Chuyên đề Atlat Địa lí

22 549 8
Chuyên đề Atlat Địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề : SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THCS Năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới. Để phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới, năm 2009 Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục tái bản cuốn Atlát Địa lí Việt Nam trên cơ sở chỉnh lí và bổ sung cuốn Atlat Địa lí Việt Nam đã sử dụng từ năm 1994 đến năm học 2008-2009 các nội dung như sau: - Thay đổi hệ thống số liệu mới trên toàn cuốn Atlát để cập nhật; - Điều chỉnh nội dung một số trang bản đồ trong Atlát; - Tách trang bản đồ Đất, thực vật và động vật thành 02 trang: Các nhóm và các loại đất chính; Động vật và thực vật; - Bổ sung thêm 03 trang bản đồ: Các hệ thống sông; Kinh tế chung; Các vùng kinh tế trọng điểm. Yêu cầu các địa phương hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam tái bản có chỉnh lí và bổ sung do Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục xuất bản năm 2009 trong học tập, kiểm tra và đánh giá bộ môn Địa lí”. Trên tinh thần chỉ đạo của sở GD. Phòng GD Tuy Phong tổ chức cho GV môn địa trên toàn huyện tập huấn chuyên đề này: Nghiên cứu kĩ phương pháp sử dụng Atlat trong dạy học môn Địa lí để thu được kết quả cao tránh lãng phí một nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, một kho tàng kiến thức địa lí, phát huy phương pháp tư duy lozic, nâng hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Địa lí. ĐỂ SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐẠT HIỆU QUẢ GV CẦN CHÚ Ý ĐẾN MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU: 1- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong bài . - Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng tên, các ước hiệu, ký hiệu, màu sắc, và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học. Phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào có liên quan trên bản đồ. - Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, xem xét từng số liệu và các chú thích kèm theo để nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất. - Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù hợp với nội dung bài học? Phải phân tích từng dữ kiện có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược đồ hay biểu đồ, hình ảnh nào để tìm hiểu kiến thức của bài? ` 2- Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là: - Dựa vào bản đồ nào? Tên bản đồ? Trang nào của Atlat? - Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú giải. - Phân tích các ký hiệu, ước hiệu, số liệu trên bản đồ để rút ra nhận xét. - Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, xã hội, giữa các yếu tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận… 3- Giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh khi sử dụng Atlat biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. Hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh, phân tích giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tránh rườm rà hoặc vụn vặt, gây tâm lí nhàm chán cho học sinh . 4- Muốn có hiệu quả bài giảng cao, chất lượng tốt, người thầy phải chuẩn bị kỹ nội dung, các thiết bị phục vụ cho bài, những tình huống đột xuất có thể xảy ra, cách xử lí 5- Khi sử dụng Atlát trên lớp có thể kết hợp với các bản đồ trong sách giáo khoa; bản đồ treo tường và lược đồ nhằm giúp giáo viên truyền đạt kiến thức mới, ôn tập và kiểm tra đánh giá học sinh một cách hiệu quả hơn. Với các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh trong Atlát, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh đối chiếu, khái quát những kiến thức mới tiếp thu được qua bài giảng, và những tư liệu được minh hoạ trong Atlát. 6- Để việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam được hiệu quả, giáo viên không nhất thiết chỉ hướng dẫn tìm hiểu trong tiết học đó, mà có thể hướng dẫn cho học sinh từ cuối bài trước về cách thức khai thác bản đồ, biểu đồ chuẩn bị cho bài sau, nêu những yêu cầu cụ thể cần đạt được, nhất là những bài cần sử dụng nhiều trang bản đồ. Như vậy các em có định hướng sẵn, dễ dàng thực hiện có hiệu quả những vấn đề cần thiết cho bài học, tiết học sinh động hơn, hiệu quả cao hơn. 7- Không nên lạm dụng một phương pháp, mà cần phối hợp việc sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống, cùng những thiết bị hiện đại và Atlat thì hiệu quả của bài sẽ cao hơn. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN HS KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ ATLAT VÀ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY Ở môn địa lí lớp 8 HKII : * Bài: Đất Việt Nam Phân tích bản đồ “Các nhóm và các loại đất chính” trang 11

Ngày đăng: 31/01/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan