1. TS. Trần Duy Kiều : Nghiên cứu qui luật biến đổi lũ lịch sử trên lưu vực sông Lam. Tóm tắt Nghiên cứu qui luật biến đổi lũ lịch sử là một trong những cơ sở quan trọng để phân vùng nguy cơ lũ trên lưu vực sông Lam. Đó cũng là một tiêu chí khá định lượng chỉ ra mức độ lũ giữa các vùng trong cùng lưu vực sông với nhau cũng như giữa các lưu vực sông với nhau. Bài báo đưa ra kết quả nghiên cứu qui luật biến đổi đỉnh lũ lịch sử theo diện tích đơn vị (100 km 2 ) lưu vực sông. Từ đó cho thấy bức tranh tổng thể về sự phân bố của các trận lũ lịch sử đã xảy ra trên toàn lưu vực sông Lam. 2. PGS.TS. Bùi Xuân Thông, TS. Trần Quang Tiến, KS. Bùi Đức Toàn : Xác định tốc độ nước biển dâng tại các trạm quan trắc mực nước bờ Đông và Tây Nam bộ Việt Nam. Tóm tắt Dự án GEO2TECDI - SONG hợp tác về trắc địa biển giữa Thái Lan và EU đã kết luận tốc độ nước biển dâng vùng bờ phía Thái Lan dao động trong khoảng 3,2 ÷ 5,8mm/năm, cao hơn so với tốc độ nước biển dâng trung bình trên thế giới. Theo kết quả bước đầu của bài báo, bằng phương pháp tính toán phân tích xu thế biến động mực nước biển nhiều năm đã đưa ra kết luận tốc độ nước biển dâng tại các trạm Việt Nam dao động 1,2 ÷ 4,2 mm/năm tính theo số liệu mực nước trung bình nhiều năm. Các số liệu này cho thấy sự phù hợp chung với số liệu quan trắc của vệ tinh đo cao bề mặt biển của Dự án trắc đạc Thái Lan - EU. Các kết quả xác định tốc độ nước biển dâng tại các trạm phía bờ biển Việt Nam mới chỉ là bước đầu dựa vào số liệu quan trắc mực nước với các chuỗi số liệu có độ dài khác nhau và chưa đủ dài. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này đóng góp vào kết luận chung về tốc độ nước biển dâng phía bờ Việt Nam là khá cao và gia tăng ở giai đoạn 10 năm gần đây. 3. PGS.TS. Hoàng Ngọc Quang, TS. Nguyễn Viết Thi : Ứng dụng mô hình HEC - HMS mô phỏng quá trình lũ sông Vu Gia - Thu Bồn. Tóm tắt Trong những năm gần đây, thiên tai lũ, lụt, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã ngày càng gia tăng và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, tác động mạnh đến đời sống xã hội của cộng đồng dân cư. Với phương châm “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”, việc nghiên cứu xác định, đánh giá các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến lũ lụt có vai trò đặc biệt quan trọng. Bài viết này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mền HEC - HMS để mô hình hóa dòng chảy lũ hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn nhằm phục vụ cho nhiệm vụ đặt ra. 4. ThS. Nguyễn Đăng Mậu, TS. Trần Quang Đức, TS. Hoàng Đức Cường : Nghiên cứu lồng ghép mô hình REGCM3 vào mô hình CAM 3.0 trong mô phỏng khí hậu ở Việt Nam. Tóm tắt Các kết quả mô phỏng bằng mô hình RegCM với hai miền tính khác nhau bao trùm lãnh thổ Việt Nam với cùng đầu vào từ mô hình toàn cầu CAM trong thời kỳ 1/1997 - 12/1999 được so sánh với số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích để đánh giá ảnh hưởng của quy mô miền tính. Kết quả đánh giá cho thấy khi mở rộng miền tính về phía Đông Bắc thì mô hình khí hậu khu vực mô phỏng nhiệt độ vào mùa đông thấp hơn so với khi mở rộng miền tính về phía Tây Nam, trong khi đó lượng mưa mùa hè ở Việt Nam mô phỏng được khi mở rộng miền tính về phía Tây Nam lại cao hơn hẳn so với trường hợp mở rộng miền tính về phía Đông Bắc lãnh thổ. 5. TS. Bùi Du Dương, TS. Trần Duy Kiều, ThS. Tống Ngọc Thanh, ThS. Hoàng Thị Nguyệt Minh : Phương pháp quản lý rủi ro trong bài toán ngập lụt đô thị. Tóm tắt Lũ lụt hàng năm đã và đang gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế xã hội, đe đọa sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dưới tác động biến đổi khí hậu, đô thị hóa quá mức…các phương pháp kiểm soát ứng phó với lũ lụt truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế và không phát huy hiệu quả, đặc biệt với các trận lũ lớn xảy ra gần đây. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, một phương pháp tiếp cận mới dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro được đề xuất nhằm quản lý hiệu quả hơn ngập lụt ở đô thị. Phương pháp nàychủ yếu được cấu thành từ 2 nhóm giải pháp chính: (1) giảm nguy cơ xảy ra ngập lụt, và (2) tăng khả năng thích ứng/ giảm tính dễ bị tổn thương. Nhóm giải pháp giảm nguy cơ xảy ra ngập lụt được ứng dụng thí điểm cho thành phố Hà nội, trong khi nhóm giải pháp tăng khả năng thích ứng/ giảm tính dễ bị tổn thương được phân tích với minh họa từ số liệu thực tế của thành phố Tokyo.Tuy nghiên cứu mới dừng lại ở phương pháp luận, nhưng kết quả đạt được đã mở ra triển vọng một cách nhìn mới, toàn diện hơn, linh hoạt hơn về mô hình quản lý ngập lụt ở đô thị. 6. TS. Phạm Thị Hoa : Bổ sung công thức tính ảnh hưởng của địa hình trong độ lệch dây dọi. Tóm tắt Bài báo bổ sung thêm công thức thực dụng tính ảnh hưởng của địa hình trong độ lệch dây dọi theo chênh cao (H - Hm) giữa mặt địa hình và mặt tham khảo. Qua chứng minh bằng toán học, bài báo đi đến kết luận: Tính ảnh hưởng của địa hình trong độ lệch dây dọi theo H hoặc (H - Hm) đều cho ra cùng một kết quả. Vì vậy, khi tính ảnh hưởng của địa hình độ lệch dây dọi, nếu không xác định được độ cao địa hình (H), chúng ta có thay thế bằng chênh cao (H - Hm) giữa mặt địa hình và mặt tham khảo. 7. TS. Đinh Xuân Vinh : Phương pháp phân tích biến dạng ngày nay. Tóm tắt Biến dạng là một quá trình được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân chủ quan và cả những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của con người. Tính chất của các vận động là phức tạp, do vậy quá trình biến dạng được phân chia thành nhiều mô hình. Mô hình động lực học được các trường đại học Hannover, Stuttgart, New Brunswick, Delft, và các nhà khoa học Chrzanowski (Canada), Pelzer (Đức), Proszynski (Ba Lan), Welsch (Đức), quan tâm nhiều hơn cả, do mô hình này tập trung mọi vấn đề của ngoại lực tác động và nội lực của vật thể biến dạng. Việc phân tích mô hình biến dạng đã phải trải qua hơn 20 năm (1975 - 2003) để thống nhất được lý luận và phương pháp phân tích mô hình. Thành quả này được FIG (Fédération Internationale des Géomètres) phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. 8. TS. Vũ Danh Tuyên, TS. Trịnh Lê Hùng : Nghiên cứu phương pháp xác định biến động đường bờ dựa trên kết quả phân loại ảnh viễn thám đa thời gian. Tóm tắt Đánh giá biến động đường bờ là một trong những bài toán phức tạp trong giám sát tài nguyên môi trường. Các phương pháp truyền thống dựa vào điều tra thực địa chỉ giải quyết được bài toán trên quy mô nhỏ. Một số phương pháp xác định đường bờ bằng tỉ số ảnh (G. Winasor, A. Alesheikh, …) có ưu điểm dễ thực hiện, tuy nhiên, các phương pháp này cũng có nhược điểm là chỉ áp dụng được cho một loại ảnh vệ tinh cụ thể. Bài báo này đưa ra mô hình xác định biến động đường bờ dựa trên kết quả phân loại tự động ảnh viễn thám đa thời gian. Phương pháp này có thể được áp dụng cho nhiều loại ảnh vệ tinh, kể cả ảnh đơn sắc (ảnh radar, ảnh toàn sắc). 9. ThS. Lê Anh Cường : Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bình sai truy hồi trong xử lý số liệu lưới trắc địa. Tóm tắt Bài báo nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thuật toán của phương pháp bình sai truy hồi để lập chương trình phần mềm ứng dụng xử lý số liệu lưới trắc địa. Quy trình tính toán đưa ra trong bài báo có tính chặt chẽ và thuận tiện cho việc lập trình trên máy tính. 10. ThS. Trần Thị Ngoan, ThS. Vương Thị Hòe : Nghiên cứu xây dựng bộ ký hiệu nghệ thuật phục vụ cho thành lập bản đồ quy hoạch và sản xuất nông nghiệp. Tóm tắt Trong thành lập bản đồ quy hoạch và sản xuất nông nghiệp, để làm nổi bật được nội dung mà bản đồ cần thể hiện thì cần thiết phải có một bộ ký hiệu nghệ thuật. Bài báo này, nghiên cứu cách thành lập và đưa ra được sản phẩm là bộ ký hiệu nghệ thuật bao gồm các đối tượng là các loại cây trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp 11. TS. Huỳnh Phú : Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu diễn biến chất lượng nước sông La Ngà Bình Thuận. Tóm tắt Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Bảo Lộc - Lâm Đồng), là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai. Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày… Nạn phá rừng, xả thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã xuất hiện nhiều điểm ô nhiễm dọc lưu vực sông La Ngà, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật mất nơi cư trú đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước do chất thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt và do hoạt động sản xuất nông nghiệp,… là những nguồn gây ô nhiễm đang bắt đầu đáng báo động, đặc biệt là chất lượng nước. 12. TS. Lê Thị Trinh : Bước đầu nghiên cứu khả năng hấp thụ chì trong đất của cây rau dệu (Alternanthera philoxeroides). Tóm tắt Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đó có ô nhiễm chì trong môi trường đất tại các làng nghề tái chế kim loại đang có chiều hướng gia tăng và là vấn đề rất khó giải quyết. Các phương pháp xử lý thường sử dụng như rửa đất, cô lập hoặc cố định các chất ô nhiễm bằng phương pháp hoá học hoặc vật lý, xử lý nhiệt, tách các chất ô nhiễm,… đạt hiệu quả nhưng giá thành lại cao và khó áp dụng ở quy mô các làng nghề. Phương pháp sử dụng thực vật để cải tạo môi trường (phytoremediation) đặc biệt là hấp thụ kim loại nặng trong đất được xem như một công nghệ triển vọng, có tính ưu việt về hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư, khả năng áp dụng ở quy mô nhỏ, an toàn và thân thiện với môi trường. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ chì của cây rau Dệu (tên khoa học là Alternanthera philoxeroides) trong đất chứa các hàm lượng chì khác nhau. 13. ThS. Bùi Thị Thư : Nghiên cứu xác định hàm lượng các Ion kim loại trong nước sinh hoạt và nước thải băng phương pháp chiết - trắc quang tại Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Tóm tắt Huyện Từ Liêm là một trong những huyện của Hà Nội có nguồn nước sinh hoạt và nước thải bị ô nhiễm các kim loại. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu phương pháp xác định hàm lượng Pb 2+ và Cd 2+ trong nước bằng phương pháp phân tích chiết - trắc quang. Kết quả cho thấy các điều kiện tối ưu của quá trình tạo phức đa ligan chiết trong dung môi ancol isoamylic của PAN - Pb 2+ - SCN - ; λ max = 560nm; pH opt = 5,7; phức có tỉ lệ PAN : Pb(II) : SCN = 1:1:1 và của PAN - Cd 2+ - SCN - ; λ max = 555nm; pH opt = 6,3; phức có tỉ lệ PAN : Pb(II) : SCN = 1:1:1. Các phức bền theo thời gian. Những phương pháp này đã xác định được hàm lượng các ion kim loại Pb 2+ và Cd 2+ trong nước sinh hoạt và nước thải tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 14. ThS. Hoàng Thị Huê : Ước tính giá trị kinh tế hệ sinh thái cho Đầm Vạc, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Tóm tắt Lượng giá kinh tế sinh thái được xem là công cụ đánh giá các giá trị kinh tế của hệ sinh thái và được quy ra tiền tệ. Việc quy ra tiền tệ các giá trị dịch vụ và chức năng hệ sinh thái Đầm Vạc cho phép hiểu biết một cách tường tận hơn toàn bộ các giá trị thật của chúng, làm cơ sở khoa học mang tính thuyết phục để đề xuất các giải pháp quy hoạch và quản lý. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu đã ước tính giá trị kinh tế của các dịch vụ, chức năng hệ sinh thái Đầm Vạc. Với kết quả này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách sẽ dễ hình dung về giá trị của tài nguyên môi trường để có thể đưa ra quyết định lựa chọn các hướng phát triển bền vững. 15. KS. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng, TS. Đỗ Khắc Uẩn : Đánh giá ảnh hưởng của thời gian lưu thuỷ lực đến hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR vận hành ở thời gian lưu bùn thấp. Tóm tắt Trong nghiên cứu này, nước thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ SBR vận hành ở thời gian lưu bùn thấp trong quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn nuôi bùn hoạt tính trong hệ thống phát triển tốt, khả năng lắng nhanh. Hệ thống vận hành ở thời gian lưu bùn 4 ngày với các chế độ sục khí 2 h, 4 h, 6 h, 8 h, MLSS dao động 2000 ± 200 mg/l, DO khoảng 1,5 – 2 mg/l. Kết quả thu được cho thấy, chế độ sục khí 2 h, 4 h cho hiệu quả xử lý chưa cao. Ở chế độ 6 h cho hiệu quả xử lý TP cao là 79,3%, nhưng hiệu quả xử lý COD, TN thấp lần lượt là 88,9%, 64,6%. Tuy nhiên qua kết quả cho thấy, với thời gian lưu bùn 4 ngày, thời gian sục khí thích hợp là 8h cho hiệu quả xử lý cao, hiệu quả xử lý COD, TN, TP lần lượt là 90,4%, 80,5%, 77,3%. 16. TS. Lê Cảnh Tuân : Vị trí của địa mạo trong nghiên cứu tai biến địa chất. Tóm tắt Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tai biến địa chất (TBĐC), đá gốc và địa hình là những lớp thông tin không thể thiếu trong việc tính toán các thông số đầu vào của mô hình. Tuy nhiên, chưa có sự liên kết mối liên quan giữa TBĐC với đá gốc và địa hình - địa mạo. Mỗi nhóm đá đều liên quan với một dạng địa hình nhất định, tương ứng với chúng là các TBĐC đặc trưng. Có thể nói trước khi xảy ra các TBĐC thì các thông số “địa mạo” là một trong những lớp thông tin rất nhạy cảm, nếu có phương pháp tiếp cận hợp lý sẽ giúp cho chúng ta cảnh báo các TBĐC hiệu quả. 17. ThS. Nguyễn Văn Bình, ThS. Trần Văn Vũ: Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các lớp đất yếu tuổi Holoxen phục vụ cho quy hoạch tại một số quận trung tâm Thành phố Hải Phòng. Tóm tắt Bài báo trình bày một số đặc điểm cơ bản, các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của các lớp đất yếu cũng như quy luật phân bố trong không gian của chúng. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ trong không gian với các lớp đất khác, tiến hành phân chia các cấu trúc nền đất điển hình phục vụ cho công tác quy hoạch cũng như lập các đề án khảo sát Địa kỹ thuật, thiết kế các giải pháp xử lý nền móng cho các dạng công trình cụ thể tại các quận trung tâm thành phố Hải Phòng. 18. TS. Nguyễn Hoản. ThS. Nguyễn Tân Huyền : Lý luận và thực tiễn về kinh tế học biến đổi khí hậu. Tóm tắt Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội, được hầu hết các quốc gia quan tâm. Kinh tế học BĐKH là một khái niệm tương đối mới, được các nhà Kinh tế học coi như một ngoại ứng đặc biệt. Sử dụng biện pháp thu thập thông tin thứ cấp, bài viết sẽ chủ yếu đưa ra những nội dung khái quát nhất về lý luận và thực tiễn của Kinh tế học BĐKH. 19. PGS.TS. Vũ Văn Phái, NCS. Lưu Thành Trung, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, ThS. Dương Tuấn Ngọc, CN. Vũ Lê Phương, ThS. Trần Duy Hiền : Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đánh giá biến động đường bờ biển phục vụ quản lý xói lở. Tóm tắt Khái niệm hệ thống không phải là mới và đã được đưa vào khoa học tự nhiên và xã hội từ lâu. Trên quan điểm triết học, tiếp cận hệ thống đã được xem là cơ sở phương pháp luận của mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ đó, đã phân chia ra nhiều hệ thống khác nhau và mỗi hệ thống lớn lại bao gồm nhiều cấp hệ thống nhỏ hơn. Trong số đó, người ta đã đưa ra khái niệm hệ bờ biển (coastal system). Trong hệ bờ biển, người ta lại chia ra hệ địa mạo bờ biển với nhiều mối tương tác lẫn nhau. Nhờ các mối tương tác đó, ta có thể nghiên cứu được quá trình biến động bờ biển, bao gồm xói lở và bồi tụ, theo không gian và thời gian. . Kiều : Nghiên cứu qui luật biến đổi lũ lịch sử trên lưu vực sông Lam. Tóm tắt Nghiên cứu qui luật biến đổi lũ lịch sử là một trong những cơ sở quan trọng để phân vùng nguy cơ lũ trên lưu vực sông. luật biến đổi đỉnh lũ lịch sử theo diện tích đơn vị (100 km 2 ) lưu vực sông. Từ đó cho thấy bức tranh tổng thể về sự phân bố của các trận lũ lịch sử đã xảy ra trên toàn lưu vực sông Lam. . sông Lam. Đó cũng là một tiêu chí khá định lượng chỉ ra mức độ lũ giữa các vùng trong cùng lưu vực sông với nhau cũng như giữa các lưu vực sông với nhau. Bài báo đưa ra kết quả nghiên cứu qui luật