giao an 3 tuan 25 mot cot

26 102 0
giao an 3 tuan 25 mot cot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 TUẦN 25 Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013 Thủ công Tiết 25 : LÀM LỌ HOA CẮM TƯỜNG. I/ MỤC TIÊU: - Biết cách làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. - Với HS khéo tay: - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng, lọ hoa tương đối cân đối. - Có thể trang trí lọ hoa tương đối đẹp. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã làm hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. -Quy trình làm lọ hoa gắn tường. Học sinh: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán… III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KHỞI ĐỘNG: 2. BÀI CŨ: - Kiểm tra đồ dùng học tập 3. BÀI MỚI: Làm lọ hoa gắn tường. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Mục tiêu: Nhận được đặc điểm của lọ hoa gắn tường. -GV giới thiệu lọ hoa gắn tường mẫu, và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa. -Yêu cầu HS nêu nhận xét và nêu ra cách làm lọ hoa: Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. Mục tiêu: Biết cách gấp lọ hoa gắn tường. *Bước 1: GV hướng dẫn mẫu. -Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa. -Xoay dọc tờ giấy , mặt kẻ ô lên trên, gấp các nếp gấp cách đều nhau, rộng 1 ô như gấp cái quạt. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 3C: 26.2.2013 3D: 27.2.2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 *Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. -Tay trái cầmvào khoảng giữa các nếp gấp . ngón trái và ngón trỏ cầm vào các nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa . -Cầm chụm các nếp gấp vừa tách ta kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ hoa tạo thành chữ V. *Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. -Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy bìa dán lọ hoa. -Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Rồi dán vào tờ giấy đã chuẩn bị. -GV gọi HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường , sau đó tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường. Hoạt động 2: Thực hành - Giáo viên cho học sinh thực hành theo cách làm mẫu của giáo viên - Giáo viên vừa hướng dẫn, vừa sửa sai cho HS 3 Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Tập gấp các nếp gấp cho đều, thẳng, phẳng - chuẩn bị giấy màu để học tiết 2: Làm lọ hoa gắn tường Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 TUẦN 25 Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013 Tự nhiên và Xã hội Tiết 49 : ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU : - Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển . - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng , kích thước, cấu tạo ngoài. - Nêu được ích lợi và tác hại của một số động vật đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. HS khá, giỏi: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Tranh ảnh về động vật trang 94,95 SGK, tranh ảnh do HS sưu tầm giấy, bút vẽ, hồ dán cho mỗi nhóm. -Học sinh : Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KHỞI ĐỘNG 2. BÀI CŨ: Quả  Nêu cc bộ phận của quả?  Nêu lợi ích của quả, chức năng của hạt đối vi đi sống con ngưi? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. Hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật. 3. BÀI MỚI: Động vật Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật Mục tiêu: Xác định được ba bộ phận chính của cơ thể động vật. Cách tiến hành: ( tranh ) *Làm việc nhóm: -GV yêu cầu HS chia thành các nhóm. -Yêu cầu các HS đưa ra tranh ảnh về động vật sưu tầm được, quan sát đó là con vật gì, có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước +Sau đó yêu cầu các nhóm HS ghi lại kết quả quan sát được vào bảng: *Tổ chức làm việc cả lớp. -GV yêu cầu các nhóm dán các bảng ghi kết quả quan sát trên bảng. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 3C: 27.2.2013 3D: 26.2.2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 -Yêu cầu các nhóm đọc nhanh kết quả và nhận xét bài làm của các nhóm. +Kết luận: Động vật sống ở khắp mọi nơi (trên cạn, dưới nước, trên sa mạc …) chúng di chuyển bằng chân, nhảy, hoặc bay bằng cánh, bơi nhờ vây. * Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật. Mục tiêu: Nắm được các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể động vật. Cách tiến hành: ( tranh, cây ) *Làm việc nhóm: -Yêu cầu HS ngồi theo nhóm: một nửa số nhóm quan sát tranh 1,2,4,8,10. Một nửa còn lại quan sát tranh 3,5,6,7,9. và trả lời câu hỏi: +Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật trong tranh. *Làm việc cả lớp: -Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. -Nêu kết luận: Cơ thể động vật thường có ba bộ phận: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, cánh, vây, đuôi gọi là cơ quan di chuyển. * Hoạt động 3: Trò chơi: Thử tài hoạ sĩ -Mục tiêu:Hình dung các con vật để vẽ nhanh. -Cách tiến hành: ( tranh, cây ) *Làm việc nhóm: -Yêu cầu các nhóm HS nhận giấy, bút màu. -Yêu cầu các nhóm trong thời gian 5 phút vẽ được con vật bất kì (hoặc con vật em thích). *Làm việc cả lớp: -Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. -Yêu cầu các nhóm lần lượt giới thiệu con vật được vẽ là gì? Hãy chỉ ra và gọi tên các bộ phận chính. +Yêu cầu HS nêu lại ba bộ phận chính của cơ thể động vật. +Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng các bộ phận của con vật. 4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ -Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Đố bạn con gì? -Hướng dẫn HS tham gia chơi trò chơi. -Gọi 10 HS lên chơi. -GV nhận xét, khen gợi những HS am hiểu về những tiếng con vật. * Nhận xét tiết học. * Chuẩn bị: Bài 50 và sưu tầm các tranh về côn trùng. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 TUẦN 25 Thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2013 Âm nhạc Tiết 25: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé. Nhạc và lời:Tân Huyền I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, nhịp lời ca. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Máy nghe nhạc, song loan. Học sinh: Tập bài hát, vở. III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Cho HS hát tập thể bài hát Cùng múa hát dưới trăng. GV nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Dạy hát bài Chị Ong Nâu và em bé. - Giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, tên tác giả. HS chú ý lắng nghe. - GV trình bày mẫu bài hát HS chú ý lắng nghe. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca từng câu theo âm hình tiết tấu. Chị Ong Nâu Nâu Nâu Nâu chị bay đi đâu đi đâu. X x x x x x x x x x x x HS thực hiện. - Hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích và song hành. HS thực hiện. - Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân. - GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp lời ca. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 Chị Ong Nâu Nâu Nâu Nâu chị bay đi đâu đi đâu. X x x x HS thực hiện. - GV nhận xét, sửa sai. - Chỉ định học sinh khá thực hiện. HS thực hiện. GV nhận xét và sữa sai. - Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm. HS thực hiện. - GV nhận xét đánh giá và hướng dẫn sửa sai. 4.Củng cố - Dặn dò: Cho HS trình bày lại bài hát. CB: Tiết 26: Ôn hát bài : Chị Ong Nâu và em bé – Nghe nhạc. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 TUẦN 25 Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 Tự nhiên và Xã hội Tiết 50 : CÔN TRÙNG I/- Mục tiêu : HS biết : - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng. - HS khá giỏi biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh. *Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng có hại. II/- Đồ dùng dạy học: - 4 bảng phụ, băng keo, một số loại côn trùng sưu tầm được. III/- Các hoạt động dạy học 1/- Kiểm tra bài cũ: động vật -Động vật gồm có mấy phần ?Kể tên các phần đó? -Kể tên 3 động vật nhỏ, kể tên 3 động vật lớn? - Nhận xét 2/- Bài mới : Côn trùng  Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể côn trùng. - Học sinh thảo luận cặp, quan sát và trả lời. + Nói tên và chỉ ra các bộ phận đầu, ngực, bụng, chân, cánh của các con côn trùng. + Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không? + Trên đầu côn trùng thường có gì? - GV nêu: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn. + Cơ thể côn trùng có xương sống không? - GV kết luận: Côn trùng là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.  Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng. - Các nhóm thảo luận, quan sát hình, côn trùng thật. + Nêu màu sắc của các con côn trùng? Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 3C: 1.3.2013 3D: 28.2.2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 + Chân của các con côn trùng khác nhau thì có gì khác nhau? + Cánh của các con côn trùng khác nhau như thế nào? - Giáo viên kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.  Hoạt động 3: Ích lợi và tác hại của côn trùng. - Học sinh phát biểu ý kiến về ích lợi và tác hại của côn trùng - Giáo viên kết luận: + Côn trùng (tằm, ong) có lợi cho con người và cây cối (ong cho mật và đẻ trứng, ấu trùng ong ăn trứng và sâu bọ). + Một số loài côn trùng có hại (bướm đẻ trứng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu và truyền bệnh cho người và động vật). + Một số loại côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống của con người (đom đóm). 4. Củng cố - dặn dò. - Nêu lợi ích và tc hại của côn trùng? - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài - Chuẩn bị: Tôm, cua : tìm hiểu bộ phận bên ngoải và ích lợi của tôm, cua. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 TUẦN 25 Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2013 Đạo đức Tiết: 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKII I/ MỤC TIÊU :  Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc màu da,… Biết đoàn kết quan tâm giúp đó bạn bè quốc tế  Biết chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng không khí tang lễ, nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa la hét trong đám tang. II/ CHUẨN BỊ:  Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 (2 lần) III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Tôn trọng đám tang Gọi vài HS trả lời câu hỏi: - Thế nào là tôn trọng đám tang? - Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì? - Nhận xét đánh giá 3. Bài mới: Thực hành kĩ năng giữa HKII  Hoạt động 1: Những việc cần làm. Mục tiêu: HS biết giúp đỡ bạn bè quốc tế. - GV đính bảng phụ đã ghi sẵn nội dung BT Điền chữ Đ vào □ trước hành động em cho là đúng, chữ S vào □ trước hành động em cho là sai. □ Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài. □ Ủng hộ quần áo, sách vở, giúp đỡ các bạn nghèo Cu Ba □ Không tiếp xúc với bạn nhỏ nước ngoài. □ Giới thiệu về đất nước với bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam. □ Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn. □ Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường nói chuyện. - Gọi CN đọc bài tập - HS thảo luận nhóm đôi Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 3C: 28.2.2013 3D: 1.3.2013 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 - Tổ chức 2 đội, mỗi đội 6 em lên tham gia trò chơi tiếp sức - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương - GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ các bạn nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.  Hoạt động 2: Xử lí tình huống. Mục tiêu: HS biết chia sẻ nỗi buồn, lịch sự nghiêm túc tôn trọng không khí tang lễ. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau. a. Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang chơi mà nhà em vặn to đài nghe nhạc. Em sẽ làm gì khi đó? b. Em thấy bạn An đeo băng tang, em sẽ nói gì với bạn? c. Em trông thấy mấy bạn nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em sẽ làm gì khi đó? - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại có văn hóa. 4. Củng cố- Dặn dò. Hỏi: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,… nhưng có điểm chung là gì? - Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì? - Về ôn lại bài CB: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-2013 . bảng ghi kết quả quan sát trên bảng. Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-20 13 3C: 27.2.20 13 3D: 26.2.20 13 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 -Yêu cầu các nhóm đọc nhanh kết quả và nhận. luận, quan sát hình, côn trùng thật. + Nêu màu sắc của các con côn trùng? Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-20 13 3C: 1 .3. 20 13 3D: 28.2.20 13 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 + Chân. nhịp 2 sau đó ngược lại . Gio viên: L Th Minh Thanh Năm hc 2012-20 13 3C: 1 .3. 20 13 3D: 4 .3. 20 13 Trưng Tiu hc Trưng Tây C Gio n Lp 3 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá

Ngày đăng: 30/01/2015, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan