1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

kỹ thuật trồng và ghép cây trám đen

32 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 392,56 KB

Nội dung

Theo kinh nghiệm trồng và cấy ghép cây trám đen của bà con nông dân Hiệp Hòa, Bắc Giang thì thường trồng trám vào 2 vụ trong năm là vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4, vụ thu từ tháng 8 đến

Trang 1

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ GHÉP CÂY TRÁM ĐEN

Cây trám đen có tên khoa học là Canarium nigrum Engler, là loại cây trồng được trồng rộng khắp miền Bắc và cả ở miền Nam Tây Nguyên Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Quả trám đen ăn bùi, béo, rất ngon Trồng cây trám đen cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám đen cái 7-10 năm tuổi cho sản lượng 2 đến 3 tạ quả mỗi năm

Theo kinh nghiệm trồng và cấy ghép cây trám đen của bà con nông dân Hiệp Hòa, Bắc Giang thì thường trồng trám vào 2 vụ trong năm là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4), vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10)

1 Cách ươm, nhân giống

Trồng trám đen bằng hạt sẽ rất lâu có quả (7-8 năm mới bói quả), tán cây lại cao khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc dưỡng cây, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái… Khi trồng trám bằng cây ghép thì khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên của cây trồng bằng hạt

Gieo ươm gốc ghép: chọn những quả chín tách lấy hạt, rửa sạch thịt quả, phơi hạt khô trong bóng dâm Ủ hạt trong cát ẩm 70-80 %, sau khoảng 15 đến 20 ngày, hạt trám nảy mầm Gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy Chăm sóc cây con trong vườn ươm khi đạt 50 – 60 ngày tuổi, có 5 đến 6 lá thật, cần trồng thưa ở khoảng cách 40 cm một cây để cây dễ dàng sinh trưởng Khi cây đủ 1-1,5 năm tuổi, có đường kính gốc 1-2 cm, cao 60-100 cm là đạt tiêu chuẩn gốc ghép

Kinh nghiệm ghép chám: Để tránh việc nhựa trám nhanh khô, lớp tượng tầng mỏng nên muốn có tỉ lệ cây sống cao đòi hỏi thao tác ghép phải nhanh, động tác kỹ thuật phải thành thục Qua thực tế, đã đúc kết được một số kinh nghiệm ghép trám cần lưu ý sau: Chọn cành bánh tẻ, vị trí ở giữa tán cây, tránh nắng, không bị sâu, bệnh hại trên những cây trám có 10-15 năm tuổi, có ít nhất 3 vụ quả ổn định, năng suất chất lượng cao làm cành ghép Chọn gốc ghép và cành

Trang 2

ghép có đường kính gần bằng nhau để diện tích tiếp xúc của cành và gốc ghép là lớn nhất

Chọn thời vụ ghép thích hợp: Nhiệt độ không khí 25-30 độ C, nên ghép vào vụ xuân tháng 3,4 và vụ thu đông tháng 10, 11 là phù hợp Có ít nhất 7 ngày sau khi ghép không bị mưa ướt cành và gốc ghép, nếu trong thời gian này mà gặp mưa cần chủ động che mưa bằng bạt nhựa Gốc ghép phải được cung cấp đủ phân và nước để dòng nhựa lưu thông được thuận lợi, nhanh liền vết ghép

Phương pháp ghép: Ghép nêm đoạn cành là tốt nhất Chọn đoạn cành bánh tẻ dài 15-20 cm, có 2-4 mắt ngủ Cắt vát 2 phía ống dầu ở đầu dưới cành ghép bằng dao ghép chuyên dùng sao cho cân nhau Dùng kéo cắt cành, cắt gốc ghép vị trí cách mặt đất 20-30 cm, chẻ đôi gốc ghép sâu xuống phía gốc 5-7 cm Cắm cành ghép vào gốc ghép vừa chẻ sao cho phần tượng tầng (vỏ lụa giữa lớp vỏ ngoài

và lõi gỗ) tiếp xúc với nhau nhiều nhất Dùng giấy ghép nilon của Trung Quốc sản xuất quấn chặt cố định vài vòng cành ghép và gốc ghép rồi tiếp tục quấn theo chiều từ dưới gốc ghép lên trên cành ghép, buộc đầu cành ghép, quấn lượt 2 trở lại gốc ghép, buộc chặt sao cho giấy nilon thật khít vào cành và gốc ghép, hạn chế tối đa hơi

ẩm thoát ra môi trường bên ngoài Thao tác ghép phải nhanh chóng trong vòng 45-60 giây, quá trình ghép cần che ánh nắng trực tiếp không cho chiếu vào vết cắt cành và mắt ghép

2 Trồng và chăm sóc cây trám ghép

Trám đen cần trồng ở đất phù sa cổ giàu dinh dưỡng, phù sa ven sông và đất đồi thấp (độ dốc dưới 100) có tầng đất dày hơn 1m, thoát nước mới duy trì được chất lượng quả Đào hố trồng rộng 0,8 - 1m, sâu 0,8 - 1m Bón lót mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng trộn với 0,5 – 1 kg supe lân, ủ kỹ trong 60 – 70 ngày Khi trồng trộn đều phân với đất, san phẳng, trồng cây trám ở chính giữa hố

Mật độ khoảng cách: Trám là cây lấy quả lâu năm, tán lớn, trồng bằng cây ghép với khoảng cách: 4-5m x 7-8m Hàng bố trí theo hướng đông-tây; những cây ở hai hàng con liền nhau trồng theo hình nanh sấu để tận dụng tốt nhất ánh sáng mặt trời Sau trồng 8-10 năm tỉa bỏ những cành giao nhau giữa các cây trong hàng

Trang 3

Tưới đủ ẩm 70 – 80 % sau trồng để cây sinh trưởng thuận lợi Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu: Khi cây cao 1-1,2 m tiến hành bấm ngọn Mỗi cây giữ 4 - 5 cành cấp 1 và 8 - 10 cành cấp 2 toả đều xung quanh

Bón cho cây con (1-3 năm): Mỗi cây 20-30 kg phân chuồng, bón 1lần/năm Từ 0,5-1 kg urê, 0,2-0,5 kg kali clorua, 1-2 kg supe lân, bón làm 4-5 đợt/năm

Bón cho cây kinh doanh: Bón làm 3 đợt trong năm: Bón phục hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành na, cành vóng, cành tược, cành sâu bệnh, phân chuồng 30- 50 kg, bón đạm, lân, kali theo tỷ lệ

2 đạm: 1 kali: 4 lân Bón đón hoa vào tháng 1 tỷ lệ 1/2 đạm: 1/2 ka

li Bón thúc quả vào tháng 4 tỷ lệ 1 đạm: 2 kali Vị trí bón dưới tán cây

Phun chế phẩm A-H 502 + Chất bám dính cho trám 2-3 lần Từ 1-2 lần khi có nụ đến trước nở hoa rộ, 1 lần khi đậu quả non đường kính quả bằng đầu đũa để tăng đậu quả, chống rụng quả sinh lý, tăng 15-20 % năng suất quả

4 Thu hoạch, bảo quản

Trám đen chín vào tháng 8-9, khi chín quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, trám chín không đều trong một chùm, lựa chọn những quả chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng tới quả bên cạnh Để quả trong rổ rá thoáng đem đi tiêu thụ trong 7-10 ngày, nếu để lâu cần bảo quản quả tươi trong tủ lạnh 12-15 độ C Sau khi om chín trám, ngâm trám cả quả không bỏ hạt trong nước muối 10 % đun sôi, để nguội, đựng trong chum vại sành bịt kín

có thể bảo quản được 5-6 tháng

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG CÂY RAU MÁ TÂY PHI TẠI VIỆT NAM

Hiện nay ở nước ta đã nhập khẩu được rau má Tây Phi có năng suất chất lượng cao đã được trồng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…

Trang 4

Rau má Tây Phi có hình dạng giống hệt rau má ở nước ta lúc mới mọc lên, nhưng lá xanh, thân mượt, mịn trơn hơn Cuống lá dài,

to gấp 1,5 lần, giã rau được nhiều nước hơn so với rau má của nước

ta Năng suất cao hơn hẳn rau má ta, 1m2 có thể được từ 0,1–2 kg rau/năm Ăn rau giòn, thơm đượm không kém rau má ta Sau 6 tháng trồng diện tích tăng lên gấp đôi và dày đặc Qua trồng thử nhiều vụ, ở nhiều nơi cho thấy rau má Tây Phi thích hợp với nhiều loại đất: Đồng bằng, miền núi, trung du, ưa ẩm nhưng không chịu được úng, có thể trồng dưới tán cây Sinh trưởng, phát triển quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, hè

Cách trồng

Cuốc, xới đất nhỏ tơi sâu 20-25cm, có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác Làm đất nhỏ, phẳng, bón từ 3-5 kg phân hữu cơ mục, 1kg vi sinh/m2, không bón, tưới phân tươi, nước vôi đặc cho rau Nếu trồng nhiều có thể lên luống rộng tới 1m2, cao 20-30 cm, tỉa từng nhánh ra trồng Chú ý không làm đứt rễ cây (tức là không thể trồng bằng cọng, cuống lá được) Trồng sâu đến phần hết cuống củ (1cm) Mật độ cây cách cây 8-10 cm, hàng 5-10 cm Nếu trồng ở khay, chậu thì mật độ dày hơn 2 ngày đầu cần che ủ chống nắng cho rau, thường xuyên giữ cho đất ẩm nhưng không thể để cây bị ngập úng

Thu hoạch

Có thể xén hoặc tỉa từng luống, nhổ từ gốc lên, sau mỗi lần thu hoạch có thể tưới thêm phân và nước cho rau

Theo: Rau hoa quả Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA

Ở Việt Nam, hiện nay na dai vẫn được nhân giống bằng hạt Hạt na nói chung có vỏ cứng bảo vệ có thể giữ được sức nảy mầm nhiều năm Gieo hạt, dù không ngâm nước, không đập với cát cho xước vỏ dễ thấm, cũng chỉ cần 20-30 ngày là hạt nảy mầm Có thể gieo thẳng vào vị trí cố định hoặc ươm cây con trên luống ương cao

30 cm đánh ra trồng Cũng có thể gieo vào bầu (túi PE) Nếu không

Trang 5

trồng thâm canh thì cũng không cần thiết phải gieo vào bầu vì khi đánh cây đi trồng ít khi cây na chết vì đứt rễ

Nếu nhân giống vô tính thì hiện chỉ có phương pháp ghép, hoặc ghép mắt, hoặc ghép cành Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép, giống nào làm cành ghép Từ kinh nghiệm ghép cành ở một số nước, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

1 Các loài thuộc chi Na có thể ghép với nhau được, nhưng muốn có hiệu quả kinh tế phải chọn cặp ghép tiếp hợp tốt với nhau

2 Na dai có thể ghép lên lê, cặp ghép có thể tốt hơn cả na dai ghép lên na dai nhờ lê có tính thích ứng tốt

3 Na dai ghép lên na xiêm, hay lên bình bát thì tuy sống, có tiếp hợp nhưng đường kính gốc ghép và cành ghép khác nhau nhiều, trao đổi nhựa giữa cành ghép và gốc ghép khó, do đó sau một thời gian thì cành ghép chết

