2đ Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện như thế nào?. Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?. 3đ So sánh giữa đạo đức và ph
Trang 1PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG TH-THCS HƯNG TRẠCH Môn: GDCD 8
I Đề ra
Đề 01 Câu 1 (2đ) Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện
như thế nào? Cho ví dụ
Câu 2.(3đ) Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách
nào?
Câu 3 (3đ) So sánh giữa đạo đức và pháp luật (Cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, biện pháp
đảm bảo thực hiện)
Câu 4 (2đ) Cho tình huống
An được chị gái cho mượn 1 chiếc xe đạp để đi học An đã tự ý đem bán chiếc xe đó đi để lấy tiền ăn tiêu và mua sắm quần áo Theo em An làm vậy là đúng hay sai? Vì sao? Muốn bán chiếc
xe đó An phải làm gì?
Đề 02 Câu 1: (2đ) Em hãy cho biết nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế
nào?
Câu 2: (2đ) Một số học sinh có hành vi hay viết, vẽ bậy ra bàn, ghế, lên tường lớp học, nhảy
lên bàn ghế đùa nghịch … Nếu chứng kiến việc làm đó em sẽ làm gì?
Câu 3: (3đ) Em hiểu như thế nào về tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật? Hãy nêu 2 ví
dụ về tính bắt buộc của pháp luật
Câu 4: (3đ) Có ý kiến cho rằng: Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền
HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm
a Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
b Theo em, mọi người có thể phòng tránh HIV/AIDS được không? Hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết?
Trang 2II Đáp án và biểu điểm
Đề 01 Câu 1: (2đ)
Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện:
- Không xâm phạm lấn chiếm, hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng (0.5đ)
- Khi được Nhà nước giao quản lí sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí (0.5đ)
*Ví dụ: Giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị nhà trường, giữ gìn trật tự vệ sinh ở nhà trường, nơi ở (1đ)
Câu 2: (3đ)
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội (1đ)
- Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách :
+ Góp ý kiến trong các hợp ở cơ sở (tổ dân phố, thôn, xóm, xã, phường…),trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài) (1đ)
+ Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân (trong các cuộc gặp mặt tiếp xúc
cử tri) (0.5đ)
+ Góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật (0.5đ)
Câu 3: (3đ)
So sánh giữa đạo đức và pháp luật
* Cơ sở hình thành:
- Đạo đức: Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ (0.5đ)
- Pháp luật: Do nhà nước ban hành (0.5đ)
* Hình thức thể hiện:
- Đạo đức: Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn (0.5đ)
- Pháp luật: Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cán bộ công chức nhà nước (0.5đ)
* Biện pháp đảm bảo thực hiện:
- Đạo đức: Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội, lên án khuyến khích, khen chê (0.5đ)
- Pháp luật: Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền giáo dục thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm (0.5đ)
Câu 4 :(2đ)
- An làm như vậy là sai Vì : Quyền sở hữu tài sản gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt (1đ)
- Muốn bán chiếc xe, An phải hỏi ý kiến của chị và được chị đồng ý (1đ)
Trang 3Đề 02 Câu 1: (2đ)
Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện:
– Không xâm phạm đến tài sản của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại (0.5đ)
– Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn (0.5đ)
– Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu Nếu làm hỏng phải bồi thường tương ứng giá trị tài sản (0.5đ)
– Nếu gây thiệt hại tài sản cho người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật (0.5đ)
Câu 2: (2đ) Một số biện pháp sau:
– Trực tiếp nhắc nhở, khuyên nhủ bạn (0.5đ)
– Yêu cầu phải sửa chữa, khắc phục hậu quả (0.5đ)
– Nêu vấn đề trong buổi sinh hoạt lớp (0.5đ)
– Báo cáo thầy cô giáo, bảo vệ nhà trường (0.5đ)
Câu 3: (3đ)
– Tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là:
Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực của Nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai
vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật (1đ)
– Chẳng hạn:
+ Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm sẽ bị
xử lí theo quy định của pháp luật (1đ)
+ Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nếu ai vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của Bộ luật hình sự (1đ)
Câu 4: (3đ)
a Em đồng ý với ý kiến đó vì có 3 con đường chủ yếu lây truyền HIV/AIDS: (0.25đ)
– Lây truyền qua đường máu (0.25đ)
– Lây truyền qua quan hệ tình dục (0.25đ)
– Lây truyền từ mẹ sang con (0.25đ)
b Chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AIDS nếu có hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng ngừa (0.5đ)
+ Tránh tiếp xúc với máu của người đã nhiễm HIV/AIDS (0.5đ)
+ Không dùng chung bơm, kim tiêm (0.5đ)
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi (0.5đ)
GV RA ĐỀ
Lê Thị Hằng
Trang 4KHUNG MA TRẬN
KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: GDCD 8
Đề 01 Chủ
đê/chương Nhận biết Thông hiểu
CĐ1: Quyền
sở hữu tài
sản và nghĩa
vụ tôn trọng
tài sản của
người khác
Vận dụng giải quyết tình huống
1 câu 2đ 20%
1 câu 2đ 20%
CĐ2: Nghĩa
vụ tôn trọng
bảo vệ tài
sản nhà
nước và lợi
ích công
cộng
Theo em, nghĩa
vụ tôn trọng, bảo
vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện như thế nào? Cho ví dụ
1 câu 2đ 20%
1 câu 2đ 20%
CĐ3:
Quyền tự do
ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
1 câu 3đ 30%
1 câu 3đ 30%
CĐ4: Pháp
luật nước
công hòa
XHCN Việt
Nam
So sánh giữa đạo đức và pháp luật
1 câu 3đ 30%
1 câu 3đ 30%
Cộng:
1 câu 3đ 30%
1 câu 2đ 20%
1 câu 3đ 30%
1 câu 2đ 20%
4 câu 10đ 100
Trang 5KHUNG MA TRẬN
KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: GDCD 8
Đề 02
Chủ
đê/chương Nhận biết Thông hiểu
CĐ1: Phòng
chống nhiễm
HIV/AIDS
Vận dụng giải quyết tình huống
1 câu 3đ 30%
1 câu 3đ 30%
CĐ2: Quyền
sở hữu tài
sản và nghĩa
vụ tôn trọng
tài sản của
người khác
Em hãy cho biết nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào?
1 câu 2đ 20%
1 câu 2đ 20%
CĐ3: Nghĩa
vụ tôn trọng
bảo vệ tài
sản nhà
nước và lợi
ích công
cộng
Vận dụng giải quyết tình huống
1 câu 2đ 20%
1 câu 2đ 20%
CĐ4: Pháp
luật nước
công hòa
XHCN Việt
Nam
Em hiểu như thế nào
về tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật? Hãy nêu 2 ví dụ
về tính bắt buộc của pháp luật
1 câu 3đ 30%
1 câu 3đ 30%
Cộng: 1 câu 2đ
20%
1 câu 3đ 30%
1 câu 2đ 20%
1 câu 3đ 30%
4câu 10đ 100%