LÍ LUẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHƯƠNG II: HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TIỂU HỌC A/ Đặc vấn đề: Để tiến hành giáo dục có hiệu quả, chỉ có thiện chí không chưa đủ. Điều quan trọng là phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính khách quan. Trong QTDH người thầy chúng ta muốn thực hiện thành công và có hiệu quả những công việc của mình cho học sinh thì trước tiên chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc trong quá trình dạy học.Những nguyên tắc dạy học này được đúc kết qua nhiều thế hệ có tính qui luật của quá trình giáo dục, từ những nguyên tắc này chúng sẽ chỉ đạo định hướng cho QTGD đi đến kết quả mong muốn. Nhiều năm kinh nghiệm của các thế hệ giáo dục đi trước đã cho thấy rằng một khi nhà giáo dục nắm vững những hệ thống các nguyên tắc dạy học một cách linh hoạt và mềm dẻo trong việc lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc vào từng tình huống giáo dục cụ thể, phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh tiểu học thì sẽ thực hiện được hoạt động giáo dục có hiệu quả cao. B/ Nội Dung: Hệ thống các nguyên tắc giáo dục tiểu học bao gồm 8 nguyên tắc sau đây: Đảm bảo tính mục đích của QTDH Đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống, với lao động Đảm bảo giáo dục trong tập thể Bảo đảm tôn trọng nhân cách của học sinh, kết hợp với yêu cầu hợp lí Bảo đảm sự kết hợp tổ chức sư phạm của nhà giáo dục với việc phát huy tính chủ động và độc lập, sáng tạo của học sinh. Bảo đảm tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục của QTDH Bảo đảm sự thống nhất của giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội. Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt trong QTGD Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số nguyên tắc cơ bản của QTGD: 1/Đảm bảo tính mục đích của QTGD: - Nếu trong quá trình dạy học người giáo viên dạy cho học sinh nhưng không biết kết quả ra sao, sản phẩm là các em nhận được gì? Thì dù có dạy hay đi chăng nữa vẫn không đi đến cái đích cuối cùng của QTDH. Đôi khi các em sẽ đi lệch lạc con đường vì thầy giáo dạy không có mục đích học tập, dạy học của mình. Vì vậy mà các nhà giáo dục, giáo viên cần phải hiểu rõ định hướng chung của chương trình học của bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Nhà giáo dục cần khắc phục tình trạng dạy học lang mang, đi ngoài mục đích của mình của chương trình môn học. - Thực tế trong cuộc sống nếu ta đi đến đâu làm việc gì mà không có đích đến thì thật là khó làm nên việc và rất khó thành công. Trong giáo dục cũng phải vạch ra con đường đi rõ ràng.Thấy được cái kết quả diễn ra và biết rõ yêu cầu của QTGD trẻ em tiểu học. Giáo viên cần bồi dưỡng bản thân tốt hơn để dạy dỗ các em được tốt. “Ta sẽ không thành công nếu ta không có đích đến” 2/Đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống lao động. - Trên thực tế thì nếu con người ta có giỏi về lí thuyết đến đâu nhưng thực hành không tốt thì cũng chẳng bao giờ thành công được. Người xưa có câu: “Trăm hay không bằng tay quen” ý nói đề cao vai trò của lao động trong cuộc sống này. Trong sự nghiệp giáo dục cũng vậy nếu người thầy cứ dạy cho học sinh lí thuyết suông, cứ thao thao bất tuyệt những triết lí trên đời mà không có thực tế, không cọ xác với hiện thực thì dần dần sẽ đưa các em vào sự thụ động. Dần dần các em sẽ quên hết những kiến thức đã học không còn gì trong đầu mình nữa. - Thực tế cho thấy những người lao động nhiều vừa học vừa làm, là những đứa trẻ có bản lỉnh trong cuộc sống, rất khó bị vấp ngã và thất bại sau này khi các em đã trưởng thành.Nhưng những trẻ được dạy dỗ như “gà công nghiệp” thì sẽ bỡ ngỡ, chập chững khi bước vào đời, đi vào thực tiễn đầy rẫy những khó khăn này. - Người giáo viên chúng ta có trách nhiệm đảm bảo cho các em có những hoạt động gần gũi với cuộc sống nhất. Dạy học không chỉ là dạy “cái học” mà phải dạy “cách học” cách để các em tiếp cận với cuộc sống lao động, thực tiễn lao động. Chỉ có lao động mới cho con người ta những kinh nghiệm quí báo và nhớ đời nhất mà đôi khi những kinh nghiệm mà thầy cô đã dạy cho không thiết thực bằng. Chỉ qua sự vấp ngã trong lao động thì các em mới thấy được điều đáng để học để nhớ!! Giúp cho quá trình hình thành nhân cách của học sinh một cách thiết thực nhất. - Người giáo viên chúng ta cần chú ý không nên bó hẹp các hoạt động giáo dục trong phạm vi các hoạt động nội khóa, trong phạm vi nhà trường. Vì như vậy sẽ trở thành con người thiếu bản lĩnh, khó hội nhập được với cuộc sống, không có khả năng đương đầu với các tình huống phức tạp vốn có trong cuộc sống thực. 3/Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt trong QTGD. - Hiệu quả của QTGD phụ thuộc khá nhiều vào việc nhà giáo dục hiểu biết đầy đủ hay không đầy đủ các đặc điểm lứa tuổi, và đặc điểm riêng của từng học sinh với tư cách vừa là đối tượng, vừa là một chủ thể của QTGD. Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội. Các em có những thay đổi quan trọng trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô chúng ta phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập. - Trong nhận thức cảm tính của các em cũng có nhiều thay đổi. Nhận thấy điều này người thầy cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. - Trong nhận thức lý tính của học sinh tiểu học cũng có nhiều những thay đổi quan trọng. Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện. - Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí, Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng. - Trong quá trình giáo dục người thầy phải chú ý đến sự thay đổi trong nhận thức của các em. Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ. - Dạy học cho trẻ thầy giáo phải chú ý đến khả năng tiếp thu của các em ở những bài học mà thầy giáo truyền đạt. Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. - Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. - Trong việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư, - Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học mang tính hồn nhiên và tiềm ẩn các em đang hình thành tích cách của mình. Hiểu được những điều này mà thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. - Người thầy chúng ta nên nhớ rằng trong QTGD cần tránh đi tác phong đại khái, tùy tiện, bởi vì bất cứ QTGD nào cũng đều có tính mục đích, có cấu trúc và diển biến riêng của nó.Và vì thế, nhất định cần tổ chức, điều khiển chúng một cách hợp lí, hợp qui luật. 4/ Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội. - Nhà trường, gia đình, xã hội là 3 môi trường giáo dục không thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Chúng thống nhất với nhau, tạo nên một môi trường giáo dục hoàn chỉnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ lên nhân cách của người học sinh. Trong quan điểm tiếp cận tổng hợp đối với quá trình sư phạm đòi hỏi người giáo dục phải tổ chức đúng đắn và kết hợp chặc chẽ QTGD của Nhà Trường- Gia đình- Xã hội. Tạo thành một quá trình thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Bởi vì trong xã hội của chúng ta mục đích và nội dung giáo dục của Nhà Trường- Gia đình- Xã hội thống nhất với nhau, điều nhằm đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ trở thành người có tài, có đức, có nhân cách. Chính vì lẻ đó mà chúng ta phải phối hợp liên kết chặc chẽ giữa Nhà Trường- Gia đình- Xã hội. - Trong QTGD nhân cách cho học sinh đây là một quá trình rất khó khăn và phức tạp, lâu dài, nếu giáo viên thực hiện tốt NTGD này thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự thống nhất và liên tục. Học sinh tiểu học của chúng GIA ĐÌNH HỌC SINH NHÀ TRƯỜNG XÃ HỘI ta không chỉ có học ở nhà trường mà còn sống ở gia đình, xã hội. Vì vậy gia đình, xã hội phải nâng cao trách nhiệm và vai trò của mình tạo điều kiện để các em phát triển tốt và toàn diện hơn. - Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con của mình hư liền đỗ lỗi cho thầy cô, cho nhà trường là một điều SAI LẦM là sự thiếu trách nhiệm. Thực tế cho chúng ta thấy dù cho nhà trường có dạy hay tốt đến mấy mà Gia đình- Xã hội không phối hợp đi cùng thì cũng đều phản tác dụng của giáo dục, sẽ không hoàn thành được kết quả của QTGD. Vì vậy giáo viên cần đặc biệt chú ý đến nguyên tắc giáo dục này. - Ví dụ thực tế: Nhà trường giáo dục về kiến thức an toàn giao thông cho các em học sinh. Khi gặp tín hiệu đèn xanh thì được phép đi, đèn đỏ thì phải dừng lại nhường đường cho xe khác, đèn vàng thì đi chậm lại. Ở trường đã xây dựng mô hình học tập này rất chu đáo và có trách nhiệm. Làm khắc ghi sâu đậm trong các em! Thế nhưng thực tế nếu gia đình không biết điều này thì có thể vô tình làm phản tác dụng giáo dục của nhà trường. Khi người bố đón con đi học về đến chỗ giao nhau có tín hiệu đèn tuy gặp đèn đỏ nhưng do ông bố thấy không có công an giao thông và đang bận công chuyện riêng nên đã không chấp hành theo và vượt đèn đỏ đi luôn. Học sinh có hỏi bố “vì sao không dừng lại?” và nói “cô giáo dạy đèn đỏ phải dừng lại!” nhưng ông bố không nghe cứ vượt. Vậy là vô tình gia đình đã làm phản tác dụng giáo dục của nhà trường. - Để làm tốt nguyên tắc giáo dục này giáo viên và nhà trường có thể làm theo các biện pháp sau đây như: Tổ chức họp cha mẹ học sinh theo học kì Liên lạc với gia đình qua sổ học tập, sổ liên lạc