4 Na xiêm ghép lên lê hay lên na dai không tốt Trái lại nếu ghép na xiêm lên bình bát thì tiếp hợp tốt Vả lại cách ghép này đã được các cơ sở nhân giống tư nhân ở Việt Nam sử dụng để sản xuất cây na xiêm ghép Thậm chí có nơi bình bát mọc quá rậm rạp, người

ta đốn đi rồi ghép na xiêm vào và đã có nơi thu hoạch như ở một vườn bình thường

5 Với na dai, na xiêm, lê chắc chắn nhất vẫn là ghép cùng loài: na dai lên na dai, na xiêm lên na xiêm

Hai phương pháp hay dùng nhất là ghép mắt và ghép cành

Khi ghép mắt gốc ghép phải có đường kính 12-15 mm, 18-24 tháng tuổi Mắt ghép lấy ở cành 1 năm tuổi nơi lá đã rụng rồi Vỏ na dày nên mắt ghép phải cắt to một chút để khỏi bị vỏ gốc ghép phình

ra, bóp chết; mắt ghép chiều dài khoảng 4 cm

Ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhân giống bằng hạt, phương pháp ghép mắt mới áp dụng cho na xiêm ghép lên bình bát, các phương pháp ghép khác ít dùng trong sản xuất

Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na đã có từ lâu và rất được coi trọng, các giống na đều được nhân bằng phương pháp ghép: ghép cành hay

Trang 6

ghép mắt Dù ghép cành hay ghép mắt, người ta đều chủ trương dùng gốc ghép đã cứng cáp, đường kính từ 12-15 mm hoặc hơn, 12-24 tháng tuổi để có cây ghép to khỏe đánh đi trồng chóng phục hồi, ra hoa quả nhanh và vườn na đồng đều Chỉ ghép khi na đương trong thời gian nghỉ, đối với cành ghép và cả đối với gốc ghép ghép khi lên nhựa kết quả kém hơn, ghép cành được ưa chuộng hơn ghép mắt vì cây ghép khỏe hơn Cành ghép là cành 12 tháng tuổi, đường kính từ 5-10 mm, dài 15 cm, cắt ở chỗ lá đã rụng rồi ngâm 1-2 phút để khử trùng trong dung dịch CuSO4 60g trong 20 lít nước Gốc ghép đường kính thường phải đạt 15mm trở lên (gốc ghép 18-24 tháng tuổi) và cùng có thể ghép lên cây lớn đường kính gốc 15cm và dài hơn, khi đốn đi để đổi giống Phương pháp ghép tốt nhất là "Ghép bên vào gốc ghép cắt ngọn" Lát cắt dài 8-10 cm ở cành ghép cũng như gốc ghép đã cắt ngọn và cùng kích thước với nhau Sau khi buộc áp vào nhau chỉ còn 5-7 cm của cành ghép vượt lên trên gốc ghép phải bảo

vệ chống mưa nắng (có thể chụp túi giấy không thấm nước, hoặc túi

và có không ít thuốc có thể trị được bán ở thị trường hiện nay như Kasuran BTN, Benlat C, Zincopper, Aliette 80 BTN

Cần phun thuốc trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện có nhiều rệp sáp rệp dính bám vào cành lá và nhất là quả kể cả to, nhỏ, để hút nhựa, có khi vẫn còn gặp trên các quả na bày bán ở chợ Dễ trị bằng các thuốc hiện có như Applaud, Mpc 25 BTN, Bi 58 ND, BAM 50

ND, Polysulfur Calci

Thu hoạch và bảo quản

Cũng như các quả khác, cần thu hoạch đúng độ chín Hiện nay chưa có cách xác định chính xác, chỉ có thể đưa vào một số kinh nghiệm sau đây:

Trang 7

Na dai: mở mắt, tức là các vẩy, vỏ ngoài của múi tách dần nhau

ra, rãnh giữa các múi đầy lên, màu trắng kem Trên vỏ quả, màu xanh nhạt dần, sáng ra, bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhỏ ở các rãnh nơi các múi tiếp giáp nhau

Na xiêm: Vỏ từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và kém bóng đi một chút, rõ hơn nữa, các gai trên lưng mỗi múi tách nhau ra

và trương nước

Thời gian từ nở hoa đến quả chín là 4 tháng cho na dai và thời gian chín là từ tháng 6 đến tháng 8 có khi sang cả tháng 9, còn na xiêm thì hầu như chín quanh năm

Bảo quản ở nhiệt độ thấp, ví dụ 50C trong 6 tuần lễ na vẫn còn

ăn được, nhưng không có người mua vì vỏ thâm đen Người ta khuyên nên giữ na dai trong phòng ở nhiệt độ 15-20 độ C, độ ẩm không khí 85-90 %, không khí trong phòng có nơi 10 % CO2, đồng thời có oxy và êtylen dưới áp lực thấp

Theo: Rau hoa quả Việt Nam

MỘT SỐ KỸ THUẬT CHĂM SÓC NHÃN CHO NĂNG SUẤT CAO

Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ trồng thích ứng rộng Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn Hoa nhãn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc để cho năng suất cao và khắc phục hiện tượng quả cách năm đối với các giống nhãn ở miền Bắc Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho cây nhãn là rất cần thiết Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sở sau:

- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây

- Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng

Trang 8

- Mục đích sử dụng phân bón

Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc, nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%) Số cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa Chính vì vậy cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm Cần định ra các chế độ chăm bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tuỳ tuổi cây

1 Đối với các cây đã ra hoa quả bình thường

a Bón thúc lần 1 sau khi thu quả

Lưu ý: Khi thu hoạch không nên hái cành quá sâu, sau khi thu cần đốn, tỉa những cành quá già cỗi, cành nhỏ mọc phía trong tán Tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu

Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2-3 kg phân lân + 0,5-0,7 kg urê + 0,5 kg kali Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2 Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30

cm rộng 50 cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng

b Bón thúc lần 2

Vào tháng 2 chủ yếu bằng phân lân và Kali, mỗi cây 0,5 kg Kali + 2 kg lân Supe nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa)

c Bón thúc lần 3

Mục đích để thúc quả nhanh lớn Bón vào tháng 4, lượng bón: 0,5 kg urê + 0,5-0,7 kg Kali + 2 kg lân Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon

2 Một số biện pháp xử lý đối với cây ra quả cách năm

Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng, thời tiết, một số ít do đặc tính giống Những cây này thường xuyên

Trang 9

không ra hoa, hoặc ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả, nên chặt

bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo bằng những giống đã được chọn lọc Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảy

ra hoặc thừa hoặc thiếu Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc hợp lý

a Cây quá xanh tốt: Lá to xanh mềm, mỏng Đây là hiện tượng cây bị lốp

Cách xử lý:

+ Biện pháp 1: Từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm ngắt tất cả các đầu cành khoảng 2 - 3 lá búp để triệt tiêu chồi dinh dưỡng gây tức nhựa, đồng thời kích thích cây ra kích tố sinh sản và nếu thời tiết thuận lợi năm sau cây ra hoa, quả tốt

+ Biện pháp thứ 2: Khi quan sát thấy cây ra lộc đông vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 mới nhú ra 1 cm tiến hành đào rãnh xung quanh gốc cây theo chiều rộng tán sâu 30-40 cm, rộng 15 cm, để phơi 1 tuần không tưới nước lộc sẽ tự thui đi

b Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó Sau

đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn

Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 - 3 cm Trên đây là một số biện pháp chăm bón để cây nhãn có khả năng ra hoa kết quả, song muốn cây có năng suất cao đến khi thu hoạch cần giữ an toàn cho cây tránh khỏi các đối tượng sâu bệnh hại

3 Các đối tượng sâu bệnh hại nhãn và cách phòng trừ

+ Bọ xít cần lưu ý ngay từ đầu vụ Bắt bọ xít qua đông từ tháng

12 năm trước đến tháng 1 năm sau Ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ

Trang 10

xít vào tháng 4 khi cây có quả non bằng các loại thuốc hoá học như Dipterex; Sherpa; Fastax; Bestox

+ Sâu tiện thân nhãn: Thường gây hại vào mùa xuân và mùa thu Phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Politrin hay Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu, dùng nước vôi đặc quét lên thân cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng

+ Rệp hại hoa, quả non: Xuất hiện từ khi nhãn ra hoa đến khi

có quả non, gây dụng hoa và quả hàng loạt Khi thấy rệp xuất hiện nên dùng Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào các chùm hoa, quả

+ Bệnh sương mai, bệnh thán thư hại hoa quả là loại bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ngay từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi đậu quả non Bệnh lan truyền nhanh, phát triển mạnh khi có mưa phùn,

ẩm, độ không khí cao, trời âm u (từ tháng 1 - tháng 3) dùng Boócđô 1%, Ridomil 0,2%, Score 0,05% nên phun hai lần Lần 1 trước khi hoa nở, lần 2 khi hoa đã nở 1 tuần

+ Bệnh vàng lá chết đứng Nguyên nhân:

- Do nấm hại rễ

- Do trồng quá sâu

- Do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm

Với trường hợp này cần phải bón cân đối đạm, lân, kali

+ Xỉ than Nếu trồng sâu cần cào bới đất ra Nếu do nấm thì cần dùng BenlatC hoặc Rizocid lượng dùng 8 - 10 lít thuốc đã pha tưới vào gốc cây

Theo: Rau hoa quả Việt Nam

KINH NGHIỆM CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG Ở TRÂU BÒ BẰNG THUỐC NAM

Bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò do vi - rút gây nên, do đó việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng Mục đích là chữa vết thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của con vật Xin giới thiệu kinh nghiệm dùng thuốc Nam trị bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò.

Trang 11

Chữa miệng

Tốt nhất rửa miệng con vật bị bệnh bằng nước các loại quả chua như: khế, chanh, quất…; giã nát các loại quả trên, hoà chút muối Dùng xi lanh bơm ướt các vết loét trên lưỡi và niêm mạc mồm Ngày 2-3 lần, liên tục trong 4-5 ngày Có thể dùng bã chanh, múi khế cho con vật nhai Tuyệt đối không được chà sát vết bệnh, vì làm như vậy sẽ bong niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh

Chữa móng

Rửa sạch chân bằng nước muối pha nồng độ 10% (100g muối, 1lít nước sôi nguội) hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối và sẻ 3, trầu không, chè tươi) có cho thêm chút muối.

Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non như bột than xoan trộn với dầu lạc Đồng thời đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào vết thương kẽ móng chân bằng cách đắp thuốc lào, thuốc lá khô băng lại.

Phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát Khử trùng chuồng trại định kỳ 10-20 ngày/lần bằng các loại thuốc khử trùng diệt vi rút thời gian dài như: Virkon (Han-Iodine 10%) Oxidan-Tca,… Chăm sóc trâu, bò chu đáo để nâng cao sức đề kháng

Theo: Kinh tế Nông thôn

CÁCH TRỒNG LẠC THU ĐÔNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Cơ cấu giống:

Sử dụng một số giống mới có triển vọng và cho năng suất cao như:

Giống lạc MD7 và MD9: Cây cao trung bình từ 35-50 cm chịu hạn khá, năng suất trung bình 33-35 tạ/ha Tỷ lệ nhân từ 68-70% Đặc biệt giống MD7 có khả năng kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn

Giống L14: Giống chịu thâm canh có tiềm năng năng suất cao,

từ 38-40 tạ/ha Tỷ lệ nhân cao 70-72 %

Giống TQ6: Là giống thấp cây, chống đổ tốt, chịu hạn khá, năng suất trung bình từ 28-30 tạ/ha

Trang 12

Giống SĐ1: Là giống mới được nhập nội từ Trung Quốc, có tiềm năng năng suất cao 40- 42 tạ/ha, giống có thời gian sinh trưởng 130-140 ngày vụ xuân, từ 110-115 ngày vụ thu đông, tỷ lệ nhân 70- 72%

Phân bón và phương pháp bón phân

Liều lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ)

Phân chuồng hoai mục: 300 – 350kg

Phân lân super: 15 – 20kg

Đạm urê: 2,5 – 3kg

Kali clorua: 4 – 5kg

Vôi bột: 20kg

Phương pháp bón phân: Vôi bột chia làm 2 lần bón, lần thứ

nhất bón 50% trước khi bừa phẳng, lần 2 bón 50% lúc cây tắt hoa Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống sâu 10cm, bón lót toàn bộ các loại phân trên vào các hàng đã rạch và san phẳng mặt luống (nếu dùng công nghệ che phủ nilon)

Nếu không dùng công nghệ che phủ nilon có thể bón như sau: + Bón lót : 100% PC + 100% lân + 50% đạm vào các hàng đã rạch + Bón thúc lần 1: Lúc cây lạc được 2 –3 lá thật bón 50% lượng đạm kết hợp với xới phá váng tạo điều kiện cho vi sinh vật nốt sần hoạt động

+ Bón thúc lần 2: Khi cây lạc được 6-7 lá thật, bón toàn bộ lượng kali

+ Bón thúc lần 3: Khi cây tắt hoa, bón 50% lượng vôi còn lại, kết hợp với vun cao luống chống đổ và tạo đất tơi xốp, thuận lợi cho

Trang 13

cây lạc đâm tỉa, làm củ

Mật độ, khoảng cách và phương pháp gieo hạt

Mật độ trung bình từ 34-36 cây/m2 Khoảng cách thích hợp từ 18-20cm x 30cm Tiến hành rạch 3 hàng dọc theo luống ở độ sâu 3- 4cm rồi gieo hạt, gieo 2 hạt/hốc theo khoảng cách như trên Nếu áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu phải sử dụng đất mượn bằng cách trộn phân chuồng (đã được ủ với lân) với trấu và đất bột hoặc đất hun để phủ lên trên hạt sau khi gieo (gieo hốc với khoảng cách như trên) Nếu dùng công nghệ che phủ nilon thì gieo hạt là công việc cuối cùng

Công nghệ che phủ nilon

Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ, hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30 % Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ nilon phẳng và kín đều trên mặt luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên Hạt được gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3-4 cm

Trang 14

NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP LÔNG TRẮNG

Gà thịt Broiler là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà thịt cao sản Gà Broiler có ưu thế lai về mọi mặt: cường độ sinh

trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao, hiệu quả kinh tế lớn

Hiện nay thường áp dụng công thức lai 4 máu (4 dòng gà lai với nhau) để tạo ra gà Broiler nhanh và hiệu quả nhất

1 Chất lượng gà thịt Broiler

Muốn gà Broiler có chất lượng cao cần xác định sức khoẻ của từng cá thể trong đàn bố mẹ của chúng Đàn bố mẹ không bị mắc các bệnh như bạch lỵ, CRD, Gumboro, Marek, Newcastle Gà Broiler cần có mức độ kháng thể quan trọng để chống lại các bệnh do virus

Gà Broiler được ấp từ những trứng có khối lượng 50g/quả trở lên và không quá 75g Nếu trứng nhỏ hơn, gà con nở ra phải nuôi tách riêng với chế độ chăm sóc tốt nhất

Gà con không có khuyết tật, phải đồng đều về hình dạng, đi đứng nhanh nhẹn, tỉnh táo, mắt sáng, chân khoẻ mập và bóng Phải loại bỏ những con gà con không đạt tiêu chuẩn từ trạm ấp Trường hợp phải giao gà xa trong thời tiết xấu, gà chưa được ăn uống thì chưa nên vận chuyển, để gà trong phòng hoặc máy nở có nhiệt độ và

độ ẩm phù hợp, chỉ xuất gà khỏi trạm ấp khi thời tiết tốt Khi nuôi quy mô lớn, tất cả gà con trong đàn nên lấy cùng nguồn gốc một số đàn gà bố mẹ Không nhốt lẫn gà con với gà nghi nhiễm bệnh bạch lỵ

và CRD

Hầu hết gà mắc bệnh là do các tác nhân gây bệnh lan truyền từ đàn nhiễm bệnh sang đàn gà sạch bệnh Có thể ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh bằng biện pháp nuôi cách ly hợp lý, không tốn kém, thực hiện chương trình an toàn dịch bệnh Những đàn gà nuôi mật độ dày, nên bố trí cùng một lứa tuổi, trường hợp đặc biệt cho phép gà cách nhau 2-3 ngày tuổi, nhưng phải cùng một giống

2 Vệ sinh chăn nuôi

Việc đi lại, tham quan các trại gà nên hạn chế để tránh nguồn mang bệnh từ người Khách tham quan và người chăn nuôi khi vào trại gà phải tắm rửa và dùng quần áo, mũ, giày dép trang bị riêng

Trang 15

và được sát trùng của từng nhà gà Người chăn nuôi được chuyên môn hoá cao độ, mỗi người chịu trách nhiệm chăm sóc một đàn gà cùng tuổi, không nuôi gà khác đàn, khác tuổi, hạn chế qua lại các chuồng nuôi Trại gà phải tuân thủ các quy trình vệ sinh sát trùng chuồng nuôi, nhà kho, dụng cụ, thức ăn, môi trường quanh trại Ngoài ra cần chú ý các điểm sau:

Thường xuyên kiểm tra và diệt trừ các loại côn trùng, gặm nhấm là nguồn gây bệnh chủ yếu như ruồi, bọ, chim, chuột

Kho thức ăn, chất độn (dăm bào), thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi cần đặt xa chuồng nuôi (tuỳ diện tích trại mà đặt khoảng cách phù hợp)

Tác nhân gây bệnh luôn tồn tại đe doạ đàn gà, do đó phải tiến hành phòng trị tổng hợp kịp thời, nghiêm ngặt theo quy trình vệ sinh chăn nuôi để bảo vệ đàn gà

Đàn gà sạch bệnh là yếu tố quan trọng giúp chúng lớn nhanh, năng suất cao và giảm được tối đa chi phí thuốc chữa trị, tăng hiệu quả chăn nuôi

Theo: NXB Nông nghiệp

TRỒNG LÚA LIÊN TỤC SẼ GÂY ĐỘC CHO ĐẤT

Sau mỗi vụ lúa, lượng rơm rạ để lại cho đất rất lớn Đây là một nguồn lợi rất lớn cho đồng ruộng với một thời lượng đủ dài cho chúng phân huỷ Tuy nhiên, trên đất trồng lúa liên tục mà không đủ thời gian cho rơm rạ cũ phân rã thì chúng sẽ gây độc cho lúa

Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, xác bã thực vật đã làm hạn chế sự phát triển của cây trồng do trong quá trình phân huỷ chúng sinh ra độc tố Độc tố được sinh ra do quá trình phân huỷ chất hữu cơ đã cản trở sinh trưởng không chỉ những cây trồng khác mà là chính những cây trồng đó

Phân tích sinh học chất độc của quá trình phân huỷ rơm rạ trong đất được tiến hành trong phòng thí nghiệm và đồng ruộng cho thấy những chất độc phenol được tìm thấy như P - coumaric, syringic acid Tách chiết dung dịch xác bã rơm rạ phân huỷ trong đất cho thấy

Trang 16

sự phát triển của cây mạ và những cây trồng khác giảm có ý nghĩa so với đối chứng Lượng đạm trong đất cũng có sự sai khác, hàm lượng đạm amôn và đạm nitrat ở vụ thứ nhất cao hơn vụ thứ hai Độc tố do quá trình phân huỷ rơm rạ có thể làm giảm tác dụng của cả hai loại đạm trên

Sự xuất hiện độc tố trên những cánh đồng trồng lúa liên tục thường xuất hiện trên những cánh đồng thiếu nguồn nước ngọt, hệ thống thuỷ lợi nội đồng không tốt làm cho quá trình thoát thuỷ kém

Theo: Báo Nông thôn ngày nay

KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA

Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng quanh năm, thuộc nhóm thân leo Bộ lá phát triển mạnh, do đó có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt hơn các loại đậu khác Đậu đũa ưa ánh sáng mạnh, chịu được nhiệt độ cao (300C), nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, thuộc nhóm cây ngày ngắn Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu phải thoát nước, xốp, thoáng, tốt nhất là đất thịt nhẹ, độ pH 6 -7

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w