ÔN TẬP ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 3 HỌC KỲ II Đề 1 CHIẾC BÌNH BỊ RẠN Ngày xưa có một người Ấn Độ chuyên gánh nước thuê. Đồ nghề của ông là hai chiếc bình và một chiếc đòn gánh. Một trong hai chiếc bình đã bị rạn, nên nước rỉ ra chảy suốt dọc đường. Khi về đến nhà, chỉ còn gần một nửa cái bình rạn còn chiếc bình lành vẫn luôn đầy nước. Tình trạng ấy diễn ra hàng ngày trong suốt hai năm. Chiếc bình rạn cảm thấy xấu hổ vì không hoàn hảo và khả năng hoàn thành chỉ được một nửa công việc. Một hôm, chiếc bình rạn nói với người chủ: - Tôi cảm thấy hổ thẹn với chính mình, tôi xin được tạ lỗi. - Mi hổ thẹn điều gì? - Trong suốt năm qua, tôi chỉ hoàn thành được nửa công việc. Người gánh nước rất thông cảm với chiếc bình, ông nói: - Trên đường từ suối trở về, cậu có nhìn thấy những bông hoa nở rực rỡ ven đường không? Nếu không có nước của cậu làm vương vãi ra hàng ngày, làm sao những bông hoa được tốt tươi như thế? Cậu biết không, từ khi phát hiện ra chiếc bình rạn làm rơi nước dọc đường, tôi đã cố tình trồng những cây hoa ở phía đường bên ấy. Rất vô tình, hàng ngày cậu đã tưới nước để có được những bông hoa đẹp. Và tôi hái chúng để trang trí nhà ông chủ. (theo Báo Nhi đồng số 5-2007) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: 1. Người đàn ông trong câu chuyện trên làm nghề gì? a. Nghề trồng hoa. b. Gánh nước thuê. c. Bán nước. 2. Một trong hai chiếc bình như thế nào? a. Bị rạn. b. Bị vỡ. c. Bị rơi dọc đường. 3. Vì sao chiếc bình rạn cảm thấy hổ thẹn? a. Vì nó không hoàn hảo. b. Vì nó chỉ hoàn thành được một nửa công việc. c. Vì cả hai lí do trên. 4. Nhờ điều gì mà những bông hoa ven đường nở rực rỡ? a. Nhờ người đàn ông đã hết lòng chăn sóc chúng. b. Nhờ những giọt nước vương ra từ chiếc bình rạn. c. Cả hai đáp án trên. 5. Vì sao người đàn ông tỏ ra thông cảm với chiếc bình rạn? a. vì ông cho rằng chiếc bình không có lỗi. b. vì ông thương chiếc bình. c. Vì chiếc bình rạn vẫn có ích. 6. Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? a. Không nên vứt bỏ những đồ đã hỏng. b. Những thứ dù có khiếm khuyết vẫn có thể làm cho cuộc sống chúng ta thú vị và có ích. c. Phải biết quý trọn đồ đạc của mình. 7. Từ “hoàn hảo” có nghĩa là gì? a. Trọn vẹn. b. Tự tin. c. Lành lặn. ÔN TẬP ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 3 HỌC KỲ II Đề 2 LỚN LÊN EM MUỐN LÀM NGHỀ GÌ? Thầy giáo ra đề làm văn ở nhà cho cả lớp: “Em hãy nói về mơ ước của em, lớn lwn em muốn làm nghề gì?” Học trò Môn-ti Rô-bớt là con một người làm nghề huấn luyện ngựa. Công việc của cha Môn-ti Rô-bớt là thuần dưỡng ngựa, một công việc vất vả nặng nhọc. Cậu bé rất thương cha và luôn ao ước già như cậu được làm chủ một trang trại nuôi ngựa thì cha cậu không phải khổ nữa. Và thế là Môn-ti Rô-bớt ngồi cắm cúi viết một mạch bài văn. Những ý tưởng khao khát trào ra trên trang giấy, em vạch ra kế hoạch cụ thể về việc nuôi ngựa, vẽ cả trang trại rộng lớn, trong đó có nhà ở, chuồng nuôi ngựa, đường đua Em hớn hở đem bài văn nộp thầy giáo và hồi hộp chờ đợi. Nhưng đến hôm trả bài, Môn-ti Rô-bớt chỉ nhận được điểm 1. Thầy giáo cho rằng đó là một ước mơ viển vông và cho em làm lại bài khác để gỡ lấy điểm tốt. Về nhà Môn-ti suy nghĩ mãi và cuối cùng em đến thưa với thầy giáo: - Thưa thầy, em xin chịu điểm 1 để được giữ lại ước mơ của em. Bẵng đi nhiều năm sau, một hôm có thầy giáo già đưa đoàn học sinh đến tham quan một trang trại nuôi ngựa. ông chủ trang trại tiếp thầy giáo và thật bất ngờ, ông chủ đó chính là Môn-ti Rô- bớt năm xưa. Bắt chặt tay Môn-ti Rô-bớt thầy giáo già thực sự xúc động: - Anh Môn-ti Rô-bớt, nếu hồi ấy anh nghe thầy làm lại bài, tức là anh đã đánh mất ước mơ của anh, mà ước mơ ấy hôm nay đã trở thành hiện thực. Thầy xin lỗi anh. (Theo Tài liệu Học để cùng chung sống-Unesco Hàn Quốc) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: 1. Cậu bé Môn-ti ước mơ sau này sẽ trở thành: a. Người huấn luyện ngựa. b. Chủ trang trại ngựa. c. Người chăn nuôi ngựa. 2. Vì sao cậu lại bị thầy giáo cho điểm 1? a. Vì bài văn của cậu bé không hay. b. Vì cậu làm sai đề bài. c. Vì thầy giáo cho rằng những điều cậu viết là viển vông. 3. Vì sao Môn-ti lại giữ điểm 1 mà không làm lại bài văn theo lời thầy giáo? a. Vì bạn nghĩ rằng mình sẽ thực hiện được ước mơ. b. Vì bạn ngại viết lại bài văn khác. c. Cả hai ý trên. 4. Vì sao nhiều năm sau khi gặp lại Môn-ti, thầy giáo lại xin lỗi anh? a. Vì thầy nhận ra bài văn hồi đó của Môn-ti rất hay. b. Vì bây giờ anh đã trở nên giàu có. c. Vì Môn-ti đã thực hiện được ước mơ của mình như anh đã từng viết trong bài văn. 5. Qua truyện này, em rút ra được bài học gì? a. Khi đã có ước mơ thì còn phải có long dũng cảm, quyết tâm thì mới biến ước mơ thành hiện thực. b. Không nên ước mơ viển vông. c. Ước mơ dù là viển vông cũng sẽ trở thành hiện thực. 6. Ước mơ viển vông trong bài có nghĩa là: a. Ước mơ cao cả. b. Ước mơ không thực tế. c. Ước mơ thấp hèn. 7. Bộ phận nào trong câu: “Thầy giáo già đưa đoàn học sinh đi tham quan một trang trại nuôi ngựa?” trả lời cho câu hỏi “Ai?” a. Thầy giáo. b. Thầy giáo già. c. Đoàn học sinh. 8. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu “Ai – là gì?” a. Thế là Môn-ti ngồi cắm cúi viết một mạch bài văn. b. Cha Môn-ti Rô-bớt là người thuần dưỡng ngựa. c. Thầy giáo cho rằng đó là một ước mơ viển vông. ÔN TẬP ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 3 HỌC KỲ II Đề 3 BA NGƯỜI BẠN Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi. Chuồn chuồn chế nhạo: - Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này. Bướm chê bai: - Siêng năng thì ai khen đâu chứ! Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn chuồn và Bướm chẳng còn gì để ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt. Ong rủ: - Các cậu về sống chung với tớ đi. Chuồn chuồn và Bướm rất cảm động: - Cảm ơn cậu. Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc. (Khuê Văn) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: 1. Bài văn có mấy con vật? a. 2 con. b. 3 con. c. 4 con. 2. Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm chê bai Ong? a. Vì Ong không biết đến niềm vui trong cuộc sống. b. Vì ong làm việc chăm chỉ một cách vô ích. c. Cả hai ý trên. 3. Chuyện gì xảy ra với khu vườn? a. Bị con người tàn phá. b. Bị hạn hán. c. Bị bão lũ tàn phá. 4. Ong đã làm gì giúp đỡ Chuồn Chuồn và Bướm trong lúc hoạn nạn? a. Giúp Chuồn chuồn và Bướm hiểu ra lỗi lầm của mình. b. Rủ Chuồn Chuồn và Bướm về nhà mình sống cùng. c. Chia sẽ thức ăn cho Chuồn Chuồn và Bướm. 5. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? a. Phải biết dự trữ thức ăn. b. Phải biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. c. Cả hai đáp án trên. 6. Câu “Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi” có mấy từ chỉ hoạt động? a. Ba từ. Đó là: b. Bốn từ. Đó là: c. Năm từ. Đó là: 7. Câu: “Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn” thuộc mẫu câu nào? a. Ai – là gì? b. Ai- thế nào? c. Ai- làm gì? 8. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Ngày nọ, một cơn bão ập đến” trả lời cho câu hỏi nào? a. ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao? 9. Từ trong bài đồng nghĩa với chăm chỉ là: a. Cặm cụi. b. Siêng năng. c. Mải miết. 10. Em hãy đặt một tên khác cho truyện: . là Môn-ti ngồi cắm cúi viết một mạch bài văn. b. Cha Môn-ti Rô-bớt là người thuần dưỡng ngựa. c. Thầy giáo cho rằng đó là một ước mơ viển vông. ÔN TẬP ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 3 HỌC KỲ II Đề 3 BA NGƯỜI. TẬP ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 3 HỌC KỲ II Đề 2 LỚN LÊN EM MUỐN LÀM NGHỀ GÌ? Thầy giáo ra đề làm văn ở nhà cho cả lớp: “Em hãy nói về mơ ước của em, lớn lwn em muốn làm nghề gì?” Học trò Môn-ti Rô-bớt. thầy giáo và thật bất ngờ, ông chủ đó chính là Môn-ti R - bớt năm xưa. Bắt chặt tay Môn-ti Rô-bớt thầy giáo già thực sự xúc động: - Anh Môn-ti Rô-bớt, nếu hồi ấy anh nghe thầy làm lại bài, tức