Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
369,88 KB
Nội dung
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội cho sản xuất. Với chính sách này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngoài quốc doanh ngày càng có vai trò quan trọng và có nhiều đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng triển kinh tế của đất nước. Nhìn chung, các loại hình DNVVN ở nước ta trong đó có các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm tới gần 96% tổng số các doanh nghiệp (DN) đã tạo việc làm cho gần nửa số lao động trong các DN nói chung và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Thực tế, các DNVVN ngoài quốc doanh đã khẳng định vai trò tích cực của mình vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và làm đa dạng hoá nền kinh tế thị trườ ng ở nước ta. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường và gia nhập WTO đã tạo không ít những thách thức đối với sự phát triển của các DNVVN ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. Thực tế đó cho thấy, để các DNVVN ngoài quốc doanh phát triển cần thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ từ phía nhà nước, mà còn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản từ chính các hoạt động của DNVVN ngoài qu ốc doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển mạnh mẽ các DNVVN ngoài quốc doanh trong xu thế đổi mới kinh tế của đất nước. Thời gian qua ở tỉnh Bắc Ninh, các DNVVN ngoài quốc doanh có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, sự mở rộng về qui mô hoạt động và đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của các DN này vẫn còn nhiều khó kh ăn dẫn đến tình trạng: sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, mang nặng tính tự phát, qui mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh chưa được cao, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực yếu…Từ những khó khăn của DNVVN ngoài quốc doanh, vấn đề đặt ra là làm gì để các DN này phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là vấn đề mà các cấp lãnh đạo địa phương r ất quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997- 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. 2 2. Tổng quan Nghiên cứu về DNVVN ngoài quốc doanh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách trong những năm gần đây. Một số công trình đã công bố như: TS. Phạm Thuý Hồng với đề tài “Chiến lược cạnh tranh cho các DNVVN ở Việt Nam hiện nay” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004) đã phân tích thực trạng chiến lược cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam, đề ra các giả i pháp, kiến nghị cho các DNVVN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. GS.TS. Nguyễn Đình Hương với tác phẩm “Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2002) cũng đã đưa ra những vấn đề cơ bản về phát triển các DNVVN trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực trạng, định hướng và những giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam hiện nay. GS. TS. Nguyễn Cúc đã th ống kê, phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNVVN, từ đó có đề xuất một số điều kiện để phát triển DNVVN ở Việt Nam trong nội dung cuốn sách “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000). Trong luận án Tiến sĩ kinh tế “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ đến s ự phát triển của DNVVN Việt Nam”, TS. Trần Thị Vân Hoa có một số giải pháp để nâng cao tác động tích cực của các chính sách sau khi phân tích những vấn đề lý luận về DNVVN, vai trò của Chính phủ đối với sự phát triển các DNVVN và đánh giá, nhận xét về những tác động đó. NCS. Chu Thị Thuỷ với luận án Tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN Việt Nam” lại đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề bên trong hoạt động của DN để phát triển các DN bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu. Nội dung cuốn sách “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” của TS. Trang Thị Tuyết (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2006) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các lo ại hình DN, phân tích triệt để thực trạng hoạt động của các loại hình DN nước ta hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới ở nước ta trong tình hình hiện nay. TS. Phạm Văn Hồng với luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” đi sâu phân tích lý luận về 3 DNVVN, kinh nghiệm về phát triển DNVVN ở một số nước, cơ hội và thách thức của các DNVVN, đề ra một số giải pháp phát triển DNVVN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại hội thảo trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của các DNVVN với nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về DNVVN, trong đó có DNVVN ngoài quốc doanh đ ã xem xét nhiều khía cạnh về môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh.v.v. Những vấn đề đó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với phát triển DNVVN ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (1997), vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong công tác định hướng và quản lý với loại hình DN này. 3. Mục đích nghiên cứu - Luận án nghiên cứu sự phát triển của các DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh để thấy được thực trạng với những thành công và hạn chế nhằm tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nó trong phát triển kinh tế thị trường và góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH. - Luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các DNVVN ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế ở địa phương hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Những chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến sự phát triển của DNVVN ngoài quốc doanh, hoạt động của DNVVN ngoài quốc doanh và những đóng góp của nó đố i với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. + Thời gian nghiên cứu từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh Bắc Ninh) đến nay. Đồng thời những kinh nghiệm về phát triển DNVVN của một số nước trên thế giới cũng được nghiên cứu để góp phần làm rõ hơn những vấn đề về phát triển DNVVN ở nước ta, trong đó có tỉnh Bắc Ninh. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Nghiên cứu sự phát triển DNVVN ngoài quốc doanh, NCS còn khảo sát, tham vấn ý kiến của các doanh nhân, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nghiên cứu lĩnh vực phát triển DNVVN trong đó có DNVVN ngoài quốc doanh. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ thực trạng phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở một địa phương cụ thể là tỉnh Bắc Ninh, nhằm tìm ra những giải pháp tiếp tục phát triển các DN này cho phù hợp với điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và phát triển kinh tế thị trường. - Đề xuất các giải pháp cụ thể để thực hiện các giải pháp đó đối với phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNVVN ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắ c Ninh giai đoạn 1997 đến nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao 5 dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 1.1.1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc xác định quy mô DNVVN là DN lớn, DN nhỏ, DNVVN chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh th ổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Việc xác định DNVVN chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Việc xác định DNVVN cần dựa trên cả hai tiêu chí là vốn đăng ký và số lao động thường xuyên trung bình hàng năm của DN. 1.1.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh DNVVN ngoài quốc doanh có thể được hiểu là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người và không nằm trong khu vực nhà nước. 1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp vùa và nhỏ ngoài quốc doanh Trong kinh tế thị trường, nhìn chung DNVVN ngoài quốc doanh có sự đa dạng về loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH); công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty cổ phần (CTCP); công ty hợp danh (CTHD) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). 1.1.3. Đặc đi ểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Các DNVVN ngoài quốc doanh có đặc điểm chung là dễ hoạt động, năng động, tập trung nhiều tại các làng nghề, có lợi thế sử dụng lao động, có vốn ít và chịu nhiều rủi ro. 1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vùa và nhỏ ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế- xã hội - Đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế - Thu hút và khai thác các nguồn lực sẵ n có trong dân cư - Cung ứng một khối lượng lớn sản phẩm và lao vụ, đa dạng và phong phú về chủng loại - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tăng nguồn hàng và tăng thu cho NSNN - Góp phần thúc đấy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước - Tạo điều kiện phát triển các DN lớn 6 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội - Chính sách và cơ chế quản lý - Các chủ DN - Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ - Thị trường 1.2. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở MỘT SỐ NƯỚC 1.2.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mộ t số nước Luận án đã khái quát những chính sách và giải pháp cũng như tình hình phát triển các DNVVN ở một số nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Đài Loan và Hàn quốc để thấy được vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở các nước này. Đó là cơ sở để luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở nước ta. 1.2.2. Bài học kinh nghiệm v ề chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước với Việt Nam Từ sự phát triển đa dạng của các DNVVN các nước trên có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với DNVVN ở nước ta trong phát triển kinh tế thị trường hiện nay, đó là: - Chiến lược phát triển DNVVN gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung - Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa DNVVN với các DN l ớn - Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển - Bảo đảm sự bình đẳng cho DNVVN của các thành phần kinh tế - Tăng cường năng lực nội tại DNVVN - Cơ chế và hệ thống quản lý thống nhất - Xây dựng môi trường thuận lợi cho các DNVVN phát triển - Các hình thức hỗ trợ về tài chính khác KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Phát triển DNVVN ngoài quốc doanh là vấn đề mới trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường ở nước ta. Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DNVVN ngoài quốc doanh, 7 luận án đã làm rõ khái niệm về DN, DNVVN ngoài quốc doanh. Thực tế, các DNVVN ngoài quốc doanh có sự phát triển đa dạng với nhiều loại hình, gắn với các đặc điểm DNVVN mang tính phổ biến của các DNVVN ngoài quốc doanh ở nước ta. Chính sự ra đời của nó như một xu thế tất yếu trong công cuộc đổi mới kinh tế. Luận án đã làm rõ vai trò của DNVVN ngoài quốc doanh trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đấ t nước những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DN này. Trong chương này, những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển DNVVN một số nước cũng được nghiên cứu nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn với phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Đó là: Chiến lược phát triển DNVVN gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đấ t nước; giải quyết tốt các mối quan hệ giữa DNVVN với các DN lớn; bảo đảm sự bình đẳng cho DNVVN của các thành phần kinh tế; tăng cường năng lực nội tại DNVVN; có cơ chế và hệ thống quản lý thống nhất; xây dựng môi trường thuận lợi cho các DNVVN phát triển và các hình thức hỗ trợ về tài chính khác như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ khuyến khích phát triển các ngành nghề truy ền thống. Quỹ khuyến công, Quỹ hỗ trợ tư vấn…Như vậy, để tạo môi trường cho phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở nước ta, cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi vùng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và CNH. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC NINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, tốc độ tăng trưởng khá, nguồn nhân lực dồi dào, với 62 làng nghề truyền thống với nhiều di tích lịch sử, và những lễ hội truyền thống, tỉnh Bắc Ninh có nh ững tiềm năng to lớn cần được phát huy một cách có hiệu quả trong việc phát triển các DNVVN ngoài quốc doanh 8 trong các lĩnh vực: công, nông, nghiệp và dịch vụ, du lịch, đặc biệt là các DNVVN ngoài quốc doanh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thế mạnh của các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch làng nghề. Thực tế ấy cũng chỉ ra rằng những tiềm năng, lợi thế đó có được các DNVVN ngoài quốc doanh khai thác, phát triển hay không để đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắ c Ninh phụ thuộc vào chính bản thân các DN và các chính sách của nhà nước cũng như của tỉnh Bắc Ninh. Vấn đề đặt ra là cần có những chính sách và giải pháp phù hợp để thúc đẩy các DNVVN ngoài quốc doanh phát triển nhanh chóng, bền vững theo mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước trong tiến trình CNH, HĐH đang diễn ra sâu rộng ở nước ta. 2.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP V ỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH 2.2.1. Chính sách của nhà nước Đánh giá được vai trò vô cùng quan trọng của DNVVN ngoài quốc doanh không chỉ về yếu tố kinh tế, mà còn có ý nghĩa công bằng và ổn định xã hội, Đảng và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến sự hình thành và phát triển DNVVN ngoài quốc doanh qua văn kiện của các kỳ đại hội Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12.1986) đã mở ra giai đoạn đổi mới và m ở cửa nền kinh tế đất nước. Một trong những nội dung mang tính đột phá là các DNVVN ngoài quốc doanh được thừa nhận tồn tại và phát triển: Nhà nước và xã hội ủng hộ và khuyến khích các DNVVN hoạt động có hiệu quả và hợp pháp. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X tiếp tục khẳng định kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Từ quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tư nhân, các luật, nghị định, quyết định… liên quan mật thiết tới DNVVN ngoài quốc doanh đã được ban hành, các chính sách cụ thể đối với các lĩnh vực để khuyến khích các DNVVN ngoài quốc doanh phát triển cũng đã ra đời: - Chính sách đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà n ước không thừa nhận các yêu cầu đòi lại đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai để đảm bảo tính ổn định trong quan hệ sử dụng đất đai, bảo vệ quyền lợi của các DNVVN thuê đất của nhà nước một cách hợp pháp. 9 - Chính sách tín dụng: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về chính sách tín dụng đối với khu vực nông thôn liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Chính sách thuế: Chính sách thuế và hệ thống thuế đã được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, luôn được hoàn thiện theo xu hướng ngày càng phù hợp hơn đối với yêu c ầu của một nền kinh tế và cải cách DN theo xu hướng có lợi và bình đẳng cho các loại hình DN. - Chính sách thương mại: Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư của nhà nước tác động đến hoạt động kinh tế của DNVVN ngoài quố c doanh trên 3 phương diện chủ yếu: đầu tư phát triển kinh doanh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đầu tư hỗ trợ phát triển các DNVVN ngoài quốc doanh, hỗ trợ phát triển các ngành nghề ở nông thôn, thông qua sử dụng các công cụ tài chính - tín dụng - Chính sách khoa học công nghệ: Nhà nước đã tạo lập môi trường pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, thành lập và khuy ến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ công nghệ. - Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Nhà nước tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. 2.2. CHÍNH SÁCH CỦA BẮC NINH Từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương và biện pháp, nhằm khôi phục và khuyến khích các DNVVN. Nghị quyết 04/NQ-TU năm 1998 của tỉnh ủy Bắc Ninh về khôi phục, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Nghị quyết 12/NQ-TU năm 2000 của Ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 02/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, c ụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày 4.5.2001. Đây là Nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về CNH, HĐH vào điều kiện cụ thể của địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát huy các nguồn lực, tăng n ăng lực sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy 10 mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ những đường lối đó, UBND tỉnh đã ban hành một số quyết định về chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN. - Nhóm các chính sách khuyến khích đầu tư cho các DNVVN ngoài quốc doanh - Nhóm các chính sách về đất đai - Nhóm các chính sách hỗ trợ tín dụng - Nhóm các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Nhóm