1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thành phố hồ chí minh và hà nội về dân số và di chuyển nội thị

42 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Viện Nghiên Cứu Phát Triển, Paris Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Trung Tâm Dân Số, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI : DÂN SỐ VÀ DI CHUYỂN NỘI THỊ Patrick Gubry, IRD Bernard Lortic, IRD Gilles Grenèche, INSEE Lê Văn Thành, VKT Lê Thị Hương, VKT Trần Thị Thanh Thủy, VKT Nguyễn Thị Thiềng, TTDS Phạm Thùy Hương, TTDS Vũ Hoàng Ngân, TTDS Nguyễn Thế Chính, ĐHKTQD ISTED, GEMDEV Chương trình nghiên cứu đô thị vì sự phát triển (PRUD) Dự án PRUD số 45 Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Vùng Ile-de-France Hội thảo « Hà Nội thành phố đặc thù và những lực chọn cho phát triển » Hà Nội, 12-14 tháng 11 năm 2002 2 Từ khi thực hiện các biện pháp tự do hóa kinh tế theo chính sách đổi mới vào năm 1986, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai đô thị lớn nhất Việt Nam, đã bước vào giai đoạn phát triển đô thị mạnh mẽ. Hiện nay, việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng kinh tế cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thôn- thành thị ngày càng lớn và việc quản lý hộ khẩu không còn chặt chẽ. Hơn nữa, tỷ lệ dân số ở nông thôn hiện nay vẫn cao (hơn 75% dân số, theo điều tra dân số năm 1999), điều này cho phép chúng ta tiên lượng rằng quá trình tăng trưởng dân số đô thị sẽ còn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trở thành những siêu đô thị, tuy có khác biệt giữa quá trình của hai nơi này. Trong bối cảnh đó, sự tái cấu trúc nhà ở và dân cư đô thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ, do giá nhà đất tăng cao ở trung tâm thành phố, do có nhiều dự án phát triển đô thị và do sự xuất hiện các khu công nghiệp mới và do tiến trình phân tầng xã hội. Hiện tượng di dân phổ biến trong lòng thành phố làm thay đổi không gian sống và dẫn đến những chuyển dịch tạm thời của người dân. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề về hạ tầng kỹ thuật và phương tiện giao thông đô thị. Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu những nét nổi bật, và thường là những nét đặc thù liên quan đến dân số và hiện tượng di dân trong thành phố tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chúng tôi cũng xin trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình chuẩn bị cho cuộc điều tra các hộ gia đình về những chuyển dịch trong thành phố (dự định tiến hành vào tháng 2 và tháng 3 năm 2003). Những dữ liệu thu thập được còn ở dạng thô nhưng sẽ là cơ sở của nhiều báo cáo khoa học. Nhiều bảng số liệu thống kê chủ yếu rút ra từ cuộc điều tra dân số năm 1999 được trình bày trong phần phụ lục sẽ cung cấp các dữ liệu cần thiết về tình hình dân số cho các nghiên cứu về thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Việc xác định dân số đô thị Địa giới hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bao gồm cả một vùng nông thôn rộng lớn ở ngoại ô thành phố, mà trước kia là nhằm bảo đảm việc cung cấp lương thực cho các thành phố này, hạn chế mua lương thực từ các tỉnh khác đồng thời hạn chế các làn sóng di dân. Nhưng quá trình tăng trưởng đô thị làm mục tiêu này ngày càng khó thực hiện và hiện nay hai đô thị này đang phải mua rất nhiều thực phẩm từ vùng châu thổ lân cận và điều đó lại tạo ra mạng lưới giao thương giữa các tỉnh thành trong nước và với thế giới. Các công trình nghiên cứu về quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì vậy cần phải dựa trên một đánh giá chính xác về dân số đô thị. Các dữ liệu từ cuộc điều tra dân số đã xác định dân số đô thị theo đơn vị hành chính một cách đơn giản là lấy tổng dân số của các quận (đô thị) cộng với dân số các thị trấn các huyện (nông thôn). Tuy nhiên, do việc xây dựng nhà ở lan rộng về mặt địa lý, nhiều quận mới đã được thành lập vào năm 1997 (5 quận ở thành phố Hồ Chí Minh : quận 2, 9, 12, quận Thủ Đức ; 3 quận ở Hà Nội : Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy) (xem bản đồ hành chính ở phần phụ lục). Hiện tại, các quận mới này bao gồm một vùng đô thị đang mở rộng giáp ranh với các quận nội thành cũ, và một vùng nông thôn bên ngoài đang giảm dần diện tích. Sự chênh lệch giữa dân số đô thị tính theo đơn vị hành chính và dân số đô thị trên thực tế lớn hơn hẳn tại thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội. Theo các số liệu thống kê hành chính của cuộc điều tra dân số năm 1999, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 5,0 triệu người (trong đó có 4,2 triệu dân cư thành thị) và dân số Hà Nội là 2,7 triệu người (trong đó có 1,5 triệu dân cư thành thị) (xem bảng 1a và 1b). 3 Có hai phương pháp đã được áp dụng (hoặc đang được áp dụng) nhằm xác định chính xác dân số đô thị thay cho cách xác định đơn giản bằng đơn vị hành chính : 1. Phép nội suy từ mật độ dân số của quận, với giả thiết rằng có sự tương quan giữa mật độ dân số và tỷ lệ dân số đô thị ; mật độ trên 10 000 dân tương ứng với tỷ lệ đô thị hóa 100% và mật độ dưới 500 dân tương ứng với tỷlệ đô thị hóa là 0% (Lê Thị Hương, 2000 ; Gubry và Lê Thị Hương, 2002). Từ phương pháp này, người ta tính ra được dân số đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,7 triệu. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho Hà Nội, nơi các quận mới đã có mật độ dân số rất cao. 2. Phân tích việc mở rộng diện tích xây dựng qua hình ảnh vệ tinh (hiện đang tiến hành). Việc phân tích này cho phép phân biệt các phường (thành thị) so với các xã (nông thôn) (phường và xã là đơn vị hành chính ngay sau đơn vị quận) trong các quận đô thị hay “bán đô thị” mới, từ đó nhận biết giới hạn giữa thành thị và nông thôn. Với phương pháp này, chúng ta có thể có số liệu về dân số đô thị chính xác hơn số liệu thu thập được qua cách tính tổng dân số các quận và các huyện. Mật độ dân số Mật độ dân số tính theo quận là tính trên một đơn vị quá lớn nên chỉ có thể phân tích sơ lược. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các số liệu tính theo phường xã, rút ra từ cuộc điều tra dân số năm 1999 ( bảng 2a và 2b, hình 1a và 1b, hình 2a và 2b). Dĩ nhiên, chúng ta đều nhận thấy rằng mật độ dân số giảm dần từ trung tâm thành phố ra vùng nông thôn ngoại thành. Mật độ dân số tại một số phường ngay tại trung tâm thành phố thuộc loại cao nhất thế giới : - mật độ phường 1 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh là 115.797 người/km 2 (1.158 dân/ha). Quận 3 có 5 phường có mật độ trên 100.000 người/km 2 . - mật độ phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là 92.100 người/km 2 . 4 Hình 1a : Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản đồ mật độ dân số tính theo quận tại khu trung tâm và tính theo phường/xã tại vùng ngoại vi (người/km²) 5 Hình 2a : Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản đồ mật độ dân số tính theo phường/xã tại khu trung tâm (người/km²) 6 Hình 1b : Hà Nội. Bản đồ mật độ dân số tính theo quận tại khu trung tâm và tính theo phường/xã tại vùng ngoại vi (người/km²) 7 Hình 2b : Hà Nội. Bản đồ mật độ dân số tính theo phường/xã tại khu trung tâm (người/km²) 8 Tại thành phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa diễn ra rõ nét dọc theo các trục giao thông đi từ thành phố : dọc theo trục đường đi về Biên Hòa và hướng Bắc, quá trình đô thị hóa diễn ra liên tục đến hết địa hạt của thành phố ; dọc theo trục đường đi về hướng Tân An và đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Nam ; dọc theo trục đường đi về hướng Tây Ninh và Campuchia về hướng Tây Bắc. Cuối cùng, quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh dọc theo sông Sài gòn về hướng Đông Nam, đây là vùng sẽ thựïc hiện nhiều chương trình quy hoạch. Chắc chắn sẽ phải ưu tiên triển khai các phương tiện giao thông đô thị dọc theo các trục đường này. Tại trung tâm thành phố, những phường có mật độ dân số thấp nhất là những phường có những công trình công cộng lớn (sân bay, công viên, bệnh viện, trường đua ngựa…). Tại Hà Nội, chúng ta nhận thấy có sự khác nhau rất lớn giữa mật độ dân số ở hữu ngạn và tả ngạn sông Hồng ; khu vực đông dân chạy dọc theo bờ sông và khu vực đô thị tập trung phía nam, trong đê sông Hồng. Ngoài ra có hiện tượng đô thị hóa mạnh theo hướng bắc, dọc đường đi Thái Nguyên ; phía đông-bắc về hướng Bắc Ninh, Lạng Sơn và biên giới Trung Quốc từ ngã ba Hải Dương-Hải Phòng ; theo hướng tây nam về phía Hòa Bình qua Hà Tây và theo hướng nam. Ngoài ra, riêng về hướng tây nam, mật độ dân số khu vực ngoài Hà Nội về phía Hà Tây đang tăng lên. Tại trung tâm thành phố mật độ dân số bị ảnh hưởng nhiều do phần diện tích các hồ rất lớn, vì vậy, cần phải trừ phần diện tích này ra khi nghiên cứu không gian xây dựng hoặc bối cảnh sống của khu vực trung tâm. Sự hỗ trợ của hình ảnh vệ tinh Để có cách tiếp cận địa lý tổng thể, chúng tôi đã sử dụng hai hình ảnh vệ tinh do CNES chụp vào thời điểm gần cuộc điều tra dân số năm 1999 nhất. Hình 1 : Chụp TP.HCM từ vệ tinh Spot 1 vào lúc 3h20 giờ GMT, ngày 3/2/1999 (hình 3a) Hình 2 : Chụp Hà Nội từ vệ tinh Spot 4 vào lúc 3h38 giờ GMT, ngày 26/9/1999 (hình 3b) Khi so sánh hình 2 với nhiều hình ảnh vệ tinh khác, chúng tôi phân tích được tình hình phát triển đô thị gần đây ở Hà Nội. Trái lại, vì thường xuyên có nhiều đám mây trong những hình chụp TP.HCM nên chúng tôi chưa chọn được hình nào có thể sử dụng được trong quá trình nghiên cứu. 9 Hình 3a : Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 2 năm 1999 (© CNES 1999) Hình 3b : Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1999 (© CNES 1999) 10 Hiện nay, việc phân tích đang được tiến hành bằng cách đối chiếu hình ảnh vệ tinh với địa giới hành chính. Trong khuôn khổ dự án PRUD, chúng tôi đặt ra hai mục tiêu : - Một là, để có được đánh giá chính xác hơn về dân số đô thị TP.HCM so với thống kê hành chính hay kết quả nội suy từ mật độ dân số các quận. Trong trường hợp này, chúng tôi xác định những phường ngoại vi có các công trình xây dựng đô thị là những “phường đô thị”, trong khi đó những phường nằm ngoài phạm vi này là những “phường nông thôn”. Từ đó, chúng tôi có được con số chính xác hơn so với cách tính chỉ dựa trên dân số các quận, là đơn vị hành chính rộng hơn phường. - Hai là, giải thích lý do việc lựa chọn những khu đô thị nhất định cho cuộc điều tra về chuyển cư trong thành phố. Việc phân tích hình chụp từ vệ tinh trùng khớp với kết quả thống kê của TP.HCM nên chúng tôi quyết định loại trừ hai huyện Củ Chi và Cần Giờ (ở phía Bắc và phía Nam thành phố) vốn gần như hoàn toàn thuộc khu vực nông thôn khỏi phạm vi điều tra của chúng tôi. Tương tự như vậy, ở Hà Nội chúng tôi sẽ không tiến hành điều tra trên huyện Sóc Sơn (phía Bắc) nhưng lại giữ huyện Đông Anh vì huyện này tuy còn là nông thôn nhưng ở đây đã xuất hiện nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng và từ năm 1999 xu thế phát triển theo hướng này còn mạnh hơn trước. Nhìn chung, các hình ảnh vệ tinh cho phép ta xác định được những dặc thù về địa lý của hai thành phố này. A. Ở TP.HCM : - Trong thành phố vẫn nổi bật hai trung tâm đô thị truyền thống Sài Gòn và Chợ Lớn vốn có từ lâu đời. - Mật độ dân cư rất cao ở một số khu trung tâm. - Gần đây xuất hiện việc phân lô đất ở vùng ven để đáp ứng những nhu cầu mới của phát triển đô thị. - Sự phát triển của các khu công nghiệp liên hợp lớn ở vùng ven trong thời gian gần đây. - Xu hướng các công trình xây dựng của TP.HCM nối liền với các công trình xây dựng của TP Biên Hoà ở Đông Bắc để hình thành một thành phố liên hợp. - Sự xuất hiện các khu nhà ở vùng ven, dọc theo các trục giao thông và trên các gò đất hai bên sông. - Ở nông thôn TP.HCM, mật độ xây dựng cao nhưng hoàn toàn là nhà riêng. B. Ở Hà Nội : - Vẫn là hình thái đô thị đặc thù với các khu phố cổ và thành cổ. - Mật độ dân cư rất cao ở một số khu trung tâm. - Diện tích các hồ rất lớn. - Vai trò trọng yếu của các con đê, đặc biệt dọc sông Hồng. Trên một số con đê, các công trình xây dựng bắt đầu mọc lên. - Việc xác định phạm vi xây dựng gặp nhiều khó khăn do các công trình xây dựng theo hình sao nằm dọc hai bên đưòng nhưng không liên tục. - Sự khan hiếm đất để xây dựng những công trình mới. - Sự phát triển của nhiều nhà máy xí nghiệp ở vùng ven nông thôn. - Ở vùng nông thôn Hà Nội, mật độ dân số rất cao, người dân thường sống tập trung trong những làng nhỏ hay thôn, điều đó cho phép dự đoán sự đan chéo giữa các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp do gần thành phố. [...]... gii).] Parenteau Renộ (Dir.), 1997, Habitat et environnement urbain au Viờt-nam Hanoi et Hụ Chi Minh Ville Paris, Ottawa : Karthala, CRDI, 334 p + 24 pl h.t (Hommes et Sociộtộs) [Parenteau Renộ (Dir.), 1997, Nh v mụi trng ụ th ti Vit Nam H Ni v Thnh Ph H Chớ Minh Paris, Ottawa : Karthala, CRDI, 334 tr + 24 pl h.t (Con ngi v Xó hi).] Truong Si Anh, 1994, Internal migration into Ho Chi Minh City Patterns,... Prộsentation de Hụ Chi Minh Ville In Gubry Patrick, Vu Thi Hụng, Lờ Van Thanh (Dir.), Les chemins vers la ville La migration vers Hụ Chi Minh Ville partir dune zone du delta du Mộkong Paris : Karthala, CEPED, 343 p., p 113-127 (Hommes et Sociộtộs) [Gubry Patrick, Lờ Thi Huong, 2002, Gii thiu Thnh Ph H Chi Minh Trong Gubry Patrick, Vu Thi Hụng, Lờ Van Thanh (Dir.), ng v thnh ph Di dõn t mt vựng ng bng... ng bng sụng Cu Long v Thnh Ph H Chớ Minh Paris : Karthala, CEPED, 343 tr., tr 113-127 (Con ngi v Xó hi).] 19 Lờ Thi Huong, 2000, La population de Hụ Chi Minh Ville In Gubry Patrick (Dir.), Population et dộveloppement au Viờt-nam Paris : Karthala, CEPED, 614 p., p 263-284 (ẫconomie et Dộveloppement) [Lờ Th Hng, 2000, Dõn s thnh ph H Chớ Minh Trong Gubry Patrick (Dir.), Dõn s v phỏt trin ti Vit Nam Paris... Institute of Technology, Bangkok, viii-105 p + appendix 20 Truong Si Anh, Gubry Patrick, Vu Thi Hụng, Huguet Jerrold W., 1996, Hụ Chi Minh Ville : de la migration lemploi Paris : Centre franỗais sur la Population et le Dộveloppement, 52 p (Les Dossiers du CEPED, n 40) [Truong Si Anh, Gubry Patrick, Vu Thi Hụng, Huguet Jerrold W., 1996, Thnh ph H Chớ Minh : Di c v vic lm Paris : Trung tõm nghiờn cu v dõn... 232 472 Ngun : Kt qu ton din TTDS nm 1999 *Theo n v iu tra ca Tng iu tra dõn s ** Mt dõn s thp vỡ cú h Tõy, h cú din tớch khỏ ln 1 506 785 1 417 1 929 2 680 2 353 23 Bng 2a : Thnh ph H Chớ Minh Mt dõn s phng/xó Phng/xó Qun 1 Phng Tõn nh Phng a Kao Phng Bn Nghộ Phng Bn Thnh Phng Nguyn Thỏi Bỡnh Phng Phm Ng Lóo Phng Cu ễng Lónh Phng Cụ Giang Phng Nguyn C Trinh Phng Cu Kho Din tớch Mt (km2) hab,/km2... Sn 246261 123675 122586 306,5124 803 33 Th trn Súc Sn Xó Tõn Dõn Xó Thanh Xuõn Xó Minh Trớ Xó Minh Phỳ Xó Hin Ninh Xó Quang Tin Xó Phỳ Cng Xó Phỳ Minh Xó Mai ỡnh Xó Phự L Xó ụng Xuõn Xó Nam Sn Xó Bc Sn Xó Hng K Xó Trung Gió Xó Tõn Hng Xó Bc Phỳ Xó Vit Long Xó Xuõn Giang Xó c Ho Xó Xuõn Thu Xó Kim L Xó Phự Linh Xó Tõn Minh Xó Tiờn Dc 3027 11586 10404 10956 9572 9293 7260 9095 8923 15283 11957 9768 7485... Planning, 1994, Ho Chi Minh City data book Hanoi, 120 p (Project VIE/88/P02) [Cú bn ting Vit] Nguyờn Laurence, 1999, Esquisse dune politique de modernisation et de dộveloppement urbain Hanoi et Hụ Chi Minh Ville (1986-1996) Thốse de doctorat durbanisme, Universitộ de Paris VIII, 2 vol., 563 p [Nguyờn Laurence, 1999, Phỏc ha chớnh sỏch hin i húa v phỏt trin ụ th ti H Ni v thnh ph H Chớ Minh (1986-1996)... Joseph, Cunha Antonio, Bolay Jean-Claude (Dir.), 2000, Mộtropolisation, crise ộcologique et dộveloppement durable Leau et lhabitat prộcaire Hụ Chi Minh Ville, Vietnam Lausanne : Presses Polytechniques et Universitaires Romandes, XII-296 p (Science, Technique, Sociộtộ) [Bassand Michel, Thai Thi Ngoc Du, Tarradellas Joseph, Cunha Antonio, Bolay Jean-Claude (Dir.), 2000, Siờu ụ th húa, khng hong sinh... Thnh Ph H Chớ Minh, Vit Nam Lausanne : Presses Polytechniques et Universitaires Romandes, XII-296 tr (Khoa hc, K Thut, Xó hi).] Dang Xuõn Duong, Lờ Hụng Kờ, 2000, La population de Hanoi In Gubry Patrick (Dir.), Population et dộveloppement au Viờt-nam Paris : Karthala, CEPED, 614 p., p 243-261 (ẫconomie et Dộveloppement) [Dang Xuõn Duong, Lờ Hụng Kờ, 2000, Dõn s H Ni Trong Gubry Patrick (Dir.), Dõn s... Viờt-nam/ Atlat Vit Nam/ An Atlas of Vietnam Montpellier, Paris : Reclus, La Documentation Franỗaise, 421 p (Collection Dynamiques du territoire) 21 PH LC Bng 1a : Thnh ph H Chớ Minh Din tớch, dõn s theo qun/huyn nm 1999 Qun, huyn Din tớch S h gia ỡnh Dõn s chung T l nam Mt (ngi) 5 034 058 (%) 48,1 Dõn s thnh th tm c (ng./km2) 2 404 Dõn s thnh th theo TTDS* (ngi) 4 207 825 (ngi) 3 660 034 (km2) 2 093,7 . Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Trung Tâm Dân Số, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI : DÂN SỐ VÀ DI CHUYỂN NỘI THỊ Patrick. tại thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội. Theo các số liệu thống kê hành chính của cuộc điều tra dân số năm 1999, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 5,0 triệu người (trong đó có 4,2 triệu dân. điều tra dân số cũng cần thiết cho công tác nghiên cứu sự chuyển dịch nội thị trong các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong hai thành phố này, việc chuyển cư chỉ di n ra

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w