PHÒNG GDĐT HUYỆN HỒNG NGỰ Trường Tiểu học Thị trấn 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc Thị trấn Hồng Ngự, ngày tháng năm 2008 KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU LỚP Năm học: 2008 – 2009 VNK - Căn cứ vào Kế hoạch chuyên môn năm học 2008 - 2009 của trường Tiểu học Thị trấn 1. - Căn cứ vào tình hình khảo sát chất lượng đầu năm học 2008 - 2009 của lớp .Trường Tiểu học Thị trấn 1. Nay tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo đối tượng học sinh yếu của lớp năm học 2008 - 2009 như sau: PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I.Tình hình lớp: - Tổng số học sinh: em. Trong đó Nữ: . Con hộ nghèo: II.Thực trạng: 1. Thuận lợi: - Về phía nhà trường: + Được sự quan tâm của BGH nhà trường về việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, đã chỉ đạo tốt việc lên kế hoạch, soạn giảng… dạy học bồi dưỡng hoc sinh ngoại khóa và phụ đạo học sinh yếu. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ nên HS có điều kiện tốt cho việc học trong ngày. - Về phía học sinh: +Đa số các em HS ngoan, có tinh thần xây dựng tập thể. Có đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng nổ. 2. Khó khăn: - Về phía phụ huynh: + Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái mà thường giao phó cho GVCN (nhà trường). + Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ mải lo làm ăn nên việc chăm sóc con cái không được chu đáo. - Về phía học sinh: + Một số em chưa có ý thức cao, còn lơ là trong việc học, còn mải chơi mà lơ là trong việc học. Chưa coi việc học là của bản thân mình mà còn trông chờ vào sự đùm bọc, thúc giục của ba mẹ và thầy, cô giáo. + Trong lớp vẫn còn nhiều em lười học bài cũ, hỏng kiến thức cơ bản từ các lớp dưới. - Nhìn chung HS chưa có khả năng tự học, tiếp thu bài còn thụ động. III.Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của lớp cụ thể như sau: 1 MÔN Xếp loại chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu Đọc Viết Tiếng Việt (Chung cả đọc và viết) Toán - Qua kiểm tra khảo sát, đánh giá chất lượng đầu năm học: Kết quả cho thấy số HS yếu của lớp còn nhiều. Tuy nhiên, có những em cuối lớp có học lực trung bình trở lên nhưng kết quả khảo sát đầu năm lại bị điểm yếu. Thậm chí có những em đạt học lực giỏi cuối năm nhưng điểm khảo sát lại không đạt giỏi. Từ kết quả đó mà chúng ta phải có biện pháp cụ thể đối với các em HS yếu và HS giỏi năm trước mà đã không đạt kết quả tốt trong đợt khảo sát này (Cũng có thể do nghỉ hè, vào đầu năm học, ) . PHẦN B: KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Kế hoạch: 1. Đối với giáo viên chủ nhiệm: - Tìm nguyên nhân học lực yếu kém của từng HS yếu, xây dựng kế hoạch học tập, phụ đạo cho HS. - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của mỗi em trong lớp. Nắm bắt chất lượng HS qua kỳ đợt khảo sát chất lượng đầu năm. - Qua kết quả khảo sát đầu năm, tôi đã báo cáo với tổ chuyên môn, nhà trường về chất lượng đạt được của học sinh, thực hiện theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường, lập kế hoạch về thời gian cũng như xây dựng nội dung phụ đạo phù hợp từng đối tượng HS trong lớp. - Họp phụ huynh học sinh đầu năm nêu rõ thuận lợi, khó khăn của lớp, thông báo cụ thể kết quả học tập của các em để phụ huynh nắm được . Bàn bạc cách kèm cặp ở nhà cũng như ở lớp. - Giúp phụ huynh và HS nhận thức rõ vai trò của việc học tập ở trường cũng như ở nhà. - Thông tin, tuyên truyền cho HS và phụ huynh hiểu về tinh thần cuộc vận động hai không từ đó có biện pháp phối kết hợp để giáo dục học sinh. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở cho HS, giúp các em có thói quen tự học, tự rèn luyện ở nhà cũng như ở trường Chấm, chữa bài cho học sinh thường xuyên, chỉ rõ sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ để HS có hướng phấn đấu, rèn luyện. - Động viên, tuyên dương kịp thời những tiến bộ của học sinh giúp HS có thêm động cơ học tập. - Đánh giá, xếp loại HS thông qua kết quả học tập thường xuyên và kết quả kiểm tra chất lượng (đối với HS yếu) hàng tháng - Thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra việc học tập và chuẩn bị bài đối với HS yếu kém trước mỗi buổi học, kèm cặp sâu sát tới HS yếu. Đánh giá và ghi nhận sự tiến bộ của các em. 2 - Đi sâu đi sát từng HS tìm hiểu xem các em yếu mặt nào (phương pháp học tập, kiến thức, kỹ năng….) để định hướng phụ đạo cụ thể. Đặc biệt cần tìm hiểu HS mất phần kiến thức nào ( ở lớp nào) để có nội dung phụ đạo phù hợp. - Tạo không khí thân thiện trong trường học: Gần gũi giúp đỡ, chia sẻ với động viên khuyến khích kịp thời đối với HS yếu làm sao cho các em cảm thấy thầy vừa là thầy vừa là bạn thì mới thật sự có hiệu quả trong giảng dạy và trong việc kèm HS yếu kém. - Phân công học sinh khá – giỏi kèm cặp thêm HS yếu. Tổ chức nhóm học tập, đôi bạn học tập ở lớp cũng như ở gia đình để tạo sự hưng phấn chăm chỉ học tập lẫn nhau của HS yếu kém. - Xây dựng tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, phân công bạn khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ. - Phân loại mức độ yếu của HS để có nội dung phụ đạo kịp thời và hợp lý. - Động viên, giúp đỡ các em trong từng tiết học để tạo phấn chấn trong học tập cho các em, tạo cho các em ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong học tập, nâng cao năng lực cá nhân. - Dạy theo phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng, thường xuyên giao bài cho HS. Đồng thời lập sổ theo dõi sự tiến bộ của HS; hàng tháng có đánh giá sơ kết công tác phụ đạo ở tổ chuyên môn . - Tìm tòi nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất để HS yếu kém dễ tiếp thu bài. - Kết hợp với giáo viên bộ môn và các bộ phận trong nhà trường thường xuyên giáo dục, động viên kịp thời để khuyến khích việc học tập của các em yếu kém. Hàng tháng thông báo cho phụ huynh HS và nhà trường. - Phấn đấu đến hết năm học 100% học sinh của lớp đạt chuẩn kiến thức kỹ năng các môn tại lớp đang học. 2. Đối với giáo viên bộ môn: - Phân loại HS yếu kém ở bộ môn mình phụ trách ở mỗi lớp. - Đảm bảo chất lượng soạn giảng cũng như dạy học. Luôn quan tâm đến HS yếu kém ở của lớp. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu, đi sâu đi sát từng HS tìm hiểu xem các em yếu mặt nào (phương pháp học tập, kiến thức, kỹ năng….) đặc biệt cần tìm hiểu HS mất phần kiến thức nào (ở lớp nào) để giúp GVCN có nội dung phụ đạo một cách phù hợp. - Tạo không khí thân thiện trong trường học: Gần gũi giúp đỡ, chia sẻ với động viên khuyến khích kịp thời đối với HS . II. Biện pháp thực hiện: - Bài soạn (Dành cho HS yếu): Nêu rõ chi tiết nội dung đối tượng HS yếu. Soạn bài cũng chỉ bám theo phần nội dung HS bị yếu (mặt nào) thì để phụ đạo. - Căn cứ vào kế hoạch này GVCN luôn đi sâu sát để kèm cặp HS yếu của lớp mình phụ trách. - Lập danh sách, hồ sơ HS yếu của lớp mình để tiện theo dõi giúp đỡ HS yếu trong lớp và để báo cáo về khối tổng hợp hàng tháng. - Thống kê và đối chiếu, so sánh chất lượng qua mỗi lần kiểm tra để rút kinh nghiệm cho những lần sau. - Phân loại đối tượng HS yếu về các môn để có kế hoạch phụ đạo. - Hàng tháng GVCN báo cáo kết quả phụ đạo và sự tiến bộ của từng học sinh với Tổ chuyên môn trong phiên họp sinh hoạt chuyên môn đầu tháng. 3 1.Phân loại đối tượng học sinh - Nội dung cần phụ đạo: TT Họ và tên học sinh Toán Tiếng Việt THÍ DỤ: Nội dung chi tiết cần phụ đạo cho học sinh GC Đọc Viết 1 x x Đọc nhỏ, viết sai nhiều lỗi 2 x x x Tính chậm, đọc yếu, chữ viết còn xấu 3 x x Tính chậm, viết sai nhiều lỗi 4 x x Tính toán yếu,viết sai nhiều lỗi 5 x x x Tính chậm, đọc yếu, viết chậm 6 x x x Tính toán yếu,đọc yếu,viết sai nhiều lỗi 7 x x Tính toán yếuviết sai nhiều lỗi 8 x x x Tính chậm, đọc yếu, viết xấu 9 x x x Tính chậm, viết sai nhiều lỗi 10 x x x Tính chậm, đọc yếu, viết sai nhiều lỗi 11 x Tính chậm (Chưa thuộc bảng nhân, ) 12 x x x Tính toán yếu, viết sai nhiều lỗi chính tả 2. Chỉ tiêu phấn đấu: Giai đoạn đến TSHS Học sinh yếu Ghi chú Toán Tiếng Việt Đọc Viết Giữa HKI 35 8 5 8 Cuối HKI 35 4 2 4 Giữa HKII 35 2 0 3 Cuối HKII 35 0 0 0 Hè 2008-2009 35 0 0 0 *. Tổ khối trưởng cần lưu ý: Số HS yếu cần tính theo số lượt của môn (phân môn). Ví dụ: Học sinh A yếu môn Tiếng Việt (nhưng chỉ yếu Đọc) và Toán. Hoặc kể cả yếu Tiếng Việt (nhưng yếu Đọc và viết) và Toán. + Nhằm tránh tăng số lượng hoặc tăng tỷ lệ HS yếu của lớp. Trên đây là Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp: năm học 2008 – 2009. Kính trình Ban giám hiệu duyệt thuận. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TỔ TRƯỞNG (Ký – ghi họ, tên) (Ký – ghi họ, tên) DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU (VNK) (Ký tên, đóng dấu) 4 HỌC SINH HỌC LỰC YẾU TRONG THÁNG (hoặc PHỤ ĐẠO TRONG HÈ) Năm học: 2008 – 2009 Lớp: ***(VNK) TT Họ và tên học sinh Học sinh yếu môn Ghi chú Toán Tiếng Việt 1 x 2 x x 3 x x 4 x x 5 x x 6 x x 7 x x 8 x x 9 x x 10 x x 11 x x 12 x x KẾT QUẢ PHỤ ĐẠO HỌC SINH HỌC LỰC YẾU TRONG THÁNG (hoặc PHỤ ĐẠO TRONG HÈ) Năm học: 2008 – 2009 Lớp: ***(VNK) TT Họ và tên học sinh Học sinh yếu môn Ghi chú Toán Tiếng Việt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 5 . khích kịp thời đối với HS . II. Biện pháp thực hiện: - Bài soạn (Dành cho HS yếu): Nêu rõ chi tiết nội dung đối tượng HS yếu. Soạn bài cũng chỉ bám theo phần nội dung HS bị yếu (mặt nào) thì. những tiến bộ của học sinh giúp HS có thêm động cơ học tập. - Đánh giá, xếp loại HS thông qua kết quả học tập thường xuyên và kết quả kiểm tra chất lượng (đối với HS yếu) hàng tháng - Thường. học tập và chuẩn bị bài đối với HS yếu kém trước mỗi buổi học, kèm cặp sâu sát tới HS yếu. Đánh giá và ghi nhận sự tiến bộ của các em. 2 - Đi sâu đi sát từng HS tìm hiểu xem các em yếu mặt nào