SỞ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT HÙNGVƯƠNG NĂM HỌC 2007 − 2008 KIỂM TRA HK II MÔN Vật Lý 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 157 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Điều nào sau đây là SAI khi nói về điểm cực viễn? A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật ở đó mắt còn nhìn rõ được vật. B. Khi mắt nhìn vật ở điểm cực viễn thì không phải điều tiết. C. Khi mắt nhìn vật ở điểm cực viễn, tiêu cự của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất. D. Mắt bình thường có điểm cực viễn ở xa vô cực. Câu 2: Chọn phát biểu SAI khi nói về máy ảnh? A. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ ( hay một hệ thấu kính có độ tụ dương ) B. Ảnh thu được trên phim luôn cùng chiều với vật. C. Máy ảnh là dụng cụ dùng để thu ảnh thật ( thường nhỏ hơn vật )của vật cần chụp ảnh trên một phim ảnh. D. Phim ảnh dùng để thu ảnh thật của vật cần chụp. Câu 3: Một người đang điều tiết để nhìn một vật đang đi ra xa mình thì A. tiêu cự thuỷ tinh thể tăng dần B. độ tụ thuỷ tinh thể tăng dần C. khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc giảm dần D. tiêu cự của thuỷ tinh thể không đổi. Câu 4: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về tia tử ngoại: A. Do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. B. Là bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng màu tím. C. Bị lêch trong điện trường và từ trường. D. Có bản chất là sóng cơ học. Câu 5: Công thoát electron khỏi một kim loại là 1,88eV. Dùng kim loại này làm catot của một tế bào quang điện. Chiếu vào catod một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,45 µm. Hiệu điện thế hãm đặt vào anot và catot phải có độ lớn bằng bao nhiêu để vừa đủ làm triệt tiêu dòng quang điện? A. 1,5875V B. 8,85V C. 0,880V D. 0,785V Câu 6: Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, dữ kiện nào chứng tỏ động năng ban đầu cực đại của các quang electron không phụ thuộc cường độ chùm sáng tới. A. Cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ với cường độ chùm sáng. B. Việc xảy ra hiện tượng quang điện không phụ thuộc cường độ chùm sáng. C. Hiệu điện thế hãm không phụ thuộc cường độ chùm sáng. D. Cả 3 dữ kiện trên. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về quang phổ của nguyên tử hidro.? A. Các vạch màu trong quang phổ có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Quang phổ của nguyên tử hidro là quang phổ liên tục. C. Ta không thể nhìn thấy các vạch trong dãy Pasen D. Dãy Banme chỉ có 4 vạch đỏ, lam, chàm, tím. Câu 8: Trong ống Rơnghen, chùm tia đập vào đối âm cực để làm phát sinh tia X là A. Chùm các tia tử ngoại B. Chùm các tia α C. Chùm các tia hồng ngoại D. Chùm các electron có động năng lớn Trang 1/4 - Mã đề thi 100 Câu 9: Tìm phát biểu ĐÚNG về ánh sáng đơn sắc: A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng luôn có cùng một bước sóng trong các môi trường. B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị lệch đường khi đi qua lăng kính. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng phát ra bởi đèn dây tóc. Câu 10: Chọn câu ĐÚNG. Quang phổ vạch hấp thụ. A. Là một hệ thống các vạch tối nằm trên nền một quang phổ liên tục. B. Vị trí các vạch tối ở đúng vị trí các vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ của chất khí hay hơi đó. C. Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ nhiệt độ của nguồn sánh phát ra quang phổ liên tục phải thấp hơn nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ. D. A, B đều đúng Câu 11: Chọn câu trả lời SAI Tia hồng ngoại: A. Do các vật bị nung nóng phát ra. Tác dụng nổi bật nhất là tác dụng nhiệt. B. Ứng dụng để trị bệnh còi xương. C. Là những bức xạ không nhìn thấy đựơc, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng màu đỏ. D. Có bản chất sóng điện từ. Câu 12: Trong máy quang phổ, chùm tia ló ra khỏi lăng kính trước khi qua thấu kính của buồng tối là: A. một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu B. một chùm sáng song song C. một chùm tia phân kỳ màu trắng D. một chùm tia phân kỳ có nhiều màu Câu 13: Dựa vào thuyết sóng của ánh sáng , ta không thể giải thích được A. Hiện tượng khúc xạ B. Hiện tượng quang điện. C. Hiện tượng phản xạ D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. Câu 14: Ứng dụng nổi bật của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo: A. Bước sóng của ánh sáng B. Tần số của ánh sáng C. Vận tốc của ánh sáng D. Chiết suất của môi trường Câu 15: Trong quang phổ của nguyên tử hidrô, vạch có bước sóng dài nhất thuộc vùng tử ngoại của dãy Banme ứng với sự chuyển dời nào sau đây: A. Từ tầng Q xuống tầng L B. Từ vô cực xuống tầng L C. Từ tầng P xuống tầng K D. Từ tầng O xuống tầng K Câu 16: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức: A. i = B. i = C. i = D. i = Câu 17: Nếu sắp tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X theo thứ tự tăng dần của tần số thì ta được: A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X B. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại. C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X D. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại Câu 18: Điều nào sau đây là SAI khi nói về quang phổ liên tục? A. Do các chất rắn, lỏng, khí có tỉ khối lớn bị nung nóng phát ra. B. Quang phổ liên tục là một dãy ánh sáng có màu biết đổi liên tục. C. Nhiệt độ càng cao vật càng phát sáng mạnh ở vùng đỏ D. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Câu 19: Điều nào sau đây là SAI khi nói về quang phổ vạch phát xạ? A. Quang phổ phát xạ dùng để nhận biết sự có mặt của nguyên tố có trong hợp chất, xác định thành phần cấu tạo của vật. B. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng, vị trí, màu sắc và độ sáng của các vạch. C. Là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối. D. Bản chất cách vạch màu là các vạch giao thoa. Trang 2/4 - Mã đề thi 100 Câu 20: Trong quang phổ của nguyên tử hidrô, khi electron bị kích thích chuyển lên tầng M thì nó có thể phát ra mấy vạch trong vùng tử ngoại: A. 5 vạch B. 3 vạch C. 2 vạch D. 1 vạch Câu 21: Pin quang điện hoạt động dựa trên: A. Hiện tượng phát xạ nhiệt electron. B. Hiện tượng quang dẫn. C. Hiện tượng quang điện bên trong. D. Hiện tượng quang điện bên ngoài. Câu 22: Lăng kính có góc chiết quang A = 60 o , chiết suất n = . Góc lệch D đạt giá trị cực tiểu khi góc tới i có giá trị: A. 45 o B. 60 o C. 30 o D. 90 o Câu 23: Trên hình vẽ x’x là trục chính của 1 thấu kính hội tụ, O là quang tâm của thấu kính, F là tiêu điểm vật chính, F’ là tiêu điểm ảnh chính. Khi tịnh tiến 1 vật sáng AB từ rất xa đến sát thấu kính thì ảnh A’B’ của nó không thể hiện ra trong khoảng nào dưới đây: A. (2) B. (1) C. (3) D. (4) Câu 24: A, B, C là 3 điểm khác nhau trên trục chính của 1 thấu kính. Từ giả thiết rằng: “vật sáng tại A thì cho ảnh tại B, đem vật đến B thì ảnh dời đến C” một học sinh đã khẳng định đúng đắn rằng ảnh tại B phải là ảnh ảo. Học sinh trên đã dựa trên nguyên lý hay định luật quang hình nào sau đây: A. Định luật khúc xạ ánh sáng. B. Định luật phản xạ ánh sáng C. Nguyên lý về tính thuận nghịch của đường đi tia sáng. D. Định luật truyền thẳng ánh sáng Câu 25: Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,4µm. Tính lượng tử năng lượng của photon này. A. 4,969. 10 − 20 J B. 4,969.10 − 24 J C. 4,969.10 − 25 J D. 4,969.10 − 19 J Câu 26: Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận dể tách chùm ánh sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau là: A. Buồng ảnh. B. Ống chuẩn trực. C. Thấu kính hội tụ L 1 D. Lăng kính. Câu 27: Chọn phát biểu đúng. Khi truyền trong nước thì: A. Tần số ánh sáng tím nhỏ hơn tần số ánh sáng đỏ B. Vận tốc ánh sáng tím lớn hơn vận tốc ánh sáng đỏ C. Mọi ánh sáng đơn sắc đều truyền đi với cùng 1 vận tốc D. Vận tốc của ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc của ánh sáng đỏ Câu 28: Với kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực, điều nào sau đây là SAI? A. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của vật kính. B. Khoảng cách giữa hai kính là f 1 + f 2 C. Độ bội giác là không phụ thuộc vị trí mắt D. Độ bội giác tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. Câu 29: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về mắt cận thị? A. Để sửa tật cận thị,người cận thị phải mang một thấu kính phân kỳ có tụ của số thích hợp sao cho ảnh ảo của vật ở xa qua kính hiện ở điểm cực cận của mắt. B. Điểm cực viễn của mắt cận thị nằm cách mắt một khoảng xác định. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt thường. C. Mắt cận thị khi không điều tiết tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc. D. Mắt cận có thể nhìn rõ vật ở vô cực nhưng phải điều tiết. Câu 30: Trong thí nghiệm với hai khe lâng. Hai khe hẹp S 1 , S 2 cách nhau a = 1,2mm, màn M đểhứng vân giao thoa ở cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng D = 0,9m. Người ta quan sát được 9 vân sáng. Khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 3,6mm. Tính bước sóng λ của bức xạ. A. 0,6µm B. 0,7µm C. 0,5µm D. 0,45µm Trang 3/4 - Mã đề thi 100 Câu 31: Điều nào sau đây là SAI khi nói về mắt bình thường ( không bị tật )? A. Điểm cực cận cách mắt khoảng từ 10cm đến 20cm. B. Điểm cực viễn ở vô cực. C. Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trên võng mạc. D. Độ tụ của thuỷ tinh thể không thay đổi khi mắt điều tiết. Câu 32: Trong thí nghiệm lâng với ánh sáng đơn sắc có tần số f. Nếu tiến hành thí nghiệm trong không khí thì khoảng vân đo được là 0,9mm, còn nếu tiến hành thí nghiệm trong chất lỏng (không thay đổi dụng cụ thí nghiệm ) có chiết suất n thì khoảng vân đo được là 0,6mm. Chiết suất của chất lỏng đó là A. 1,33 B. 1,5 C. 1,67 D. 2 Câu 33: Thân thể con người ở nhiệt độ 37 0 C thể phát ra bức xạ nào trong số các loại bức xạ sau: A. Tia rơnghen. B. Tia hồng ngoại. C. Bức xạ nhìn thấy. D. Tia tử ngoại. Câu 34: Điều nào sau nay là SAI khi nói về kính lúp? A. Kính lúp tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. B. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có độ tụ nhỏ. C. Kính lúp là dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật nhỏ. D. Độ bội giác khi ngắm chừng ở cực cận bằng độ phóng đại của ảnh Câu 35: Trên vành một kính lúp có kí hiệu X2,5 với qui ước thông thường thì tiêu cự của kính lúp là: A. 2,5cm B. 10cm C. 4cm D. 0,4cm Câu 36: Một mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25cm. Khi người này điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt tăng thêm bao nhiêu điôp so với khi không điều tiết? A. 4điôp B. 3điôp C. 2điôp D. 5điôp Câu 37: Trong ánh sáng Mặt Trời có các bức xạ nào sau đây: A. Tia hồng ngoại. B. Ánh sáng nhìn thấy . C. Tia tử ngoại. D. Tất cả các bức xạ trên. Câu 38: Trong ống Rơn ghen, lý do đối âm cực phải làm bằng kim loại khó nóng chảy là: A. Năng lượng của tia X rất lớn nên đối âm cực rất nóng. B. Phần lớn động năng của electron tới từ catod chuyển thành nhiệt năng. C. Hiệu điện thế giữa anod và catod lớn. D. Áp suất trong ống nhỏ. Câu 39: Trong các công thức sau về độ bội giác của kính của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực (theo các qui ước thông thường ), công thức nào là ĐÚNG. A. G = B. G = C. G = D. G = Câu 40: Công thoát của kim loại Cs là 1,88eV. Bước sóng dài nhất của ánh sáng có thể gây ra hiện tượng quang điện với Cs là: A. 6,6µm B. 1,057.10 − 25 m C. 3,008.10 − 19 m D. 0,66µm ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 100 . CHÍ MINH TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2007 − 2008 KIỂM TRA HK II MÔN Vật Lý 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 157 Họ, tên thí. Chùm các tia hồng ngoại D. Chùm các electron có động năng lớn Trang 1/4 - Mã đề thi 100 Câu 9: Tìm phát biểu ĐÚNG về ánh sáng đơn sắc: A. Ánh sáng đơn sắc