1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn sử dụng phần mềm ProENGINEER

83 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 5,47 MB

Nội dung

hướng dẫn dùng phần mềm pro engineer từ cơ bản đến phức tạp...................................................................................................................................................................

Trang 1

Lời nói đầu

Pro/Engineer Wildfire 2.0 là phần mềm CAD/CAM giúp ta giải quyết từ đầu đến cuối công việc thiết kế và chế tạo ra một sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng một cách chính xác và hiệu quả.

Đầu tiên, Pro/Engineer Wildfire 2.0 hỗ trợ cho người kỹ sư thiết kế ra mẫu của sản phẩm

từ trong ý tưởng của anh ta Trong quá trình thiết kế, Pro/Engineer Wildfire 2.0 rất linh động cho phép sửa chữa những mẫu thiết kế dễ dàng và nhanh chóng.

Tiếp theo, sau khi đã hoàn chỉnh xong mẫu thiết kế, mẫu sản phẩm có thể là chi tiết nhựa, kim loại, thuỷ tinh hoặc ch i tiết dạng tấm để gia công dập hay uốn… Trong khấu này, người kỹ sư sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiết kế khuân của mình một cách dễ dàng, đơn giản và có độ chính xác cao.

Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất toàn bộ phần thiết kế cho bộ khuân để chế tạo r a sản phẩm, nó phải được đưa đi chế tạo Pro/Engineer Wildfire 2 lại giúp ta thực hiện việc gia công này bằng cách hỗ trợ người chế tạo, lập trình gia công tự động trên máy CNC.

Ngoài ra, Pro/Engineer Wildfire 2.0 cò n trợ giúp người thiết kế, thiết kế rồi lắp ráp các chi tiết với nhau và qua đó thấy được sự khớp hay không khớp của các chi tiết trong cụm chi tiết , một sản phẩm hay một máy móc nào đó để có thể hiệu chỉnh kích thước của các chi tiết một cách chính xác và nhanh chóng.

Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, số lượng các máy gia công dạng CNC rất phát triển và đang gia tăng về số lượng và đang gia tăng về số lượng với khuynh hướng nói chung là các công ty, cơ sở trong ngành cơ khí đều đang đổi mới công nghệ gia công để nâng cao độ chính xác và đẩy chất lượng sản phẩm lên bền hơn, đẹp hơn Vì thế, những người làm việc trong ngành thiết kế và chế tạo sản phẩm, đặc biệt là ngành cơ khí phải tìm cơ hội để nắm bắt phần mềm này.

Để góp phần nâng cao kiến thức về CAD/CAM cho sự phát triển của ngành cơ khí Việt Nam, tôi xin giới thiệu đến các bạn cuốn sách “giáo trình Pro/Engineer Wildfire” gồm các phần như sau:

Phần 1: Phần cơ bản

Bạn sẽ làm quen với Pro/E và tìm hiểu các chức năng vẽ, thiết kế , lắp ráp, tạo khuôn, lập trình gia công cùng nhiều các lệnh vẽ thiết kế cơ bản.

Phần 2: Phần nâng cao

Phần này, các bạn đi sâu vào nghiên cứu các lệnh vẽ nâng cao về Solid và Surface Bạn

sẽ thực hiện công việc thiết kế toàn bộ các chi tiết để lắp ghép thành một sản phẩm có hình dạng phức tạp và chúng có mặt xung quanh chúng ta và bạn sẽ hiểu sâu các tiện ích của Pro/E.

Phần 3: Thiết kế khuôn (Mold design)

Hướng dẫn đi sâu vào các kỹ thuật thiết kế hoàn chỉnh một bộ khuân ép nhựa, với một hoặc nhiều mặt phân khuân có hình dáng phức tạp.

Phần 4: Lập trình gia công khuôn (Manufacturing)

Bạn sẽ nghiên cứu cách thiết kế các chi tiết dạng tấm (Sheet Metal) và các khuôn đột, dập…Sau cùng là nghiên cứu cặn kẽ cách lập trình gia công cho CNC.

Trang 2

Trong cuốn sách này, tôi sử dụng Pro/Engineer Wildfire 2.0 (Pro/Engineer 2005) do đó để công việc học tập gặp nhiều thuận lợi thì bạn nên sử dụng máy tính có cấu hình:

Processor: Intel Pentium IV 2.4 Ghz, socket 478

Mainboard: Chipset Intel 865, bus 533 hoặc bus 800

Memory : DDRAM 512 Mb

Hard disk: 40 Gb

VGA Card 32 ữ 64 Mb

Màn hình Samsung Sync Master 17” với độ nét 1024x768

Nếu máy có cấu hình thấp hơn thì Pro/Engineer Wildfire 2.0 vẫn chạy nhưng chậm, khó thao tác

và ngược lại, nếu máy có cấu hình cao hơn, bạn sẽ làm việc thoải mái hơn.

Tuy nhiên trong cuốn sách này, với những tài liệu tôi thu thập được cộng với các kiến thức từ bộ help nên nhiều ngôn từ dịch chưa được sát nghĩa cho lắm Vì vậy, tôi rất mong được

sự đóng góp gần xa của các bạn để cuốn giáo trình này đ ược hoàn thiện hơn.

Hy vọng cuốn sách sẽ đem lại cho bạn nhiều điều bổ ích./

Tác giả

Trang 3

Phần I: Phần cơ bản

Bài 1: Bài mở đầu

I Khởi động Pro/Engineer Wildfire 2.0

Có hai cách khởi động Pro/Engineer Wildfire 2.0

+ Nhấp đúp vào biểu tượng Pro/Engineer W ildfire trên màn hình destop.

+ Nhấp Start  Programs  PTC  Pro/Engineer  Pro/Engineer Wildfire 2.0

Khi đó Pro/Engineer Wildfire 2.0 khởi động, màn hình có dạng như sau:

II Bắt đầu một thiết kế mới

1 Đặt tên và thiết lập đơn vị đo:

Từ menu File chọn New hoặc nhấp trái chuột vào nút Creat a new object ( ) trên thanh công

cụ chuẩn Xuất hiện hộp thoại New với phần mặc định Type là Part, Sub-type là Solid và tên của thiết kế mới được Pro/Engineer Wildfire 2.0 gợi ý là prt0001

Trang 4

Ta đổi tên nó thành BAIMODAU rồi click vào OK.

Màn hình khi đó có dạng:

2 Thiết lập đơn vị đo

Trang 6

5 Các lệnh xử lý file, điều khiển màn hình và màu.

Ta tìm hiểu các lệnh này thông qua các nút nhấn trên thanh tool bar như các hình sau:

1 Creat a new object: Tạo một file mới.

2 Open Object : Mở bản thiết kế có sẵn

3 Save Object: Lưu trữ bản thiết kế hiện hành

4 Print Object: In ấn

5 Spin Center on/off: Bật/ tắt trục tâm

6 Orient Mode on/off: Bật/ tắt hiệu ứng quay

7 Zoon in: Phóng to mẫu vẽ 8: Zoom out: Thu nhỏ mẫu vẽ.

9 Refit Object: Cho nhìn lại toàn bộ vùng vẽ 10: Reorient Model : Định hướng lại vùng nhìn

11 Save view list : Điều chỉnh lại hướng nhìn theo các hướng: Top, ritght hoặc Front

12 Set layer: Tạo các lớp cho sản phẩm.

13: Undo:

14: Redo 15: Copy: Copy một phần nào đó 16: Paste: Dán một phần nào đó 17: Paste Special: Dán ở chế độ đặc biệt 18: Wire frame: Cho mẫu vẽ thể hiện theo dạng kh ung dây 19: Hidden line: Thể hiện mẫu vẽ theo đường khuất

20: No hidden: Che khuất toàn bộ nét khuất của mẫu vẽ 21: Shading: Thể hiện mẫu vẽ theo cách tô bóng.

22: Model tree on/off: Bật hoặc tắt model tree

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Trang 7

- Lệnh Zoom: Phóng to hay thu nhỏ bản vẽ bằng xoay chuột giữa.

- Lệnh Rotation: Cho phép xoay vật thể trên màn hình, ấn nút giữa chuột + di chuyển chuột.

- Đưa mẫu vẽ về mặt phẳng chuẩn, ấn Ctrl + D.

6 Thay đổi màu cho mẫu vẽ

Pro/Engineer Wildfire 2.0 cho phép thay đổi màu mẫu vẽ h oặc từng mặt theo cách sau:

Từ menu bar chọn View  Color and Appearace, xuất hiện hộp thoại Appearace Editor.

Quan sát, ta thấy trên vùng Palette có một ô màu, đó là ô màu của mẫu vẽ hiện tại

Từ đây, muốn chọn màu cho cả mẫu vẽ ta chọn Surface hoặc All Surfaces trong thẻ Assignment, rồi chọn vào mẫu vẽ OK Phần Ref-color ta chọn một màu bất kỳ cho mẫu vẽ  Apply ta sẽ thấy mẫu chuyển sang màu vừa chọn.

7 Các lệnh thể hiện đối tượng trên Pro/Engineer Wildfire 2.0

+ Thay đổi màu của hệ thống:

Ta có thể thay đổi màu của vùng vẽ hay bất cứ màu của các Datum

Planes cho phù hợp với mắt của mình Chọn View  Display

Setting  System Colors Xuất hiện hộp thoại System Colors.

Bây giờ, ta sẽ đổi màu của vùng vẽ bằng cách nhấp chuột

vào ô vuông bên trái Background Xuất hiện hộp thoại Color

Editor.

Hãy sửa tất cả các giá trị của 3 thanh R, G, B bằng 0 rồi

chọn OK để trở về hộp thoại System Colors Sau đó nhấp bỏ phần

chọn ở ô Blended Background phía dưới

Bây giờ, vùng vẽ đã chuyển sang màu đen.

Ta có thể chuyển màu nền và màu chứ của các menu và

Toolbars trên màn hình bằng cách tương tự với lựa chọn UI

Background và UI Text.

Trang 8

+ Thay đổi màu của các thực thể:

Để thay đổi màu của các thực thể ta làm: Chọn View  Display Settings  System Color.

- Datum: Cho phép thay đổi màu của các hệ trục toạ độ, đường tâm hay đổi màu của mặt phẳng chuẩn

- Geometry: Cho phép đặt lại màu của các nét vẽ.

Chú ý: Sau khi thay đổi màu của các thực thể và đường nét, nếu muốn chọn lại màu mặt định của hệ thống thì nhấp vào nút Set to Initial.

+ Điều khiển Display Model:

Từ menu  View  Display Settings  Model Display Xuất hiện hộp thoại Model Display Hộp này cho phép thay đổi tốc độ phóng to hay thủ nhỏ hình ảnh khi Zoom.

Hãy sửa giá trị ô Minimum frame của vùng Animation while ReOrienting thành 25  OK và dùng thử các lệnh Zoom, tốc độ hình ảnh sẽ tăng lên rõ rệt.

8 Kiểm tra kích thước, diện tích và thể tích của mẫu vẽ.

+ Kiểm tra kích thước

Từ Menu  Analysis  Measure Xuất hiện hộp

thoại Measure, ở phần type chọn Curve Length và Definitinon

chọn Cuver/Edge.

Tiếp theo, chọn một cạnh nào đó của mẫu vẽ và quan sát kết

quả ở ô Result trong hộp thoại.

Muốn đo tổng chiều dài một chuỗi các cạnh, chọn

Definitinon là Chain và chọn các cạnh.

- Để đo khoảng cách chọn Distance

- Đo góc chọn Angle

- Đo đường kính chọn Diameter

- Đo diện tích Area trong phần Type

Trang 9

Muốn xem thể tích của mẫu thiết kế ta chọn Analysis  Model Analysis.

Chọn phần Type là Model Mass Properties, sau đó nhấp nút Computer  nhập số

đằng sau dấy phảy và xem kết quả ở ô Result.

9 Một số lệnh phụ trợ:

+ Xem thông tin của một số đôi tượng hình học:

Từ menu bar Infor  Feature Xuất hiện dòng

nhắc “ Select Feature or Component ”.

Hãy chọn một số đối tượng hình học, sẽ thấy hộp

thoại Information Window kèm theo các thông tin về đối

tượng đó bên trong Nhấp Close sau khi xem xong thông tin.

+ Xem toàn bộ thông tin về mẫu vẽ:

Từ menubar  Infor  Model Xuất hiện hộp

thoại Information Window kèm theo các thông tin về toàn bộ mẫu vẽ

+ Liệt kê danh sách toàn bộ các phần tử hình học

Từ menubar Infor  Feature List Xuất hiện hộp thoại Information Window cùng danh sách của các phần tử đã được tạo ra cho mẫu thiết kế.

10 Xuất file chuyển đổi dữ liệu để giao tiếp với các phần mềm khác:

Muốn các phần mềm khác đọc được các mẫu thiết kế trên Pro/Engineer Wildfire 2.0, ở hộp thoại Save a Copy hạy chọn đuôi là *IEGS hoặc các phần định dạng thích hợp khác trong danh sách.

III Sử dụng các công cụ vẽ Sketch.

Các lệnh vẽ phác sẽ xuất hiện khi ta bắt đầu tạo một Solid Protruction mới (tức là sau khi đã chọn mặt phẳng vẽ phác và chuyển sang vùng nhìn Sketch View ) hoặ c chúng ta sẽ tạo một bản vẽ phác Sketch như sau:

Click chọn File  New, chọn Sketch  OK.

Trang 10

2 Dựng hình học

a Point: Dựng điểm

b Lệnh line : Vẽ đường thẳng

- 2 point: Dựng đường thẳng qua hai điểm

- 2 tangents: Dựng đường thẳng qua hai tiếp tuyến

- Geometry: Dựng tiết diện

- Paralell: Dựng đường thẳng song song với một đường cho trước

- Center line: Dựng đường tâm cho tiết diện tròn xoay hoặc lấy đối xứng cho đối tượng

- Perpendicular: Dựng đường vuông góc với một đường thẳng cho trước

- Point/tangent: Dựng đường thẳng qua một điểm và một tiếp tuyến

- Vertical: Dựng đường thẳng đứng

- Horizontal: Dựng đường nằm ngang

Trang 11

Point Line Tiếp tuyến 2 đường song song

Hình chữ nhậtVuông góc

Tiếp tuyếnGiao nhau

c Lệnh Rectang: vẽ hình chữ nhật

d Lệnh Circle: Dựng đường tròn

- Geometry: Dựng đường tròn để xây dựng vật thể trong mặt phẳng dựng phác

- Contruction: Dựng đường tròn trong xây dựng

- Center/Point: Dựng đường tròn đồng tâm với một đường tròn cho trước

- 3 tangents: Dựng đường tròn tiếp tuyến với 3 đường khác

- Fillet: Dựng đường tròn tiếp tuyến với hai đường giao nhau

- 3 point: Dựng đường tròn đi qua 3 điểm

e Lệnh Arc: Dựng cung tròn.

- Tangent End: Dựng cung tròn tiếp tuyến với một điểm cuối

- Concentric: Dựng cung tròn đồng tâm với một đường tròn hoặc cung tròn khác

- 3 tangent: Dựng cung tròn qua 3 tiếp tuyến

- Fillet: Cung tròn bo hai đối tượng

- Center/Ends: Dựng cung tròn có tâm và điểm cuối

- 3 point: Dựng cung tròn qua 3 điểm

è Adv Geometry: Dựng các đường hình học phức tạp

- Conic: Dựng đường cônic

- Coord Sys: Các hệ toạ độ tham chiếu

- Elliptic Fillet: Dựng hình elip

- Spline: Dựng đường spline

- Text: Tạo ký hiệu chữ trên vật thể

- Axis Point: Xây dựng các điểm làm nền tảng cho các trục.

g Tạo các ràng buộc (Contrain)

- Create: Tạo các ràng buộc hình học

- Explain: Ghi các ký hiệu và diễn giải contrain cho các phần tử tham chiếu

- Strengthen: Xác lập các kích thước vững vàng bị tránh bị thay đổi tự động.

Trang 12

Trong Create có các lựa chọn:

- Same Point: Buộc các điểm này giống điểm kia (về mặt t oạ độ)

- Horizontal: Buộc các đường nghiêng trở thành đường thẳng ngang

- Vertical: Buộc các đường nghiêng trở thành đường thẳng đứng

- Point on Entity: Buộc một điểm trên một đường thẳng.

- Tangent: Buộc một đường cong tiếp tuyến với một đường khác.

- Perpendicular: Buộc vuông góc một đường thẳng hoặc cong.

- Paralell: Buộc song song với một đường thẳng.

- Equal Radii: Buộc có cùng bán kính với một cung tròn cho trước

- Equal Lengths: Buộc có cùng chiều dài với một đường cho trước.

- Symetric: Buộc hai điểm đối xứng qua một centerline.

- Line up Horizontal: Buộc điểm ngang hàng với điểm kia.

- Colinear: Buộc một đường nằm ngang hàng với một đường.

- Alignment: Buộc một điểm hoặc đường năm trên một điểm hoặc một đường khác.

h: Hiệu chỉnh (Geom Tools)

- Intersect: Chia hai một đường tại giao điểm của chúng.

- Trim: Cắt xén tạo góc, kéo dài đối tượng

- Bound: Cắt cụt đối tượng tại đường giao với chúng

- Length: Cắt hoặc kéo tạo chiều dài cho trước

- Incream: Kéo dài đường cho trước ra một đoạn

- Corner: Cắt xén hai cạnh giao nhau tạo thành góc

- Divide: Chia đối tượng hình học.

- Use Edges: Sử dựng cạnh cho trước tạo đối tượng

- Offset Edges: Sử dụng cạnh của một đối tượng cho trước để tạo một Sketch khác cách đều nó một khoảng.

- Mirror: Dựng một Sketch đối xứng với một Sketch cho trước

- Cosm Font: Trang trí Font chữ

- Replace: Thay thế Sketch cũ bằng một Sketch mới

- Move Entity: Di chuyển một đối tượng hình học.

- Drag Item: Di chuyển một đối tượng hình học bằng cách kéo thả.

- Drag Many: Di chuyển nhiều đối tượng hình học bằng cách kéo, thả.

Trang 13

- Lock All Dim: Khoá toàn bộ kích thước khi di chuyển.

ị Xoá các đối tượng : Delete.

Dùng để xoá các đối tượng.

- Delete Item: Xoá một đối tượng

- Delete Many: Xoá nhiều đối tượng

- Delete All: Xoá tất cả.

k Các lệnh hiệu chỉnh (Modify)

Dùng để hiệu chỉnh kích thước và hình dạng Sketch.

- Mod Entity: Hiệu chỉnh đối tượng hình học.

- Scale: Hiệu chỉnh thay đổi tỷ lệ.

- Drag Dim Val: Hiệu chỉnh bằng cách rê giá trị kích thước.

- Drag Entity: Hiệu chỉnh bằng cách rê đối tượng

- Drag Vertex: Hiệu chỉnh bằng cách rê đỉnh đối tượng

- Set Ancher: Thiết lập điểm neo cố định.

l Các lệnh ghi kích thước (Dimension)

Thông thường, kích thước được Pro/E lên một cách tự động nhưng trong đó có một kích thước không mong muốn và một số kích thước chưa thể hiện nên phải cung cấp thêm kích thước để hiệu chỉnh đối tượng.

- Copy Draw: Copy Section từ bản dựng 2 D.

- Inegrate: Giải quyết sự khác nhau giữa tiết diện nguồn và đích.

- Place section: Tạo một tiết diện từ Sketch có sẵn.

- Sec Environmental: Thiết lập môi trường dựng.

+ Display Verts: Hiển thị các điểm hình

+ Display Dim: hiển thị kích thước.

+ Display Contrs: Hiển thị các ràng buộc hình học.

+ Grid: Thay đổi lưới trợ giúp khi dựng.

Grid on/off: Tắt/ hiện lưới

Type: Kiểu lưới (Decarters hay cực).

Origin: Chọn vị trí đặt gốc toạn độ.

Params: Thay đổi tham số lưới.

+ Num digits: Hiển thị số thập phân (mặc định là 2)

+ Accuracy: Thay đổi độ chính xác tương đối (mặc định là 0.0012)

+ Sec Infor: Xem thông tin tiết diện.

Trang 14

Bài 2: Các lệnh thiết kễ mẫu vật thể cơ bản 3 chiều.

1 Lệnh Extrude:

Tạo khối 3D bằng cách quét một tiết diện 2D theo phư ơng vuông góc với tiết diện Lệnh Extrude có hai Option: Solid (khối đặc) và Thin (thành mỏng)

+ Solid (Khối đặc)

Trong Attributes có các lựa chọn:

- One side: Đùn về một hướng so với mặt được chọn vẽ phác.

- Both side: Đùn về hai hướng so với mặt được chọn vẽ phác.

Trong Setup SK PLN (tạo mặt phẳng vẽ phác) chọn DTM1, DTM2, DTM3 làm mặt phẳng vẽ phác Chọn hướng đùn  OK.

Sketch View: Bố trí khung nhìn cho vẽ phác.

Có các lựa chọn:

- Top: Mặt phẳng được chọn nằm ngang và nằm ở vị trí cao nhất

- Bottom: Mặt phẳng được chọn nằm ngang và nằm ở vị trí thấp nhất.

- Right: Mặt phẳng được chọn nằm thẳng đứng và nằm ở vị trí bên phải nhất.

- Left: Mặt phẳng được chọn nằm thẳng đứng và nằm ở vị trí bên tráI nhất

- Default: Mặc định khung nhìn mặt phẳng vẽ p hác (DTM3 nằm ngang và DTM1 nằm thẳng đứng)

- Specify Refs: Xác định toạ độ gốc tham chiếu, chọn hai mặt phẳng( hoặc cắt nhau và tốt nhất là hai mặt phẳng vuông góc với nhau)

- Direction: Hướng đùn, Flip để đảo hướng đùn

- Depth: Độ sâu đùn trong đó có các lựa chọn

+ One side: Đùn một hướng so với mặt phẳng vẽ phác + Both side: Đùn hai phía so với mặt phẳng vẽ phác + Thru Next: Đùn tới mặt phẳng kế tiếp

+ Thru All: Đùn xuyên suốt( chức năng này chỉ có hiệu lực khi cắt một đối tượng) + Thru Until: Đùn tới mặt phẳng chỉ định

+ Upto Pnt/Vrt: Đùn tới điểm hoặc dỉnh chỉ định + Up to Cuver: Đùn tới một đường cong chỉ định + Up to Surface: Đùn tới một mặt cong chỉ định

Cách thực hiện lệnh

1 Đặt tên và thiết lập đơn vị đo:

Từ menu File chọn New hoặc nhấp trái chuột vào nút Creat a new object ( ) trên thanh công cụ chuẩn Xuất hiện hộp thoại New với phần mặc định Type là Part, Sub-type là Solid và tên của thiết kế mới được Pro/Engineer Wildfire 2.0 gợi ý là prt0001

Trang 15

Ta đổi tên nó thành HOPDIENAMTUONG rồi click vào OK.

Màn hình khi đó có dạng:

2 Thiết lập đơn vị đo

Vào Edit  Setup Trên menu dọc PART SETUP chọn Unit Hộp thoại Unit Manager xuất hiện, chọn Milimetter Newton Second (mmNs) Chọn Set  Convert Existing Number (Same Size)  OK  Close  Done.

Trang 16

3 Vẽ hộp địên âm tường 3D.

a Tạo mẫu solid kích thước 85x85x32

Từ menu bar chọn Insert  Extrude hộp thoại Extrude xuất hiện.

Trang 17

Mặt vẽ phác xuất hiện kèm theo thẻ Refrences (có nghĩa là nó hỏi ta chọn mặt tham chiếu để ta

vẽ phác, nó mặt định là hai mặt Right và Top)  Close.

Chọn Sketch  Rectangle để vẽ hình chữ nhật có kích thước 85x85 như hình vẽ:

Trên hình chữ nhật vừa vẽ, Pro/E 2.0 nó tự động ghi kích thước theo mặt tham chiếu mà

ta chọn ở bước trước Muốn sửa lại kích thước theo ý muốn ta nháy đúp vào kích thước cần sửa

và hiệu chỉnh nó giống như hình vẽ Mỗi khi sửa xong nhấn Enter thì Pro/E tự động cập nhật kích thước mới một cách tự động Khi đã sửa xong ta nhấp vào để kết thúc việc vẽ phác màn hình khi đó xuất hiện.

Trang 18

Chi tiết lúc này có màu vàng và ta thấy mũi tên đang chỉ hướng xuống đồng thời

khoảng cách đùn là 216.51 Ta nhấp tổ hợp phím là Ctrl + D để đưa chi tiết về dạng 3D Ta cứ để mặc định hướng đùn là hướng xuống và nhấp đúp vào kích thước 216.51 sửa nó thành 32 xong rồi nhấp ta sẽ được hình sau:

Trang 19

Tương tự như các Option của Solid, trong các lựa chọn về xác định khung nhìn và mặt phẳng kích thước tham chiếu hoàn toàn giống nhau.

Trong phần Thin Option có lựa chọn cjiều dày và hướng đùn của chi tiết tuỳ theo yêu cầu của chi tiết để chọn hướng đùn hợp lý.

+ Flip : đổi hướng đùn

+ Both: thành mỏng đùn đều về hai phía

Chú ý:

- Dựng vật thể khối đặc đòi hỏi tiết diện kín

- Dựng vật thể đùn thành mỏng tiết diện có thể kín hoặc hở

3 Lệnh Revolve

Lệnh Revolve có chức năng tạo các vật thể tròn xoay.

Tương tự như các trong vật thể đùn trong Revolve cũng c ó hai Optinon là Solid (tạo khối đặc) và Thin (tạo thành mỏng).

Gocs quay (REV From) có thể là :

+ Variable: Một giá trị góc nhập vào

+ 90 độ

+ 180 độ

+ 270 độ

+ 360 độ

+ Up to Pnt/Vtx : Quay tới khi đụng vào một điểm hoặc một đỉnh xác định

+ Up to Plane: quay tới khi đụng một mặt phẳng

Chú ý:

- PhảI dựng một và chỉ một centerline mà thôi

- Với Option Solid: Tiết diện quét phảI kín và không vượt quá đường tâm

- Với Option Thin: Tiết diện quét có thể hở và không vượt quá đường tâm.

Trang 20

4 Lệnh Hole (tạo lỗ)

Trong Hole có các Option Straight và Sketch:

- Straight: Lỗ được tạo ra nhờ cắt bằng một tiết diện đùn hình tròn.

+ Linear: Lỗ có tâm được xác đinh từ hai cạnh hoặc mặt tham chiếu.

+ Radial: Tạo nhiều lỗ có tâm nằm trên đường tròn + Coaxial: Tạo lỗ đồng tâm với một trục

+ Diameter: Tạo lỗ có tâm tạu một điểm.

- Sketch: Lỗ tạo ra nhờ cắt một tiết diện tròn xoay.

Cách thực hiện lệnh:

Khởi động Pro/E tạo file mới thiết lập đơn vị đo là mm.

Từ menu bar  Insert  Extrude  Placement  Sketch Vẽ một hình chữ nhật

có kích thước là 100x50x20.

Từ menu bar  Insert Hole  Placement.

Chọn Primary (mặt cần tạo lỗ) ta chọn mặt trên của khối hộp.

Trong mục Secondary references (chọn mặt để xác định vị trí của lỗ)  ta phảI chọn hai mặt bên của khối hộp Chú ý khi chọn mặt thứ hai phải ấn Ctrl thì mới được Khi đó vị trí của lỗ được xác định bằng kích thước của hai mặt bên so với tâm của lỗ được chọn Ta chiệu chỉnh kích thước tuỳ theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào kích thước cần sửa rồi Enter.

Trong mục Shape là chọn các kiểu của lỗ Muốn hiệu chỉnh ta vào Shape và hiiêụ chỉnh lại cho đúng với ý đồ của ta.

Và ta chọn kiều đùn cắt xuyên suốt phô i khi đó chi tiết của ta có dạng như hình:

Trang 22

Cách thực hiện lệnh:

Khởi động Pro/E tạo file mới  thiết lập đơn vị đo là mm.

Từ menu bar  Insert  Extrude  Placement  Sketch Vẽ một hình chữ nhật

có kích thước là 100x50x20.

Từ menu bar  Insert Round.

Trang 23

Ta sửa bán kính bo thành 5 rồi chon các cạnh của hình chữ nhật  ta được hình chữ nhật có các cạnh đã được bo tròn.

- Dx45: Tạo góc vát 45 o với D là kích thước nhập vào.

- DxD: tạo góc vát với kích thước vát trên hai cạnh của chi tiết bẳng nhau.

- D1xD2: Tạo góc vát với hai kích th ước khác nhau.

+ Corner: Tạo góc vát với một đỉnh của chi tiết.

- Pick Point: Lựa chọn điểm trên cạnh để xác định chiều dài cần vát.

- Enter – input: Nhập giá trị độ dài cần vát từ bàn phím.

Cách thực hiện lệnh này ta làm tương tự như với lệnh Round

7 Lệnh Cut.

Lệnh Cut cho phép cắt chi tiết bằng phép trừ Boolen hai vật thể với nhau Vật thể mới tạo

ra có thể bằng cách: Extrude (đùn một tiết diện), Revolve (phép xoay một tiết diện), Sweep (quét một tiết diện), Blend (trùm), Use Q uilt (vật thể tạo từ mặt), Advaced (khối nâng cao).

Trang 24

Cách thực hiện lệnh.

a Thực hiện bằng lệnh Extrude:

Khởi động Pro/E tạo file mới thiết lập đơn vị đo là mm.

Từ menu bar  Insert  Extrude  Placement Define  Chọn mặt Front làm mặt vẽ phác  Sketch Vẽ một hình chữ nhật có kích thước là 100x50x20.

Từ menu bar  Insert  Extrude  Placement Chọn mặt trên của khối hộp làm mặt vẽ phác  Sketch Trong hộp thoại References chọn hai mặt đi qua tâm phôi làm măt phẳng tham chiếu Vẽ một hình tròn có kích thước là20.

Kết thúc vẽ phác bằng cách nhấp chuột vào  Trên hình xuất hiện:

Trang 25

Ta nhấp chuột vào nút Remove Material thì trên chỗ đường tròn vừa vẽ có hai mũi tên Mũi tên chỉ hướng xuống là mũi tên chỉ hướng cắt xuống còn mũi tên còn lại chỉ hướng cắt của vật liệu Trong mục Option ta cũng chọn giống như lệnh Extrude Sau khi chọn xong nhấp vào  ta sẽ được hình như mong muốn.

b Lệnh cắt với Revolve.

Cũng để hình chữ nhật trên Ta vào từ menu bar  Insert  Revolve  Placement

Define  Chọn mặt Top là mặt vẽ phác  Sketch Trong phần Sketch ta vẽ hình sau:

Nhấp  để kết thúc vẽ phác (Nhớ phải vẽ đường Centerline để xoay đó nhé).

Trang 26

Trước khi thực hiện lệnh này ta vẽ hình sau bằng h ai lệnh Extrude:

Từ menu bar  Insert Rib  Reference  Define  Chọn Top làm mặt vẽ phác  Sketch Trong mục References chọn đường sinh của trụ và mặt trên của khối hộp làm mặt tham chiếu Dùng lệnh line vẽ một đường chéo nối hai tiết diện với nhau.

Nhấp  để kết thúc vẽ phác.

Trang 27

Nhấp vào mũi tên chỉ hướng đùn vào trong đồng thời nhấp đúp vào bề dày của gân sửa lại theo ý của mình cho phù hợp Sau khi hiệu chỉnh xong nhấp  để kết thúc lệnh Ta được gân như hình.

Trước khi thực hiện lệnh này ta vẽ hình chữ nhật có kích thước 100x50x30.

Từ menu bar  Insert  Sell.

Ta chọn mặt trên của khối hộp rồi hiệu chỉnh bề dày của khối hộp ở đây tôi chọn bề dày bằng 2.

Trang 28

Muốn xem thử ta nhấp chuột vào đẻ xem Nếu được ta nhấp vào  để kết thúc lệnh.

10 Lệnh Draft.

Tạo mặt bíên dạng.

+ Draft hinges: Chọn mặt cố đinh.

+ Draft Sufaces: Chọn mặt biến dạng.

Trang 29

Trong mục Draft hinges chọn 4 mặt bên của hình chữ nhật Khi chọn các mặt nhớ phả i ấn

và giữ phím Ctrl rồi chọn.

Trong mục Draft Sufaces chọn vào mặt trên của khối hộp.

Nhập trị số góc vát đồng thời hiều chỉnh hướng vát bằng cách nhấp chuột vào các mũi tên và quan sát Khi đã hiệu chỉnh xong nhấp chuột vào  để kết thúc lệnh.

11 Lệnh Sweep.

Lệnh Sweep xây dựng vật thể bằng cách quét một tiết diện theo một quỹ đạo tuỳ ý Tiết diện quét luôn vuông góc với quỹ đạo.

Trong Sweep có các Option:

+ Add inn Fes: Đòi hỏi tiết diện kín và tiết diện hở.

+ No inn Fes: Tiết diện kín.

+ Megre End: Quỹ đạo đóng kín với mặt tiếp xúc.

+ Free End: Quỹ đạo không kín với mặt tiếp xúc.

Trang 30

Cách thực hiện lệnh.

Ta thiết kế tai của cốc uống nước.

Trước khi thực hiện lệnh này ta vẽ trước cốc uống nước bằng các lệnh Revolve, Round R10 và Sell với bề dày thành là 2mm như hình:

Từ menu bar  Insert  Sweep  Protrusion Xuất hiện hộp thoại Protrusion Sweep cùng thanh Menu Manager Trong mục Sweep Traj có hai lựa chọn là Sketch Traj và Select Traj.

Với Sketch Traj : Dùng khi chưa có đường dẫn để quét nên ta phảI vẽ, còn Select Traj dùng khi đã có sẵn đường dẫn.

Trong trường hợp này ta chọn Sketch Traj (nghĩa là ta phảI vẽ một đường dẫn) Xuất hiện SETUP SK PLN  Setup New  Plane  Select ( có nghĩa là yêu cầu ta chọn mặt phẳng để ta thực hiện vẽ đường dẫn) ta chọn mặt Pront làm mặt vẽ phác  Okay  Default Mặt vẽ phác xuất hiện Trong mục References chọn đường sinh của cốc làm mặt tham chiếu.

Dùng lệnh Spline vẽ một đường cong như hình vẽ:

Trang 31

Nhấp chuột vào  để kết thúc vẽ phác đường dẫn Xuất hiện hộp thoại ATTRIBUTES có hai lựa chọn

+ Megre End: Quỹ đạo đóng kín với mặt tiếp xúc

+ Free End: Quỹ đạo không kín với mặt tiếp xúc

Ta chọn Megre End  Done để mặt quét tiếp xúc vào thành của chiếc cốc Xuất hiện mô i trường Sketch yêu cầu ta vẽ Section để quét Ta vẽ một đường tròn có đường kính9 tại hai đường giao nhau như hình:

Nhấp chuột vào  để kết thúc việc vẽ phác và quay trở về hộp thoại Protrusion Sweep, chọn Preview xem đã được chưa Nếu được rồi nhấp chọn OK đế kết thúc lệnh vừa vẽ.

Chi tiết sau khi vẽ xong có dạng:

Trang 32

+ Paralell: Trùm các tiết diện song song.

+ Rotational: Các tiết diện trùm được xác định bằng một góc xoay tương đối so với trục Y

và cách gốc toạ độ một khoảng cho trước trong mặt Sketch.

+ General: Các tiết diện trùm lệch một góc so với 3 trục XYZ.

+ Regular Sec: Các tiết diện được tạo ra trên cùng một mặt Sketch.

+ Project Sec: Các tiết diện được tạo ra bằng phép chiếu mộ t tiết diện lên một mặt phẳng

được chọn.

+ Select Sec: Chọn các tiết diện có sẵn trên chi tiết.

+ Sketch Sec: Vẽ tiết diện trực tiếp trên mặt Sketch.

+ Stragh: Nối các mặt trùm bằng mặt phẳng.

+ Smooth: Nối các mặt trùm bằng mặt cong.

+ Open: Khối trùm hở hai đầu.

+ Close: Khối trùm kín hai đầu.

Chú ý: Khi vẽ các Section trên cùng một mặt vẽ phác (Regular Sec) sau khi hoàn tất Section phải báo cho Pro/E biết bằng cách chọn Sketch  Feature Tool  Toggle Section.

Với các tiết diện có hình dạng khác nh au phải chia đường bao tiết diện để có cùng số Segment.

Trong Rotational, các tiết diện không song song mà quay đi một góc so với trục Y, vị trí của mặt được xác định bằng goc quay và khoảng cách từ gốc toạ độ tới tiết diện.

Cách thực hiện lệnh:

a Blend – Parallel.

Từ menu bar  Insert  Blend  Protrusion Xuất hiện hộp thoại Menu Manager và hộp thoại BLEND OPTS chọn Parallel  Regular Sec  Sketch Sec  Done Xuất hiện hộp thoại ATTRIBUTES chọn Straght  Done.

Xuất hiện tiếp hộp thoại SETUP SK PLN chọn Setup New  Plane  Select (có nghĩa là chọn mặt phẳng để ta thực hiện vẽ phác tiết diện) Chọn mặt Front làm mặt vẽ phác  OK  Default Xuất hiện tiếp hộp Refrences, chọn hai mặt TOP và RIGHT làm mặt tham chiếu.

Dùng lệnh Rectangle vẽ một hình chữ nhật có kích thước 100x100 như hình:

Trang 33

Vẽ xong rồi chọn Sketch  Feature Tools  Toggle Section (để báo cho Pro/E biết rằng

ta vừa kết thúc Section thứ nhất và chuẩn bị cho việc vẽ Setion thứ 2) Quan sát hình bây giờ ta thấy hình chữ nhật lúc trước nó bị mờ đi.

Tiếp theo ta cũng vẽ tương tự như lúc trước là vẽ một hình chữ nhật nữa có kích thước 50x50.

Vẽ xong lại vào Sketch  Feature Tools  Toggle Section (để báo cho Pro/E biết rằng ta vừa kết thúc Section thứ hai và chuẩn bị cho việc vẽ Setion thứ 3).

Ta lại vẽ thêm hình chữ nhật thứ 3 có kích thước 100x100 Vẽ xong ta nhấp chuột vào 

để kết thúc lệnh vẽ các Section.

Khi đó xuất hiện dòng nhắc ở dòng cuối màn hình Enter DEPTH for Section 2 Giá trị mặc

định của nó là 17.6777 Có nghĩa là Pro/E yêu cầu ta phải nhập khoảng cách từ Section 1 tới section 2.

Tại đây ta nhập 100 mm Nhập xong nhấp chuiột vào  đề chấp nhận kết quả.

Nó lại xuất hiện dòng nhắc tương tự ở cuối màn hình, nó cũng hỏi ta nhập giá trị khoảng cách từ Section 2 đến Section 3 Ta nhập vào 200mm.

Quay trở về hộp thoại PROTRUSION: Blend Ta nhấp chuột vào thẻ Preview Quan sát thấy hình có dạng:

Trang 34

Có nghĩa là ta vừa Blend 3 tiết diện hình chữ nhật ở các khoảng cách 100 và 200mm Nhưng ở đây mặt trùm là mặt phẳng.

Nếu muốn sửa thành mặt trùm là tiết diện cong thì ở hộp thoại PROTRUSION: Blend ta nhấp đúp vào mục ATTRIBUTES chọn Smooth  Done và lại vào Preview quan sát thấy mặt trùm bây giờ là đường cong.

Muốn sửa khoảng cách các Sections ta lại nhấp đúp vào mục Depth và sửa lại các kích thước rồi quan sát thấy khoảng cách thay đổi Sau khi đã ưng ý rồi ta nhấp chuột chọn OK để kết thúc lệnh.

b Blend – Rotational.

Từ menu bar  Insert  Blend  Protrusion Xuất hiện hộp thoại Menu Manager và hộp thoại BLEND OPTS chọn Rotational  Regular Sec  Sketch Sec  Done Xuất hiện hộp thoại ATTRIBUTES chọn Straght  Open  Done.

Xuất hiện tiếp hộp thoại SETUP SK PLN chọn Setup New  Plane  Select (có nghĩa là chọn mặt phẳng để ta thực hiện vẽ phác tiết diện) Chọn mặt Front làm mặt vẽ phác  OK  Default Xuất hiện tiếp hộp Refrences, chọn hai mặt TOP và RIGHT làm mặt tham chiếu.

Dùng lệnh Rectangle vẽ một hình chữ nhật có kích thước 50x50

Đồng thời khi vẽ xong hình chữ nhật ta phải vẽ thêm một hệ trục toạ độ Decarter nằm ngoài Section như hình vẽ bằng cách vào Sketch  Coordanate System rồi chọn ra ngoài hình chữ nhật rồi hiệu chỉnh kích thước theo hình

Trang 35

Nhấp chuột vào  đề kết thúc việc vẽ phác Section thứ nhất Xuất hiện dòng nhắc ở cuối màn hình:

Có nghĩa là Pro/E hỏi ta muốn xoay trục Y cho tiết diện 2 so với tiết diện 1 một góc là bao nhiêu độ Ta chọn xoay đi 100 độ Nhấp  để chấp nhận.

Bây giờ trên màn hình xuất hiện một vùng vẽ phác mới, vùng vẽ phác này không có hai trục tâm Ta vẽ hình chữ nhật có kích thước 25x25 như hình:

Vẽ xong hình chữ nhật ta lại phải vẽ một hệ toạ độ XYZ ra ngoài hình chữ nhật như hình:

.

Vẽ xong nhấp  để kết thuc việc vẽ Section 2.

Trang 36

Xuất hiện dòng nhắc Continue to next section? (có nghĩa là nó hỏi ta có muốn vẽ thêm Section nữa không) Tại đây ta chọn vẽ thêm một Setion nữa bằng cách chọn Yes Lại xuất hiện dòng nhắc nhập giá trị góc xoay của trục Y cho Section 3 so với Section 2 Ta nhập vào 120 độ rồi OK.

Lại xuất hiện thêm một vùng vẽ phác nữa giống như bước 2 Ta vẽ thêm một hình chữ nhật có kích thước 50x50 nữa giống như bước 2 và phải nhớ là phải vẽ hệ trục toạ độ nhé.

Vẽ xong nhấp  để kết thúc việc vẽ Setion 3 Nó lại xuất hiện dòng nhắc Continue to next section? Bây giờ ta không muốn vẽ thêm nữa thì ta chọn No.

Quay trở về hộp thoại PROTRUSION: Blend Ta nhấp chuột vào thẻ Preview Quan sát thấy hình

có dạng:

Trang 37

Trong thẻ Protrusion Blend chọn ATTRIBUTES chọn Smooth  Close  Done và lại vào Preview quan sát hình sẽ khác như thế nào nhé.

Nhấp chọn OK để kết thúc lệnh vẽ Blend – Rotational.

Chú ý: Lệnh Blend Rotational khác với Blend – Parallen ở chỗ yêu cầu ta xác định vị trí tương đối giữa các tiết diện, được xác định bằng góc xoay của mặt phẳng chứa tiết diện vẽ xung quanh trục Y cùng khoảng cách từ gốc toạ độ đến tiết diệ n đó Một điểm cần lưu ý là gốc toạ độ phải nằm bên ngoài tiết diện và góc xoay là ngược chiều kim đồng hồ và luôn luôn dương.

Xuất hiện tiếp hộp thoại SETUP SK PLN chọn Setup New  Plane  Select (có nghĩa là chọn mặt phẳng để ta thực hiện vẽ phác tiết diện) Chọn mặt Front làm mặt vẽ phác  Okay  Default Xuất hiện tiếp hộp Refrences, chọn hai mặt TOP và RIGHT làm mặt tham chiếu.

Dùng lệnh Rectangle vẽ một hình chữ nhật có kích thước 25x25 và vẽ hệ trục toạ độ Decarter như hình:

Trang 38

Nhấp chọn  để kết thúc vẽ section 1 Xuất hiện dòng nhắc.

Enter x_axis rotating angle for section 2? (có nghĩa là Pro/E yêu cầu nhập góc xoay của trục x để vẽ Section 2 so với Section 1) Tại đây ta nhập góc bằng 45 độ.

Nhấp  để chấp nhận trị số cho trục x.

Lại xuất hiện dòng nhắc yêu cầu nhập giá trị cho trục y và trục z Ta cũng nhập 2 góc là

45 độ.

Nhập xong, trên màn hình xuất hiện vùng vẽ phác mới Ta vẽ thêm một Sectio n nữa là hình chữ nhật có kích thước 25x25 như hình:

Trang 39

Nhớ là phải vẽ thêm hệ trục toạ độ x, y, z vào tâm của hình chữ nhật nhé.

Nhấp  để kết thúc lệnh vẽ Section 2.

Xuất hiện dòng nhắc.

Enter x_axis rotating angle for section 2? (có nghĩa là Pro/E yê u cầu nhập góc xoay của trục x để vẽ Section 3 so với Section 2) Tại đây ta nhập góc bằng 45 độ.

Nhấp  để chấp nhận trị số cho trục x.

Lại xuất hiện dòng nhắc yêu cầu nhập giá trị cho trục y và trục z Ta cũng nhập 2 góc là

45 độ.

Trên màn hình xuất hiện vùng vẽ phác mới Ta vẽ thêm một Section nữa là hình chữ nhật

có kích thước 25x25 như hình:

Trang 40

Nhấp  để kết thúc vẽ Section 3 Nhấ p xong, dưới cùng của màn hình xuất hiện dòng nhắc hỏi ta có muốn vẽ thêm một Section nữa không Ta chọn No.

Xuất hiện dòng nhắc:

Pro/E yêu cầu nhập khoảng cánh giữa Section 1 và section 2 Ta nhập 100

Nó lại yêu cầu nhập tiếp khoảng cách giữa Section 2 và Section 3 Ta nhập 200.

Trở về hộp thoại Protrusion Blend Nhấp vào thẻ Preview thấy hình có dạng:

Ngày đăng: 02/02/2015, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w