1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một số dạng bài tập thi ĐH

2 346 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 59 KB

Nội dung

Câu 1: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật sản xuất. Câu 2: Cơ chế chung của ung thư là A. virut xâm nhập vào mô gây u hoại tử. B. đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể. C. mô phân bào không kiểm soát được. D. phát sinh một khối u bất kì. Câu 3: Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm A. duy trì giống để tránh thoái hoá. B. loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi giống. C. tạo ra dòng có ưu thế lai cao. D. tạo ra các dòng chứa toàn gen trội. Câu4: Phát biểu nào không đúng? A. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi. B. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi. C. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi. D. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi. Câu 5: Một gen gồm có 2 alen A và a, người ta thấy trong quần thể có 5 kiểu gen bình thường khác nhau chứa 2 alen nói trên. Tính trạng do gen này quy định tuân theo quy luật di truyền nào? A. Di truyền qua tế bào chất. B. Phân ly của Menđen. C. Di truyền liên kết giới tính. D. Trội trung gian. Câu 6: Hiện tượng lá có đốm xanh và trắng ở cây vạn niên thanh là do A. đột biến gen trong tế bào chất. B. đột biến gen ở trong nhân. C. đột biến gen trong lục lạp. D. tác động của môi trường. Câu 7: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Đây là thành tựu của A. công nghệ gen. B. gây đột biến nhân tạo. C. lai hữu tính. D. công nghệ tế bào. Câu 8: Cho phép lai P: ♂AaBBCcDdEe x ♀aaBBccDDEe.Các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu gen và kiểu hình giống bố là bao nhiêu? A. 1/16 và 3/8 B. 1/2 và 1/8 C. 1/16 và 3/16 D. 1/4 và 9/16 Câu 9: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? A. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn B. Số lượng con lai phải lớn C. Bố mẹ phải thuần chủng D. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường Câu 10: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là: A. cây có mạch và động vật di cư lên cạn. B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. C. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. D. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim. Câu 11: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: A. sự phân li độc lập của các alen trong giảm phân B. sự tổ hợp của các alen trong thụ tinh C. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9:3:3:1 D. sự phân li độc lập của các tính trạng Câu 12: Ý nào sau đây là ví dụ về cách li trước hợp tử ? A. Cừu giao phối với dê có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay . B. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển . C. Lai giữa ngựa với lừa tạo ra con la không có khả năng sinh sản . D. Hai loài vịt trời chung sống trong cùng khu vực địa lí và làm tổ cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau . Câu 13: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất? A. Các hệ sinh thái thảo nguyên. B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng. C. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim). D. Các hệ sinh thái hoang mạc. Câu 14: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh? A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường. B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X. C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN. D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin. Câu 15: Ý nào sau đây không phải là một trong các bước hình thành sự sống đầu tiên trên trái đất bằng con đường hoá học ? A. Trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử . B. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản. C. Hình thành nên tế bào nhân sơ . D. Hình thành các đơn phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ . Câu 16: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là: A. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. C. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận. Câu 17: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật. B. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật. C. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau. D. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được. Câu 18: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là: A. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người. Câu 19: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, người ta thu được thế hệ sau 100% số cây con có hoa màu đỏ. Từ kết quả lai này ta có thể rút ra kết luận gì? A. Chúng ta chưa thể rút ra được kết luận gì B. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là alen với nhau C. Màu hoa đỏ xuất hiện là do kết quả của sự tương tác cộng gộp D. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là không alen với nhau Câu 20: Sự trao đổi chéo chỉ xảy ra ở 1.Giữa 2 NST kép của cặp tương đồng. 2. Giữa 2 NST kép khác cặp tương đồng 3.Ở kì đầu của nguyên phân 4.Ở kì đầu của giảm phân. 5. Ở kì đầu của giảm phân I A. 2,3 B. 1,5 C. 2,5 D. 1,4 Câu 21: Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên? A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Mất đoạn Câu 22: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò: A. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài , các họ. B. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li. C. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. D. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen? A. Cơ thể mang đột biến được biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến. B. Đa số đột biến gen là đột biến lặn. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp, chủ yếu cho quá trình tiến hóa. D. Đa số đột biến điểm là đột biến có hại. Câu 24: Điều không đúng về liệu pháp gen là A. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học. B. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành. C. dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh. D. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến. Câu 25: Bệnh nhiễm sắc thể phổ biến nhất ở người là: A. Hội chứng Đao B. Hội chứng Patau C. Hội chứng Claiphentơ D. Hội chứng Etuôt Câu 26: Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để: A. Làm giảm bớt các chất gây ô nhiễm trong bể nuôi. B. Giảm bớt sự cạnh tranh của 2 loài. C. Giúp cho chúng hỗ trợ nhau về thức ăn. D. Tăng hàm lượng oxy cho nước nhờ quang hợp của rong. Câu 27: khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 28: Thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất vì: A. càng lên cao trong bậc thang tiến hoá, sinh vật càng thích nghi hơn B. quá trình chọn lọc đã loại bỏ những loại kém thích nghi với môi trường C. Nếu không thích nghi thì sinh vật bị đào thải, vì vậy phải thích nghi D. Sự tiến hoá luân gắn liền với đặc điểm thích nghi trên cơ thể Câu 29: Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ: A. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. B. làm NST ngắn bớt đi vài gen C. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể. D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit. Câu 30: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. Câu 31: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể, alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải: A. Không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. B. Khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội. C. Triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. D. Khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. Câu 32: Ở ruồi dấm, gen A thân xám trội hoàn toàn a thân đen,B cánh dài trội hoàn toàn, b cánh cụt. Hai cặp gen này trên NST thường. Gen D mắt đỏ trội hoàn toàn, d mắt trắng, gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Phép lai: AB/ab X D X d x AB/ab X D Y cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 15% . Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen cánh cụt mắt đỏ chiếm tỷ lệ A. 15% B. 7,5% C. 2,5% D. 5% . Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào. Claiphentơ D. Hội chứng Etuôt Câu 26: Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi. Sinh thi t tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN. D. Sinh thi t tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin. Câu 15: Ý nào sau đây không phải là một trong các bước hình thành sự sống

Ngày đăng: 04/02/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w