Bài văn mẫu 8

1 435 0
Bài văn mẫu 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Ở thế kỷ XVIII, LSPTNT đã gửi bản tấu lên vua QT thể hiện quan điểm của ông về việc học trong đoạn trích “Bàn luận về phép học”. Bài luận ấy đã nói lên tầm quan trọng của việc kết hợp giữa “học” và “hành” vì trong nó có sự liên kết rất chặt chẽ và luôn đi đôi với nhau như cha ông chúng ta đã nói : “Học đi đôi với hành”. Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng tài cao” ấy đã có cái nhìn rất tiến bộ vượt lên góc nhìn của thời đại về mối quan hệ giữa “học” và “hành”, rất đáng khâm phục. - Đầu tiên, ta cần tìm hiểu : Học là gì ? Học là tiếp thu và tiếp nhận kiến thức từ sách vở, từ mọi người xung quanh, bồi dưỡng kinh nghiệm sống cho bản thân. Học để nâng cao hiểu biết của mình, để hiểu biết rộng về thế giới bên ngoài. Ngoài ra, ta còn học cách đối nhân xử thế hằng ngày và đạo đức. Từ khi còn nhỏ, ta học đi, đứng, tập nói, nhận biết vật xung quanh rồi lớn lên, ròng rã những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và khi ra ngoài xã hội, ta đều học qua quan sát và đặt câu hỏi để thu thập kiến thức phục vụ đời sống. - “Học” là như vậy, còn “hành” là gì ? Hành là thực hành, áp dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế. Hành cũng theo học suốt cả đời với ta. Giả sử như một bác sĩ có thể áp dụng những gì đã tiếp thu trong quá trình đào tạo sáu, bảy năm trên trường đại học để chữa bệnh cho người khác, một học sinh có thể áp dụng lý thuyết để làm các bài tập, giải một bài toán,… - Xưa kia, ông cha ta cũng đã nói : “Bất học, bất tri lý”, không học thì làm sao có thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. LSPTNT cũng đã dùng một hình ảnh so sánh rất hay : “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Quả nhiên, khi con người có tri thức thì mới có thể xây dựng xã hội văn minh và phát triển. Vậy mục đích của việc học là để tiếp thu hiểu biết, nâng cao dân trí, ta cũng đã có câu : “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Còn mục đích của việc hành là áp dụng các lý thuyết vào thực tiễn để có kỹ năng thành thạo, quen tay như câu “Trăm hay không bằng tay quen”. - Có cần thiết để học không nếu như học chỉ để kiến thức đã được học là lí thuyết suông ? Vậy thì học chỉ tốn thời gian, tiền bạc, công sức mà chẳng giúp ích được gì cho đời, có đáng không ? Nhìn vào hiện tại thì xã hội ta đang rất quan tâm đến lối học hình thức, hòng mưu cầu danh lợi, trường nào cũng có số học sinh có thành thật học tập rất cao, một số số trường còn có tỉ lệ học sinh khá giỏi là một trăm phần trăm. Nhưng đáng buồn thay, đó chỉ là con số ảo. Cũng trên thực tế, các trường chuyên thì cứ nhồi nhét vào học sinh một lượng kiến thức nhiền đến gần như quá tải, mà không thực hành gì nhiều. Nếu như học mà không hành thì chỉ đào tạo ra một “lũ nịnh thần” sớm muộn gì thì cảnh “nước mất, nhà tan” cũng sẽ ập đến. Không cần nhìn đâu xa, ngay cả trong thời học sinh, ta đã thấy sự đáng buồn đó, một học sinh học rất tốt, điểm môn gdcd luôn luôn cao vậy mà khi ra đường gặp một cụ già bị té ngã thì cứ đi qua xem như không biết gì, tỏ vẻ khinh thường cụ già ấy, ta thấy ngay, nếu thiếu hành về mặt học vấn thì còn có thể bù đắp, còn thiếu hành về mặt đạo đức thì không thể chấp nhận được. Nhìn nhận trong thực tế, trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm và thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết. Những ví dụ đó phần nào cũng đã cho thấy tác hại của việc học mà không hành. Còn nếu hành mà không học thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, kết quả đạt được sẽ không cao, nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển ngày nay. - Như ta đã biết, kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác dụng chỉ đạo việc thực hành, giúp ta có nền tảng để hành đạt kết quả cao. Nó sẽ kết hợp với hành để con người quen tay, có nhiều kỹ năng hơn. Thực hành sẽ đúc kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh các kiến thức đã học. Với sự kết hợp học với hành sẽ tạo ra một con người hoàn thiện, phát triển khả năng, thích ứng với cuộc sống đang phát triển từng phút từng giây này. Học đi đôi với hành quả là phương pháp tốt nhất. - Khép lại, phương châm “Học đi đôi với hành” sẽ giúp ta đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp mai sau, góp phần vào công cuộc xây dựng một đất nước phồn vinh, hiện đại. Nó hiệu quả như vậy thì cớ gì mà ta lại không dùng phương pháp đó để áp dụng vào cuộc sống này ? - Nếu ta ví tri thức của nhân loại như một đại dương mênh mông thì sự hiểu biết của con người chỉ là một hạt muối nhỏ bé. Trên hành trình đi tìm kiếm tri thức của mỗi người, ai cũng sẽ tự lớn lên và tự phong phú hóa đời sống của chúng ta. Cũng trên hành trình đó, sách là một người bạn không thể thiếu, mỗi quyển sách có thể chứa những kiến thức làm nên các giá trị lớn lao. Vì thế, để nhận định về giá trị và tầm quan trọng của nó, nhà văn M. Gorki đã nói : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”. Lượng kiến thức của mỗi người chúng ta tuy bé nhỏ nhưng đủ để góp lại một biển đại dương kiến thức rộng lớn. - Câu nói này chính là lời khuyên yếu quí sách của M. Go-rơ-ki. Ông đã nói : “Hãy yêu sách”. Ta nhận thấy, “yêu” không chỉ là biết giữ gìn, bảo vệ mà còn là đọc và hiểu sách sao cho đúng. Vì trong sách chứa đựng những kiến thức, trí tuệ của nhân loại và cũng chỉ có những kiến thức, trí tuệ đó thì mới có con đường sống. Đó chính là thông điệp mà M. Go-rơ- ki muốn gởi gắm cho chúng ta. - Trước tiên, ta cần hiểu : Sách là gì ? Sách là phương tiện mà con người dùng để lưu trữ thông tin và truyền đạt lại cho người khác, những thế hệ khác những hiểu biết về thế giới xung quanh, về khoa học và xã hội. Trong đó đã chứa đựng những ý nghĩ, hiểu biết đã được khám phá, chọn lọc và tổng hợp, giúp ta tiếp thu một cách tốt nhất. - Chúng ta đều biết rằng, trong đời, ai cũng đã từng đọc sách vì nó mang lại nhiều lợi ích. Ta đọc sách để hiểu biết về thế giới xung quanh, những điều mà chúng ta thắc mắc, các hiện tượng,… Đọc sách còn là một thú vui để giải trí một cách lành mạnh. Khi con người sau một ngày làm việc mệt nhọc, ai cũng muốn có một khoảng thời gian riêng để đọc sách. Ta sẽ thấy đọc sách thật là thú vị biết mấy khi ta có thể đọc sách để thư giản, trong đó những kiến thức khô khan bổng dưng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, dễ tiếp thu hơn. Sách cũng khơi gợi cho ta trí tò mò, khả năng sáng tạo, giúp ta phát triển trí thông minh. - Trong sách có chứa đầy đủ các kiến thức về tự nhiên, văn hóa, xã hội. Từ sách, ta có thể biết về các cảnh đẹp nước ngoài với những miêu tả sinh động làm cho ta có cảm giác như đang đến thăm tận nơi đó, cứ như sách thu cả một thế giới vào tầm tay. Sách giúp ta biết hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống như toán học, văn học, vật lí học, hóa học, sinh vật học,… Chỉ cần cầm trong tay một cuốn sách về khoa học và tự nhiên, ta có thể khám phá vụ trụ rộng lớn với những quy luật của nó. Tất cả những điều mang tầm vóc vĩ mô như vũ trụ đến những điều thuộc về cái vi mô như con người, đều tìm thấy từ sách. Sách còn giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao đời sống tình cảm trong mỗi người. Giúp ta biết đâu là hạnh phúc, biết nmhi2n nhận lại bản thân để phát triển hơn, loại bỏ cái xấu để hướng tới chân – thiện – mĩ. - Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người, là kho tàng tri thức giúp hiểu biết về tự nhiên, xã hội, vượt mọi thời gian, không gian. Giúp tự hoàn thiện bản thân về cách sống, tinh thần, tình cảm, ứng xử. Vì không mọi người nào có thể thành công mà không nhờ sách. - Chúng ta cần phải yêu quí, giữ gìn, nâng niu và trân trọng nó. Vì sách không chỉ là người thầy vĩ đại dạy ta những điều hay lẽ phải mà còn là người bạn để ta chia sẽ lúc buồn, vui. - Lời khuyên này của M. Go-rơ-ki thật sự hữu ích đối với chúng ta, chúng ta phải biết yêu thương nó. Ngoài ra, ta còn cần tập thói quen đọc sách cho thật hiệu quả. Trong lá đơn xin học cho con, Tổng thống nước Hoa Kì Abraham Lincol đã từng viết : “Nhờ thầy chỉ cho cháu thế giới kì diệu của sách. Quả thực sách là kho báu trí tuệ vô giá đáng được nâng niu và trân trọng”. . đại học để chữa bệnh cho người khác, một học sinh có thể áp dụng lý thuyết để làm các bài tập, giải một bài toán,… - Xưa kia, ông cha ta cũng đã nói : “Bất học, bất tri lý”, không học thì làm. tấu lên vua QT thể hiện quan điểm của ông về việc học trong đoạn trích “Bàn luận về phép học”. Bài luận ấy đã nói lên tầm quan trọng của việc kết hợp giữa “học” và “hành” vì trong nó có sự liên. không học không biết rõ đạo”. Quả nhiên, khi con người có tri thức thì mới có thể xây dựng xã hội văn minh và phát triển. Vậy mục đích của việc học là để tiếp thu hiểu biết, nâng cao dân trí, ta

Ngày đăng: 31/01/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan