1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về lịch sử chất thải rắn

57 823 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 435,34 KB

Nội dung

Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI RẮN 4 1.1.Chất thải rắn 4 1.1.1.Khái niệm 4 1.1.2.Phân loại 5 1.2. Phát sinh chất thải rắn và các vấn đề môi trường liên quan đến chất thải rắn: 6 1.2.1. Phát sinh chất thải rắn 6 1.2.2.Các vấn đề môi trường liên đến chất thải rắn: 18 CHƯƠNG 2 PHÂN KỲ CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN THẾ GIỚI 23 2.1. Tình hình chung trên thế giới 23 2.1.1. Phát sinh chất thải rắn ở châu Á 28 2.1.2. Thành phần chất thải rắn đô thị 30 2.1.3. Tiêu huỷ chất thải 30 2.2. Tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước 31 2.2.1. Singapore 31 2.2.2. Thái Lan 32 2.2.3.Malayxia 33 2.2.4.Trung Quốc 36 2.2.5.Hồng Kông 37 2.2.6.Thụy Điển 40 2.2.7.Bungari 42 CHƯƠNG 3 TIẾP CẬN VỀ PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM THEO CÁC GIAI ĐOẠN 47 3.1.Tình hình phát sinh 47 3.2.Phương án công nghệ để quản lý chất thải rắn ở Việt Nam theo các giai đoạn 47 Trang 1 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn 3.2.1.Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn 47 3.2.2.Các giai đoạn của công nghệ để quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 Trang 2 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn LỜI NÓI ĐẦU Chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các hoạt động sống của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, đặc biệt là trong xã hội công nghiệp. Cùng với các dạng chất thải khác như: nước thải và khí thải, chất thải rắn nếu không được quản lý và xử lý nghiêm túc sẽ có khả năng gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Do đó, chất thải rắn đã trở thành vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội và cần được quan tâm quản lý thu gom triệt để, vận chuyển an toàn và xử lý hiệu quả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Vì vậy, quản lý và xử lý chất thải rắn là một vấn đề cần thiết cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống của con người. Xử lý CTR là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý CTR đóng vai trò quan trọng trong BVMT - PTBV, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ CTR (nếu không xử lý hoặc xử lý không hiệu quả, không đúng quy trình, yêu cầu), mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua, nước ta đã áp dụng một số công nghệ để xử lý CTR. Tuy nhiên, rất nhiều đô thị vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp Trang 3 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn CHƯƠNG 1: PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI RẮN 1.1.Chất thải rắn 1.1.1.Khái niệm Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.(Theo 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn) Chất thải rắn là bao gồm các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng. (Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Quản lý và xử lý chất thải rắn, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh) Trang 4 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác“Chất thải rắn là một trong các loại chất thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ trong cuộc sống hàng ngày bao gồm tất cả những vật chất từ đồ ăn, đồ dung, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế,… mà con người không dùng nữa và thải ra.” 1.1.2.Phân loại 1.1.2.1 Theo nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên. Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí) Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch. Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra. Chất thải y tế: là các phế phẩm sinh ra từ các cơ sở y tế, bệnh viện như: bông băng, kim tiêm, ống chích… 1.1.2.2 Theo vị trí phát sinh Chất thải rắn (CTR) đô thị: bao gồm CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR xây dựng, CTR y tế…do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống Chất thải rắn (CTR) nông thôn: bao gồm CTR nông nghiệp, CTR xây dựng, CTR y tế… 1.1.2.3 Theo tính chất nguy hại Chất thải rắn nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Trang 5 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn Chất thải rắn không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị…. 1.1.2.4 Theo đặc tính tự nhiên CTR vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng nói chung,… CTR hữu cơ; gồm cây cỏ , lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, giấy, xác súc vật, phân gia súc, gia cầm,… CTR độc hại: là phế thải gây độc hại cho con người và môi trường và môi trường như pin, bình ắc qui, hóa chất, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, kim tiêm,… 1.2. Phát sinh chất thải rắn và các vấn đề môi trường liên quan đến chất thải rắn: 1.2.1. Phát sinh chất thải rắn 1.2.1.1.Trong quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa Ở Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7 %/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người. Từ năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không Trang 6 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp [1]. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị. Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Trang 7 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày;Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày. Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Tổng lượng CTRSH đô thị năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. 1.2.1.2.Phương pháp khảo sát xác định tốc độ phát sinh chất thải rắn từ hộ gia đình - Khảo Sát Xác Định Tốc Độ Phát Sinh Chất Thải Rắn Từ Hộ Gia Đình Cách thức tổ chức khảo sát, đo đạc, lấy mẫu để xác định tốc độ phát sinh từ hộ gia đình sẽ thay đổi tùy theo mục đích sử dụng số liệu thu thập được cũng như phương án quy hoạch quản lý CTRĐT của khu vực trong tương lai. Để đơn giản và dễ hiểu, trong phần này sẽ trình bày phương pháp khảo sát cho hai trường hợp: (1) không thực hiện Trang 8 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn phân loại CTR tại hộ gia đình trước khi thu gom và (2) CTR từ hộ gia đình sẽ được phân loại thành hai thành phần (rác thực phẩm và phần còn lại) trước khi thu gom. Trường hợp 1- Không thực hiện phân loại chất thải rắn từ hộ gia đình Công tác khảo sát, lấy mẫu xác định tốc độ phát sinh CTR từ hộ gia đình có thể được tiến hành theo các bước sau đây: - Bước 1 – Thu Thập Số Liệu. Thu thập những thông tin chung về khu dân cư cần khảo sát bao gồm: bản đồ hành chính khu vực khảo sát, diện tích, số hộ gia đình, dân số, mật độ dân số, sự phân bố dân cư trên địa bàn (có thể xác định đơn giản bằng thông số bao nhiêu phường/quận, số khu phố/phường, số tổ dân phố/khu phố), khu trung tâm, khu nhà ổ chuột, nhà chung cư, nhà biệt thự, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Các thông số này giúp việc xây dựng mạng lưới lấy mẫu được đồng đều và thể hiện tính đặc trưng của khu dân cư khảo sát. - Bước 2-Xây Dựng Mạng Lưới Khảo Sát Lấy Mẫu. Mạng lưới khảo sát lấy mẫu phải được phân bố đồng đều trong toàn khu vực khảo sát và cho phép xác định giá trị đặc trưng theo phương pháp xác suất thống kê. Do đó, tùy theo thời gian và kinh phí cho phép, số lượng mẫu khảo sát càng nhiều, độ chính xác của kết quả thu được càng cao. Dựa trên tổng số hộ gia đình hiện có trong khu vực, xác định số hộ gia đình cần khảo sát. Nếu tính theo giá trị phù hợp về mặt xác suất, số lượng hộ gia đình khảo sát phải chiếm khoảng 30% tổng số hộ hiện có trong khu vực. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, đối với những khu dân cư lớn với tổng số hộ dân lên đến vài chục ngàn hộ (ví dụ 35.000 hộ), chỉ cần khảo sát 10% tổng số hộ này, số lượng hộ gia đình cần khảo sát cũng đã rất lớn (trong ví dụ này là 3.500 hộ). Đó là chưa kể, đối với mỗi hộ gia đình, việc khảo sát lấy mẫu còn phải đặc trưng cho các thời điểm khác nhau trong tuần, giữa các tuần khác nhau trong tháng, giữa các tháng khác nhau trong năm và đặc biệt vào các dịp lễ tết. Vì vậy, ở mỗi khu dân cư, số lượng hộ gia đình khảo sát nếu có thể bố trí từ 500-1.000 hộ là đạt yêu cầu. Với tổng số hộ gia đình phải khảo sát đã chọn, xác định số hộ gia đình phải khảo sát cho từng khu vực trong khu dân cư, cụ thể: số hộ/phường, số hộ/khu phố, số hộ/tổ dân phố. Nếu không quan tâm đến đặc điểm nhà ở (nhà thấp tầng, nhà cao tầng, chung cư, Trang 9 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn biệt thự, nhà ở đường phố chính, nhà ở các đường hẻm, nhà gần kênh rạch,…) hay thu nhập (hộ có thu nhập thấp, trung bình và cao), các hộ gia đình khảo sát sẽ được chọn ngẫu nhiên. Nếu quan tâm đến những đặc điểm kể trên, hộ gia đình khảo sát ở từng khu vực phải được thiết kế sao cho có thể lấy mẫu đặc trưng với các đặc điểm đã liệt kê. Vị trí của các hộ gia đình khảo sát sẽ được chọn một cách tương đối dựa vào mạng lưới đường phố thể hiện trên bản đồ và xác định lại địa chỉ chính xác khi triển khai khảo sát thực tế. - Bước 3-Xác Định Chu Kỳ Khảo Sát Lấy Mẫu. Khối lượng rác phát sinh ở từng hộ gia đình sẽ thay đổi theo sinh hoạt của gia đình giữa các ngày khác nhau trong tuần, trong tháng và năm. Do đó, không thể có số liệu đặc trưng khi chỉ tiến hành lấy mẫu phân tích một lần. Chu kỳ khảo sát lấy mẫu phải thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR của hộ gia đình, cụ thể như sau: + Do sinh hoạt của người dân giữa các ngày khác nhau trong tuần không giống nhau. Những ngày làm việc (từ thứ hai đến thứ sáu) thường không có nhiều thời gian để tổ chức họp mặt gia đình, gặp gỡ bạn bè, nấu nướng các món ăn đặc biệt, trong khi đó, điều này thường xảy ra vào những ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy và chủ nhật). Đây là một trong những lý do làm cho khối lượng rác ở một số hộ gia đình vào những ngày nghỉ cuối tuần sẽ cao hơn những ngày khác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, các gia đình tổ chức đi chơi xa hoặc về quê thăm bố mẹ, ông bà,… nên vào ngày cuối tuần lại không có rác. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng một số cán bộ, công nhân,… vẫn phải làm việc sáng thứ bảy hay cả ngày thứ bảy nên ở nhiều hộ gia đình các hoạt động này chỉ tập trung vào ngày chủ nhật. Vì vậy, khối lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình phải được khảo sát giữa ngày làm việc và ngày nghỉ cuối tuần. Chu kỳ khảo sát có thể thực hiện như sau: một ngày làm việc (có thể chọn một trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu) và hai ngày cuối tuần (cả thứ bảy và chủ nhật). Như vậy, với yếu tố này, số mẫu lấy ở mỗi hộ gia đình đã là 3 mẫu. + Giữa các tháng mùa hè (mùa nắng) và các tháng mùa mưa, khối lượng CTR phát sinh từ hộ gia đình cũng khác nhau, đặc biệt vào những tháng là mùa của một loại trái cây nào đó hay vào mùa thu hoạch thủy hải sản. Vào các tháng mùa mưa, các loại thực phẩm tươi sống cũng khác và một phần do thời tiết mọi thứ đều trở nên ướt hơn, kể cả rác. Trang 10 [...]... vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày (World Bank, 1999) Chất thải rắn thường được nhóm loại theo chất thải rắn đô thị và Trang 28 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn chất thải công nghiệp trên cơ sở nguồn phát sinh Chất thải rắn và chất thải rắn đô thị được định nghĩa rất khác nhau giữa các nước và vùng... thoái hóa đất Trang 22 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn CHƯƠNG 2 PHÂN KỲ CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN THẾ GIỚI Các giai đoạn quản lý chất thải rắn trên thế giới được mô tả qua biểu đồ bên dưới Hình 2.3: Các giai đoạn quản lý, xử lý chất thải rắn của TG trước đây và ngày nay Năm 2004 đã đánh dấu bước tiến bộ của cả thế giới trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môi... dòng chât thải rắn đô thị 2.1.3 Tiêu huỷ chất thải Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu huỷ vì chi phí rẻ Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90% Tỷ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (TQ) vào loại cao nhất, khoảng 60-80% Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất, khoảng trên 40% Trang 30 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn Các bãi... sinh chất thải rắn Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng Chất thải rắn đô thị của Trung Quốc chứa một lượng lớn tro thải ( gần 25 triệu tấn /năm hoặc chiếm 13%) lượng chất thải hữu cơ chiếm 40 -65% Chất thải là giấy, nhựa và giấy phủ nhựa tăng nhanh Các nước phát triển, như Hoa Kỳ hoặc EU có lượng chất thải giấy trong chất thải rắn đô thị cao gấp 10 lần so với Trung Quốc Ước tính khoảng 20% chất thải rắn. .. Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản quy định chất thải rắn đô thị bao gồm một phần chất thải công nghiệp Trong khi đó, Hồng Kông coi chất thải công nghiệp thuộc chất thải rắn đô thị Tỷ lệ chất thải gia đình trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002), 78% ở Hồng Kông (kể cả chất thải thương mại), 48% ở Philipine và 37%... Tái chế >20% 15% Biến chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai sử dụng tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon Thiêu đốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất năng lượng cung cấp cho các Trang 25 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn nhà máy và nhà ở Năng lượng sản xuất ra nhiều hơn năng lượng được sử dụng để vận hành... dụ, năng lực thu gom chất thải rắn độ thị của Ấn Độ là 72,5%; Malaixia: 70%; Thái Lan: 70-80%; và Philipin: 70% ở đô thị và 40% ở nông thôn Trang 29 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ thành công về tăng trưởng kinh tế và duy trì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDP cao Năm 2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã... lượng chất thải đang gia tăng Tỷ lệ thu gom có chọn lọc chất thải đô thị và chất thải công nghiệp không nguy hại đang tăng lên ở tất cả các nước, cao hơn 45% so với chất thải đô thị ở một số nước châu Âu Căn cứ vào các số liệu thống kê về số lượng giấy, nhựa và thủy tinh được thu hồi từ chất thải đô thị, ước tính lượng chất thải loại này ở châu Âu hiện nay là hơn 50 triệu tấn Từ chất thải công nghiệp, tổng. .. Philipin cấm thiêu đốt chất thải rắn đô thị, chất thải y tế và chất thải nguy hại, theo quy định của Đạo luật Không khí sạch năm 1999, RA8749 Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu huỷ chủ yếu Ấn Độ và Philipine ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh Tại hầu hết các nước, tái chế chất thải đang ngày càng được coi trọng 2.2 Tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước 2.2.1... Flora - công ty quản lý chất thải của tư nhân – Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)và công chúng, tỷ lệ tái chế đã đạt được ít nhất là 3% và có thể lên tới 5% Bên cạnh việc ủ phân Trang 35 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn hay thu hồi, phương pháp khác sẽ là xử lý nhiệt để thu hồi năng lượng thông qua sản xuất nhiên liệu từ chất thải (RDF) Quy trình này sử dụng một phần chất thải rắn dễ cháy làm các viên . thích hợp Trang 3 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn CHƯƠNG 1: PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI RẮN 1.1 .Chất thải rắn 1.1.1.Khái niệm Chất thải là toàn bộ. Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI RẮN 4 1.1 .Chất thải rắn 4 1.1.1.Khái. khí. Trang 5 Tổng Quan Về Lịch Sử Chất Thải Rắn Chất thải rắn không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh

Ngày đăng: 02/02/2015, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w