PHÒNG GDĐT Q.BÌNH THẠNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LAM SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________ ______________________________________ KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN NĂM HỌC 2012-2013 ___________________________ Họ và tên giáo viên: TÀO THỊ KIÊM LOAN Năm sinh: 1968 Năm vào ngành: 1990 Trình độ chuyên môn: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chuyên ngành: TOÁN Tổ chuyên môn: TOÁN - TIN Chức vụ: GIÁO VIÊN Lớp dạy: KHỐI 8 Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên ( BDTX ) cho CBQL và giáo viên năm học 2012 – 2013 của nhà trường THCS Lam Sơn; Tôi xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân năm học 2012 – 2013 như sau: I. Đặc điểm tình hình. 1. Đặc điểm tình chung của nhà trường: - Tổng số học sinh toàn trường: 1446 - Tổng số lớp: 36 2. Thuận lợi: - Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. - Bản thân cũng quen dần với công nghệ thông tin nên tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, bồi dưỡng thường xuyên dễ dàng hơn . - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, giảng dạy, dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận tri thức mới, có tinh thần ham hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác. - Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao. 3. Khó khăn: - Ngoài hoạt động dạy học, bản thân còn thực hiện nhiệm vụ khác như: làm công tác chủ nhiệm, ảnh hưởng đến thời lượng tự học, tự BDTX. - Học sinh đa phần thuộc thành phần lao động nghèo nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học làm ảnh hưởng đền chất lượng học tập II. Mục tiêu: 1. Học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. 2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá của giáo viên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mình. III. Nguyên tắc: 1. Thực hiện nội dung bồi dưỡng bám sát Chương trình; thực hiện đúng Quy chế BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, vấn đề khó khăn trong thực tiễn; bảo đảm được tính kế thừa, hệ thống; không gây quá tải. 3. Phát huy được vai trò nòng cốt trong việc bồi dưỡng theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo nhóm, tổ chuyên môn, báo cáo chuyên đề. IV. Nhiệm vụ. 1. Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường. 2. Tham gia đầy đủ và chủ động thu hoạch nội dung bồi dưỡng và vận dụng vào thực tế giảng dạy, làm việc tại trường. 3. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi học, hội họp chuyên môn để rút kinh nghiệm và chia sẽ những kỹ năng, nghiệp vụ thu hoạch được. V. Nội dung, thời lượng BDTX. 1. Khối kiến thưc bắt buộc. a. Nội dung bồi dưỡng 1: Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 30 tiết/giáo viên ). Cu thể: *Tháng 8.2012: 1.1.Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI a. Mục tiêu: Tăng cường nhận thức về tư tưởng chính trị b. Thời lượng: 5 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: - Nắm vững nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD&ĐT - Giữ vững mục tiêu XHCN của sự nghiệp GD&ĐT về nội dung, phương pháp và chính sách giáo dục; - Thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương, chính sách cán bộ. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục; - GD&ĐT là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. - Phát triển GD-ĐT gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH - Thực hiện công bằng xã hội trong GD&ĐT. 1.2.Nội dung về pháp luật cán bộ viên chức a. Mục tiêu: Có những kiến thức cơ bản về luật viên chức b. Thời lượng: 5 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: Nắm được vấn đề tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức Các kiến thức tiếp thu được đã góp phần giúp cho bản thân tôi hiểu hơn những nội dung cơ bản của Luật viên chức, nhận thức rõ hơn về tính chất hoạt động nghề nghiệp cũng như vị trí pháp lý của viên chức, từ đó triển khai có hiệu quả nhiệm vụ được giao. 1.3.Một số vấn đề về biển đảo Việt Nam a. Mục tiêu: Có hiểu biết về vấn đề liên quan đến tình hình biển đảo VN b. Thời lượng: 5 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước tại diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc để cộng đồng quốc tế hiểu đúng về tình hình Biển Đông, hiểu đúng tham vọng chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, cũng như hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tìm sự đồng thuận cao trong khối ASEAN về giải quyết tranh chấp tại Biển Đông 1.4.Các văn bản theo quy định: - Chỉ thị 2737 /CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, … năm học 2012-2013. - QĐ 1866/QĐ-BGD ngày 17/5/2012 của Bộ giáo dục Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2012-2013 - Một số chế độ chính sách a. Mục tiêu: Nắm được thời gian, nhiệm vụ giáo dục năm học 2012-2013. -Nắm được những chính sách đối với GV, HS. b. Thời lượng: 10 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: - Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục của Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý thu - chi, khắc phục triệt để tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục. - Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh công tác thanh tra về các khoản thu - chi ngoài ngân sách, về dạy thêm, học thêm, về liên kết đào tạo, để giải quyết những vụ việc bức xúc trong nhân dân. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục. Thực hiện đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, sử dụng có hiệu quả việc tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của ngành qua các thông tin điện tử. - Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, đúng Luật , tăng cường công tác truyền thông trong thi đua khen thưởng, phát hiện các nhân tố điển hình để khen thưởng kịp thời. 1.5.Thông tư 58 /2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế đánh giá , xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT a. Mục tiêu: Nắm vững được nội dung thông tư, thực hiện có hiệu quả b. Thời lượng: 2 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: - Đã hiểu và nắm được thông tư hướng dẫn cách đánh giá xếp loại học sinh THCS 1.6.Thông tư 13//2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học a. Mục tiêu: Nắm vững được nội dung thông tư, thực hiện có hiệu quả b. Thời lượng: 2 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: - Đã hiểu và nắm được thông tư hướng dẫn cách quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường THCS b. Nội dung bồi dưỡng 2: 2.1.Tháng 8.2012 5.2013: - Tiếp tục học tập các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực - Chuyên đề chuẩn kiến thức kỹ năng a. Mục tiêu: Thảo luận, trao đổi, dự giờ để rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy những bài khó trong chương trình b. Thời lượng: 10 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: - Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. - Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. 2.2.Tháng 8.2012 5.2013: - Giáo dục kỹ năng sống, tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy a. Mục tiêu: Có kỹ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư tưởng HCM qua các môn học b. Thời lượng: 10 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới trẻ đang có chiều hướng sa sút. Do đó hiện nay việc đưa “ Giáo dục kĩ năng sống ” theo tư tưởng HCM vào nhà trường đã được Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm học 2010- 2011 cho đến nay là một việc làm cấp bách và cần thiết. Do đó việc lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu 2.3.Tháng 9.2012: - Bồi dưỡng kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy a. Mục tiêu: Sử dụng được các thiết bị, có biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học nhờ hỗ trợ của công nghệ thông tin, hướng dẫn sử dụng Excel, Smas. b. Thời lượng: 5 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học, CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập. CNTT có vai trò quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh. Có nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như: Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng, sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi, bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh Tuy nhiên, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. 2.4.Tháng 11.2012: Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THCS a. Mục tiêu: Có kiến thức cơ bản về hướng dẫn nghề nghiệp cho đồng nghiệp, xây dựng được kế hoạch thực hiện. b. Thời lượng: 5 tiết c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung d. Thu hoạch của cá nhân: Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đối với mỗi giáo viên. Về bản chất, phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. Thực tiễn dạy học đã khẳng định: những phương pháp giảng dạy tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc học sinh học cái gì và học như thế nào. Học cách dạy và làm việc để trở thành một giáo viên giỏi là cả một quá trình lâu dài. Kết quả của quá trình này như thế nào phụ thuộc vào mức độ tích cực của mỗi giáo viên trong việc phát triển những kiến thức nghề nghiệp cũng như các giá trị và quan điểm đạo đức nghề nghiệp của họ. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giúp hay hỗ trợ giáo viên xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm để phát triển sự thành thạo trong nghề. Theo đó, mục đích phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên là để trở thành người có ảnh hưởng tích cực, hiệu quả đến việc hình thành, phát triển hoạt động học và tự giáo dục của học sinh. + Tiếp thu kiến thức và kĩ năng qua tham dự các buổi chuyên đề do Phòng Giáo Dục hay nhà trường tổ chức. (5đ) - Các dạng toán ôn tập HKI đại 7 - GV thực hiện : Cô Trần Thị Thiên Kim - Dạy học một số tiết luyện tập HKII - GV thực hiện : Cô Phạm Yến Nhung - Các dạng toán về phân số HKII - GV thực hiện : Thầy Lê Sĩ Hùng + Vận dụng các kiến thức vào trong thực tế giảng dạy hay công tác đảm nhiệm. (5đ) Cụ thể: Qua các chuyên đề trên, tôi đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong công việc giảng dạy : - Khi dạy một tiết luyện tập, trước hết phải xác định vị trí của tiết luyện tập trong chương trình giáo dục phổ thông - Nắm được mục tiêu chung của tiết luyện tập - Cấu trúc tiết luyện tập 2. Khối kiến thức tự chọn. Nội dung bồi dưỡng 3: Thời lượng bồi dưỡng 60 tiết/giáo viên. Căn cứ vào Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/21011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX giáo viên THCS và kế hoạch BDTX năm học 2012 – 2013 của trường THCS Lam Sơn quy định CBQL và giáo viên thực hiện bồi dưỡng 04 mô đun sau: 3.1.Mô-đun THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực - Dạy học tích cực - Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực - Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. a. Mục tiêu: Vận dụng được các kĩ thuật và các phương pháp dạy học tích cực. b. Thời lượng: 10 tiết (Lý thuyết 2, Thực hành 3, tự học 5) c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung + tự học d. Thu hoạch của cá nhân: Nắm được các phương pháp dạy học theo hướng tích cực - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp đóng vai - Phương pháp động não 3.2.Mô-đun THCS 19: - Dạy học với công nghệ thông tin : Vai trò và ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học a. Mục tiêu: Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của CNTT. b. Thời lượng: 10 tiết (Lý thuyết 2, Thực hành 3, tự học 5) c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung + tự học d. Thu hoạch của cá nhân: - Ứng dụng công thông tin và truyền thông trong dạy học là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại - Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học - Tính sư phạm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học - Sử dụng có hiệu quả phần mềm Power Point trong việc soạn giảng giáo án điện tử. 3.3.Mô-đun THCS 24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học - Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu; hình thức kiểm tra; xây dựng ma trận đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm - Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao hiệu quả dạy học a. Mục tiêu: Sử dụng được các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học. b. Thời lượng: 10 tiết (Lý thuyết 2, Thực hành 3, tự học 5) c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung + tự học d. Thu hoạch của cá nhân: - Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá. “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó” - Đề kiểm tra đảm bảo tính mục tiêu: đề kiểm tra chỉ có giá trị khi các câu hỏi vừa diễn tả được nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình vừa phù hợp với mục tiêu. - Đảm bảo tính hệ thống toàn diện: câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và bao quát toàn bộ nội dung chương trình. - Đảm bảo tính chính xác, khách quan: có sự phân hóa trình độ học sinh nhằm phản ảnh đúng thực trạng dạy và học. - Đảm bảo kế hoạch đã lập từ trước. - Đảm bảo tính công khai: kiểm tra đánh giá phải công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để học sinh thấy được ưu nhược của bản thân để rút kinh nghiệm. - Kiểm tra đánh giá phải có tác dụng động viên sự cố gắng học tập của học sinh, đồng thời có tác dụng điều chỉnh quá trình dạy của học sinh. 3.4.Giáo dục pháp luật: Thực hiện định kỳ hàng tháng thông qua GV phụ trách pháp chế của đơn vị . a. Mục tiêu: Được cung cấp và tự trang bị kiến thức về các bộ luật cần thiết cho công việc và cuộc sống. b. Thời lượng: 30 tiết (Lý thuyết 1, Thực hành 20) c. Hình thức bồi dưỡng: tập trung + tự học d. Thu hoạch của cá nhân: - Nắm rõ về luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2013, nâng cao nhận thức về tác hại của khói thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và người hút thuốc lá từ đó làm thay đổi hành vi hút thuốc của tòan thể cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường - Hiểu được biển, đảo có tầm rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, đối với Việt Nam, là nước có trên 3260 km đường bờ biển, đi qua 28 tỉnh, thành phố nên việc nắm được những hiểu biết pháp luật về Biển đảo là điều hết sức quan trọng. - Nắm được luật giao thông đường bộ, luật công đòan VI. Những đề xuất ( với nhóm, tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trường - nếu có). Không DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Bình Thạnh, ngày 29 tháng 5 năm 2013 Người lập kế hoạch TÀO THỊ KIÊM LOAN . ngành: TOÁN Tổ chuyên môn: TOÁN - TIN Chức vụ: GIÁO VIÊN Lớp dạy: KHỐI 8 Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường. triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá của giáo viên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mình. III. Nguyên tắc: 1. Thực hiện nội dung bồi dưỡng bám sát Chương. Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên ( BDTX ) cho CBQL và giáo viên năm học 2012 – 2013 của nhà trường