de cuong sinh hk2

3 302 0
de cuong sinh hk2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 HKII – NĂM HỌC 2012 - 2013 A/ Phần trắc nghiệm: I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Câu 1: Thụ phấn là hiện tượng A. Gió thổi làm bay phấn. B. Do con người thực hiện. C. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. D. Sâu bọ đem hạt phấn đến cho hoa. Câu 2. Quả thịt có đặc điểm: A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng B. Khi chín thì vỏ dày, cứng C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả Câu 3: Nhóm nào sau đây gồm toàn quả thịt? A. Quả táo, quả đậu hòa lan. B. Quả cải, quả đậu, quả dưa hấu. C. Quả su su, quả chò, quả mướp. D. Quả cam, quả mận, quả cà chua. Câu 4. Nhóm quả gồm toàn quả khô là: A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi D. Quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? A. Bao hoa thường tiêu giảm. B. Hoa có màu sắc sặc sỡ và hương thơm. C. Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ. D. Hoa thường mọc ở ngọn cây. Câu 6: Hạt gồm các bộ phận A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. B. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm. C. Vỏ, phôi, lá mầm. D. Vỏ và phôi nhũ. Câu 7: Phát tán là hiện tượng A. Quả và hạt có thể bay xa nhờ gió. B. Quả và hạt có thể mang đi xa nhờ động vật. C. Quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi. D. Quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống. Câu 8: Trồng cây ngoài ven đê có vai trò A. Giúp điều hòa khí hậu. B. Bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió. C. Làm đẹp cảnh quan. D. Giữ nguồn nước và điều hòa khí hậu. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là của quả và hạt phát tán nhờ gió? A. Có màu đỏ đẹp, có mùi thơm. B. Làm thức ăn cho chim. C. Có cánh hoặc chùm lông. D. Có gai, có góc. Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là của ngành rêu? A. Rễ giả, thân, lá thật chưa có mạch dẫn. B. Thân, lá, rễ thật, có mạch dẫn. C. Thân, rễ, lá phát triển, mạch dẫn lớn. D. Thân, rễ, lá phát triển đa dạng. Câu 11: Đặc điểm của cây dương xỉ là: A. Cây dương xỉ mọc ở nơi đất ẩm, râm mát . B. Cây dương xỉ có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn. C. Mặt dưới lá có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm. D. Cả 3 ý trên. Câu 12: Đặc điểm của cây hạt trần là A. Sinh sản bằng bào tử. B. Sinh sản bằng hạt, có nón. C. Sinh sản bằng hạt, có hoa và quả. D. Sinh sản bằng túi bào tử. Câu 13: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần. A. Lá đa dạng B. Có sự sinh sản hữu tính C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả. D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn. Câu 14: Tính chất đặc trưng của cây hạt kín là A. sống ở trên cạn. B. có rễ, thân, lá. C. sinh sản bằng hạt. D. có hoa, quả, hạt nằm trong quả. Câu 15: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì: A. Có nhiều cây to và sống lâu năm B. Có sự sinh sản hữu tính C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất. Câu 16: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào? A. Tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần. B. Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín. C. Tảo, rêu, hạt trần, hạt kín. D. Tảo, rêu, dương xỉ, hạt kín. Câu 17: Trật tự các bậc phân loại (từ cao đến thấp) là: A. Ngành lớp bộ họ chi loài. B. Lớp bộ họ chi loài ngành. C. Bộ họ chi loài ngành lớp. D. Họ chi loài ngành lớp bộ. Câu 18: Việc mà con người không được làm dưới đây là: A. Bảo vệ môi trường sống của động vật. B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia. C. Khai thác, đánh bắt các loài động thực vật quý hiếm. D. Ngăn chặn sự tàn phá rừng. Câu 19 Nhóm cây nào gồm toàn cây lương thực? A. Lúa, đậu tương, su hào. B. Lúa, ngô, khoai. C. Hồng, cúc, lan. D. Cà phê, chè, cao su. Câu 20: Nhóm nào gồm toàn cây hạt kín? A. Bưởi, đào, chanh. B. Thông, dừa, cau. C. Dương xỉ, lúa, ngô. D. Rêu, ớt, cải. Câu 21: Nhóm cây nào gồm toàn cây một lá mầm? A. Ổi, bưởi, cải xanh. B. Mít, táo, chanh. C. Lúa, ngô, hành. D. Mận, xoài, ngô. Câu 15: Nhóm cây nào gồm toàn cây hai lá mầm? A. Lúa, tre, dừa. B. Táo, hành, mít. C. Cà phê, ngô, mía. D. Bưởi, hồng xiêm, đào. Câu 22: Tảo là thực vật bậc thấp vì A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. B. Sống ở nước. C. Cơ thể có cấu tạo đa bào. D. Chưa có rễ, thân, lá. Câu 23. Vai trò của các chất hữu cơ do TV chế tạo: A. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng B. cung cấp thức ăn cho động vật người. C. cung cấp nguyên liệu làm thuốc D. Cả A, B, C Câu 24: Vi khuẩn khác với tảo đơn bào ở đặc điểm A. Tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh. B. Có vách ngăn tế bào. C. Cấu tạo đơn bào. D. Sống ở cạn. Câu 25: Vi khuẩn sống ở đâu? A. Trong đất B. Trong nước C. Trong không khí D. Cả a, b và c Câu 26: Nấm khác thực vật ở đặc điểm A. Kích thước cơ thể nhỏ. B. Tế bào không có diệp lục. C. Tế bào có nhân hoàn chỉnh. D. Có vách ngăn tế bào. Câu 27: Câu nào sai về vai trò của vi khuẩn? A. Một số vi khuẩn có ứng dụng trong công nghiệp. B. Một số vi khuẩn có ứng dụng trong nông nghiệp. C. Tất cả các dạng vi khuẩn đều có hại cho con người. D. Vi khuẩn có vai trò qua n trọng trong tự nhiên. Câu 28: Nội dung nào sau đây sai? A. Thực vật cung cấp khí cácbonic cho con người. B. Thực vật cung cấp dược phẩm cho con người. C. Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. D. Thực vật cung cấp gỗ cho con người. Câu 29: Thực vật có vai trò đối với động vật: A. Cung cấp thức ăn. B. Cung cấp thức ăn, khí oxi, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. C. Cung cấp nơi sinh sản và thức ăn. D. Cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng, nơi sinh sống của các loài động vật Câu 30: Những loài động vật nào sau đây ăn thực vật: A Trâu, bò, nai, cho sói. B. Khỉ, sư tử, sóc, thỏ. C. Chim sẻ, voi, hươu, ngựa. D. Nhím, gấu, khỉ, chim sâu, chó. Câu 31: Ở những vùng bờ biển người ta trồng cây ở phía ngoài để nhằm mục đích là: A. Chống gió bão B. Chống xói mòn đất C. Chống rửa trôi đất D. Tất cả đều đúng Câu 32: Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì? A. Giúp giữ đất, chống xói mòn B. Hạn chế ngập lụt, hạn hán C. Bảo vệ nguồn nước ngầm D. Điều hòa khí hậu Câu 33: Việc dưới đây mà con người cần phải làm là: A. Tham gia trồng cây gây rừng. B. Tăng cường sử dụng và khai thác cây rừng. C. Chặt phá nhiều cây xanh để môi trường sáng sủa hơn D. Tất cả các việc trên đều đúng. II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Câu 1: Hạt kín là nhóm chúng có một số đặt điểm chung là: Cơ quan phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép) trong thân có phát triển. Có hoa, quả. Hạt (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Câu 2: Tìm các từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: - Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau như: Phát tán nhờ nhờ và - Con người cũng đã giúp quả và hạt rất xa và phát triển ở khắp nơi. B/ Tự luận: 1. Nêu sự khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ? 2. Kể tên các loại hoa thụ phấn bằng sâu bọ, bằng gió mà em biết. 3. Thụ tinh là gì? Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? 4. Phân biệt quả khô và quả thịt? Kể tên ba loại quả khô, ba loại quả thịt có ở địa phương em? 5. Hạt gồm những bộ phận nào? Có mấy loại hạt? 6. Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm. Vẽ và chú thích đầy đủ các bộ phận của hạt Một lá mầm. 7.Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? 8. Quả và hạt được phát tán nhờ gió thường có những đặc điểm gì? Cho ví dụ. 9. Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì? Cho ví dụ. 10. Nêu đặc điểm chung của tảo và ích lợi của tảo? Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự? 11. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? 12. Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ giống và khác nhau như thế nào? Than đá được hình thành như thế nào? 13. Vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá không xanh, tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch thấp? 14. Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có đặc điểm cấu tạo tương ứng với chức năng chính như thế nào? Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? 15. Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ? 16. Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? 17. Phân loại thực vật là gì? Kể tên các bậc phân loại. 18. Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó? 19. Thực vật bậc cao gồm những ngành nào ? So với thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao tiến hoá hơn ở những điểm nào ? 20. Đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Kể tên 5 cây hạt kín mà em biết. 21. So sánh những điểm phân biệt giữa thực vật hạt trần và thực vật hạt kín, trong đó điểm nào là quan trọng nhất? Chứng minh hạt kín tiến hóa hơn cả. 22. So sánh cây trồng và cây hoang dai. Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho ví dụ cụ thể. 23. Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay? 24. Tại sao người ta lại nói “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? 25. Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người? 26. Thế nào là thực vật quý hiếm? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? Đa dạng thực vật ở Việt Nam đang bị giảm sút. Em hãy giải thích tại sao? 27. Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”? Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học? 28. Khi có mưa lớn thì đất ở đồi trọc bị xói mòn và gây ra những hậu quả tiếp theo là gì? 29. Vai trò của thực vật (rừng) trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán? 30. Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? 31. Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng? 32. Vai trò của thực vật đối với nguồn nước và việc hạn chế, lũ lụt, hạn hán? 33. Thế nào là thực vật quý hiếm? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam. 34. Trong thiên nhiên, vi khuẩn có vai trò có ích nào? . 3 ý trên. Câu 12: Đặc điểm của cây hạt trần là A. Sinh sản bằng bào tử. B. Sinh sản bằng hạt, có nón. C. Sinh sản bằng hạt, có hoa và quả. D. Sinh sản bằng túi bào tử. Câu 13: Trong các đặc điểm. vì: A. Có nhiều cây to và sống lâu năm B. Có sự sinh sản hữu tính C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích. ăn. B. Cung cấp thức ăn, khí oxi, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. C. Cung cấp nơi sinh sản và thức ăn. D. Cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng, nơi sinh sống của các loài động vật Câu 30: Những

Ngày đăng: 31/01/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan