1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao trinh lap rap may vi tinh

86 380 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Mã hóa thông tin: Không phải mọi số liệu mà máy tính xử lý là những con số, các thiết bị ngoại vi như màn hình hay máy in đều có xu hướng làm việc với các ký tự.. Ở sơ đồ hệ thống xử lý

Trang 1

Lời nói đầu

Trong quá trình học tập học viên rất khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức

về máy tính vì rất vốn rất trừu tượng và khó hiểu Mục đích của giáo trình của chúng tôi là giúp học viên bước đầu nắm tường tận cấu trúc, chức năng của từng thiết bị Học viên sẽ biết chọn, lắp ráp một cấu hình máy tính phù hợp và cài đặt một máy tính hoàn chỉnh với yêu cầu công việc của mình

Nội dung chương trình học gồm có:

- Giới thiệu sơ đồ và nguyên lý hoạt động của máy vi tính

- Nắm được chức năng của từng thiết bị, hiểu được cấu hình máy tính

- Tháo, lắp thành thạo máy vi tính

- Biết phân vùng phân vùng ổ đĩa, cài đặt hệ điều hành Windows, cài đặt các chương trình ứng dụng

- Tạo tập tin ảnh (Ghost): Backup và Restore khi gặp sự cố, nhận dạng lỗi và khắc phục các một vài sự cố máy tính

Để viết giáo trình này chúng tôi phải gạn lọc và tiếp thu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau do đó sẽ không tránh khỏi thiếu sót mong quí học viên và ta đọc đóng góp ý kiến để giáo trình càng ngày càg hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn

Tác giả

Trang 2

BÀI 1: CẤU TRÚC MÁY TÍNH

I Các khái niệm cơ bản:

1.Thông tin:

a Khái niệm về thông tin (Information), dữ liệu(Data):

Thông tin là kiến thức của con người về sự vật, về hiện tượng, về các hoạt động của con người

Dữ liệu là tập hợp các thông tin về một đối tượng nào đó

Ví dụ: Nguyễn Văn A, 11/12/64 …: đây là thông tin

Nhưng Nguyễn Văn A sinh ngày 11/12/64 là dữ liệu về Nguyễn Văn A

b Đơn vị đo thông tin :

Máy tính điện tử và con người trao đổi thông tin với nhau qua ngôn ngữ máy

đó là ngôn ngữ bao gồm các dãy số nhị phân 0 và 1

Ký hiệu 0 và 1 biễu diễn cho một trong hai mức: có điện hoặc không có điện, nhiễm từ hoặc không nhiễm từ Máy tính chỉ xử lý các tín hiệu mã hóa dưới dạng nhị phân đó là chuỗi các số 0 và số 1 Mỗi trạng thái 0 hoặc 1 gọi là 1 bit (Binary digIT) Đây là đơn vị nhỏ nhất của thông tin Ký hiệu là b

+ Đơn vị xử lý và lưu trữ:

Tổ hợp 8 bít gọi là 1 byte ký hiệu là B (Chú ý: ký tự b ký hiệu cho bit, ký tự B

ký hiệu cho Byte) Trong tập tin dạng text mỗi ký tự biễu diễn bằng 1byte

Sau đây là các bội số của BYTE:

1 Byte = 8 bits

1KB(Kilobyte) =1024B (210 B)

1MB(Megabyte) =1024KB=1024x1024B (220 B)

1GB(Gigabyte) =1024MB=1024x1024KB =1024x1024x1024B (230 B) 1TB(Terabyte) =1024GB=1024x1024MB = 1024x1024x1024KB

+ Đơn vị đo tốc độ truyền thông:

Đơn vị tốc độ truyền thông là bps (bit per second) Hiện nay các thiết bị có tốc

độ truyền khá cao và được tính theo đơn vị Mbps (1Mbps= 106bps )

c Mã hóa thông tin:

Không phải mọi số liệu mà máy tính xử lý là những con số, các thiết bị ngoại

vi như màn hình hay máy in đều có xu hướng làm việc với các ký tự Cũng như mọi thông tin dữ liệu, dữ liệu khác các ký tự cũng cần mã hóa thành dạng nhị phân

để máy tính có thể xử lý chúng Một kiểu mã hóa thông dụng nhất cho các ký tự là

mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) Bảng mã ASCII là bảng mã nhị phân thống nhất đã được chọn làm bảng mã chuẩn để biểu diễn, xử lý, trao đổi, cũng như lưu trữ thông tin

Trang 3

2 Xử lý thông tin:

a Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin:

Thông tin dữ liệu đưa vào máy tính xử lý theo sơ đồ như sau:

b Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử:

Cũng như con người, thông tin và dữ liệu từ thế giới bên ngoài được phản ánh vào não Sau các quá trình xử lý, thông tin đã xử lý được xuất ra thế giới bên ngoài

Ở sơ đồ hệ thống xử lý thông tin trên, thông tin và dữ liệu chưa xử lý được mã hóa thành chuỗi các số nhị phân, qua hệ thống các đường dẫn chuyển vào máy tính xử

lý Khi quá trình xử lý đã hoàn thành, chuỗi tín hiệu nhị phân đã xử lý qua bộ phận giải mã xuất ra khỏi hệ thống

3 Máy tính điện tử và lịch sử phát triển:

a Máy tính điện tử:

Máy tính là hệ thống thiết bị điện tử phục vụ công việc tổ chức, xử lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu một cách tự động

b Phân loại máy tính:

Máy tính được phân ra thành nhiều loại:

- Siêu máy tính (Super Computer)

- Máy tính lớn (Mainframe Computer)

- Máy tính nhỏ (Mini Computer)

- Máy vi tính (Micro Computer)

Máy tính chúng đang sử dụng chỉ là loại “xoàng” nhất trong hàng các máy tính trên mà ta thường gọi là máy vi tính

c Các thế hệ máy tính:

Trải qua nhiều thăng trầm máy tính có thể chia thành các thế hệ như sau:

- Máy tính thế hệ thứ I (1945-1954) : Chế tạo dựa trên công nghệ đèn điện tử Kích thước lớn, tổn hao nhiều năng lượng, tốc độ tính toán chậm chỉ khoảng vài ngàn phép tính /giây

- Máy tính thế hệ thứ II (1955-1964): dùng công nghệ bán dẫn (Transistor) Kích thước nhỏ, năng lượng tiêu hao ít, tốc độ tính toán có nhanh hơn khoảng vài trăm ngàn phép tính /giây

- Máy tính thế hệ thứ III (1965-1975): Chế tạo dựa trên công nghệ mạch tích hợp (IC:Integrated Circuit) Kích thước siêu nhỏ, năng lượng tiêu hao rất ít, tốc độ tính toán khoảng vài triệu phép tính/giây

- Máy tính thế hệ thứ IV(1976 - nay): Chế tạo đựa trên công nghệ vi mạch tích hợp cỡ lớn (VLSI: Very Large Scale Intergration) Tốc độ tính toán khoảng trên vài trăm triệu phép tính /giây Đây là lúc máy vi tính ra đời

- Máy tính thế hệ thứ V: Đang triển khai

- Máy tính thế hệ thứ VI: Máy tính phỏng sinh học

II Cấu trúc tổng quát của hệ xử lý thông tin tự động:

Máy tính điện tử hoạt động được là do sự kết hợp giữa hai thành phần: phần cứng (Hardware) và phần mềm (Software) Có thể ví như con người có phần xác

và phần hồn

Thông tin, dữ liệu

chưa xử lý Máy tính xử lý Thông tin, dữ liệu đã xử lý

Trang 4

1 Phần cứng: (Hardware):

Phần cứng máy tính là toàn bộ những thành phần điện tử, các bo mạch, các chíp… nói chung là phần “xác” của máy tính Phần cứng có thể phân ra thành các thành phần như sơ đồ sau:

a Bộ xử lý trung tâm (CPU : Central Processing Unit)

Bộ xử lý trung tâm có thể chia làm các bộ phận như sau:

+ Đơn vị điều khiển (CU :Control Unit): nhiệm vụ thực hiện các thao tác cơ bản để điều khiển máy tính theo một chương trình đã định sẵn

+ Đơn vị số học và logic (ALU :Arithmetic and Logic Unit ): nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic

+ Tập các thanh ghi (Registers Set): nhiệm vụ để lưu trữ các lệnh đang thực hiện, các dữ liệu phục vụ cho các lệnh, các kết quả trung gian, …

b Bộ nhớ ( Memory) chia làm 2 loại:

+ Bộ nhớ trong:

- Bộ nhớ cố định ROM (Read Only Memory: là bộ nhớ chỉ đọc, không thể ghi): Thông tin, dữ liệu lưu trữ trong ROM là các chương trình điều khiển máy, các thông tin về nhà sản xuất

- Bộ nhớ tạm RAM (Random Access Memory: là bộ nhớ truy xuất ngẫu

nhiên): Dữ liệu trong quá trình xử lý có thể đọc hoặc ghi tạm vào RAM nhưng tắt

máy thì dữ liệu đó sẽ bị mất RAM là nơi “nháp” cho các quá trình xử lý của máy tính Dữ liệu sẽ lưu trữ và tính toán trên các bộ nhớ RAM, do đó RAM càng nhiều máy tính chạy càng nhanh

+ Bộ nhớ ngoài :

- Đĩa mềm (FDD: Floppy Disk Drive): Gồm ổ đĩa (gắn liền với máy tính) và đĩa mềm (có thể mang đi) Đĩa mềm được sử dụng để lưu trữ thông tin, dữ liệu Đĩa mềm cấu tạo bởi miếng nhựa mỏng, hình tròn, bề mặt có tráng một lớp oxyt sắt từ

Dữ liệu được ghi lên đĩa trên các vòng tròn đồng tâm gọi là track (rãnh từ), các track được đánh số từ 0 (track ngoài cùng) Trên các track được chia thành những cung nhỏ được gọi là sector (cung từ), các sector được đánh số từ 1, mỗi sector theo định dạng DOS chứa 512 byte Đĩa mềm có các loại: loại 5 ¼ inch (360KB

và 1,2MB), loại 3 ½ inch (720KB và 1,44MB) Đĩa mềm tốc độ ghi và đọc chậm vì tốc độ quay chỉ có 360 vòng/phút

- Đĩa cứng (HDD: Hard Disk Drive): Gồm nhiều đĩa đặt chung một khối với ổ đĩa Các đĩa trong ổ cứng có dạng hình tròn bằng kim loại có phủ oxyt sắt từ mật

độ cao Ổ cứng có tốc độ quay cao hơn ổ mềm rất nhiều (3600 vòng/phút hiện nay

là 7200vòng/phút theo chuẩn EIDE) nên ghi đọc nhanh Dung lượng ổ cứng cũng cao hơn đĩa mềm rất nhiều Dung lượng ổ cứng hiện nay đã đạt trên 120GB và còn lớn hơn nữa trong tương lai

- Đĩa quang: gồm CD ROM (Compact Disk Read Only Memory), DVD,…: CD ROM là loại đĩa quang thông tin được ghi dưới dạng các lỗ lồi

Thiết bị nhập

(Input Device)

Bộ nhớ (Memory) (Output device) Thiết bị xuất CPU

(CU+ALU+Registers)

Trang 5

lõm trên mặt dưới đĩa Người ta dùng các tia lazer để đọc các tín hiệu lưu trữ trên đĩa Tùy theo bước sóng của tia Lazer và cách thức ghi đọc đĩa mà

có thể phân thành các đĩa: CD ROM, CD RW, DVD, ….Thông tin trên các đĩa CD ROM từ 640MB đến 700MB…, trên các đĩa DVD từ 4,3GB đến 20GB

c Thiết bị nhập (Input Device) :

+ Bàn phím (KeyBoard): dùng nhập dữ liệu hoặc lệnh vào máy tính

+ Chuột (Mouse): Là thiết bị nhập lệnh và vẽ chủ yếu trong các chương trình

đồ họa

+ Các thiết bị nhập khác: máy quét (Scaner), máy chụp hình số,…

d Thiết bị xuất ( Output Device ):

+ Màn hình (Monitor): Thể hiện các thông tin dữ liệu đã và đang xử lý

+ Máy in (Printer): in kết quả của các quá trình xử lý ra giấy

+ Các thiết bị xuất khác: máy vẽ (plotter), loa (speaker),…

2 Phần mềm (Software) và phân loại phần mềm:

* Khái niệm: Phần mềm là chương trình là các tập lệnh cần thiết để

giúp các máy tính hoạt động bình thường Phần mềm giống như phần

“hồn”, phần trí tuệ của máy tính

* Phân loại phần mềm:

Phần mềm máy tính có thể chia làm 4 loại sau:

+ Phần mềm cơ bản: Là các phần mềm hướng dẫn giám sát toàn bộ các thao tác cơ bản của máy tính Phần mềm cơ bản bao gồm các hệ điều hành như: MSDOS, WINDOWS, UNIX, LINUX, …

+ Phần mềm ứng dụng: Là các phần mềm cho phép tạo ra các sản phẩm thực tế, phục vụ cuộc sống Ví dụ: phần mềm soạn thảo như: WORD…, Phần mềm xử lý bảng tính như: EXCEL, QUATRO,… Phần mềm quản lý CSDL như : ACCESS, PARADOX,…Phần mềm đồ họa: Corel Draw, PhotoShop,…

+ Phần mềm ngôn ngữ lập trình: Là phần mềm cho phép tạo ra các phần mềm cơ bản, các phần mềm ứng dụng thậm chí tạo ra các phần mềm lập trình khác Phần mềm lập trình như : PASCAL, BASIC, C, C++,… + Phần mềm tiện ích: Tạo môi trường làm việc tốt cho người sử dụng, cung cấp nhiều tiện ích khi sử dụng máy tính Ví dụ: để gõ được tiếng Việt trên máy vi tính ta cần có các bộ gõ: VietKey, Unikey,….Để loại trừ Virus phá hoại máy vi tính ta dùng các phần mềm quét Virus: Norton AntiVirus, BKAV, …

III Một vài loại máy tính thông dụng:

1 Máy tính lớn (Mainframe):

Hình 1 là một máy tính lớn của hãng IBM

với tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay

Là những máy tính có cấu hình phần cứng

rất mạnh, tốc độ xử lý cao Loại máy tính này

được dùng trong các công việc đòi hỏi số

lượng tính toán lớn, như làm máy chủ phục vụ

Trang 6

Hình 4 PDA

mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, dùng cho ngành vũ trụ

2 Máy vi tính (PC - Persional Computer):

Máy vi tính đây là loại máy tính cá nhân có hai dạng thường gặp:

- Máy vi tính để bàn (desktop) hình 2

- Máy tính xách tay (laptop, nettop) hình 3

3 Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân ( PDA -

Persional Digital Assistant)

Hình 4 là một thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá

nhân Đó là những thiết bị số có tính năng gần như

“một máy tính bỏ túi” Nó còn có những tên gọi

khác như: máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi

(Pocket PC)…Ngày nay có rất nhiều điện thoại di

động có tính năng của một PDA

Trang 7

Thùng máy có hai loại:

- Thùng máy hình tháp (tower case): thùng máy có dạng đứng, gồm 2 loại: mini tower và midle tower Hình 5

- Thùng máy nằm (desktop case): Thùng máy có dạng nằm Hình 6

b Công dụng:

Thùng máy có nhiệm là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy Ngoài ra thùng máy còn có tác dụng bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường Mặc khác vì để chống nhiễu điện từ chung quanh, thùng máy luôn làm bằng kim loại, nó đóng vai trò là một cái “lồng Faraday” để ngăn ngừa các xung điện từ ảnh hưởng đến hệ thống xử lý

2 Bộ nguồn (Power):

a Phân loại:

Có hai loại bộ nguồn:

- Bộ nguồn loại AT: chân cắm nguồn chỉ có 1 hàng chân: jack P8 và jack P9 Xem hình 7

- Bộ nguồn loại ATX: chân cắm nguồn 2 hàng chân, gồm các loại 20 pin, 24 pin Xem hình 8

b Công dụng:

Bộ nguồn là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một 1 chiều để

hệ thống xử lý hoạt động Nó tạo ra nhiều mức điện áp khác nhau cung cấp cho nhiều thành phần trong hệ thống như: +5V, -5V, +12V, -12V, 3.3V,… Thông thường bộ nguồn được bán kèm với thùng máy

Trang 8

3 Board mạch chủ (Mainboard, Motherboard):

a Phân loại:

Thật khó mà phân loại Main board vì rất đa dạng, có thể phân loại theo hãng sản xuất, phân loại theo đời CPU, phân loại theo chipset,….và rất nhiều kiểu phân loại khác Chính vì thế muốn xác định loại Mainboard cần dùng ta cần phải xác định loại CPU, loại RAM cần dùng trước khi chọn Mainboard

b Công dụng:

Trong hệ thống xử lý người ta không bao giờ đề cập đến Mainboard không phải nó không quan trọng mà cơ bản nó là chỉ là thiết bị trung gian để gắn kết tất

cả các thiết bị phần cứng của hệ thống máy vi tính Nó chính là bảng mạch điện tử

to nhất gắn trong thùng máy Các hình dưới đây là một vài loại Mainboard của một

số đời máy

Hình 9 Mainboard chipset ALI với Socket 370 dành cho các loại CPU Pentium III, Celeron đời tương ứng, và một số đời Pentium II

Hình 10 Mainboard với Socket 478 dành cho các loại CPU Pentium 4

Hình 11 Mainboard với Socket 775 dành cho các loại CPU Pentium D, Pentium Duo Core, Pentium Core 2 Duo

Hình 9 Mainboard dùng cho PIII & Celeron tương ứng

Hình 7 Bộ nguồn AT Hình 8 Bộ nguồn ATX

Trang 9

Hình 10 Mainboard Socket 478 dùng cho CPU P4

Hình 11 Mainboard socket 775 dùng cho đời Pentium D, P duo core, P Core 2 Duo

Trang 10

c Bên trong Board mạch chủ:

i Chipset:

Là IC có tác dụng điều hành mọi hoạt động của

mainboard Trên Mainboard nó là con chíp lớn nhất trên

main và thường có 1 gạch vàng ở một góc, mặt trên có ghi

tên nhà sản xuất

Các nhà sản xuất chipset: Intel, SIS, ALI, ATA,

VIA,

ii Chip DMA:

Các chip DMA (Direct Memory Access: truy cập trực tiếp bộ nhớ) Cũng là các chip nhỏ cắm trên CPU cho phép truyền trực tiếp thông tin dữ liệu từ đĩa cứng đến bộ nhớ không cần thông qua CPU với mục đích nâng cao tốc độ truyền dữ liệu Trên các mainboard đời mới các chip này có thể tích hợp chung vào một số IC chức năng mà không còn nằm riêng rẽ nên rất khó nhận dạng

iii Các chip Cache:

Các chip Cache xem như là bộ nhớ đệm cho CPU Tốc độ truy xuất của CPU trên các cache nhanh hơn rất nhiều so với RAM thường Tất nhiên giá cả của cache cao hơn rất nhiều so với RAM thường Dung lương của cache có thể là: 128KB, 256KB, 512KB hoặc 1MB Nhờ có cache (mặc dủ dung lượng nhỏ) đệm giữa CPU

và RAM đã làm giảm thời gian chờ của CPU khi truy xuất dữ liệu, tức là làm tăng tốc độ máy tính lên rất nhiều lần

Kỹ thuật Cache chỉ xuất hiện tử nhưng máy 486 đời sau và Pentium Tùy thuộc vào thiết kế mainboard mà có thể dùng RAM tĩnh (Static RAM) làm Cache L2 Các mainboard đời pentium người ta đã đưa Cache lên CPU kết hợp với cache trên CPU thành 2 mức cache là cache L1 và cache L2 Lưu ý rằng khi không có cache máy tính vẫn hoạt động bình thường nhưng chậm hơn nhiều so với có cache

iv Socket CPU:

Socket CPU nhằm giúp CPU gắn kết với mainboard Từ khi có máy vi tính socket nay trải qua rất nhiều loại khác nhau Ban đầu CPU được hàn trực tiếp lên Mainboard, sau đó được gắn lên trên các chân cắm để dễ dàng thay thế (còn gọi là các socket)

Trải qua nhiều thế hệ có các loại socket sau:

- Chân cắm dành cho CPU 80386 (không có tên)

- Chân cắm dành cho CPU 80486: socket 2, socket 3

- Chân cắm dành cho CPU Pentium-S: socket 6, socket 7

- Chân cắm dành cho CPU Pentium II 233 -> 450MHz và Penitum III 450 -> 800MHz: Slot 1

- Chân cắm dành cho CPU Pentium III 500->1200MHz: socket 370 Hình 13

- Chân cắm dành cho CPU Pentium IV 1.3 -> 3.2 GHz: Socket 478 Hình 14

Hình 12 Chipset

Hình 13 Socket 370 Hình 14 Socket 478 Hình 15 Socket 775

Trang 11

- Chân cắm dành cho CPU Pentium IV 2.4 -> 3.2 GHz, Pentium D từ 2.8GHz trở lên và Core 2 Duo 1.6GHz x 2 trở lên: Socket 775 Hình 15

Hiện nay các socket đang sử dụng thông dụng là socket 370, 478, 775 (con số này tương ứng với số chân của CPU)

v Khe cắm RAM (RAM slot):

Khe cắm RAM dùng để cắm RAM vào mainboard có rất nhiều loại (do trải qua nhiều quá trình lịch sử phát triển máy tính) Có thể phân loại RAM như sau:

- SIMM (Single Inline Memory Modules): Loại RAM này tiếp xúc với Mainboard chỉ 1 phía (tiếp điểm 1 phía: Single) Có 2 loại: SIMM 30 Pin (dùng cho các máy đời 386 trở về trước) và SIMM 72 Pin (dùng cho các máy đời 486 trở

về trước) Loại RAM này thường cắm vào Mainboard từng cặp có dung lượng bằng nhau, và dung lượng RAM tính bằng tổng dung lượng 2 thanh RAM Hình 16

- DIMM (Dual Inline Memory Modules): Loại RAM này tiếp xúc với Mainboard ở cả 2 phía (Dual) Có các loại sau: SDRAM, DDRAM, RDRAM với các khe cắm khác nhau, và số chân khác nhau Hình 17

Các khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu để dễ lấy và gắn RAM vào Mainboard

vi Các khe cắm mở rộng (Expansion Slot):

Để mở rộng các tính năng của hệ thống máy tính, người ta bố trí trên Mainboard các khe cắm (slot) mở rộng Có nhiều loại Slot: XT Slot, ISA Slot,

VESA-LOCAL slot, PCI slot, AGP slot, PCI express slot

+XT Slot:

Khe cắm mở rộng XT dùng để cắm các loại card để mở rộng các tính năng của máy tính ISA Slot gồm đoạn màu đen có 62 chân XT slot xử lý và truyền dữ liệu với độ rộng bus là 8 bit Loại Slot này thường thấy trên những mainboard đời XT

+ ISA Slot (Industry Standard Architecture):

Khe cắm mở rộng ISA dùng để cắm các loại card để mở rộng các tính năng của máy tính như: card mạng, card màn hình, card âm thanh, ISA Slot gồm 2 đoạn màu đen tách rời nhau, một đoạn 62 chân và một đoạn 36 chân Tương thích với loại 8 bít cũ đã nói ở trên ISA slot xử lý và truyền dữ liệu với độ rộng bus là 16 bit, sản xuất khoảng từ năm 1984 Loại Slot này thường thấy trên những mainboard các máy Pentium S trở về trước Hình 18

Loại slot này có tốc độ truyền dữ liệu chậm, chiếm không gian trong mainboard nên hầu hết các mainboard hiện nay không sử dụng khe ISA

+VESA-LOCAL Slot (Video Electrics Standard Association):

Khe cắm mở rộng VESA-LOCAL truyền và xử lý dữ liệu với độ rộng 32 bit Sản xuất vào đầu năm 1990 Đây là bus mở rộng được thiết kế để ghép nối các

Hình 16 Slot SIMM RAM Hình 17 Slot DIMM RAM

Hình 18 ISA slot

Trang 12

thiết bị ngoại vi tốc độ cao VESA-LOCAL Slot là mở rộng của ISA slot, gồm 2 phần:

- Phần màu đen là của ISA slot

- Phần mở rộng màu nâu gồm 112 chân

Loại slot này chỉ dùng cho các card đồ họa cao cấp Nhưng chuẩn này chỉ tồn tại một số đời mainboard dùng các CPU 486 đời cuối, sau đó nhường lại cho PCI slot vì gọn hơn và nhanh hơn Hình 19

+ PCI Slot (Peripheral Component Interconnect):

Khe cắm mở rộng PCI cũng dùng để cắm các loại card như card mạng, card màn hình, card âm thanh, PCI slot là khe màu trắng sữa 120 pin, ngắn hơn ISA slot, tương đương với VESA-LOCAL slot nhưng gọn hơn và nhanh hơn Hình 20 Loại slot này có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn VESA-LOCAL slot Kiểu slot này xử lý và truyền dữ liệu 32 bit và 64 bit dựa vào thiết kế của hãng Intel sản xuất năm 1992 Đây là chuẩn bus thiết kế trung gian giữa bus dữ liệu ngoài và bus I/O của máy tính Bus PCI chạy với tốc độ xung nhịp không phụ thuộc vào xung nhịp của CPU Ngoài ra PCI bus còn tương thích chuẩn plug and play (cắm vào là chạy) PCI slot chiếm không gian ít trên các mainboard nên hầu hết trên các mainboard hiện nay đều sử dụng khe PCI

+ AGP Slot (Array Graphic Adapter):

Khe cắm AGP chuyên dùng để cắm các card màn hình AGP tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn hai loại trên Thường khe cắm AGP là khe cắm màu nâu gồm 136

pin AGP slot xử lý và truyền tín hiệu 64 bit dựa vào thiết kế đường truyền của hãng Intel sản xuất năm 1997 Hình 21

Lưu ý: Đối với những mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể có hoặc

không có khe AGP Nếu có khe AGP thì chỉ có tác dụng để nâng cấp card màn hình tích hợp trên mainboard bằng card rời hoặc khi card màn hình tích hợp bị hư hỏng

+ PCI express slot:

Khe cắm AGP chuyên dùng để cắm các card màn hình AGP tốc độ cao, vậy

những card có tốc độ cao hơn thì sao? Người ta cũng cho ra đời khe cắm tốc độ cao hơn và đang dần thay thế khe cắm AGP vốn chỉ dành cho riêng card màn hình PCI express slot có tính tương thích ngược với PCI slot Thường khe cắm là khe cắm màu trắng nằm ở phía rìa của mainboard Hình 22

Hình 20 PCI slot

Hình 21 AGP slotHình 19 VESA-LOCAL slot

Hình 22 PCI express

Trang 13

PCI express slot có các phiên bản khác nhau như 1.x; 2.0; 3.0 với tốc độ truyền rất cao Xem bảng phía dưới

vii Disk Drive connector:

+ IDE connector (Intergrated Drive Electronics):

Đây là đầu cắm 40 chân để kết nối các ổ đĩa cứng, các ổ đĩa quang với mainboard Các mainboard đời đầu chỉ có 1 đầu cắm IDE Ngày nay trên các mainboard đời mới thường bố trí đến 2 đầu cắm IDE:

IDE1: đầu cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính (là ổ đĩa có chứa

hệ điều hành)

IDE2: đầu cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng phụ hoặc các ổ CD,

DVD

Chú ý: Dây cable cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn

toàn giống nhau Ngoài ra còn có loại cable 80 pin (loại cable này thường hơi cứng hơn so với cable IDE thông thường) chỉ dành cho các ổ cứng chuẩn ATA100 trở lên Xem hình 23

+FDD connector:

Đây là đầu cắm để kết nối ổ đĩa mềm với mainboard Đầu cắm FDD thường nằm gần IDE connector trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE connector Xem hình 24

viii ROM BIOS (Read Only Memory Basic Input Output System):

Là một chíp nhỏ cắm vào mainboard Nó chứa tập hợp các chương trình sơ cấp

để tự kiểm tra khi bật máy (POST power on self test) và hướng dẫn mọi hoạt động của máy tính bao gồm cả khởi động, quản lý các tín hiệu nhập từ bàn phím, điều khiển các phần cứng cơ bản nhất trong quá trình máy tính đang hoạt động

Một chức năng khác của BIOS là cung cấp chương trình cài đặt (setup program) để thiết lập cấu hình hệ thống cơ bản như: ngày giờ hệ thống, cấu hình ổ đĩa, kích cỡ bộ nhớ, thông số cache, …Các thông số này được giữ trong một chíp gọi là CMOS, nó nhớ dữ liệu được nhờ nguồn pin trên mainboard ngay cả khi đã tắt máy Hình 25

Khi khởi động máy, các lệnh trong chương trình sẽ tiến hành tự kiểm tra các linh kiện máy móc Sau đó đem so sánh với bảng ghi trong chip CMOS, nếu không

Tốc độ xung clock Tốc độ truyền dữ liệu

Trang 14

khớp nó sẽ xuất thông báo lỗi: “CMOS checksum Failure” Lỗi này là do khi nguồn nuôi CMOS bị hư

ix Pin CMOS:

Là một viên pin điện áp khoảng 3V để nuôi những thiết lập riêng của người sử dụng như: ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ Hình 26

x Jumper:

Jumper là có dạng một miếng nhựa nhỏ bên trong có một đoạn dây dẫn điện dùng để đóng kín hoặc để hở những mạch điện để thực hiện một nhiệm vụ nào đó

Ví dụ: dùng một jumper xóa hoặc lưu mật khẩu CMOS Hình 27

Jumper cũng sử dụng để thiết lập ổ chính, ổ phụ khi chúng ta gắn đồng thời 2 ổ

cứng, 2 ổ CD, hoặc 1 ổ cứng và ổ 1 CD trên cùng một dây cáp IDE

xi Pin:

Đây là các chân cắm của các connector hay chân cắm các jumper Hình 27

xii Power Connector:

Đây là đầu nối để cắm cable nguồn trên bộ nguồn với mainboard Tùy theo loại

xiii FAN Connector:

Đây là chân cắm 3 pin có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa mainboard gần socket CPU để cung cấp nguồn cho quạt giải nhiệt cho CPU và một số FAN connector khác dành cho các quạt làm mát case Trường hợp Case có gắn quạt giải

Hình 26 Jumper và các pin để xóa họặc lưu CMOS

Trang 15

nhiệt, nếu không tìm thấy một chân cắm quạt nào dư trên mainboard thì lấy nguồn trực tiếp từ các đầu dây của bộ nguồn Hình 28

xiv Dây nối với mặt trước của Case:

Mặt trước thùng máy thông thường chúng ta thấy có bố trí các nút và đèn báo như sau:

liệu

Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điên nhỏ đi kèm Case Chúng ta chú ý trên mainboard sẽ có những chân cắm với các ký hiệu tương ứng để giúp gắn đúng dây cho từng thiết bị Hình 29

d Các cổng giao tiếp trên mainboard:

Trên hình 30 là các cổng giao tiếp của hệ thống máy vi tính với các thiết bị ngoại vi Dưới đây ta lần lượt xét các cổng này

i PS/2 Port:

Hình 27 Power ATX Connector Hình 28 FAN connector

Hình 29 Cắm dây cho các thiết bị mặt trước

Hình 30 Các cổng trên mainboard

Trang 16

Gồm hai cổng để gắn chuột PS/2 và bàn phím PS/2 Thường hai cổng này có

dạng tròn và màu sắc khác nhau Màu xanh dương để cắm chuột, màu tím để cắm bàn phím Hình 31

ii Cổng nối tiếp COM Port (Communications):

Đây là cổng nối tiếp dữ liệu được truyền theo kiểu tuần tự Trên máy tính thường bố trí hai cổng nối tiếp COM1, COM2 vật lý Tùy theo một số chức năng nào đó trong phần mềm mà chúng ta còn định nghĩa thêm các cổng COM3, COM4 Các cổng COM thường dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như Mouse, máy in, máy quét, Nhưng hiện nay còn rất ít thiết bị dùng cổng COM Các cổng COM thường

là các cổng đực Cổng COM1 có 9 pin (DB9), cổng COM2 có 25pin (DP25) Các cổng COM có nhiệm vụ chuyển các bit song song trong máy thành chuỗi các bit đơn để có thể truyền giữa hệ thống máy tính theo chuẩn RS-232C Hình 32 là cổng COM1 (DB9)

Các mainboard đời mới đôi khi chỉ cho ra hai cổng DB9

iii Cổng song song LPT Port (Line Printer Terminal):

Đây là cổng song song cho phép ghép nối nhiều đường dây song song giữa máy tính và thiết bị ngoại vi Cổng này thường được mắc với các thiết bị như máy

in, external HDD,…Cổng thường có tên LPT1, tùy theo một số chức năng nào đó trong phần mềm mà chúng ta còn định nghĩa thêm các cổng LPT2,…Cổng LPT thường là cổng cái thường dành riêng cho máy in Tuy nhiên đối với những máy in thế hệ mới hầu hết đều cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT Hình 33

iv USB Port (Universal Serial Bus):

Đây là cổng nối tiếp vạn năng, thường dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcame Cổng USB đang thay thế dần vai trò của các cổng COM, LPT vì tính tiện lợi của nó Hình dáng cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có ký hiệu hình mỏ neo đi kèm Đối vói một số thùng máy (case) có cổng USB phía trước, muốn dùng được cổng USB này ta phải nối dây nối từ Case vào chân cắm dành cho nó có ký hiệu USB trên mainboard Hình 34

Hình 31 PS/2 port Hình 32 COM 1 port

Hình 33 LPT port Hình 34 USB port

Trang 17

Các lệnh yêu cầu ngắt (IRQ: interrupt Request) được truyền qua dây dẫn đến CPU sẽ phản hồi theo các lệnh này qua một chương trình phần mềm đặc biệt gọi là IHR (Interrupt handle routine: thông lệ xử lý ngắt)

Mỗi thiết bị dù nối tiếp hay song song dễ dàng dùng các interrupt để điều phối việc truyền dữ liệu đến CPU Thông thường máy vi tính có tất cả 15 interrupt và được đánh số từ IRQ1->IRQ15 Vì mỗi thiết bị phần cứng đều có interrupt riêng biệt nên phần cứng sẽ phân bố nhiều tín hiệu IRQ như sau:

4 Card màn hình VGA Card (Video Graphic Adapter):

Card màn hình là thiết bị để biến đổi các thông tin dữ liệu và hình ảnh dạng số xuất ra trên màn hình (monitor) Nó là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard Đặc trưng của card màn hình là dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh tính bằng MB (4MB, 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1GB, ) Card màn hình tùy loại có thể có thêm nhiều cổng với nhiều chức năng, nhưng bất kỳ card màn hình nào cũng có một cổng cái màu xanh dương (dạng DB9 hoặc DB25), dùng để cắm dây lấy dữ liệu để hiển thị lên màn hình Card màn hình có hai dạng:

- Dạng tích hợp trên mainboard (onboard) Hình 35

- Dạng card rời: cắm khe PCI, AGP hoặc PCI Express Hình 36

Chú ý: Nếu mainboard có VGA onboard thì có thể có hoặc không khe AGP Nếu có khe AGP thì có thể nâng cấp card màn hình bằng khe AGP khi cần

Hình 35 Cổng màu xanh của Card màn hình onboard

Trang 18

5 HDD (Hard Disk Drive):

Ổ đĩa cứng là thiết bị lưu trữ thông tin chính của máy tính với dung lượng lớn thường được gắn cố định trong case Hình 37

Tổ chức vật lý: gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với một motor quay ở giữa và một đầu đọc quay quanh các lá đĩa để đọc và ghi dữ liệu Hình 38

* Một số khái niệm:

+ Head (đầu từ): là thiết bị đọc ghi dữ liệu lên đĩa cứng Đầu đọc ghi của đĩa

cứng được đánh số từ 0 đến n-1 (n là tổng số đầu ghi đọc trên đĩa cứng)

+ Track (rãnh): là những đường tròn đồng tâm để ghi dữ liệu lên mặt đĩa

Vòng tròn đầu tiên ở ngoài biên đĩa được đánh giá trị là 0, tuần tự đếm tiếp cho các vòng bên trong

+ Cylinder (từ trụ): Nếu ta tưởng tượng một hình trụ xuyên qua chồng các đĩa

với các track cùng nhau lúc đó ta có 1 cylynder Do vậy số track và số cylinder là bằng nhau, chỉ khác là các track ở trên các đĩa khác nhau

+ Sector (cung từ): là những cung bằng nhau chia đều trên mỗi track Theo

qui định hệ điều hành DOS mỗi sector chứa 512byte

+ Cluster (liên cung): là tập hợp nhiều sector Số sector trên mỗi cluster biến

đổi tùy theo version của BIOS, hệ điều hành hay dung lượng đĩa

* Tổ chức logic:

+ Partition: là một ngăn logic của đĩa cứng, được chia bởi người sử dụng

Volume: là ổ đĩa logic mà DOS gắn một mẫu tự cho một partition

+ Master boot: là một vùng đặc biệt trên ổ cứng gọi là khởi động hay vùng

boot Chiếm vị trí thứ 2 của track 0, head 0

+ Bảng FAT (File allocation Table): lưu trữ các danh mục các cluster đã

được phân bố trong đĩa Bảng FAT chia phần không gian cho các tập tin Dos ghi thành 2 bảng giống nhau phòng hờ khi bảng FAT chính bị hư

+ Root Directory: là vùng chứa tên, kích thước ngày giờ thuộc tính và địa chỉ

đầu tiên của thư mục con và tên tập tin trên đĩa Các tập tin và thư mục trên đĩa càng nhiều thì vùng root directory càng lớn

+ Data: là vùng chứa dữ liệu thực sự được lưu trên đĩa

* Các đặc trưng:

+ Dung lượng: đánh giá dung lượng lưu trữ, được tính bằng MB, GB…

+ Tốc độ quay: ổ đĩa quay càng nhanh truy xuất dữ liệu càng nhanh, được tính bằng số vòng trên một phút (rpm:rounds per minute) HDD chuẩn IDE hiện nay trên thị trường có 2 tốc độ 5400rpm, 7200 rpm

Hiên nay có nhiều hãng sản xuất đĩa cứng nổi tiếng như: Quantium, Seagate, Western Digital, Samsung,

Đĩa cứng có hai dạng chuẩn, đó là:

+ Chuẩn IDE: Đây là chuẩn phổ biến nhất của ổ cứng

Hình 36a VGA card PCI Hình 36b VGA card AGP (8X)

Trang 19

+ Chuẩn SCSI (Small computer Systems Interface): Đây là chuẩn ít phổ biến chỉ dành cho các máy chủ Chuẩn này cần có thêm 1 card riêng để điều khiển Tốc

độ quay từ 10.000v/ph ->20.000v/ph

6 FDD (Floppy Disk Drive):

Ổ đĩa mềm là thiết bị điện cơ được thiết kế để ghi đọc các thông tin dữ liệu của máy tính lên đĩa mềm (FD: floppy disk) Có hai loại ổ đĩa mềm:

- Ổ 5 ¼ inch: đọc được đĩa mềm 360Kb và 1.2MB

- Ổ 3 ½ inch: đọc được đĩa mềm 720Kb và 1.44MB

Khi cắm ổ mềm vào mainboard cần có 2 cable:

- Cable tín hiệu: 34 pin

- Cable nguồn: cung cấp điện cho ổ đĩa mềm hoạt động

7 RAM (Random Access Memory):

RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, là bộ nhớ làm việc của máy tính Dung lương RAM càng lớn thì tốc độ hoạt động máy tính càng nhanh Những lúc phải chạy nhiều trình ứng dụng cùng một lúc, hoặc chạy các chương trình đồ họa thì dung lượng RAM càng lớn hiệu suất hệ thống tăng lên rất đáng kể Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng khác mà ít người quan tâm đến đó là tốc độ RAM phải tương ứng với xung nhịp CPU

a Phân loại:

Có nhiều loại RAM, cụ thể theo công nghệ ta có thể chia làm 3 loại sau:

+ RAM động (dynamic RAM: DRAM): tốc độ truy xuất chậm, giá rẻ nên thường được dùng làm bộ nhớ chính của máy tính

Hình 37 HDD Hình 38 Cấu tạo đĩa cứng

Trang 20

+ RAM tĩnh (Static RAM: SRAM): có tốc độ truy xuất nhanh khoảng gấp 4 lần DRAM, giá cả cao hơn nên chỉ được dùng trong bộ nhớ cache

+ RAM không tự mất (none volatile RAM): khác với 2 loại RAM trên, RAM này có khả năng duy trì dữ liệu khi mất điện thường dùng làm card nhớ cho các máy tính xách tay

+ Giao diện SIMM (Single Inline Memory Module)

+ Giao diện DIMM (Dual Inline Memory Module)

d Giới thiệu các giao diện:

i Giao diện SIMM:

Giao diện SIMM dành cho những loại RAM dùng cho những mainboard và CPU đời cũ Hình 40

Như đã trình bày ở trên có 2 loại:

- SIMM 30 pin Làm việc với bus 8 bit, nên khi gắn vào mainboard phải sử dụng 4 thanh tạo thành 1 bank

- SIMM 72 pin Làm việc với bus 16 bit, nên khi gắn vào mainboard phải sử dụng 2 thanh tạo thành 1 bank

Hiện nay loại RAM giao diện SIMM này không còn sử dụng

ii Giao diện DIMM:

Là loại RAM hiện nay đang sử dụng RAM này có thể chia thành các loại RAM sau:

Trang 21

SDRAM chỉ sử dụng trên các mainboard dùng socket 370 dành cho các CPU PII, Celeron, PIII Gồm các loại như sau:

DDRAM chỉ sử dụng trên các mainboard dùng socket 478, 775 dành cho các loại CPU Celeron Socket 478, P IV Gồm các loại sau:

- PC1600 = 200 MHz data & strobe / 100 MHz clock for address and control

- PC2100 = 266 MHz data & strobe / 133 MHz clock for address and control

- PC2700 = 333 MHz data & strobe / 166 MHz clock for address and control

- PC3200 = 400 MHz data & strobe / 200 MHz clock for address and control + DDRAM2

RAM này được viết tắt là DDR2, là thế hệ tiếp theo của DDRAM Về tốc độ gấp đôi DDR1, nhưng công suất hao phí và điện áp thấp hơn DDR1 ở cùng tốc độ Slot RAM cũng có 1 khe cắt giống DDR1 nhưng DDR2 cắt ở vị trí khác nên không

dùng chung được khe DDR1 trên mainboard Tốc độ bus của loại RAM này là: 400 Mhz ->1200MHz Dung lượng: 256MB, 512MB, …Gồm các loại như sau:

- PC2-3200 = 400 MHz data & strobe / 200 MHz clock for address and control

- PC2-4200 = 533 MHz data & strobe / 266 MHz clock for address and control

- PC2-5300 = 667 MHz data & strobe / 333 MHz clock for address and control

- PC2-6400 = 800 MHz data & strobe / 400 MHz clock for address and control

- PC2-8000= 1000MHz data & strobe / 500 MHz clock for address and control

- PC2-8500= 1066MHz data & strobe / 533 MHz clock for address and control

- PC2-9600= 1200MHz data & strobe / 600 MHz clock for address and control

+ DDRAM3

RAM này được viết tắt là DDR3, là thế hệ tiếp theo của DDRAM2 Về tốc độ gấp đôi DDR2, nhưng công suất hao phí và điện áp thấp hơn DDR2 ở cùng tốc độ

Tốc độ bus của loại RAM này là: 800 Mhz ->1600MHz Dung lượng: 256MB,

512MB, …Hình 43 Gồm các loại như sau:

- PC3-6400 = 800 MHz data & strobe / 400MHz clock for address and control

- PC3-8500 = 1066 MHz data & strobe/533MHz clock for address and control

- PC3-10600= 1333 MHz data & strobe/667MHz clock for address and control

- PC3-12800= 1600 MHz data & strobe/800MHz clock for address and control (Theo Wikipedia)

+ RDRAM (RAM bus)

Trang 22

RDRAM có 184 chân Slot RAM có 2 khe cắt gần nhau ở giữa khe RAM Bên ngoài RDRAM có bọc tôn giải nhiệt vì nó hoạt động rất mạnh Tốc độ bus: 800Mhz Dung lượng: 512MB Hình 44

Loại RDRAM chỉ sử dụng với mainboard socket 478, 775 tương ứng các CPU Pentium IV, Pentium D Gồm có các loại sau:

- PC600: 16-bit, single channel RIMM, specified to operate at 300 MHz clock rate, 1200 MB/s bandwidth

- PC700: 16-bit, single channel RIMM, specified to operate at 355 MHz clock rate, 1420 MB/s bandwidth

- PC800: 16-bit, single channel RIMM, specified to operate at 400 MHz clock rate, 1600 MB/s bandwidth

- PC1066 (RIMM 2100): 16-bit, single channel RIMM specified to operate at

533 MHz clock rate, 2133 MB/s bandwidth

- PC1200 (RIMM 2400): 16-bit, single channel RIMM specified to operate at

600 MHz clock rate, 2400 MB/s bandwidth

- RIMM 3200: 32-bit, dual channel RIMM specified to operate at 400 MHz clock rate, 3200 MB/s bandwidth

- RIMM 4200: 32-bit, dual channel RIMM specified to operate at 533 MHz clock rate, 4200 MB/s bandwidth

- RIMM 4800: 32-bit, dual channel RIMM specified to operate at 600 MHz clock rate, 4800 MB/s bandwidth

- RIMM 6400: 32-bit, dual channel RIMM specified to operate at 800 MHz clock rate, 6400 MB/s bandwidth

Loại RAM này gắn vào mainboard phải từng cặp, và các khe RAM còn trống phải gắn 1 bản mạch đặc biệt để không trống khe RAM Hình 45

8 CPU (Central Processing Unit)

Bộ vi xử lý CPU là một trong những bộ phận quan trong nhất của máy tính CPU là trung tâm là đầu não của máy tính CPU là một vi mạch rất phức tạp Nó chứa đến hàng triệu transistor trên một chip Có nhiều hãng sản xuất CPU Hàng đầu phải kể đến là Intel kế đến là các hãng khác như: AMD (Advanced Micro Device), Cyrix, Nexgen Bộ xử lý có thể hàn trực tiếp trên mainboard (từ 80486SX trở về trước) hay được gắn vào đế cắm có nhiều chân Việc gắn CPU vào mainboard phải cẩn thận vì có thể làm cong chân Hình 46

Hình 44 RDRAM

Hình 45 Bản mạch gắn vào các khe RDRAM còn trống

Trang 23

Đối với CPU ta quan tâm đến các yếu tố:

- Tốc độ đồng hồ (tốc độ xử lý) tính bằng Hz

- Tốc độ truyền dữ liệu với mainboard Bus: Mhz

- Cache trên CPU, thường quan tâm là: Cache L2

1980

1982

1982 10/1985 6/1988 4/1989 8/1991 3/1992 5/1993

1K 16KB 64KB 64KB 1MB 1MB 1MB 16MB 4GB 16MB 4GB 4GB 4GB 4GB Pentium còn có đời: Pentium S, P MMX, PII, PIII, P4, P D, P duo core, P core

Trang 24

- Loại AT nâng cao có 124 phím

+ Phân loại theo giao tiếp:

Phân loại:

+ Phân loại cấu tạo:

- Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí

- Chuột quang: dùng phản xạ ánh sáng để xác định vị trí chuột

+ Phân loại theo giao tiếp:

- Chuột cắm cổng COM

- Chuột cắm cổng PS/2

Hình 47 Màn hình CRT Hình 48.Màn hình LCD

Hình 49 Keyboard Hình 50 Mouse

Trang 25

- Chuột cắm cổng USB

- Chuột không dây

12 Ổ đĩa quang:

Là thiết bị đọc thông tin dữ liệu được lưu trữ trên các ổ đĩa quang Các thông

dữ liệu lưu trên những ổ này có thể là: văn bản, chương trình, nhạc, video Trên những loại ổ đĩa này, người ta dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này được gọi là ổ quang học Hình 51

Phân loại: có nhiều loại ổ quang như:

- CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD

- CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD

- DVD-ROM: đọc tất cả các loại đĩa CD,

VCD, DVD

- Combo-DVD: đọc được tất cả các loại

đĩa, ghi đĩa CD, VCD

- DVD- RW: đọc và ghi tất cả các loại

đĩa CD, VCD, DVD

II Các thiết bị ngoại vi khác:

1 Card mạng (NIC Network Interface Card):

Card mạng dùng để nối mạng nội bộ Phía sau

card có các đầu để nối các dây mạng Hình 52

Phân loại:

- NIC tích hợp trên mạch - onboard

- NIC dạng card rời cắm khe PCI

2 Card âm thanh (Sound Card):

Card âm thanh là thiết bị xuất và nhập tín hiệu

audio trong máy tính Card âm thanh được đánh giá phụ thuộc vào chất lượng âm thanh sau xử lý và số lượng ngõ ra Có ít nhất 3 jack 3 ly ở sau card âm thanh Có ý nghĩa như sau: Hình 53

- Line Out (xanh lá cây): để cắm dây audio của loa hoặc tai nghe

- Line In (xanh nước biển): cắm dây dữ liệu audio từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy vi tính

- Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro

- Game (cổng lớn nhất): để cắm cần chơi game

Joystick (chỉ một số máy có cổng này)

Phân loại:

- Card tích hợp trên mạch - Sound onboard

- Card rời - gắn khe PCI

3 Modem:

Modem là thiết bị chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua dây điện thoại Chất lượng modem phụ thuộc tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps

Trang 26

4 USB Hard Disk:

Ổ cứng USB dùng để lưu trữ, di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn (Hình 56)

Ổ cứng USB còn có chức năng nghe nhạc MP3, xem phim MP4…(Hình 57)

Để đảm bảo an toàn dữ liệu và kéo dài tuổi thọ của đĩa cứng USB ta phải thực hiện thao tác rút đĩa an toàn ra khỏi hệ thống Khi không dùng đĩa nữa thì nhấp phải chuột trên biểu tượng đặc trưng của đĩa dưới khay hệ thống, chọn Safe to remove (đối với Windows XP trở lên) hoặc Unplug or Eject hardware (đối với Windows 200 trở xuống) Chọn tên ổ đĩa trong danh sách Nhấn nút Stop

5 Máy in (Printer):

Máy in dùng để in ấn tài liệu, dữ liệu từ máy tính Các thông số đặc trưng: Độ phân giải dpi (dots per inch), tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ đệm (MB) Phân loại: có 3 loại chính:

- Máy in kim Hình 58

- Máy in phun Hình 59

- Máy in Lazer Hình 60

9 Máy quét (Scanner):

Máy quét dùng để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ,… vào máy tính Đặc trưng: độ phân giải – dpi

Trang 27

- Máy quét ảnh: dùng để quét hình ảnh, film của ảnh chụp, chữ viết Hình 61

- Máy quét mã vạch: dùng quyét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền

của hàng hóa, trong thư viện để đọc mã số SV từ thẻ SV Hình 62

- Máy quét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống

chấm công nhân viên Hình 63

10 Máy chiếu (Projector):

Máy chiếu là thiết bị hiển thị (chiếu) hình ảnh

lên một màn ảnh rộng thay thế màn hình để phục

vụ hội thảo, học tập Hình 64

Đặc trưng: độ phân giải giống như màn hình:

VGA, 600x800, 1024x600,…

Chỉ cần cắm dây dữ liệu vào cổng VGA thay

thế dây dữ liệu vào màn hình là có thể trình chiếu

11 Thẻ nhớ (Memory card):

Thẻ nhớ là thiết bị lưu trữ di động, là bộ nhớ

có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác

nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di

động Hình 65

Đặc trưng: Dung lượng MB, GB

Chỉ cần cắm vào khe cắm thẻ của máy tính

là ta có thể sử dụng như ổ đĩa bình thường trên

máy tính Đối với máy tính không có khe cắm

thẻ nhớ nên ta phải sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ

gắn vào cổng USB như hình bên

12 Loa (Speaker):

Loa chính là hệ thống xuất trên máy vi

tính Loa phát âm thanh để giải trí, để học

tập,…Để đánh giá hệ thống loa có thể căn

cứ vào công suất của loa tính bằng W, số

lượng các loa vệ tinh trong hệ thống

Chỉ cần cắm dây line in (ngõ vào) của

loa vào ngõ line out (ngõ ra) màu xanh lá

cây của card âm thanh

13 Tai nghe & nói hỗn hợp (Micro

headphone):

Với headphone có kèm micro ta có thiết

bị có 2 chức năng xuất và nhập dữ liệu

audio Hình 67 Để sử dụng trên mỗi

Microheadphone có 2 đầu dây, cắm dây có

ký hiệu tai nghe vào chân cắm Line Out

Hình 61 Máy quét ảnh Hình 62 Máy quét mã vạch Hình 63 Máy quét từ

Hình 64 Máy chiếu

Hình 65 Một số loại thẻ nhớ

Hình 66 Hệ thống loa máy vi tính

Trang 28

(màu xanh lá), dây có ký hiệu Micro vào chân cắm Mic (màu đỏ, hoặc hồng) trên card âm thanh

14 Joystick:

Joystick là thiết bị dùng để chơi game trên máy

vi tính với nhiều chức năng đặc biệt có thể thay thế

chuột, bàn phím Chỉ cần cắm dây cáp của Joystick

vào cổng game trên card âm thanh Hình 68

15 Webcame:

Webcame là thiết bị thu hình ảnh vào máy vi

tính Webcame có thể sử dụng trong việc giải trí, bảo

vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa Thông

số đặc trưng của Webcame là độ phân giải tính bằng

dpi Muốn sử dụng chỉ cần nối dây dữ liệu vào cổng

USB, cài phần mềm hỗ trợ đi kèm là có thể dùng

được ngay Hình 69

14 Bộ tích điện (UPS: Uninterruptible Power Supply):

Bộ tích điện có công dụng ổn định và cung cấp điện cho máy trong một khoảng thời gian ngắn (5 - 10 phút) trong trường hợp có sự cố mất điện UPS giúp người sử dụng kịp lưu tài liệu, tắt máy an toàn Thông số đặc trưng của UPS là công suất cung cấp (được tính bằng KW)

Để sử dụng chỉ cần cắm dây nguồn của UPS vào nguồn điện Sau đó cắm dây nguồn vào thiềt bị cần bảo vệ (case, màn hình, máy in ) vào UPS

15 USB Bluetooth:

USB Bluetooth là thiết bị để giao tiếp với máy tính với các thiết bị khác có cùng kiểu giao tiếp bluetooth Điện thoại di động dùng công nghệ truyền dữ liệu không dây bluetooth có thể kết nối với máy tính có gắn USB bluetooth để truyền

dữ liệu Để sử dụng: Chỉ cần cắm USB Bluetooth vào cổng USB

Hình 68 Joystick

Hình 69 Webcame Hình 70 UPS Hình 71 USB Bluetooth

Trang 29

BÀI 3: CÁC BƯỚC LẮP RÁP CÁC THIẾT BỊ

I Các thao tác chuẩn bị:

- Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện đã nêu ở

mục các thiết bị cơ bản: case, bộ nguồn,

mainboard, card màn hình, …

- Chuẩn bị các dụng cụ để lắp ráp như vòng

tay chống tĩnh điện, tua vít, kiềm

II Các bước lắp ráp:

Nguyên lý: Lắp những thiết bị đơn giản

trước, lắp từ trong ra ngoài

1 Gắn CPU vào mainboard:

- Gỡ cần gạt của socket trong mainboard lên cao

- Nhìn vào phía chân cắm của CPU để xác định được vị trí chân số 1 trùng với dấu đặc biệt trên socket

- Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket thì đẩy cần gạt xuống Hình 7.3

2 Gắn quạt giải nhiệt cho CPU:

- Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt phía trên socket trên mainboard Nhấn đều tay

để quạt lọt xuống giá đỡ

- Gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định quạt với giá đỡ

- Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 có ký hiệu FAN CPU trên mainboard Hình 74

3 Gắn RAM vào main:

- Phải xác định khe RAM trên mainboard là loại RAM gì để mua cho đúng, có thể làm gãy RAM hoặc hư mainboard

- Mở hai cần gạt khe RAM ra hai phía, đưa thanh RAM lọt vào khe, nhấn đều tay ờ hai phía cho đến khi hai cần gạt tự lọt vào 2 mấu hai bên và thanh RAM sẽ được giữ chặt Hình 75

- Ngược lại, khi muốn lấy RAM ra thì lấy tay đẩy hai cần gạt ra 2 phía, RAM

sẽ tự bật lên

4 Lắp mainboard vào thùng máy:

- Vì đối với mỗi mainboard có số cổng và vị trí các cổng phía sau khác nhau nên khi lắp mainboard phải chú ý các khe trên thùng máy sao cho phù hợp với mainboard Hình 76

Hình 72 Các dụng cụ

Hình 73 Các bước gắn CPU vào socket

Trang 30

- Quan sát ướm thử các vị trí các vít làm điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy Những chân vít này bằng nhựa hoặc bằng kim koại thường được bán kèm với thùng máy

- Đưa nhẹ nhàng mainboard vào bên trong thùng máy

- Đặt đúng vị trí và vặt vít để cố định mainboard với thùng máy

- Cắm dây nguồn lớn nhất từ bộ nguồn vào mainboard, đối với một số mainboard cần phải cắm đầu dây nguồn 4 dây vuông vào mainboard để cấp điện cho CPU Hình 77

Hình 74 Các bước gắn quạt CPU

Hình 75a Các bước gắn RAM Hình 75b Các bước tháo RAM ra khỏi mainboard

Hình 76 Miếng sắt phía sau thùng máy Hình 77 Cắm nguồn ATX vào mainboard

Trang 31

6 Lắp đặt ổ đĩa mềm

- Đưa ổ mềm vào đúng vị trí của nó trên thùng máy Hình 79

- Thử nút nhấn đẩy đĩa mềm ở mặt trước của thùng máy xem có đẩy được đĩa không

- Mở nắp nhựa ở phía trên của mặt trước thùng máy

- Đẩy nhẹ ổ CD từ ngoài vào, vặn vít 2 bên để cố định ổ với thùng máy

- Nối dây cáp dữ liệu với IDE2 trên main Có thể dùng chung dây với ổ cứng nhưng phải thiết lập ổ cứng là Master, ổ CD là Slave bằng jumper trên cả 2 ổ này Chú ý trong trường hợp dùng 2 ổ CD, cũng phải xác lập jump trên cả 2 ổ để giúp máy có thể nhận dạng ổ chính, ổ phụ

8 Gắn các card mở rộng

- Các loại card rất đa dạng và có nhiều loại gắn vào các slot mở rộng khác nhau Hiện nay hầu hết các loại card mở rộng đều gắn vào slot PCI trên mainboard

- Trước tiên, cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ thanh sắt tại

vị trí mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài thùng máy Hình 80

- Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card vớimainboard

Hình 78 Ổ cứng sau khi gắn vào thùng máy Hình 79 Ổ mềm sau khi gắn vào thùng máy

Trang 32

10 Gắn dây công tắc của Case

- Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công tấc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng Hình 81

- Nhìn kỹ những ký hiệu trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây một và phải chắc chắn ta cắm đúng ký hiệu Nếu không máy sẽ không khởi động được và đèn tín hiệu phía trước không báo đúng Hình 82, hình 83

Các ký hiệu trên main:

tín hiệu của đèn nguồn màu xanh của Case

cứng đang truy xuất dữ liệu

POWER SW - dây công tấc nguồn trên Case

khởi động lại trên Case

Hình 80 Gắn card mở rộng

Hình 81 Các pin gắn công tắc và led mặt trước Hình 82 Kỳ hiệu trên từng dây

Trang 33

11 Nối dây cho cổng USB của thùng máy

Đối với một số thùng máy có cổng USB ở mặt trước tạo sự tiện lợi cho ngừơi

sử dụng Để cổng USB này hoạt động, ta phải gắn dây nối từ thùng máy với mainboardthông qua đầu cắm bên trong mainboard có ký hiệu USB

III Kiểm tra và chạy thử:

1 Kiểm tra:

- Kiểm tra lần cuối các thiết bị đã gắn vào thùng máy đã gắn đúng vị trí, đủ dây

dữ liệu và nguồn chưa

- Bó và cố định những dây cáp cho không gian bên trong thùng máy thoáng mát tạo điều kiện cho quạt CPU giải nhiệt tốt giúp máy hoạt động hiệu quả hơn

- Tránh trường hợp các dây nguồn, cáp dữ liệu va vào quạt làm hỏng quạt trong quá trình hoạt động và có thể gây cháy CPU do không giải nhiệt được

- Khoan vội đóng nắp 2 bên thùng máy

2 Chạy thử:

- Lần lượt kết nối các thiết bị bên ngoài với các cổng phía sau mainboard:

¾ Cắm dây nguồn vào bộ nguồn trên thùng máy

¾ Cắm cable dữ liệu của màn hình vào card màn hình

¾ Cắm bàn phím vào cổng PS/2 màu tím

¾ Cắm chuột vào cổng PS/2 màu xanh

- Nhấn nút Power để khởi động Nếu khi khởi động máy phát 1 tiếng bip chứng

tỏ phần cứng đã hoạt động Nếu có nhiều tiếng bíp thì kiểm tra tất cả các thiết bị đã gắn vào đúng vị trí, đủ chưa Tham khảo cuối giáo trình

Hình 83 Các bước gắn các dây công tắc và led ở mặt trước thùng máy

Trang 34

BÀI 4: THIẾT LẬP CMOS

I CMOS là gì?

- CMOS viết tắt từ Complementary Metaloxide Semiconductor - chất bán

dẫn oxit metal bổ sung, một công nghệ tốn ít năng lượng

- CMOS là thành phần cấu tạo bộ nhớ ROM trên mainboard ROM chứa BIOS

(Basic Input/Output System) là tập hợp các lệnh nhập xuất cơ bản để kiểm tra

phần cứng, nạp hệ điều hành khởi động máy

Ngoài ta một số thông tin lưu trong CMOS có thể thiết lập theo ý người sử dụng, những thiết lập này được lưu giữ nhờ pin CMOS, nếu hết pin sẽ trả về những thiết lập mặc định bởi nhà sản xuất

II Thiết lập CMOS mainboard AWARD:

Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta

có các cách sau:

• Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE Trên

màn hình khởi động sẽ có dòng chữ (hiện ra rất nhanh) hướng dẫn Press DEL to

• Thông tin về các ổ đĩa

• Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy

• Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi

• Cài đặt mật khẩu bảo vệ

………

1 CMOS của mainboard thông dụng:

Vì có rất nhiều hãng viết CMOS như: AWARD, AMI, PHOENIX nên các giao diện sẽ khác Tuy nhiên đối với các mainboard thông dụng hiện nay (các máy lắp

tử linh kiện rời), khi khởi động máy ta sẽ thấy màn hình như bên dưới hình 84 Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS

Hình 84 Màn hình khởi động, chú ý dòng hướng dẫn vào CMOS

Trang 35

Chú ý: Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ

phím Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì mới vào được CMOS

Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới hình 85 (có thể khác một vài chức năng đối với các nhà sản xuất khác nhau)

2 STANDARD CMOS SETUP:

Trang 36

- Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1 Ổ khởi động phải

chú ý gắn ở vị trí này

- Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1

- Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2

- Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2

- Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng

1.44M 3.5 Inch

- Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed

Chú ý: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa

hoạt động được, ta phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 cable chưa

3 BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED BIOS FEATURES):

− First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy

− Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất

− Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia

Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM

để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt

4 INTEGRATED PERIPHERALS:

Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép ta cho phép sử dụng hay

vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa

Hình 87 Màn hình mục BIOS FEATURE SETUP

Trang 37

5 Một số chức năng khác:

− Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS

− User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy

− IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE

− Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS

− Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập

III Thiết lập CMOS máy DELL:

Nhấn F2 để vào màn hình CMOS

Hình 88 Mục INTEGRATED PERIPHERAL

Hình 89 Màn hình khởi động máy DELL

Trang 38

1 Ngày giờ hệ thống:

- System Time: giờ đồng hồ hệ thống

- System Date: ngày hệ thống

2 Các ổ đĩa mềm:

- Diskette Drive A: Thông tin về ổ mềm 3.5 ich Nếu không có ổ chọn Not

Installed

- Diskette Drive B: Not Installed, vì không còn sử dụng loại ổ mềm thứ 2

3 Thông tin về các ổ đĩa gắn trên IDE:

- Primary Drive 0: Ổ đĩa chính trên IDE1

- Primary Drive 1: Ổ đĩa phụ trên IDE1

- Secondary Drive 0: Ổ đĩa chính trên IDE2

- Secondary Drive 1: Ổ đĩa chính trên IDE2

4 Chọn danh sách ổ đĩa khởi động:

Tìm đến mục Boot Sequence, chọn thứ tự các ổ đĩa để dò tìm hệ điều hành

khởi động máy

IV Thiết lập CMOS máy Compaq:

- Nhấn F10 để vào CMOS

- Chọn một ngôn ngữ hiển thị nội dung màn hình CMOS, nên chọn English

- Màn hình CMOS bố trí theo dạng cửa sổ Windows với các chức năng được phân loại vào trong các menu

- Dùng phím F10 để xác nhận mỗi khi cần thiết lập lại các thuộc tính

1 Menu File - Các chức năng cơ bản

- System Information: thông tin chi tiết về hệ thống như tốc độ CPU, dung

lượng RAM, card màn hình

- Set Time and Date: thiết lập ngày giờ hệ thống

- Save to Diskette: lưu các thiết lập vào ổ mềm

- Restore form Diskette: cập nhật các thiết lập từ phần đã lưu vào đĩa mềm

- Set Default and Exit: Dùng thiết lập mặc định và thoát khỏi CMOS

- Ignore Changes and Exit: Bỏ qua các thiết lập thoát khỏi CMOS

- Save Changes and Exit: Lưu các thiết lập và thoát khỏi CMOS

2 Storage - Các thiết bị lưu trữ

- Diskette Drive: Thông tin về các ổ đĩa mềm

- Remoable Media: Thông tin về các ổ đĩa gắn rời

- IDE Devices: Thông tin về các ổ gắn rời

- IDE Options: Thiết lập cho các IDE

- Boot Order: Chọn danh sách ổ đĩa khởi động

3 Security - Bảo mật cho các thiết bị

- Setup Password: Đặt mật khẩu bảo vệ CMOS

- Power-on password: đặt mật khẩu đăng nhập

- Device Security: Bảo mật các thiết bị Device available: cho phép dùng,

Device hidden: không cho phép dùng

Trang 39

BÀI 5: Ổ ĐĨA CỨNG & PHÂN VÙNG

I Khái niệm về phân vùng (Partition)

Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic, mỗi ổ logic gọi là một phân vùng ổ đĩa cứng - partition

Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy và dung lượng và nhu cầu sử dụng

Theo quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một tên ổ

từ A: đến Z: Trong đó A: dành cho ổ mềm, B: dành cho loại ổ mềm thứ hai Còn lại C:, D: thường dùng để đặt các phân vùng ổ cứng, các ký tự tiếp theo để đặt tên cho các phân vùng ổ cứng, ổ CD, ổ cứng USB tùy vào số phân vùng của cứng, số các loại ổ đĩa gắn thêm vào máy

II Khái niệm về FAT (File Allocation Tbale):

Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi khác nhau, vì vậy mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu trữ vị trí của các dữ liệu đã được lưu trên phân vùng đó, bảng này gọi là FAT

Microsoft phát triển với nhiều phiên bản FAT, FAT16, FAT32, NTFS dành cho hệ điều hành Windows, các hệ điều hành khác có thể dùng các bảng FAT riêng biệt

Riêng bảng NTFS dùng cho Windows 2000 trở lên, nên trong MS-DOS sẽ không nhận ra phân vùng có định dạng NTFS, khi đó cần phải có phần mềm hỗ trợ

để MSDOS nhận diện được các phân vùng này

Quy trình phân vùng một ổ cứng bao gồm các bước cơ bản:

• Khởi động công cụ phân vùng ổ cứng

• Tạo mới các phân vùng với dung lượng và số lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng

• Định dạng các phân vùng

1 Khởi động:

- Chuẩn bị đĩa có phần mềm Partition Magic

- Vào CMOS chọn chế độ khởi động từ CD-ROM trước nhất - tức chọn trong mục

First Boot Device: CD-ROM

- Khởi động máy với CD-ROM

Trang 40

Chọn Start BooCD để khởi động máy từ đĩa Hiren't Boot

Chọn 1 nhấn Enter, tức chọn mục Disk Partition Tools- Các công cụ phân vùng

ổ cứng

Trong danh sách có rất nhiều công cụ phân vùng ổ cứng, chọn Partition Magic

8.2

Đợi trong giây lát để khởi động ứng dụng

Giao diện của Partition Magic xuất hiện như bên dưới:

2 Tạo một phân vùng:

- Chọn ổ đĩa cần tạo phân vùng, trong trường hợp

máy có gắn nhiều ổ cứng

- Vào menu Operations Chọn Create, hoặc kích nút

C: trên thanh công cụ

- Trong các phân vùng ta cần chọn 1 phân vùng

chính Chọn ở mục Create as: Primary Partition, các

phân vùng còn lại chọn là phân vùng luận lý Create as:

Logical Partition

- Nhập dung lượng vào mục Size

- Gõ OK vào ô xác nhận (nếu có) Nhấn nút OK

- Tạo xong các phân vùng Nhấn nút Apply để hoàn

Ngày đăng: 29/01/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w