Câu 2 1,5 điểm : Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu văn sau : a Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.. b Đặt câu với một trong hai thành ngữ, tục
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5 DUY XUYÊN NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN : TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm) :
Trong bài “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ (Sách TV5 - Tập I - tr 4) có đoạn văn người đánh máy đã đánh thiếu một số từ ngữ :
“Non sông Việt Nam ., để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, ở công học tập của các em.”
a) Hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên cho đúng theo lời trong Thư của Bác
b) Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ : non sông, năm châu.
Câu 2 (1,5 điểm) :
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu văn sau :
a) Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi
b) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao
c) Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp
Câu 3 (1,5 điểm) :
a) Tìm hai câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực
b) Đặt câu với một trong hai thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được (câu văn có từ 10 chữ trở lên)
Câu 4 (2 điểm) :
Đọc đoạn thơ sau trong bài “Cửa sông” (Sách TV5 - Tập II - tr74) và làm theo yêu cầu :
“Là cửa nhưng không then khoá
Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.”
QUANG HUY a) Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ trên
b) Chỉ ra các danh từ, tính từ có trong đoạn thơ
c) Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?
Câu 5 (4 điểm) :
“Nắng trưa hè cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất Cảnh vật ở đây thật yên tĩnh, không gian vắng lặng, đường làng không một bóng người qua lại, cây cối im lìm ”
Dựa vào nội dung gợi ý trên và bằng vốn kiến thức của mình, em hãy viết bài văn (khoảng 25 dòng) tả cảnh một buổi trưa mùa hè ở quê em
Trang 2
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HSG LỚP 5 Câu 1 (1 điểm)
a) “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Ghi đúng yêu cầu (như trên), không sai chính tả, tính 0,5đ ; sai bất cứ lỗi nào đều không tính điểm
b) Gợi ý :
+ Các từ đồng nghĩa với từ “non sông” : tổ quốc, giang sơn, ; (0,25đ) + Các từ đồng nghĩa với “năm châu” : hoàn cầu, thế giới, (0,25đ)
*Chỉ tìm 1 từ đúng để tính điểm
Câu 2 (1,5 điểm) Tìm đúng mỗi câu được 0,5 đ
a) Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi
b) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao (0,5đ)
CN VN
c) Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp (0,5đ)
Đối với câu b) nếu HS gạch chân cả trạng ngữ thành chủ ngữ chỉ tính 0,25đ
Câu 3 (1,5 điểm)
- Tìm đúng mỗi câu thành ngữ, tục ngữ đúng yêu cầu đề bài được 0,5 điểm
- Đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp, đúng chính tả, đúng yêu cầu của đề được 0,5đ:
*Câu văn có từ 10 chữ trở lên được 0,5 điểm; dưới 10 chữ (thấp hơn yêu cầu đề) tính 0,25đ
Câu 4 (2 điểm) Đọc đoạn thơ:
“Là cửa nhưng không then khoá
Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.”
a) Từ trái nghĩa: khép # mở (0,25đ); nếu HS tìm khép lại # mở ra vẫn chấp
nhận
b) + Danh từ: Tìm được 3 từ trở lên : 0,5đ ; 2 từ 0,25đ
Gợi ý theo cách tìm của HS : then khoá (hoặc then, khoá), sóng nước (hoặc sóng, nước), nỗi đợi chờ
+ Tìm đúng tính từ được 0,25đ
c) * Tác giả dùng các từ ngữ : Là cửa, nhưng không then khoá / cũng không khép lại bao giờ
- Chỉ đúng các từ ngữ in đậm (3 từ ngữ) : 0,5đ;
- Nếu tìm được 2 từ ngữ 0,25đ; ghi cả 2 dòng thơ như trên (0,25đ); ghi lại cả 4 dòng thơ, không tính điểm
Trang 3* HS trả lời theo gợi ý sau:
Cách giới thiệu ấy rất đặc biệt – cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường – không có then, có khoá Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen (0,5đ)
* Khuyến khích HS nói biện pháp chơi chữ
Câu 5 : (4đ)
a) Bài viết có độ dài khoảng 25 dòng Viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh
b) Nội dung thể hiện được yêu cầu : tả cảnh một buổi trưa mùa hè ở quê em.
Nội dung bài viết cần làm rõ các ý :
- Giới thiệu bao quát cảnh trưa hè (nắng gió, không khí, );
- Tả được cái không khí ngột ngạt của buổi trưa hè;
- Tả chi tiết cảnh vật yên tĩnh (đường làng, con người, không gian, con vật, cây cối, );
- Trong sự yên tĩnh ấy, cần tả những chi tiết để làm dịu đi không khí oi bức, ngột ngạt (tiếng chim kêu, tiếng gà cụ tác, tiếng hát ru con, );
- Nêu nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của mình về cảnh buổi trưa hè
c) Kĩ thuật viết văn : Phong phú từ ghép, từ láy, tượng thanh, tượng hình, liên quan đến cảnh đang tả Sử dụng từ 4-5 phép so sánh, 2-3 phép nhân hoá, Ngoài dấu chấm, dấu phẩy, bài làm phải sử dụng các dấu câu sau : dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng (dấu ba chấm)
* Lưu ý : Trong lúc chấm, giám khảo tự phát hiện các chi tiết thể hiện kĩ thuật viết văn của HSG như đã nêu ở yêu cầu c
Biểu điểm :
* Điểm 4 :
+ Đảm bảo cả 3 yêu cầu a,b,c ; riêng yêu cầu c phải dùng ít nhất 4 phép so sánh, 2 phép nhân hoá, đủ các loại dấu câu : dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng (dấu
ba chấm)
+ Sai không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, dấu câu) Bài viết chữ rõ ràng, đẹp, trình bày sạch sẽ
* Điểm 3 : Đảm bảo yêu cầu a) ; yêu cầu b) còn bỏ sót nội dung; yêu cầu c) đạt mức khá (thấp hơn khung điểm 4) ; sai < 5 lỗi diễn đạt Bài làm chữ viết rõ ràng, không tẩy xoá
* Điểm 2 : Đảm bảo yêu cầu a ; yêu cầu b còn bỏ sót quá nhiều nội dung ; yêu cầu c đạt mức TB (thấp hơn khung điểm 3) ; sai < 8 lỗi diễn đạt
* Điểm 1 : Không đảm bảo yêu cầu a (lạc đề)
* Lưu ý :
- GK chấm bài viết đến điểm lẻ (0,5đ) Nếu bài viết có nội dung và hình thức nằm giữa hai khung điểm, GK nên xem xét đến cách trình bày bài văn, đoạn văn, chữ viết đẹp, câu văn có hình ảnh, có sử dụng các biện pháp tu từ, mà quyết định