1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE CUONG VL9 HK II.12-13

4 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 83 KB

Nội dung

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HK II. VẬT LÝ 9 I.Lý thuyết 1. Phát biểu định luật Ôm, viết công thức và nêu đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 2. Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song. 3. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức? 4. Định luật Jun-Lenxơ? Công thức và đơn vị đo? 5. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ? Dòng điện xoay chiều? Máy phát điện xoay chiều? 6. Biện pháp làm giảm hao phí điện năng do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Biện pháp nào tốt hơn? Vì sao? 7. Máy biến thế? 8. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ? 9. Nêu đặc điểm của TKHT và TKPK? Các tia sáng đặc biệt của TKHT và TKPK? 10. Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi TKHT và TKPK? 11. Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì? Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? 12. Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị? 13. Nêu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão. 14. Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì? Đặc điểm ảnh của một vật qua kính lúp? 15. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu? Người ta phân tích áng sáng trắng như thế nào? 16. Màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và áng sáng màu? 17. Các tác dụng của ánh sáng. 18. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? 19. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. 20. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. 21. Động cơ nhiệt. II . Bài tập: • Làm và xem kĩ lại tất cả các bài tập đã giải trong SBT • Làm các bài tập bổ sung sau: I.Trắc nghiệm khách quan. 1.Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A.Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và trở lại môi trường đầu tiên. B.Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và truyền vào môi trường thứ hai. C.Tia khúc xạ nằm trong mặt phân cách giữa hai môi trường. D.Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm. 2.Một tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh: A.Có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B. Có góc khúc xạ r bằng góc tới i. C. Có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. D.Cả A, B, C đều có khả năng xảy ra. 3.Đối với TKHT: A.Vật ảo luôn luôn cho ảnh thật cùng chiều với vật. B.Vật thật ở trong khoảng OF sẽ cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật. C.Vật thật ở ngoài khoảng OF có thể cho ảnh ảo nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật. D.Tất cả A, B, C đều sai. 4.Một vật AB cao 5cm đặt trước thấu kính hội tụ, thu được một ảnh cao 2cm. Ảnh đó là: A.Ảnh thật. B.Ảnh ảo. C.Có thể thật hay ảo. D.Ảnh có thể cùng chiều hay ngược chiều vật. 5.Trong hiện tượng khúc xạ ánh sang không thể có: A.Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. B.Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới. C.Tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng phân cách của hai môi trường. D.Tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến của mặt phân cách so với tia tới. 6.Một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí: A. Có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B Có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. C. Có góc khúc xạ r bằng góc tới i D.Tia khúc xạ nằm trong mặt thoáng. 7.Đối với TKPK: A.Tia sáng đi qua quang tâm O sẽ truyền thẳng. B.Tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm F ’ . C.Tia sáng có phương kéo dài đi qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính. D.Tia sáng tới qua tiêu điểm ảnh chính F ’ thì tia ló không song song với trục chính. 8.Một vật cao 4 cm đặt trước một TKHT. Ta thu được ảnh cao 5,5 cm. Ảnh đó là: A.Ảnh thật. B.Ảnh ảo. C.Có thể thật hay ảo. D.Cùng chiều vật. 9.Một TKHT có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF ’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là: A.20cm B.50cm. C.10cm d.40cm. 10.Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc với trục chính của vật kính. Gọi khoảng cách từ vật đến vật kính và từ vật kính đến phim lần lượt là d= 9cm và d ’ = 4,5cm, độ cao của vật và ảnh lần lượt là h và h ’ . Hệ thức nào sau đây là đúng? A.h ’ =50h B.h ’ =h/2 C.h ’ =h/50 D.h ’ =40,5h. 11.Trong máy chụp hình của thợ ảnh chuyên nghiệp, muốn ảnh rõ nét người ta thường điều chỉnh ống kính của máy ảnh. Mục đích của việc này: A.Thay đổi tiêu cự của ống kính. B.Thay đổi khoảng cách từ vật đến vật kính. C.Để ánh sáng chiếu vào buồng tối nhiều hơn. D.Cả A, B đều đúng. 12.Trong phương pháp đo tiêu cự của một TKHT, vật và màn luôn được giữ đối xứng nhau qua thấu kính. Khi ảnh của vật hiện rõ nét trên màn ta có: A.d - d ’ = 4f B.d + d ’ = 2f C. d + d ’ = 4f D. d + d ’ = f. 13.Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, gọi i và i ’ là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng? A. i bằng r B. i lớn hơn r C. i bé hơn r D.i bằng 2 lần r. 14.Câu nào sau đây không đúng với TKPK? A.Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. C.TKPK thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. D.Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. 15. Một vật AB cao 3cm đặt trước một TKHT, thu được ảnh cao 4,5cm, ảnh đó là: A.Có thể thật hay ảo B.Ảnh thật. C.Ảnh ảo. D.Cùng chiều vật. 16.Đặt một vật sáng ở xa thấu kính phân kì, thu được ảnh nằm ở vị trí nào? A.Quang tâm. B.Ở cách thấu kính một khoảng bằng 2 lần tiêu cự. C.Ở rất xa thấu kính. D.Ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. 17.Phát biểu nào sau đây là không đúng khi so sánh mắt với máy ảnh? A.Thể thủy tinh đóng vai trò như là vật kính của máy ảnh. B.Phim đóng vai trò như là màn lưới trong con mắt. C.Tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi. D.Cả A, B, C đều đúng. 18.Ánh sáng trắng được phát ra từ? A.Mặt trời. B.Các bóng đèn dây tóc. C.Đèn pin D.Cả A, B, C đều đúng. 19.Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng nào đã đi vào mắt ta? A.Không có màu nào? B.Màu đỏ và màu lục. C.Màu xanh và màu tím. D.Màu đỏ và màu tím. 20.Độ bội giác của kính lúp là 2,5x. tiêu cự của kính lúp là: A.10dm. B.1dm C.0,1dm D.Kết quả khác. 21.Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, ta phải dùng nam châm điện để chế tạo ra từ trường? A.Vì nam châm điện dễ chế tạo. B. Vì nam châm điện tạo ra từ trường mạnh. C.Vì nam châm điện gọn nhẹ. D.Cả A, B, c đều sai. 22.Để làm quay roto của một máy phát điện xoay chiều: A.Người ta dùng động cơ nổ B.Người ta dùng tua bin nước. C.Người ta dùng cánh quạt gió. D.Cả A, B, C đều đúng. 23.Lõi sắt trong nam châm điện thường được làm bằng: A.Nhôm. B.Thép. C.Sắt non. D.Đồng. 24.Khi đo giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều ta cần phải tuân theo: A.Chọn vôn kế có kí hiệu V(AC) có giới hạn đo phù hợp. B.Mắc vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế. C.Mắc vôn kế không cần chú ý đến chiều dòng điện. D.Kết hợp cả A, B, C. 25.Máy phát điện xoay chiều gồm: A.Bộ góp điện có tác dụng đưa dòng điện từ trong khung ra ngoài khỏi bị rối dây dẫn. B.Bộ góp điện gồm 2 vòng khuyên và 2 chổi quét. C.Máy phát điện xoay chiều trong thực tế, roto là một nam châm điện, stato gồm nhiều cuộn dây. D.Cả A, B, c đều đúng. 26.Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 3300 vòng và 150 vòng. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. khi đó hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là: A.10V B.2250V C.4840V D.Kết quả khác. 27.Một máy biến thế dùng để hạ điện thế từ 500kV xuống còn 2,5kV. Cuộn sơ cấp có 100 000 vòng. Khi đó cuộn thứ cấp có số vòng là: A.500 vòng. B.20 000vòng. C.12 500 vòng. D.Kết quả khác. 28.Một vật cao 120cm, đặt cách máy ảnh 2m. sau khi chụp thì thấy ảnh của nó trên phim cao 3cm. Khi đó khoảng cách từ phim đến vật kính là: A.4cm B.80cm C.1,8cm d.kết quả khác. 29. Về phương diện tạo ảnh giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau? A. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật. B. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật. C. Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật. D. Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật. 30. Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì? A. Làm tăng độ lớn của vật. B. Làm tăng khoảng cách đến vật. C. Làm ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới. D. Các ý trên đều đúng. 31. Khi nhìn vật ở xa thì mắt điều tiết sao cho: A.Tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất. B. Tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất. C. Tiêu điểm thể thủy tinh nằm sau màng lưới. D. Tiêu điểm thể thủy tinh nằm trước màng lưới. 32. Mắt lão là mắt có những đặc điểm sau: A. Tiêu điểm nằm sau màng lưới. B) Nhìn rõ vật ở xa. C. Cực cận nằm xa hơn mắt bình thường. D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. 33. Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào? A. Tại màng lưới. B. Sau màng lưới. C. Trước màng lưới. D. Ở trên thuỷ tinh thể. 34. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ở vị trí nào ? A. Ngoài khoảng tiêu cự. B. Trong khoảng tiêu cự. C. Sát vào mặt kính lúp. D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. 35. Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm , quan sát một vật đặt cách thấu kính 5 cm thì: A. Ảnh lớn hơn vật 6 lần. B. Ảnh lớn hơn vật 4lần. C. Ảnh lớn hơn vật 2 lần. D. Ảnh lớn hơn vật 8 lần. 36. Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng màu đỏ. Hỏi nguồn sáng là nguồn nào dưới đây: A. Nguồn sáng trắng. B. Nguồn sáng đỏ. C. Cả 2 ý trên đều đúng. D. Cả 2 ý trên đều sai 37. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật: A. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. B. Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng. C. Vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. D. Vật màu đỏ tán xa kém ánh sáng màu xanh. 48. Để giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng 4 lần, thì công suất hao phí sẽ thay đổi như thê nào? Chọn câu đùng nhất. A. Tăng 4 lần B. Giảm 4 lần. C. Tăng 16 lần. D. Giảm 16 lần. II.Tự luận: Bài 1: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. a. Máy đó là máy tăng thế hay máy hạ thế? b. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp. c. Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. d. Muốn công suất hao phí giảm còn bằng ½ thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu ? Bài 2: Một vật AB có độ cao h = 4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20cm và cách thấu kính một khoảng d = 2f. a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho. b. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến kính. Bài 3: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25cm. Điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d = 15cm. a. Ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có đặc điểm gì? b. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao h của vật. Biết độ cao của ảnh là h’ = 40cm. Bài 4: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cao 1cm. a) Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. b) Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. Bài 5: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cao 1cm. c) Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. d) Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. Bài 6: Một vật cao 1,2m khi đặt cách máy ảnh 2m thì cho ảnh có chiều cao 3cm. Tính: a. Khoảng cách từ ảnh đến vật lúc chụp ảnh. b. Tiêu cự của vật kính. Bài 7: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. a) Tính số bội giác của kính lúp. b) Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? c) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật. Bài 8: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 6cm. a. Tính số bội giác của kính lúp. b. Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? c. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. Ảnh của vật đó cao bao nhiêu? Bài 9: Hình vẽ dưới đây cho trục chính của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. a. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? b. Đây là loại thấu kính gì? c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, tiêu điểmF, F’ của thấu kính đã cho. Bài 10: Hình vẽ dưới đây cho trục chính của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. a. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? b. Đây là loại thấu kính gì? c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho. Bài 11: Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự 12cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 8cm. Vật AB cao 6mm. a. Dựng ảnh A’B’ của AB. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ lớn của ảnh? Bài 12: Khi dùng bếp củi để đun sôi 2 lít nước từ 25 0 C người ta đã đốt cháy hoàn toàn 1,4kg củi khô. Tính nhiệt lượng đã bị thất thoát trong quá trình đun nước. Cho biết: Năng suất toả nhiệt của củi khô là 10 7 J/kg ; Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K Bài 13: Một ô tô chạy 100km với lực kéo không đổi là 700N thì tiêu thụ hết 5 lít xăng. Tính hiệu suất của động cơ ô tô. Cho biết: Năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.10 7 J/kg ; Khối lượng riêng của xăng là 700kg/m 3 . Bài 14: Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ hỗn hợp gồm 450 gam nước đang sôi đổ vào 550 gam nước đang ở nhiệt độ 18 0 C. Bài 15: Một bếp ga dùng khí đốt có hiệu suất H = 65% a) Tính nhiệt lượng do bếp toả ra khi dùng bếp này đốt cháy hoàn toàn 2,4kg khí đốt. Cho năng suất toả nhiệt của khí đốt là 44.10 6 J/kg b) Dùng bếp này với lượng khí đốt như trên có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 28 0 C Bài 16: Một ô tô chạy với vận tốc 54km/h thì công suất máy phải sinh ra là 45kW. Hiệu suất của máy là 30%. Hãy tính lượng xăng dầu cần thiết để xe đi được 150km. Cho biết khối lượng riêng của xăng là 700kg/m 3 , năng suất toả nhiệt của xăng là q = 4,6.10 7 J/kg. Bài 17 : Động cơ của một máy bay có công suất 2.10 6 W và hiệu suất 30% . Hỏi với 1tấn xăng máy bay có thể bay được bao lâu ? năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 4,6.10 7 J/kg Bài 18 : Với 1,5 lít xăng , một xe máy công suất 2kW chuyển động với vận tốc 54km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của xe là 30% , năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 46.10 6 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700kg/m 3 . Bài 19: Người ta muốn tải một công suất điện 4500W từ nhà máy thuỷ điện đến một khu dân cư cách nhà máy 65km. Biết cứ 1km dây dẫn có điện trở 0,8Ω . a) Nếu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 25 000V. Tính công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây. b) Nếu cứ để hiệu điện thế hai đầu đoạn dây tải điện là 220V mà truyền đi thì công suất toả nhiệt trên đường dây là bao nhiêu? ( 336.96 W ; 4349306W) S V . .S’ V . S S’ . . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HK II. VẬT LÝ 9 I.Lý thuyết 1. Phát biểu định luật Ôm, viết công thức và nêu đơn vị của các đại lượng. lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. 20. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. 21. Động cơ nhiệt. II . Bài tập: • Làm và xem kĩ lại tất cả các bài tập đã giải trong SBT • Làm các bài tập bổ sung. đổi như thê nào? Chọn câu đùng nhất. A. Tăng 4 lần B. Giảm 4 lần. C. Tăng 16 lần. D. Giảm 16 lần. II. Tự luận: Bài 1: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt

Ngày đăng: 29/01/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w