loạn khác nhau Tuy nhiên, khách thể không phải lúc nào cũng phù hợp với đề tài của sinh viên Do vậy mà có một số sinh viên phải chuyển đổi để tài Theo sự chuẩn bị ban đầu, tôi dự kiến đề tài: “ Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn. .. Vậy tuổi thanh niên là gì? Tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Theo GS BS Nguyễn Khắc Viện: Tuổi thanh niên bắt đầu vào lúc dạy thì từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi, chia làm 2 thời kì: -Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên ( còn gọi là thanh niên mới lớn) - Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn 2 tuổi thanh niên 9... đồng tử với ánh sàng còn tốt Quan sát thấy mắt vẫn linh hoạt, vẫn hướng về người nói chuyện và có thể khỏi do tác động của ám thị Ngoài ra, còn có thể gặp các chứng lưỡng thị và đa thị do phân ly -Điếc phân ly: Những bệnh nhân điếc phân ly thường xảy ra trong thời chiến nhiều hơn Thường xuất hiện sau các chấn động mạnh và đi kèm với câm thành hội chứng câm - điếc sau chấn thương + Các rối loạn thực vật... bệnh nhân LVC có những biểu hiện lo lắng, bồn chồn, ưu tư nên để đánh giá mức độ lo âu chúng tôi tiến hành làm một số trắc nghiệm của Zung và Beck thì cho thấy: + Trắc nghiệm Zung: Bệnh nhân đạt T= 56%, có lo âu bệnh lý + Trắc nghiệm Beck: Bệnh nhân đạt S=17, có trầm cảm nhẹ Như vậy bệnh nhân LVC có biểu hiện của rối loạn lo âu mang tính bệnh lý và của trầm cảm nhẹ 7 Phân tích: Những biểu hiện về triệu . tế: Quan sát tìm hiểu và làm sáng rõ những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân lý ở thanh niên. 3. Mục đích nghiên cứu: +Mô tả, phân tích các biểu hiện lâm sàng + Giúp đưa ra đựơc chẩn đoán. chỉ xin đề cập đến những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên, được mô tả trong từng trường hợp chứ không mang tính chất lây lan, tập thể như những vấn đề đang nổi cộm hiện nay. 1 kiến thức về chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng và Tâm bệnh học còn hạn chế, đề tài báo cáo thực tập: Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên hoàn thành với sự giúp đơc nhiệt

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan