KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về loài
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA
BỘ MÔN HÓA CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG
(NGÃ BA DẦU GIÂY – PHAN THIẾT)
GVHD: NGUYỄN VĂN BỈNH SINH VIÊN: NGUYỄN CÔNG DƯƠNG
MÃ SỐ SINH VIÊN: K37.106.012
Trang 2LỚP: HÓA 2C
2013 - TP HỒ CHÍ MINH
1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về loài và các chu trình vật chất
2 ĐẶC ĐIỂM – CHỨC NĂNG
Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật)
và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ ) Tùy theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như chưa được khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó)
Hệ sinh thái có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác)
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái
I CÁC HỆ SINH THÁI THỰC VẬT VEN QUỐC LỘ 1A TRONG QUÁ TRÌNH ĐI KHẢO SÁT
Hệ sinh thái ở đây cũng tương đối đa dạng, do có vùng đất đỏ bazan màu mỡ tập trung chủ yếu với hàm lượng Nitơ, Kali, Liti, cao, dẫn đến nguồn đất tốt Cho phép phát triển các loại cây trồng lâu năm, đặc biệt phù hợp nhất là cây cao su, do cây cao su ưa chất hơi chua Rất phù hợp với khí hậu nhiệt đớt gió mùa Hơn nữa vì nằm trong khu vực nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, nên đất đai ở đây màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)
Trang 3Vì thế nơi đây đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
Có nhiều yếu tố giúp cho thảm thực vật nơi đây đa dạng phong phú, nhưng đóng vai trò to lớn nhất, chính là nguồn tài nguyên nước Với nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào, từ trên các đòi núi thấp chảy xuống Làm cho thảm thực vật nơi đây xanh tốt
Với khí hậu và điều kiện đất như thế giúp cho nhiều thực vật sống Một vài ví dụ sau đây
sẽ giúp ta hiểu rõ hơn
- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông
và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng
F Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200m Bao gồm các đồi bazan, Bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80 Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám
F Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét
Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc <
8o, 92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc >15o chiếm khoảng 8% Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng , nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm
Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o , đất đỏ hầu hết < 15o
Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao
ĐẤT ĐAI
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu Có 10 nhóm đất chính Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
* Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và đông bắc của tỉnh Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam, đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch) Các loại đất này thường có độ phì nhiêu
Trang 4kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…
* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%
+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị
An có nhiều thác ghềnh Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé
+ Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m) Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2
+ Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ đông sang tây, độ dốc lưu vực đạt 0.0035 Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng 40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước trung bình 0,23 x 109
m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2
+ Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh Sông bắt nguồn từ phía nam, đông nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng bắc nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước Tổng lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3 /năm trong
đó mùa mưa chiếm 79% Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng đông nam của tỉnh
+ Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía tây nam của tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển
Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duới Quốc Lộ 51 đi Vũng Tau) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng
Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp Diện tích lưu vực
184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển
- Nước ngầm:
- Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là 3691 m3 /ngày
Trang 5- Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3 /ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất
- Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3 /ngày
- Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý
1-Điều kiện sinh thái: - Đất đai: do rể trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu,mực nước ngầm sâu>1m.Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ Hàm lượng hữu cơ>2,5% rất thích hợp cho cao su + Vùng đất đỏ:hàm lượng hửu cơ cao khoảng 2,6% + Vùng đất xám;nghèo hữu cơ (khoảng 1%),do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều hữu cơ
- Cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp là 4,5-5,5 Nếu pH>6,5 thì đất quá nhiều bazờ ,có thể độc hại cho cây cao su.
2 XUÂN LỘC - NGÃ BA LA GI
Địa hình ở đây chủ yếu bao gồm các núi
sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy
Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 –
800m Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía
bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân
Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở
huyện Định Quán, Xuân Lộc Tất cả các núi
này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên
thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét Địa hình đồi núi thấp không bằng phảng Khí hậu khô nóng
Thảm thực vật nghèo nàn
Đầu nguồn có nhiều cây, đầu nguồn có suối nước
Bắp
Bắp là cây ngày ngắn Bắp cần nhiệt độ ấm áp để phát triển Bắp là cây tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của bắp cũng khác nhau Cây cần nhiều nước nhất
ở giai đoạn trổ và tạo hột Bắp cũng cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp Thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất bắp Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt
Trang 6nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0 Ở đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó
có màu tím đỏ và cây bị chết Bắp cần rất nhiều các loại nguyên tố đa vi lượng: N, P, K, Mg,
Ca, Bo, Cu, Zn, Fe, Mn, Mo,…Đạm là nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp Thời kỳ tạo hột là thời kỳ cây cần nhiều lân nhất Với Kali cây cần nhiều trong thời kỳ tăng trưởng tích cực đến giai đoạn trổ cờ
3 NGÃ BA LA GI - TP PHAN THIẾT
Là khu thảm thực vật nổi tiếng với những đồi cát bán sa mạc đẹp mê hồn, những cánh rừng có gốc cây ngàn tuổi, những địa danh nổi tiếng như Khe Gà, Phan Thiết, Mũi Né, bãi biển Hàm Thuận Nam và những bãi dương dài chạy dọc bờ biển…Tuy nhiên, cũng lại là tỉnh
có tỷ lệ hoang mạc hóa cao, đất kém màu mỡ, quanh năm khô cằn với những đồi cát trắng trải dài, đất pha cát bạc màu, đồng khô cỏ cháy Do chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, xâm thực mặn và thiếu nước ngọt nê diện tích trồng trọt chăn nuôi ở đây đã giảm đáng kể Và được xem là vùng có tốc độ sa mạc hóa nhanh thứ 2 của cả nước với diện tích hoang mạc hóa đã lên đến 81.000ha Hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ góp phần làm cho tình trạng ở đây trở nên tồi tệ hơn nếu địa phương không có những biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả
(Trong ảnh là đàn bò được chăn thả
ở huyện Hàm Thuận, Bình Thuận
gặp nhiều khó khăn do thiếu nước
ngọt Đất khô cằn, không có những
đồng cỏ)
- Thanh long là cây nhiệt đới, thích
hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi,
không chịu được úng
sau khi trồng 2-3 năm sẽ cho trái
- Thanh long có thể trồng trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và
- Giống thanh long tốt và phổ biến hiện nay ở nước ta là thanh long ruột trắng Thanh long ruột đỏ
và ruột vàng cũng đang phổ biến, nhưng giống thanh long ruột trắng sinh trưởng mạnh hơn, trái to
và ngọt hơn so với giống ruột đỏ và ruột vàng
- Các vùng trồng thanh long chủ yếu hiện nay là Tiền Giang, Long An, Bình Thuận với diện tích lên khoảng trên 10.000 ha
Thăng long
4 TP PHAN THIẾT - HÒN RƠM (MŨI NÉ)
Trang 7Địa hình Thành phố Phan Thiết - Hòn Rơm chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% , vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều
gió, không có mùa đông và khô hạn
nhất cả nước Khí hậu nơi đây phân
hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm
là 26-27oC
Thực vật rất nghèo, chỉ có một số loại cây thấp nhỏ (cao khoảng 20cm), rễ ăn sâu (có khi tới 7-8m), lá rất nhỏ và gần như biến thành gai nhọn, nhưng cũng có những lọai cây mọng nước, chúng thường mọc rất nhanh khi mùa xuân về, ra hoa kết quả trong vòng một tháng trước khi mùa khô đến Trên các đồi cát chỉ có một số ít loài động vật sống, các loài thườngg ặp
có thể chiu đựng được như bọ cạp, các loài gặm nhấm sống trong đất thì khá phong phú ấỵ ưa thích nghi của động vật với đời sống cát rất rõ nét: giảm tiết mồ hôi và nước tiểu, sử dụng nước trao đổi chất, hoạt động chủ yếu về ban đêm, có đời sống chui rúc trong đất…Chúng cũng di cư theo mùa, ngủ hè, ngủ đông, sinh sản đồng loạt vào thời kỳ có độ ẩm cao…
HỆ SINH THÁI NƯỚC BIỂN
Biển và đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất, có độ sâu tới 11.000m Sinh vật nước mặn thích ứng với nồng độ muối 30-38‰ Động thực vật rất phong phú Dựa vào phương thức vận chuyển, người ta chia sinh vật ở nước thành 3 loại: Sinh vật nền đáy, sinh vật nổi, sinh vật tự bơi Tầng nước mặt là vùng thực vật phát triển mạnh nhất Tầng giữa là tầng chỉ có các tia ngắn và tia cực ngắn, thực vật không thể phát triển được ở đây Dưới nữa là tâng tối, nơi không có tia sáng nào xuống được
Với những động vật sống ở hệ sinh thái vùng biển mà thường gặp như: Cá, tôm, Ghẹ, Mực, Rùa, Con sò, Ốc biển, Con sứa,
II QUA MỖI HỆ SINH THÁI TRÊN, ANH (CHỊ) CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÂY TRỒNG, ĐẤT, NƯỚC VÀ THỜI TIẾT CŨNG QUA TỪNG HỆ SINH THÁI TRÊN, ANH (CHỊ) ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI, ĐỂ CÁC HỆ SINH THÁI NÀY ĐƯỢC BỀN VỮNG VÀ PHỤC VỤ CON NGƯỜI TỐT HƠN?
Trang 8Ông bà ta có câu “Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa” quả là không sai Nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa cây trồng, đất, nước và thời tiết mới tạo nên được hệ sinh thái đặc trưng cho từng vùng Đất là khối vật chất có cấu trúc là các hạt khoáng, sản phẩm của một quá trình phong hoá đá
và phân huỷ các chất hữu cơ như xác bã thực và động vật và dưới các tác động của nhiều yếu tố
tự nhiên như thời tiết (nhiệt độ, bức xạ mặt trời, mưa, gió, …) và sự kiến tạo địa chất Trong đất
có chứa các hạt khoáng, các chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây trồng sống và phát triển Mỗi loại đất có các tính chất cơ lý và thành phần hạt khác nhau, tính giữ nước khác nhau, có thể phù hợp cho một số loại cây trồng
III ANH (CHỊ) CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN Ở HÒN RƠM? CON NGƯỜI CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NƠI ĐÂY ĐÚNG LÀ KHU DU LỊCH?
* Môi trường ven biển ở Hòm Rơm là một môi trường rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều hải sản, như tôm, cua, cá, sò, hến, và đặc biệt phải kể đến là mực Không chỉ vì mực nhiều mà giá thành cũng rất rẻ, khiến nhiều du khách phải ngạc nhiên Quanh khung vực ven biển Hòn Rơm, nước biển ở đây rất sạch, không khí mát trong lành, không khí ở vùng bờ biển rất có lợi cho sức khoẻ con người Hầu như ai cũng cảm thấy không khí ở bờ biển rất trong lành, hít thở thật sảng khoái, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh thiếu máu, sưng phổi, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, hen suyễn, Ðó cũng chính là lý do vì sao các trại điều dưỡng ngày càng được xây dựng nhiều ở vùng bờ biển
Đề nơi đây trở thành nơi du lich thì
con người và chính quyền địa phải
biết khai thác đúng cách
Khai thác bền vững, hướng nào?
dụng và khai thác, các nhà khoa học cho rằng, giải pháp giải pháp cấp bách hiện nay là phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các thủy vực ven biển, hạn chế nguồn gây ô nhiễm từ các khu đô thị, công nghiệp ven biển bằng các chế tài xử đủ mạnh và các tỉnh, địa phương có biển cần nhanh chóng xây dựng, định hướng quy hoạch cho vấn đề khai thác sử dụng hơp lý tài nguyên nước ngầm, nước mặt cho địa phương mình để đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế bền vững
Trong các giải pháp đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng, khi quy hoạch sử dụng, khai thác nguồn nước ngầm cần hướng đến sự khai thác tiết kiệm, bởi đây là nguồn nước sạch vô cùng quý giá song trữ lượng không nhiều, nếu khai thác tràn lan dễ gây nên tình trạng ô nhiễm và sạt lở vùng ven biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt người dân Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề cấp nước cho sinh hoạt cho gần 18 triệu dân cư vùng ven biển trong nguy cơ mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, cần thiết phải đề cập đến việc khai thác và xử lý nguồn nước mặn và nước lợ vùng ven biển Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã nêu rõ cần thử nghiệm và phát triển công nghệ xử lý
Trang 9nước biển và nước lợ thành nước ngọt để cấp nước cho vùng bị nhiễm mặn trong tương lai Như vậy, tìm kiếm công nghệ và triển khai lắp đặt các công trình, thiết bị xử lý nước biển và nước lợ
để cung cấp nước cho các cụm dân cư, đô thị ven biển và hải đảo là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay
Trạm xử lý nước thải khu du lịch Sóng Biển Xanh đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa rất lớn cho việc bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển Hòn Rơm - Mũi Né Sóng Biển Xanh không những là đơn vị tiên phong di đầu trong công tác bảo vệ môi trường biển Hòn Rơm mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho các khu du lịch khác trong và ngoài tỉnh
IV TRƯỜNG DỤC THANH LÀ ĐIỂN HÌNH CỦA NGÔI TRƯỜNG NGÀY XƯA SO VỚI NGÔI TRƯỜNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA THEO ANH (CHỊ) CÓ GÌ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU?
Trường Dục Thanh nằm tại thị xã Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận Đây là một ngôi trường không những chỉ nổi tiếng ở vùng Bình Thuận mà còn ở khắp cả nước với tính lịch sử mang tầm quan trọng của nó – là nơi đã dừng chân lâu nhất và là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với
vị cha già kính yêu –Lãnh Tụ Hồ Chí Minh
* Sự giống nhau:
- Có bàn ghế và bảng để học tập
- Có trống báo hiệu giờ học
* Sự khác biệt:
- Có các lớp học, học trong một phòng học
- Có có bạn nghỉ ngơi của các Thầy ngay trong lớp học
- Có khu vườn tươi mát, và có cả giếng nước bên cạnh trường
Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm Và trường càng được nổi tiếng hơn là vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng Người được nhận vào
Trang 10dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết
Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm”
mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước, Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông
và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi
Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang
Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông