1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

35 BÀI TẬP NHÓM 1A, 2A, Al

3 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 39 KB

Nội dung

35 BÀI TẬP PHẦN NHÓM IA, IIA VÀ Al Câu 1. Cho 0,1 mol Na cháy hết trong O2 dư thu được sản phẩm rắn A. Hòa tan hết A trong nước thu được V lít (đktc) O2. A và V lần lượt là: A. Na2O2; 0,56 lít. B. Na2O; 1,12 lít. C. NaO2; 0,56 lít. D. Na2O2; 1,12 lít. Câu 2. Trong quá trình sản xuất nhôm thì: A. Cả hai điện cực đều bị ăn mòn. B. Điện cực dương bị ăn mòn. C. Cả hai điện cực đều không bị ăn mòn. D. Điện cực âm bị ăn mòn. Câu 3. Sục CO2 đến dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaAlO2 1M và Ba(OH)21M, đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Khối lượng của chất rắn B là: A. 40,8 gam. B. 49,6 gam. C. 30,6 gam. D. 10,2 gam. Câu 4. Điều khẳng định nào sau đây đúng? A. Để sản xuất Ca, Mg, người ta đi từ quặng xiđerit. B. Xementit là hợp chất của sắt và cacbon có công thức Fe3C. C. Gang là hợp kim Fe-C (0,01-2%C), ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ Si, Mn, P… D. Saphia là tinh thể Al2O3 lẫn một lượng nhỏ Cr2O3. Câu 5. Cho dung dịch chứa a mol NaHCO3 vào dung dịch chứa b mol Ba(OH)2. Sau khi phản ứng xong lọc bỏ kết tủa, dung dịch nước lọc thu được chứa chất gì nếu b < a < 2b: A. NaOH, Na2CO3. B. NaHCO3, Ba(HCO3)2. C. NaOH, Ba(OH)2. D. NaHCO3, Na2CO3. Câu 6. Kim loại nhôm bị oxi hoá trong dung dịch kiềm (dung dịch NaOH). Trong quá trình đó chất oxi hoá là: A. H2O. B. H2O và NaOH. C. Al. D. NaOH. Câu 7. Lắp một pin điện(A) gồm các điện cực Al3+(1M) /Al và 2H+(1M) /H2, cầu muối chứa NaNO3. Điện kế cho biết dòng điện đi từ điện cực hiđro chuẩn sang điện cực nhôm chuẩn, suất điện động chuẩn của pin bằng 1,66V. Thế điện cực chuẩn của cặp Al3+/Al và vai trò của điện cực hiđro trong pin là: A. -1,66V; anot. B. +1,66V; catot. C. +1,66V; anot. D. -1,66V; catot. Câu 8. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y, đun nóng dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y thu được dung dịch Z. Sục CO2 dư vào Z thu được dung dịch Y. Đốt Z trên ngọn lửa không màu thấy ngọn lửa có màu vàng tươi. X, Y, Z lần lượt là: A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. B. KOH, KHCO3, K2CO3. C. NaOH, NaHCO3, Na2CO3. D. Na2CO3, NaHCO3, NaOH. Câu 9. Trong phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng, một số ion (X) của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước nhường chỗ cho các ion (Y) bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat. (X) và (Y) lần lượt là: A. (X): Mg2+, Na+; (Y): Ca2+. B. (X): Ca2+, Na+; (Y): Mg2+. C. (X): Na+; (Y): Ca2+, Mg2+. D. (X): Ca2+, Mg2+; (Y): Na+. Câu 10. Khối lượng mol của phèn chua là: A. 516. B. 732. C. 948. D. 342. Câu 11. Điện phân Al2O3 nóng chảy sau một thời gian thu được 26,88 lít hỗn hợp khí O2, CO, CO2 thoát ra ở anot, trong đó CO chiếm 25% về thể tích. Khối lượng Al tạo thành ở catot là: A. 22,68 gam. B. 27 gam. C. 32,4 gam. D. 37,8 gam. Câu 12. Cho V ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 500 ml dung dịch NaAlO2 1M và Ba(OH)2 0,2M thì thu được kết tủa cực đại. V là: A. 350 ml. B. 600 ml. C. 200 ml. D. 300 ml. Câu 13. Cho 20,7 gam hỗn hợp CaCO3 và K2CO3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Sục toàn bộ khí Y từ từ vào dung dịch chỉ chứa 0,18 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào: A. 30,14 ≤ m ≤ 35,46 . B. 29,55 < m ≤ 30,14 . C. 29,55 < m ≤ 35,46 . D. 29,55 < m ≤ 40,78 . Câu 14. Cho m1 gam quặng đolomit (MgCO3.CaCO3) tác dụng với dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m2 gam muối và V lít khí ở (đktc). Biết m2 - m1 = 2,2 gam. V là: A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít. Câu 15. Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp: A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. B. Cho Na tác dụng với nước. C. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Na2CO3. D. Cho Na2O tác dụng với nước. Câu 16. Để tinh chế quặng boxit, ta dùng các hoá chất : A. Dung dịch NaOH đặc, nóng(dư), dung dịch HNO¬3 (dư). B. Dung dịch NaOH đặc, nóng(dư), khí CO2 (dư). C. Dung dịch NaOH đặc, nóng(dư), dung dịch HCl (dư). D. Dung dịch HCl (dư), khí CO2 (dư). Câu 17. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3. Hiện tượng xảy ra là. A. Ban đầu có chất khí xuất hiện, sau một thời gian không có hiện tượng, sau đó lại có chất khí xuất hiện. B. Ban đầu không có hiện tượng, sau một thời gian có chất khí xuất hiện, sau đó không có hiện tượng. C. Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó có chất khí xuất hiện. D. Ngay lập tức có chất khí xuất hiện sau đó không có hiện tượng gì. Câu 18. Dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,02 mol Mg2+, 0,02 mol Cl-, y mol HCO3 Khi cô cạn dung dịch X ta thu được lượng muối khan là A. 3,76 gam. B. 3,17 gam. C. 4,96 gam. D. 5,00 gam. Câu 19. Trong quá trình sản xuất Al, người ta hoà tan Al2O3 vào criolit để: A. Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 2050oC xuống còn 900oC và tăng hiệu suất điện phân. B. Để thu được Al nguyên chất. C. Để tiết kiệm nguyên liệu Al2O3. D. Để bớt tiêu hao cacbon ở cực dương. Câu 20. Cho dung dịch nước cứng (giả sử chỉ chứa Mg(HCO3)2 ) lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHSO4 dư. Số phản ứng có thể làm giảm tính cứng của nước là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 21. Cho bột Al dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch B. Cho dung dịch B lần lượt tác dụng với: CO2 dư, Na2CO3, NaHSO4 dư, NH3, NaOH, HCl dư. Số trường hợp xuất hiện kết tủa sau khi kết thúc thí nghiệm là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là không đúng ? A. Điều kiện thường, Be không tan trong nước, Mg tan chậm còn Ca tan dễ dàng. B. Fe phản ứng được với hơi nước tạo sản phẩm là sắt (III) oxit và khí hiđro. C. Al không phản ứng với nước, nhưng phản ứng được khi ở dạng hỗn hống. D. Trong các kim loại kiềm Li, Na, K và Rb thì Rb phản ứng với nước mãnh liệt nhất. Câu 23. Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây: A. Ngâm trong dầu hoả hoặc bảo quản trong bình khí H2. B. Bảo quản trong bình khí H2. C. Ngâm trong dầu hoả. D. Ngâm trong glixerol. Câu 24. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp thấy trở nên trong suốt thu được dung dịch Y. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào Y thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp thấy dung dịch trở nên trong suốt. Dung dịch X là: A. Canxi hiđrocacbonat. B. Natri aluminat. C. Phèn chua. D. Nhôm clorua. Câu 25. Kali tác dụng với oxi dư cho sản phẩm KO2. Ứng dụng của KO2 trong y học là: A. Thuốc bổ thần kinh. B. Chất cung cấp oxi trong máy hô hấp nhân tạo dùng trong cấp cứu. C. Thuốc chữa bệnh đau dạ dày. D. Chất dùng để bó bột khi bị gẫy xương. Câu 26. Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào D, được kết tủa E. Cho CO dư qua B nung nóng được chất rắn F. Cho F tác dụng với NaOH thấy tan một phần. Kết tủa E và chất rắn F là: A. E: BaCO3, Al(OH)3 ; F: Al2O3, Fe. B. E: BaCO3 ; F: Al, Fe. C. E: Al(OH)3 ; F: Al2O3, Fe . D. E: Al(OH)3 ; F: Al, Fe. Câu 27. Có các chất sau: Na3PO4, NaCl, Ca(OH)2, HCl, Na2CO3, MgCl2. Chất có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu là? A. Na2CO3 ; Na3PO4. B. MgCl2; Na2CO3. C. HCl và NaCl D. Ca(OH)2 ; Na3PO4. Câu 28. Sau khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp thì thu được dung dịch NaOH có lẫn tạp chất NaCl. Người ta tách NaCl ra bằng phương pháp: A. Cô cạn. B. Kết tinh phân đoạn. C. Chưng cất phân đoạn. D. Chiết. Câu 29. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Al bền trong không khí vì có lớp Al2O3 bảo vệ. B. Al bền trong nước vì có lớp Al(OH)3 bảo vệ. C. Al là một kim loại dễ bị oxi hoá. D. Al bền trong nước vì Al không tác dụng với H2O. Câu 30. Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. Cho bột Al dư vào dung dịch A thu được dung dịch D và khí C. Cho Na2CO3 vào dung dịch D thấy không có chất khí xuất hiện. Dung dịch D có môi trường: A. Trung tính. B. Axit. C. Bazơ. D. Chưa kết luận được. Câu 31. Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất (giả sử nước bay hơi không đáng kể): A. Ba(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2. C. NaHCO3. D. NH4HCO3. Câu 32. Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3, thấy xuất hiện 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng: A. 8,1 gam. B. 6,75 gam. C. 13,5 gam. D. 5,4 gam. Câu 33. Cho các dung dịch sau tác dụng với nhau từng đôi một: NaOH, NaCl, Na2CO3, AgNO3, HCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng là: A. 8 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 34. Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là: A. 16,8 và 60 B. 11,2 và 90 C. 11,2 và 40 D. 11,2 và 60 Câu 35. Mệnh đề nào sau đây không đúng: A. Có thể điều chế kim loại kiềm bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua B. Các kim loại kiềm thể hiện tính khử rất mạnh C. Tất cả kim loại kiềm đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ mạnh D. Có thể khử các kim loại kiềm thành hiđrua, ví dụ NaH . phần. Kết tủa E và chất rắn F là: A. E: BaCO3, Al( OH)3 ; F: Al2 O3, Fe. B. E: BaCO3 ; F: Al, Fe. C. E: Al( OH)3 ; F: Al2 O3, Fe . D. E: Al( OH)3 ; F: Al, Fe. Câu 27. Có các chất sau: Na3PO4, NaCl,. đây không đúng? A. Al bền trong không khí vì có lớp Al2 O3 bảo vệ. B. Al bền trong nước vì có lớp Al( OH)3 bảo vệ. C. Al là một kim loại dễ bị oxi hoá. D. Al bền trong nước vì Al không tác dụng. 35 BÀI TẬP PHẦN NHÓM IA, IIA VÀ Al Câu 1. Cho 0,1 mol Na cháy hết trong O2 dư thu được sản phẩm rắn A. Hòa tan hết

Ngày đăng: 29/01/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w