Một số đề thi thử và đáp án Sinh ĐH

51 279 0
Một số đề thi thử và đáp án Sinh ĐH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

boyloveboynolovegirl@yahoo.com Mã đề 131 Câu 1 : Cho các ví dụ sau: - Ở chim sẻ ngô, khi mật độ là 1 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ là 14, khi mật độ tăng lên 18 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ chỉ còn 8 con. - Ở voi châu Phi, khi mật độ quần thể bình thường thì trưởng thành ở tuổi 11 hay 12 và 4 năm đẻ một lứa; khi mật độ cao thì trưởng thành ở tuổi 18 và 7 năm mới đẻ một lứa. - Khi mật độ mọt bột lên cao, có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng. Các ví dụ trên nói lên ảnh hưởng của mật độ đến đặc trưng nào của quần thể? A. Sức sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. B. Khả năng chống chịu với các điều kiện sống của môi trường. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi của quần thể. D. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể. Câu 3 : Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng? A. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau. B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau. C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương. D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay. C©u 4 : Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tb sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là A. có thể nuôi cấy ti thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn. B. cấu trúc ADN hệ gen ti thể và hình thức nhân đôi của ti thể giống với vi khuẩn. C. khi nuôi cấy, ti thể trực phân hình thành khuẩn lạc. D. ti thế rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh. C©u 5 : Cơ chế xuất hiện đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo cho thấy: A. Khác về cơ bản, chỉ giống về hướng biểu hiện. B. Giống nhau về bản chất, chỉ khác về tốc độ, tần số. C. Giống nhau về cơ bản, chỉ khác về nguyên nhân gây đột biến. D. Hoàn toàn giống nhau. C©u 6 : Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hêmôglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại vài tháng. Tuy nhiên, cũng có nhiều protein có tuổi thọ ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn này là gì? A. chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần. B. các protein tồn tại quá lâu thường làm tế bào bị ung thư. C. chúng cho phép tế bào kiểm soát các hoạt động của mình một cách chính xác và hiệu quả hơn. D. chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protein khác. C©u 7 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau. B. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. C. Loài mới được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra chậm chạp. D. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới. C©u 8 : Cổ Hươu cao cổ là một tính trạng đa gen. Trong các thung lũng ở Kênia người ta nghiên cứu thấy chiều dài trung bình cổ của Hươu cao cổ ở 8 thung lũng có số đo như sau: 180cm;185cm; 190cm; 197,5cm; 205cm; 210cm; 227,5cm; 257,5cm . Theo anh(chị) sự khác nhau đó là do A. hưởng của môi trường tạo ra các thường biến khác nhau trong quá trình sống. B. chiều dài cổ có giá trị thích nghi khác nhau tuỳ điều kiện kiếm ăn ở từng thung lũng. 1 boyloveboynolovegirl@yahoo.com C. chiều cao cây khác nhau, Hươu phải vươn cổ tìm thức ăn với độ cao khác nhau. D. nếu không vươn cổ lên cao thì phải chuyển sang thung lũng khác để tìm thức ăn. C©u 9 : Phát biểu nào sau đây là không đúng về bản đồ di truyền? A. Đơn vị đo khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể được tính bằng 1% tần số hoán vị gen hay 1cM. B. Bản đồ di truyền giúp ta tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai. C. Bản đồ di truyền là sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng nhiễm sắc thể trong bộ NST của một loài. D. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN của một nhiễm sắc thể C©u 10 : Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi A. hợp tử đã phát triển thành phôi. B. tinh trùng bắt đầu thụ tinh với trứng. C. nhân của tinh trùng đã đi vào trứng nhưng chưa hòa hợp với nhân của trứng. D. hợp tử bắt đầu phát triển thành phôi. C©u 11 : Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh chim và cánh côn trùng. B. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. C. Cánh dơi và tay người. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. C©u 12 : Một quần thể SV có gen A bị ĐB thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và gen C bị đột biến thành gen c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc. B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc. C. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc. D. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc. C©u 13 : Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ nhiễm sắ thể là A. (2n -3) hoặc (2n -1 -1 -1). B. (2n – 2 -1) và (2n – 1 – 1- 1). C. (2n-3) và (2n-2 -1). D. (2n – 2 -1) hoặc (2n – 1 – 1- 1). C©u 16 : Cho các ví dụ sau: - Gieo ngải dại ở mật độ 100.000 hạt trên 1m 2 thì giữa những cây con có một sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều cây con bị chết, mật độ quần thể giảm đi rõ rệt. - Mọt bột cây trong môi trường nuôi cấy có 64g bột thì số lượng cá thể đạt ở mức cực đại là 1750 cá thể. Nếu môi trường chỉ có 16 gam bột thì số lượng cá thể tối đa chỉ đạt được 650 cá thể. Các ví dụ trên đề cập đến khái niệm sinh thái nào? A. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể. B. Đấu tranh cùng loài. C. Khống chế sinh học. D. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. C©u 17 : Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về CLTN của Đacuyn ở những điểm nào sau đây? 1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng rẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ kiểu gen. 2. Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ quần thể. 3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. 4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. Phương án đúng là A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. C©u 18 : Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ớ sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là 1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN. 2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm. 3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn. 4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5 ’ - 3 ’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3 ’ – 5 ’ . Phương án đúng là A. 1, 2. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3. 2 boyloveboynolovegirl@yahoo.com C©u 19 : Để phân biệt nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu, nhóm loài ngẫu nhiên trong quần xã sinh vật người ta dựa vào A. vai trò của các nhóm loài trong quần xã. B. số lượng cá thể của các nhóm loài trong quần xã. C. quan hệ với các nhóm loài khác trong quần xã. D. sự phân bố của các nhóm loài trong quần xã. C©u 20 : Năm 1953, S. Milơ thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh A. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. B. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển ng.thủy của Tr.Đ bằng con đường tổng hợp sinh học. C. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. D. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. C©u 22 : Vi khuẩn lam quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Vi khuẩn lam cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về mối quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. kí sinh. D. cạnh tranh. C©u 23 : Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người. I II III IV Nữ bị bệnh Nam bị bệnh Nữ bình thường Nambình thường Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ? A. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định. B. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định. C. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định. D. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định. C©u 24 : Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, … có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phôtpho (P) và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố C hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do A. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất còn cacbon có nguồn gốc từ không khí. B. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. C. thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. D. nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường. C©u 26 : Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học? A. Cây mọc trong m.tr có a.s chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. C. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết. D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn. C©u 29 : Những nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hóa thạch là A. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. sự biến đổi điều kiện khí hậu, địa chất ở kỉ thứ 3. C. quá trình lao động. D. quá trình hình thành tiếng nói, tư duy. C©u 30 : Ở một loài thực vật,người ta tiến hành lai giữa các cây có kiểu gen như sau: P: AaBb x AAbb. Do xảy ra đột biến trong giảm phân đã tạo ra con lai 3n. Con lai 3n có thể có những kiểu gen nào? A. AAABBb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. B. AAABbb, AAAbbb, AAaBBb, AAabbb. C. AAABBB, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. D. AAABbb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. 3 boyloveboynolovegirl@yahoo.com C©u 31 : Tất cả các loại tARN đều có một đầu để gắn axit amin khi vận chuyển tạo thành aminoacyl-tARN. Đầu để gắn axit amin của các tARN đều có 3 ribônuclêôtit lần lượt là A. AXX-5’P. B. AXX-3’OH. C. XXA-5’P. D. XXA-3’OH. C©u 32 : Khi sống trong cùng một nơi ở, để giảm bớt cạnh tranh, các loài thường có xu hướng A. phân li ổ sinh thái. B. phân li thành nhiều kiểu hình khác nhau. C. một số cá thể tự tách ra khỏi quần thể đi tìm nơi ở mới. D. lựa chọn những nơi ở không có nhiều kẻ thù là vật ăn thịt của mình. C©u 33 : Cho các khâu sau: 1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp. 2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. 3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. 4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn. 5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc. Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là A. 1,2,3,4,5,6. B. 2,4,1,5,3,6. C. 2,4,1,3,5,6. D. 2,4,1,3,6,5. C©u 34 : Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 O C ; B = 78 O C ; C = 55 O C ; D = 83 O C; E= 44 O C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. A → E → C → B → D. B. D→ E → B → A → C. C. A→ B → C → D →E. D. D → B → C → E → A. C©u 35 : Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì A. không phải mọi năng lượng đều được sinh vật chuyển hóa thành sinh khối, một phần lớn chuyển thành năng lượng nhiệt và thoát ra ngoài môi trường. B. các sinh vật sản xuất (thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (chim, thú). C. các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi. D. sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên. C©u 36 : Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là A. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã. B. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất. C. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin. C©u 40 : Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là A. gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực. B. giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử. C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng. D. giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực. C©u 41 : Nếu cả 4 hệ sinh thái sau đều nhiễm DDT với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào sẽ bị nhiễm độc nhiều nhất? A. Tảo -> động vật phù du -> giáp xác -> cá -> người. B. Tảo -> giáp xác -> cá -> người. C. Tảo -> cá -> người. D. Tảo -> động vật phù du ->cá -> người. 4 boyloveboynolovegirl@yahoo.com C©u 43 : Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’. Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 trên gen là T bằng A. Số axit amin của phân tử prôtêin do gen đó mã hóa là A. 5. B. 7. C. 3. D. 6. C©u 44 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của m.tr. C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C©u 45 : Cơ sở phân tử của sự tiến hóa thể hiện qua quá trình A. tích lũy thông tin di truyền thông qua sự thay đổi cấu trúc của ADN. B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. C. tự điều chỉnh để duy trì sự ổn định về thành phần và tính chất của hệ sống. D. tự nhân đôi của ADN và quá trình sao mã, dịch mã tổng hợp protein. C©u 46 : Thuật ngữ nào dùng để mô tả sự thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của một quần thể sau một số thế hệ? A. Tiến hóa lớn. B. Vốn gen của quần thể. C. Tiến hóa nhỏ. D. Thường biến. C©u 47 : Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân chuẩn, cùng một gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại protein khác nhau. Tại sao lại như vậy? A. Do gen đó chứa nhiều đoạn intron khác nhau. B. Do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các đoạn exon theo các cách khác nhau. C. Do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN. D. Do gen đó chứa nhiều đoạn exon khác nhau. C©u 49 : Chọn giống hiện đại khác với chọn giống cổ điển ở điểm nào? A. Chủ yếu dựa vào phương pháp lai giống. B. Thực hiện dựa trên cơ sở lý luận mới của di truyền học. C. Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của thế hệ lai. D. Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo. C©u 52 : Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền ? A. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả. B. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. C. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp. D. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. C©u 53 : Trường hợp nào sau đây là ví dụ về sự đa hình của quần thể? A. Các con thỏ sống ở vùng lạnh thường có tai nhỏ hơn các con thỏ cùng loài sống ở vùng nóng. B. Sư tử biển có các chân giúp chúng bơi lội tốt ở dưới nước nhưng lại khó khăn khi di chuyển trên cạn. C. Các cá thể có kiểu gen dị hợp về bệnh hồng cầu hình liềm chống chịu bệnh sốt rét tốt hơn. D. Các con chim đực trang trí tổ để thu hút các con cái cùng loài. C©u 55 : Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và biến động di truyền. B. Quá trình đột biến, biến động di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và cơ chế cách li. C©u 7 : Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm nào căn bản nhất? A. Số loài. B. Thời gian hình thành. C. Độ đa dạng của các cá thể trong một loài. D. Cấu trúc phân tầng. 5 boyloveboynolovegirl@yahoo.com C©u 9 : Loại axit amin được mã hoá bởi nhiều loại bộ ba nhất so với các axit amin còn lại là A. Alamin B. Lơxin. C. Phêninalanin. D. Mêtiônin. C©u 10 : Nếu sử dụng thể thực khuẩn làm thể truyền, phương pháp để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào chủ sẽ là A. nối ADN tái tổ hợp với thể thực khuẩn được dùng làm thể truyền. B. để ADN tái tổ hợp tự xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhận. C. bơm trực tiếp ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn nhận. D. nối ADN của vi khuẩn nhận với plasmit được dùng làm thể truyền. Đáp án: 1A; 2D; 3B; 4B; 5B; 6c; 7B; 8B; 9D; 10C; 11B; 12C; 13D; 14C; 15D; 16A; 17B; 18C; 19A; 20A; 21B; 22A; 23C; 24A; 25B; 26A; 27C; 28D; 29A; 30D; 31D; 32A; 33C; 34D; 35A; 36C; 37D; 38A; 39C; 40D Mã đề: 243 Câu 1. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến là: A. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. B. Thêm 1 cặp G - X. C. Thay thế 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - X. D. Mất 1 cặp G - X. Câu 4. Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5'- 3') của mARN dưới đây: 5'- GXU AUG XGX UAX GAU AGX UAG GAA GX- 3'. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin): A. 8. B. 4. C. 5. D. 9. Câu 5. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở: A. kỉ Jura của đại Trung sinh B. kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh C. kỉ Đệ Tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh D. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh Câu 6. Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành: A. gây đột biến nhân tạo. B. tạo các giống thuần chủng C. lai kinh tế. D. lai khác giống. Câu 9. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên chốg lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. Câu 10. Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi là A. Diễn thế dưới nước B. Diễn thế thứ sinh C. Diễn thế nguyên sinh D. Diễn thế trên cạn Câu 12. Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là: A. 1 hoặc một số axit amin. B. 1 hoặc 1 số nu. C. Một cặp nuclêôtit D. 1 hoặc một số nuclêôxôm. Câu 13. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do: A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. Câu 14. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. Mức sinh sản B. Nguồn thức ăn từ môi trường C. Mức tử vong D. Sức tăng trưởng của các cá thể Câu 15. Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loài cây theo trình tự: A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. B. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. C. Cây ưa ẩm trồng trước, cây chịu hạn trồng sau. D. Cây ưa lạnh trồng trước, cây ưa nhiệt trồng sau. 6 boyloveboynolovegirl@yahoo.com Câu 17. Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây? 1. Quan hệ hỗ trợ 2. Quan hệ cạnh tranh khác lòai 3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác 4. Quan hệ cạnh tranh cùng lòai 5. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Phương án đúng: A. 1,3,4 B. 1,4,5 C. 1,4 D. 1,2,3,4 Câu 19. Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu? A. Bức xạ mặt trời. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Dầu lửa Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa? A. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể. C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền. B. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. D. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. Câu 24. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: 1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể? A. 1, 4, 7 và 8. B. 1, 3, 7, 9. C. 1,2,4,5. D. 4, 5, 6, 8. Câu 25. Một loài có n=14, tại những tế bào ở dạng thể một kép có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 12. B. 13. C. 16. D. 26. Câu 27. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò: A. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. B. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc. C. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li. D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài , các họ. Câu 28. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau: A. Gen điều hoà (R)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A. B. Gen điều hoà (R)  vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc. C. Vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A. D. Vùng vận hành (O)  vùng khởi động (P)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A. Câu 29. Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt? A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn. B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài. C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài. D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm. Câu 30. M.tr sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất? A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối B. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối. D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính Câu 31. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là: A. di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên C. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen Câu 32. Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ: A. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể. B. làm NST ngắn bớt đi vài gen C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit. Câu 35. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới t.d của CLTN theo con đường phân li tính trạng. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 7 boyloveboynolovegirl@yahoo.com Câu 36. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng có số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Vậy, tần số alen a bằng bao nhiêu ? A. 0,20 B. 0,80 C. 0,40. D. 0,02. Câu 39. Cho các khâu sau: 1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp. 2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. 3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. 4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn. 5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc. Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là: A. 1,2,3,4,5,6. B. 2,4,1,3,5,6. C. 2,4,1,5,3,6. D. 2,4,1,3,6,5. Câu 40. Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là: A. 1/128 B. 127/128 C. 27/128 D. 27/64 Câu 41. Trong diễn thế sinh thái, dạng SV nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới? A. Vi sinh vật B. Sinh vật sống hoại sinh. C. Hệ thực vật D. Hệ động vật Câu 42. Đột biến mất một cặp nucleotit trên gen có thể do: A. do chất 5-BU trong qúa trình nhân đôi B. acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu. C. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN. D. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN. Câu 43. Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng: A. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình. B. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất. C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó. D. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một số cặp alen nào đó. Câu 46. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 47. Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là: A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật. B. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau. C. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được. D. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật. Câu 49. Tính xác suất để bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B sinh con gái có nhóm máu AB? A. 24%. B. 12,5%. C. 50%. D. 28,125%. Câu 50. Các hình thức chọn lọc nào diễn ra khi điều kiện sống thay đổi: A. Chọn lọc vận động , chọn lọc giới tính. B. Chọn lọc phân hóa , chọn lọc ổn định C. Chọn lọc vận động , chọn lọc ổn định. D. Chọn lọc phân hóa , chọn lọc vận động 8 boyloveboynolovegirl@yahoo.com Câu 51. Hai loài sinh học (lòai giao phối) thân thuộc thì: A. Hoàn toàn khác nhau về hình thái. B. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. C. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. D. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. Câu 52. Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để : A. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. B. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận D. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng. Câu 53. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới đây gây đột biến gen: A. Timin B. Xitozin C. 5-BU D. Adenin Câu 54. Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F 1 đều có thân cao. Cho F 1 lai với một cây khác, F 2 thu được 62,5% cây thân cao : 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào? A. Tương tác bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. B. Tương tác át chế kiểu 12 : 3 : 1. C. Tương tác tác bổ trợ kiểu 9 : 7. D. Tương tác át chế kiểu 13 : 3. Câu 55. Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã? A. QX là một tập hợp các QTSV thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). B. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. C. QX là một tập hợp các QTSV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). D. Các SV trong QX có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Câu 56. Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh? A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin. B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X. C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường. D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN. Câu 57. Theo quan niệm hiện đại , nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là : A. Giao phối B. Các cơ chế cách li. C. Đột biến D. Chọn lọc tự nhiên Câu 58. Một quần xã có độ đa dạng càng cao thì: A. Sẽ có sự cạnh tranh càng gay gắt B. Số lượng loài và tính ổn định của quần xã càng cao. C. Sau đó sẽ có khống chế sinh học làm giảm ngay độ đa dạng. D. Số lượng cá thể trong quần xã rất cao. Câu 59. Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 A và 250 T. Gen đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng: A. 2345. B. 2347 C. 2348. D. 2346. Câu 60. Ở một loài chim Yến, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau : Phép lai 1 : ♀lông xanh × ♂lông vàng > F 1 : 100% lông xanh. Phép lai 2 : ♀lông vàng × ♂lông vàng > F 1 : 100% lông vàng. Phép lai 3 : ♀lông vàng × ♂lông xanh > F 1 : 50% ♂ vàng; 50% ♀xanh. Tính trạng màu sắc lông ở loài chim Yến trên di truyền theo quy luật: A. Liên kết với giới tính. B. Tương tác gen. C. Di truyền qua tế bào chất. D. Phân li độc lập của Menđen. Đáp án mã đề: 243. 01. B; 02. D; 03. D; 04. B; 05. B; 06. A; 07. A; 08. C; 09. B; 10. C; 11. D; 12. C; 13. A; 14. B; 15. B; 16. C; 17. C; 18. D; 19. D; 20. C; 21. A; 22. D; 23. B; 24. A; 25. D; 26. D; 27. B; 28. C; 29. A; 30. A; 31. A; 32. C; 33. B; 34. D; 35. A; 36. A; 37. C; 38. D; 39. B; 40. B; 41. C; 42. C; 43. C; 44. A; 45. B; 46. C; 47. C; 48. D; 49. D; 50. D; 51. D; 52. B; 53. A; 54. D; 55. A; 56. C; 57. A; 58. B; 59. B; 60. A; 9 boyloveboynolovegirl@yahoo.com Mã đề 209 Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 2: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST? A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng. B. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau. C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. Câu 3: Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là A. quá trình đột biến. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên và quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 4: Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn với tỉ lệ A. 27/128. B. 27/256. C. 27/64. D. 81/256. Câu 5: Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là A. đột biến lệch bội. B. đột biến mất đoạn NST. C. đột biến gen trội. D. đột biến gen lặn. Câu 6: Xét 2 gen ở ruồi giấm: gen A (mắt đỏ), a (mắt trắng) nằm trên nhiễm sắc thể X không có đoạn tương ứng trên Y, trên nhiễm sắc thể số 2 tồn tại gen B (cánh dài), b (cánh cụt). Số kiểu giao phối tối đa xuất hiện trong quần thể về 2 gen trên là A. 54. B. 27. C. 9. D. 18. Câu 7: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai P: ♂ RRr x ♀ Rrr. Tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là A. 11 đỏ: 1 trắng. B. 3 đỏ: 1 trắng. C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 5 đỏ: 1 trắng. Câu 10: Ở người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn trên NST X không có đoạn tương ứng trên Y. Nếu bố bình thường, mẹ bình thường có kiểu gen X Ab X aB sinh con mắc cả hai bệnh trên thì giải thích nào sau đây là hợp lý nhất? A. Chỉ xuất hiện ở con trai do trong giảm phân của mẹ có xảy ra hoán vị gen. B. Quá trình giảm phân của mẹ bị đột biến. C. Trong quá trình giảm phân của người bố xuất hiện đột biến cặp NSTgiới tính không phân li. D. Quá trình giảm phân của cả bố, mẹ bình thường và có xảy ra hoán vị gen. Câu 11: Những quá trình nào sau đây không tạo ra được biến dị di truyền? A. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật. B. Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn. C. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. D. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá. 10 [...]... nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây? 30 boyloveboynolovegirl@yahoo.com A Kỉ tam điệp, đại trung sinh B Kỉ than đá, đại cổ sinh C Kỉ silua, đại cổ sinh D Kỉ pecmi, đại cổ sinh Câu 22: Ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F1 và giảm dần ở các thế hệ sau là vì A tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm B tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm C tần số alen trội ngày một giảm D các gen lặn có hại ngày một tăng... hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A D Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A Câu 18: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? A Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung B Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn C Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn D Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bắt đôi bổ... Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a) Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng A tần số alen A và alen a đều giảm đi B tần số alen A và alen a đều không thay đổi C tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên D tần số alen... bào sinh dưỡng khác loài D Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau Câu 33: Trong mối quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là A một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó B hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau C một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; một loài có lợi D một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít; một. .. đổi số lượng ở một hay một số cặp NST hoặc toàn bộ NST C Là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n D Là khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào do lai xa kèm đa bội hoá Câu 36: Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại... hiện vai trò của CLTN và CLNT trong tiến hóa của vật nuôi, cây trồng và các loài hoang dại C chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có một nguồn gốc chung D đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này Câu 25: Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất: Nhân tố sinh thái là A Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng... động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi C Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ D Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi Câu 26: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thi u thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là A Mất hiệu quả nhóm B Sức sinh sản... giao tử mang gen hoán vị trên tổng số giao tử sinh ra B tỷ lệ phần trăm số cá thể mang kiểu hình khác bố mẹ trên tổng cá thể thu được trong phép lai phân tích C tỷ lệ phần trăm giữa số cá thể có trao đổi chéo trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích D tỷ lệ phần trăm số giao tử mang gen liên kết trên tổng số giao tử sinh ra Câu 40: Trong thí nghiệm của mình, Miller và Urey đã mô phỏng... nuôi và cây trồng Câu 41: Tế bào thuộc hai thể đột biến cùng loài có cùng số lượng nhiễm sắc thể là A thể 3 nhiễm và thể 3n B thể 2 nhiễm và thể 1 nhiễm kép C thể 4 nhiễm và thể tứ bội D thể 4 nhiễm và thể 3 nhiễm kép Câu 42: Điểm khác nhau trong tác động bổ sung gen không alen giữa 3 tỉ lệ kiểu hình ở F2 gồm 9 : 7; 9: 6 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1 là A số tổ hợp tạo ra ở F2 B số kiểu hình khác nhau ở F2 C số. .. khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền? A Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba B Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin C Có một số bộ ba không mã hoá axitamin D Có một bộ ba khởi đầu Câu 8:Mầm mống những cơ thể sinh vật đầu tiên được hình thành ở giai đoạn A tiến hoá hoá học B tiến hoá tiền sinh học C tiến hoá sinh học D cả A và B Câu10: Trong mô hình cấu trúc của Operon . hướng A. tần số alen A và alen a đều giảm đi. B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi. C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên. D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm. kích thước lớn và sinh sản giao phối B. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối. D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính . xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 47. Ưu điểm của phương

Ngày đăng: 30/01/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan