1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi Văn K8 HKI ( 12-13 )

5 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 8 (Đề 1) Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình HKI môn ngữ văn 8. Khảo sát bao quat một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 HKI theo 3 nội dung: Văn học, tiếng việt, làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II. HÌNH THỨC: - Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm tại lớp trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN. 1. Liệt kê và chọn các đon vị bài học của các phân môn. * Phần văn: (1) Truyện kí VN: ( 8 tiết) - Tôi đi học ( 2 tiết) - Trong lòng mẹ ( 2 tiết) - Tức nước vỡ bờ (1 tiết) - Lão Hạc ( 2 tiết) - Ôn tập truyện kí VN ( 1 tiết) (2) Văn học nước ngoài: (8 tiết) - Cô bé bán diêm ( 2 tiết) - Đánh nhau với cối xay gió. ( 2 tiết) - Chiếc lá cuối cùng ( 2 tiết) - Hai cây phong ( 2 tiết) (3) Văn bản nhật dụng: ( 3 tiết) - Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 ( 1 tiết) - Ôn dịch, thuốc lá ( 1 tiết) - Bài toán dân số ( 1 tiết) (4) Thơ: ( 2 tiết) - Đập đá ở Côn Lôn ( 1 tiết) - Ông đồ ( 1 tiết) * Phần tiếng việt: (11 tiết) - Trường từ vựng (1 tiết) - Từ tượng hình, từ tượng thanh (1 tiết) - Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội (1 tiết) - Trợ từ, thán từ. (1 tiết) - Tình thái từ (1 tiết) - Nói quá (1 tiết) - Nói giảm, nói tránh (1 tiết) - Câu ghép ( 2 tiết) - Dấu ngăc đơn, dấu hai chấm (1 tiết) - Dấu ngặc kép (1 tiết) * Phần làm văn: (1) Tìm hiểu văn bản ( 3 tiết) : Tính thống nhất về chủ đề, bố cục, xây dựng đoạn văn. (2) Tự sự (5 tiết): luyện tập tóm tắt; tìm hiểu yếu tố miêu tả, biểu cảm; Lt viết đoạn văn; lập dàn ý; luyên nói kể chuyện theo ngôi kể. (3) Thuyết minh ( 5 tiết) : tìm hiểu chung, phương pháp, đề văn và cách làm bài văn, TM về một thứ đồ dùng, TM về một thể loại văn học. 2. Xây dựng khung ma trận. MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN NGỮ VĂN 8 (ĐỀ 1) Mức độ Chủ đề/ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng (1) Truyện kí VN: - Tôi đi học - Trong lòng mẹ - Tức nước vỡ bờ ……… 1 …1…… ……1… ……… ……… ………. ……… ………. ………. ……… ……… ………… ……… ……… 1 1 1 (2) Văn học nước ngoài: - Cô bé bán diêm - Chiếc lá cuối cùng ……… ……… 1 1 ……… ……… ……… ……… ……… ……… 1 1 Cộng số câu 4 1 ……… ……… 5 Tiếng việt: - Trường từ vựng - Câu ghép - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Thán từ - Nói quá - Dấu ngoặc kép - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. ……… ……… 1 ……… 1 1 1 1 1 1 ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… 1 1 1 1 1 1 1 Cộng số câu 1 6 ……… ……… 7 Phần tự luận: Mức độ Chủ đề/ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1.VBND: ôn dịch thuốc lá 2. Viết bài văn TM . ……… ……… 1 ……… ……… ……… 1 1 1 Cộng số câu ……… 1 1 2 PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2012 – 2013 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 8 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (0.25/ 1 câu đúng) khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Chủ đề của truyện ngắn Tôi đi học – Thanh Tịnh được thể hiện ở câu nào dưới đây: a/ Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…. b/ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi…. c/ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. d/ Hôm nay tôi đi học. Câu 2: Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng “trường học”: a/ Thầy giáo b/ Học sinh c/ Công nhân d/ Hiệu trưởng Câu 3: Qua văn bản (trích ) Trong lòng mẹ em hiểu thế nào là hồi ký. a/ Hồi ký là một thể loại thuộc ký, nhằm ghi lại những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. b/ Hồi ký là một thể loại tiểu thuyết chương hồi, nhằm ghi lại những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. c/ Hồi ký là thể loại nhằm ghi lại những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. d/ Hồi ký là một thể loại thuộc ký, nhằm đánh giá, bình luận những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Câu 4: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt Đèn – Ngô Tắt Tố), tác giả khắc họa nhân vật chị Dậu là một người như thế nào? a/ Chị Dậu là một người phụ nữ nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. b/ Chị Dậu là một người phụ nữ mộc mạc, dịu hiền, có tình yêu thương gia đình tha thiết. c/ Chị dậu có lòng căm giận, khinh bỉ cao độ đối với bọn tay sai. d/ Tất cả đều đúng. Câu 5: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh: a/ Móm mém b/ Hu hu c/ Loay hoay d/ Chua chát. Câu 6: Các mộng tưởng của em bé ( Cô bé bán diêm – An – dec – xen) qua các lần quẹt diêm diễn ra trình tự nào là hợp lý ? a/ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô – en, hai bà cháu bay đi, người bà. b/ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô – en, người bà, hai bà cháu bay đi. c/ Người bà, hai bà cháu bay đi, Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô – en. d/ Hai bà cháu bay đi, người bà, lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô – en. Câu 7: Trong câu: “Anh bạn Xan – chô Pan – xa ơi…”, từ nào là thán từ? a/ Anh b/ Bạn c/ Ơi d/ Tất cả đều sai. Câu 8: Giá trị nghệ thuật tiêu biểu nhất của truyện Chiếc lá cuối cùng – Ô- hen – ri là: a/ Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. b/ Bút pháp hiện thực nhẹ nhàng. c/ Tình tiết hấp dẫn. d/ Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế. Câu 9: Theo em , “Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi này?” là : a/ Câu ghép có 1 cụm chủ - vị b/ Câu ghép có 2 cụm chủ - vị c/ Câu ghép có 3 cụm chủ - vị d/ Câu ghép có 4 cụm chủ - vị Câu 10: Dấu ngoặc kép “ Đập đá ở Côn Lôn” được dùng để làm gì? a/ Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. b/ Đánh dấu từ hiểu theo nghĩa đặc biệt. c/ Đánh dấu từ mang hàm nghĩa mỉa mai. d/ Đánh dấu tên tác phẩm, tập san, tờ báo…dẫn trong câu văn. Câu 11: Từ “Mợ” trong : “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy người ngồi trong xe giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” là: a/ Từ ngữ địa phương Nam bộ b/ Từ ngữ địa phương Bắc bộ c/ Biệt ngữ xã hội. d/ Từ ngữ toàn dân. Câu 12: Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày a/ Nói quá b/ Nói giảm nói tránh c/ Hoán dụ d/ Ẩn dụ. II/ TỰ LUẬN: (7Đ) thời gian 75 phút. Câu 1: Văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc lá gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì ? Em hãy đưa ra một số kiến nghị để có thể ngăn chặn tác hại của thuốc lá. (2điểm) Câu 2: Chọn 1 trong 2 đề:(5 điểm) Đề 1: Thuyết minh về chiếc xe đạp. Đề 2: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam. ĐÁP ÁN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 I . Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C A D B B C A B D C A II . Tự luận: Câu 1: ( 2 điểm): - Trình bày thông điệp: Tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. (1đ) - Đề ra kiến nghị: 3 kiến nghị ( 1đ) -> Chấm linh hoạt. Câu 2: ( 5 điểm) * Hình thức: (1.0 điểm) - Bố cục rõ ràng, đúng 3 phần (0.5 điểm) - Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt ý rõ ràng, rành mạch ( 0.5 điểm) * Nội dung: ( 4.0 điểm) Đề 1: ∗ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp. (0.5đ) ∗ Thân bài: (3đ) Thuyết minh về phương tiện xe đạp. - Kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, giá cả… - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.s + Hệ thống truyền động + Hệ thống điều khiển + Hệ thống chuyên chở. - Công dụng, cách sử dụng, bảo quản. ∗ Kết bài: Khẳng định giá trị của phương tiện xe đạp trong đời sống. (0.5đ) Đề 2: ∗ Mở bài: Giới thiệu vài nét bao quát về chiếc áo dài VN (0.5đ) ∗ Thân bài: (3đ) - Lịch sử chiếc áo dài. - Kiểu dáng, màu sắc, chất liệu. - Cấu tạo: Cổ áo, tay áo, thân và tà áo ( kết hợp với quần). - Công đoạn may. - Ý nghĩa, đạo lý chiếc áo dài. - Cách sử dụng và bảo quản. - Suy nghĩ cá nhân về chiếc áo dài truyền thống dân tộc. ∗ Kết bài: Khẳng định giá trị của áo dài trong đời sống . (0.5đ) . cây phong ( 2 tiết) (3 ) Văn bản nhật dụng: ( 3 tiết) - Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 ( 1 tiết) - Ôn dịch, thuốc lá ( 1 tiết) - Bài toán dân số ( 1 tiết) (4 ) Thơ: ( 2 tiết) - Đập đá. tiết) - Lão Hạc ( 2 tiết) - Ôn tập truyện kí VN ( 1 tiết) (2 ) Văn học nước ngoài: (8 tiết) - Cô bé bán diêm ( 2 tiết) - Đánh nhau với cối xay gió. ( 2 tiết) - Chiếc lá cuối cùng ( 2 tiết) . (1 tiết) - Tình thái từ (1 tiết) - Nói quá (1 tiết) - Nói giảm, nói tránh (1 tiết) - Câu ghép ( 2 tiết) - Dấu ngăc đơn, dấu hai chấm (1 tiết) - Dấu ngặc kép (1 tiết) * Phần làm văn: (1 )

Ngày đăng: 22/01/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w