các chính sách đào tạo nguồn nhân lực - Các chính sách liên quan đến cải cách hành chính Ngoài các chính sách trên, UBND tỉ nh Bắc Ninh đã xây dựng các qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 về: Giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và du lịch, qui hoạch tổng thể phát triển đô thị, qui hoạch không gian, hành lang các tuyến quốc lộ, các khu và cụm công nghiệp để tạo mặt bằng cho các DN. UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã thành lập các Trung tâm nhằm trợ giúp các DNVVN ngoài quốc doanh: Trung tâm tư vấn đầu tư ( Sở Kế hoạch đầu tư), Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch (Sở Công Thương), Trung tâm xúc tiến việc làm (Sở Lao động - Thương binh và xã hội), Trung tâm phát triển quĩ đất (Sở Tài nguyên - môi trường), Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ), Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương), Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN (UBND tỉnh). Các Trung tâm này đã hỗ trợ cho các DNVVN ngoài quốc doanh về các ưu đãi đầu tư, về tư vấn đầu tư, các thông tin thị trường, về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, nguồn vốn và các điều kiện khác để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 1997 ĐẾN NAY Các DNVVN ngoài quốc doanh Bắc Ninh đã trải qua một quá trình phát triển gắn với quá trình đổi mới nền kinh tế. Cùng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, từ khi tái lập tỉnh năm 1997, các DNVVN ngoài quốc doanh đã có sự phát triển đáng kể về mặt số lượng và tỷ trọng trong toàn bộ các DN của tỉnh. [...]... DNVVN ngoài quốc doanh ở Bắc Ninh trong tiến trình CNH, HĐH ở địa phương CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH Ở TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH Ở TỈNH BẮC NINH Luận án đã khái quát những vấn đề chủ yếu về phương hướng, mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc. .. tăng về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh 2.3.1.1 Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh theo loại doanh nghiệp Trước khi tái lập tỉnh, mặc dù có nhiều tiềm năng và thế mạnh về làng nghề, vị trí địa lý nhưng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 64 DN, trong đó có 42 CTTNHH và 22 DNTN Đến hết năm 2007, số lượng DNVVN ngoài quốc doanh của Bắc Ninh thực tế đang... cả nước Công nghiệp Thương mại dịch vụ Xây dựng cơ bản 15% 53% 32% Biểu đồ 2.2 Cơ cấu theo ngành kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh năm 2007 Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống Kê Bắc Ninh năm 2007 12 2.3.2 Sự gia tăng về qui mô hoạt động của doanh nghiệp vùa và nhỏ ngoài quốc doanh 2.3.2.1 Quy mô vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Bắc Ninh 58% 28%... tỉnh Bắc Ninh trong đó có mục tiêu phát triển với các DNVVN ngoài quốc doanh Luận án cũng nêu rõ cơ hội, thách thức đối với các DNVVN ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 19 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH Ở TỈNH BẮC NINH 3.2.1 Nhóm các giải pháp của nhà nước - Xây dựng môi trường thể chế minh bạch và bình đẳng... sách, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, về vốn v.v Đề tài Quá trình phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến nay - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay - Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về DNVVN ngoài quốc doanh Từ đó, luận án đã... thể lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ nghiên cứu tình hình DNVVN ngoài quốc doanh trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh hiện nay, luận án đã chỉ ra những cơ hội và thách thức với DNVVN ngoài quốc doanh trong phát triển Xuất phát từ thực tế, luận án đã làm rõ phương hướng và mục tiêu cụ thể xã hội phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh, ... động và kinh phí hoạt động còn nhiều hạn chế 17 Thứ ba, về phía các DNVVN ngoài quốc doanh Các DNVNN ngoài quốc doanh thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ, có nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực của các DNVVN ngoài quốc doanh còn yếu… 2.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH Ở TỈNH BẮC NINH Các DNVVN ngoài quốc doanh. .. tác động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 2.4.1 Sự đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Trong những năm, các DNVVN trên địa bàn Bắc Ninh đã góp phần rất lớn, có tính quyết định trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của tỉnh 2.4.1.1 Góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của... 1.135, DNTN là 465 Năm 2007 Năm 1997 0 192 22 465 42 1.135 Công ty CP Công ty TNHH DNTN Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống Kê Bắc Ninh năm 2007 2.3.1.2 Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh theo ngành kinh tế Theo số liệu tại biểu đồ 2.2, ngành công nghiệp có 949 DN, chiếm tỷ trọng... trò của DNVVN ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Để làm rõ hơn những vấn đề lý luận, nhận thức về DNVVN ngoài quốc doanh, luận án cũng nghiên cứu tình hình phát triển DNVVN ở một số nước để rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở nước ta - Luận án đã khái quát một số vấn đề chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh để thấy . nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 199 7- 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên. pháp phát triển DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH. tăng về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh 2.3.1.1. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh theo loại doanh nghiệp Trước khi tái lập tỉnh, mặc dù có