Giáo viên trao đổi phổ biến trực tiếp chương trình giáo dục với các bậc cha mẹ học sinh. Tổ chức hội thảo, mời chuyên gia nói chuyện, trao đổi về phương pháp giáo dục học sinh. Cử các bộ nhà trường đến các cộng đồng dân cư, xã hội nơi các em đang sinh sống để tham gia bàn kế hoạch giáo dục với dân với xã hội. Kết hợp chặc chẽ với địa phương trong việc giáo dục quản lí học sinh. 5/ Bảo đảm sự kết hợp tổ chức sư phạm của nhà giáo dục với việc phát huy tính chủ động và đọc lập sáng tạo của học sinh. - Trong QTGD nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo tổ chức hướng dẫn, điều khiển các hoạt động tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nhưng trong QTGD học sinh tồn tại với tư cách là một chủ thể độc lập, tự rèn luyện và phát triển nhân cách của mình dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của người giáo viên. Như vậy trong QTGD sẽ không đi đến hiệu quả nếu như không tạo ra được sự kết hợp hài hòa hoạt động của thầy và sự tích cực của học sinh. - Ngày trước giáo dục của Việt Nam ta là “ Thầy dạy gì trò học nấy” chúng ta đề cao quá mức vai trò của người thầy. Học sinh chỉ tiếp nhận thụ động, ít hoạt động, ít phản bác, ít tìm tòi.Thầy dạy sao trò học theo vậy. Thầy dạy thầy ra đề, vì vậy mà trong nền giáo dục của Việt Nam ta bị trì trệ chậm phát triển trong thời gian dài. Thua xa các nước trên thế giới. Sau khi đổi mới giáo dục chúng ta quan tâm nhiều hơn đến học sinh, đến sự tích cực hoạt động của học sinh, sự độc lập, sự chủ động của các em khi tiếp cận với tri thức. Các em được thầy giáo hướng dẫn vạch đường rồi tự mình bước đi tìm tòi tri thức. HỌC SINH THẦY GIÁO TRI THỨC Qua sơ đồ trên ta thấy, dưới tác động của giáo viên, học sinh sẽ tự giác chủ động sáng tạo sẽ hình thành và tiếp thu tri thức một cách hoàn thiện. Ngược lại tính chủ động tích cực của học sinh sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy vai trò chủ đạo của mình ngày càng cao. Đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ sư phạm vững vàng, hiểu biết sâu sắc về tri thức, về học sinh để mà lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tỗ chức QTGD được tốt hơn. - Tình huống thực tế: Trong một giờ học Toán thầy giáo dạy các em bài toán khó, dạy các em cách giải bài toán. Trong lớp có em học sinh thông minh tìm ra cách giải hay hơn của thầy và rất ngắn gọn. Nhưng thầy không chấp nhận vì muốn cho học sinh phải giải theo cách của mình mà thầy chẳng phát huy cách giải mới của cậu học sinh này. Đó như vậy là thầy giáo trên đã sai nguyên tắc dạy học đảm bảo sự chủ động tích cực sáng tạo của học sinh. - Trong QTGD người thầy không nên để học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà phải tạo ra sự khiêu gợi, kích thích ham muốn tìm tòi và dẫn dụ học sinh vào với bài học vào quá trình tìm tòi tri thức mới. Bắt các em phải hoạt động, phải suy nghĩ, tư duy theo sự chỉ đạo hướng dẫn chủ động của thầy giáo. Từ đó sẽ làm cho học sinh khắc sâu kiến thức của mình hơn và học tập đạt hiệu quả cao hơn. C/ Kết Luận: Nguyên tắc giáo dục tất cả đều là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của quá trình giáo dục, chúng có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục được giao, mục đích giáo dục đã đề ra. Trong quá trình dạy học tùy từng trường hợp cụ thể mà người thầy vận dụng các nguyên tắc giáo dục khác nhau sao có hiệu quả nhất không có nguyên tắc nào là tuyệt đối. Bản thân các nguyên tắc được trình bày dưới dạng lí luận và có tính khái quát cao về lí luận và kinh nghiệm đã được đúc kết, chọn lọc và đều đã được kiểm chứng. Do đó khi vận dụng nguyên tắc giáo dục vào hoạt động giáo dục cụ thể, bản thân các nhà giáo dục phải nghiên cứu, nắm vững các qui luật, các yêu cầu trong đó và luôn luôn phải suy nghĩ sáng tạo để áp dụng đúng đắn vào công việc giáo dục. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi nhà giáo dục nắm vững những hệ thống các nguyên tắc và linh hoạt mềm dẻo trong lựa chọn vận dụng trong từng tình huống cụ thể phù hợp với đặc điểm của đối tượng thì sẽ thực hiện các hoạt động giáo dục có hiệu quả. . LÍ LUẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHƯƠNG II: HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TIỂU HỌC A/ Đặc vấn đề: Để tiến hành giáo dục có hiệu quả, chỉ có thiện chí không chưa. con đường vì thầy giáo dạy không có mục đích học tập, dạy học của mình. Vì vậy mà các nhà giáo dục, giáo viên cần phải hiểu rõ định hướng chung của chương trình học của bộ giáo dục và đào tạo. hợp qui luật. 4/ Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội. - Nhà trường, gia đình, xã hội là 3 môi trường giáo dục không thể thiếu được